>> Bưu thiếp từ Mỹ - Kỳ 110: Phố Tàu ở San Francisco
>> Nhận xét của khách hàng về tour Mỹ ở Hoàn Mỹ
>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo
Du lịch Mỹ - Chúng tôi không biết điều gì đã níu giữ mình lại khi loanh quanh ở chiếc cầu Cổng Vàng (Golden Gate)
suốt tám tiếng đồng hồ. Khi đứng ở phía bên này cầu, bầu trời xanh vẫn
còn phủ một màn sương mờ ảo phía trên hai chiếc cột màu đỏ lộng lẫy. Đến
khi rời đi, Cổng Vàng đã say ngủ trong ánh đèn màu lấp lánh.
Nỗi buồn rực rỡ
Chúng tôi bắt đầu hành trình đi bộ dọc suốt cây cầu từng giữ danh hiệu cầu treo dài nhất thế giới từ phía Presidio trong một chiều nắng mờ chút hơi sương.
Nếu chỉ lùa vào dòng xe cộ hối quả giữa Cổng Vàng,
chắc chắn người ta không thể chạm vào nhịp dây võng khổng lồ, hay ngước
nhìn hai đỉnh trụ cầu đóng khung trên nền trời, hoặc cảm nhận lòng cầu
thỉnh thoảng vẫn rung lên một vài nhịp khi đám đông xe lướt qua.
Du khách chắc chắn cũng không có đủ thời gian để ngắm nhìn thành phố qua vịnh San Francisco khi đang vịn tay lên lan can màu đỏ, hít một hơi dài luồng gió chạy loắng quắng từ biển xô vào.
Màu sặc sỡ của Cổng Vàng gợi nhớ đến những vách đá sa thạch đỏ ở thành phố Trung Đông Petra, Vương quốc Jordan. Vẻ huy hoàng đầy kiêu hãnh dưới ánh mặt trời ấy không giấu nổi nỗi buồn chết chóc của một thành cổ hoang phế trong nhiều năm.
Có lẽ vì vậy mà với nhiều người, cây cầu
Cổng Vàng cứ toát lên một nỗi buồn rực rỡ trong buổi chiều đầy nắng.
Chúng tôi không đến Cổng Vàng theo kiểu "Đến San Francisco mà không đến Cổng Vàng cũng như đến New York mà không thăm tượng Nữ thần Tự do".
Dòng xe cộ tấp nập băng qua Cổng Vàng
Thứ mà tôi muốn biết nhất là bầu không
khí của nơi đẹp đẽ chết chóc này, nơi mà người ta ước tính có ít nhất
1.600 người đã tự tử trong suốt 76 năm qua, kể từ năm 1937 khi chiếc cầu
hiện diện ở San Francisco.
Con số khủng khiếp này khiến cây cầu màu
đỏ cam huy hoàng trở thành nơi chết chóc đáng sợ hơn bất cứ thắng cảnh
nào trên thế giới. Cơ hội sống sót của những người chọn cái chết bằng
cách nhảy xuống từ lan can cầu là vô cùng hiếm hoi, nhất là khi lao đầu
xuống nước với vận tốc gần 129 km/giờ.
Trong ánh trời trong xanh lạ kỳ ngày đầu
thu, những thông điệp đầy nhân văn trên chiếc bảng đóng ở trụ cầu ánh
lên lấp lánh: "Vẫn còn hy vọng. Hãy gọi cho chúng tôi. Hậu quả của việc
nhảy từ chiếc cầu này là chết người và rất thảm thương". Vậy nhưng tại
nơi này, cứ hai tuần thì người ta lại chứng kiến một bi kịch tự vẫn.
Tháp Coit trên đỉnh đồi Telegraph, điểm quan sát thành phố tuyệt đẹp
Năm 2008, các quan chức Mỹ
đã phê duyệt một dự án trị giá 50 triệu USD nhằm giăng lưới phía dưới
cầu, ngăn chặn việc tự tử. Song đến nay, việc huy động nguồn lực vẫn ở
lưng chừng và nhiều người vẫn đến Cổng Vàng để kết thúc những giây phút còn lại của cuộc đời.
Băng qua Cổng Vàng đến hạt Marin là có thể thu vào tầm mắt toàn bộ cây cầu ở điểm quan sát Vista hoặc là mũi Marin.
Đứng trên đỉnh đồi trong cơn nắng cuối ngày, mọi người ngắm nhìn cây
cầu rực đỏ như đang cháy lên trên nền của biển và trời xanh trong vời
vợi.
Phía xa, chân trời giăng mắc một màn
sương trắng lãng đãng như bông phủ lên thành phố bê tông bên dưới. Khi
ấy quả thật người ta chỉ có thể thốt lên: "Kết liễu cuộc đời trong một
ngày quá đẹp thế này thật là uổng phí!"
Những bến tàu lao xao tiếng gió bên bờ vịnh San Francisco
San Francisco buồn đến thế ư?
Nếu ai đó ở San Francisco tự giới thiệu mình là 420 friendly thì họ đang ngầm nói cho người đối diện biết họ là một người hút cần sa hoặc thoải mái làm bạn với những người hút cần sa.
Nếu ai đó ở San Francisco tự giới thiệu mình là 420 friendly thì họ đang ngầm nói cho người đối diện biết họ là một người hút cần sa hoặc thoải mái làm bạn với những người hút cần sa.
Từ nhiều thập niên qua, 420 friendly đã
là một khái niệm ẩn dụ về việc sử dụng cần sa hay còn gọi là "cỏ". Thỉnh
thoảng trên vỉa hè, du khách cũng dễ dàng nhận ra mùi thơm nồng của
"cỏ", một loại ma túy chế biến từ cây gai dầu (cannabis).
Những ngày sương mù phủ kín bầu trời (biệt danh của San Francisco là Thành phố sương mù), chúng tôi lại thấy anh bạn người San Francisco lôi cỏ ra hút, khi bằng tẩu, lúc bằng điếu cuốn. Anh nói thành phố này quá buồn.
Những ngôi nhà cổ đầy màu sắc Painted Ladies nép mình bên nhau
San Francisco quả thật buồn đến thế chăng? Buồn đến độ người ta phải leo lên cầu Cổng Vàng và chết? Buồn đến độ mùi cỏ có thể ngửi thấy đâu đó dọc đường, hay bên ngoài công viên? Ồ, có thể San Francisco hơi kỳ quái, nhưng buồn thì chắc là không thể đến mức đó được.
Đoàn khách của du lịch Hoàn Mỹ tại Cầu Cổng Vàng, San Francisco
Bởi sau những ngày đầy mây mù lạnh lẽo, thế nào San Francisco cũng
nắng lên một cách đầy khó hiểu và lôi người ta ra khỏi nhà trong một
ngày rất đẹp. Để chiếc áo lạnh thùng thình ở nhà, du khách dạo quanh
từng góc phố nho nhỏ trong lúc những sợi nắng thi nhau đổ xuống vỉa hè
lát gạch.
Mỗi khi ra khỏi nhà, tôi thường nhắm mắt
lại và hít một hơi thật dài khi đợi tín hiệu đèn ở góc đường 18 và
Valencia, chưa bao giờ cảm thấy dễ chịu hơn lúc ấy.
Tôi thích vô cùng những buổi chiều đi bộ
trở ngược lên con dốc khi bầu trời đã hửng nắng giữa chiều, ghé vào cửa
tiệm có anh chàng pha chế kỳ quặc với những móng tay sơn màu đen ở
Dynamo trên đường số 24, kêu chiếc bánh donut chanh dây và một ly latte
nóng.
San Francisco trưa cuối tuần nhìn từ đỉnh đồi công viên Dolores
Đỉnh đồi công viên Dolores là nơi mà đã bao lần tôi ngắm nhìn San Francisco,
khi thì trong màn sương mù dày đặc lúc nửa đêm, lúc thì bầu trời vẫn
còn sắc xanh khi thành phố vừa mới lên đèn, và còn cả những trưa thứ Bảy
rộn ràng mây và gió nữa chứ.
Những ngày ở khu Mission cũng
mướt đầy vị kem Honey Lavender ở quán kem Bi-Rite Creamery trên đường
số 18, hoặc cái tên kỳ cục Secret Breakfast ở quán kem Humphry Slocombe
nằm ngay góc đường 24-Harrison.
Cầu tàu 39 nhộn nhịp những cuộc vui
Làm sao buồn được nếu hòa vào con đường
biển đông đúc những bến cảng lao xao tiếng gió, ghé vào những cửa tiệm
trang hoàng sặc sỡ ở cầu tàu số 39. Hoặc lạc vào thế giới kỳ ảo mộng mị
khi ngắm nhìn thành phố ngập trong màn sương từ đỉnh đồi Telegraph.
À, cũng là thiếu sót nếu bỏ qua những đêm nhạc Metal máu lửa ở khu Oakland rồi trở về nhà băng qua chiếc cầu San Francisco - Oakland Bay lộng lẫy ánh đèn khi quá nửa đêm.
Sau rốt, San Francisco không
có những tòa cao ốc kỳ vĩ làm người ta phải nín thở ngước nhìn như New
York, không có những nhà hàng khiến du khách phải xuýt xoa mãi khi ăn
như ở New Orleans, không có cái chất hoa lệ màu mè của Vegas, vậy mà từ lúc nào chẳng hay, thành phố kỳ lạ này đã mãi mãi đánh cắp trái tim tôi và không bao giờ trả lại nữa.
Dynamo, nơi bạn có thể tìm thấy bánh donut chanh dây ngon tuyệt
Theo Đinh Hằng - Báo DNSG - Ngày 30/10/2013
0 nhận xét
Đăng nhận xét