>> Du lịch Mỹ - Tiền lẻ quên ở sân bay Mỹ
>> Nhận xét của khách hàng đi tour Mỹ tại Hoàn Mỹ
>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo
Du lịch Mỹ - Tại Mỹ, Tổng thống Obama vừa ký một bộ luật sửa đổi về y tế, Medicare, qua đó trả lương cho bác sĩ dựa vào đánh giá của bệnh nhân. Nhưng những tiêu chí đánh giá và phương thức đánh giá lại chưa rõ ràng và còn nhiều tranh cãi giữa các bên.
>> Nhận xét của khách hàng đi tour Mỹ tại Hoàn Mỹ
>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo
Du lịch Mỹ - Tại Mỹ, Tổng thống Obama vừa ký một bộ luật sửa đổi về y tế, Medicare, qua đó trả lương cho bác sĩ dựa vào đánh giá của bệnh nhân. Nhưng những tiêu chí đánh giá và phương thức đánh giá lại chưa rõ ràng và còn nhiều tranh cãi giữa các bên.
Cho đến nay, Chính phủ Mỹ và
các công ty bảo hiểm trả lương cho bác sĩ tùy số lượng dịch vụ cung
cấp. Các nhà kinh tế học và nhà lập pháp tại Mỹ từ lâu kêu gọi khuyến
khích cải cách việc trả lương cho bác sĩ dựa vào chất lượng, chứ không
phải số lượng việc chăm sóc bệnh nhân. Mục tiêu ấy có trong đạo luật sức
khoẻ Affordable Care Act, trong đó có điều khoản phạt bệnh viện nào
chữa trị nhưng bệnh nhân bị mắc bệnh lại. Trả tiền đúng chất lượng là
cách mà các công ty bảo hiểm tư nhân, chủ doanh nghiệp và chương trình
bảo hiểm y tế Medicare của từng bang đã áp dụng.
Tổng thống Obama ký luật Medicare sửa đổi vào tháng 4 vừa qua.
Vào tháng 4 vừa qua, Tổng thống Obama ký
vào dự luật sửa đổi chương trình y tế Medicare dựa theo hiệu quả chữa
trị. Theo điều luật mới này, chương trình Medicare hiện đang áp dụng cho
54 triệu người lớn tuổi và khuyết tật tại Mỹ, sẽ bắt đầu đánh giá bác
sĩ theo thang điểm từ 0 đến 100 dựa vào các yếu tố như chất lượng và
hiệu quả. Các bác sĩ có điểm cao sẽ được trả lương cao hơn mức phí tiêu
chuẩn của Medicare, còn ngược lại sẽ chịu mức phạt tương ứng.
Công thức chi trả mới này của Medicare
sẽ bắt đầu áp dụng từ năm 2019. Vấn đề là chưa có tổ chức nào đồng tình
với tiêu chuẩn đo lường chất lượng hay hiệu quả của việc chăm sóc bệnh
nhân này. Viện Nghiên cứu sức khỏe và chất lượng (Agency for Healthcare
Research and Quality) của liên bang Mỹ đưa ra 2.167 chỉ số đo do hơn 100
tổ chức đề ra để đánh giá, bao gồm cả việc có bao nhiêu người vào viện
vì bệnh tim uống aspirin trong vòng 24 giờ đồng hồ và bao nhiêu bệnh
nhân thừa cân được tư vấn về dinh dưỡng. David Blumenthal, Chủ tịch quỹ
Commonwealth, quỹ tài trợ nhiên cứu chính sách y tế, cho rằng đạo luật
mới đưa ra các thước đo đánh giá bác sĩ là không đồng bộ, thiếu nhất
quán và trùng lắp.
Từ những năm 1970 thế kỷ trước, ngành y tế Mỹ
đã nỗ lực để đưa ra cách đo lường hiệu quả chăm sóc y tế khi các nhà
nghiên cứu tìm hiểu và biết được vấn đề chi phí y tế tăng nhanh là tùy
vào nơi bệnh nhân sống hay bệnh viện nào họ đăng ký khi chữa cùng một
căn bệnh. Năm 1998, một báo cáo của Viện Y tế Mỹ cho rằng số vụ tử vong
do sai lầm trong điều trị nhiều hơn số tử vong do tai nạn giao thông hay
ung thư vú. Trên thực tế, khó có được câu trả lời rõ ràng dựa vào chứng
cứ y học.
Theo bà Margaret O'Kane, Chủ tịch Ủy ban
quốc gia đảm bảo chất lượng y tế: "Bạn có thể dễ dàng biết được có bao
nhiêu phụ nữ nên chụp X-quang tuyến vú và đã được chụp. Nhưng không hề
dễ dàng nếu bạn muốn biết có bao nhiêu phụ nữ bị ung thư vú được hưởng
chế độ điều trị thích hợp".
Trước đó cũng có vài dự án đưa ra phương
pháp đo lường để cải thiện chất lượng y tế nhưng lại bị một số bên phản
đối. James Feldman, một bác sĩ khoa Cấp cứu tại Bệnh viện Boston
Medical Center, cho biết cho đến khi liên bang Mỹ thay đổi một số hướng
dẫn hồi năm 2008, bệnh viện của ông vẫn đánh giá chất lượng chăm sóc y
tế dựa vào một bệnh nhân bị viêm phổi uống kháng sinh bao nhiêu lần
trong vòng bốn giờ đồng hồ từ lúc vào phòng cấp cứu. Việc đo lường dựa
vào thời gian cấp cứu được cho là giảm thiểu ca tử vong do viêm phổi.
Nhưng trên thực tế, theo bác sĩ Feldman, các bác sĩ cấp cứu ưu tiên các
ca viêm phổi hơn các ca bị các bệnh khác, hoặc cho dùng kháng sinh ngay
lập tức mà không cần chờ kết quả xét nghiệm. Ông nói: "Mọi người tuân
thủ các hướng dẫn này bởi họ nghĩ sẽ có lợi nhưng thực chất có thể là
không".
Thậm chí, cũng chưa rõ ràng cần có bao nhiêu chỉ số mà bác sĩ cần phải báo cáo.
Ann Greiner, Phó chủ tịch đối ngoại tại Diễn đàn chất lượng quốc gia Mỹ,
lập ra các tiêu chuẩn đo lường về chăm sóc sức khỏe, cho biết: "Nếu
liên kết tiền lương của bác sĩ với các chỉ số đánh giá năng lực này thì
cũng cần phải chắc chắn việc đo lường là đáng tin cậy, nhất quán và có
thể cải thiện chăm sóc y tế".
Theo báo Sài Gòn tiếp thị
0 nhận xét
Đăng nhận xét