Khi nói đến Los Angeles, người ta thường nghĩ đến kinh đô điện ảnh Hollywood trước nhất, cho nên tấm bảng ghi chữ H.O.L.L.W.O.O.D to tướng dựng trên sườn đồi cao được chính quyền địa phương giới thiệu là một trong 10 kỳ thú của thành phố rộng lớn với khoảng 4 triệu cư dân này.


http://thvl.vn/data/upload_file/Image/HaiDang/hollywood.jpg

Los Angeles còn là kinh đô phía bờ Tây của công nghiệp âm nhạc Mỹ nên nơi đây còn có các không gian hoành tráng dành cho thưởng thức nghệ thuật, từ nhà hát Kodak, nơi thường diễn ra các lễ trao giải Grammy, Oscar qua Staples Center, Chandler Pavillion đến Walt Disney Concert Hall. Sắp khánh thành vào dịp cuối năm nay là Nokia Theatre, một nhà hát với 7.100 chỗ ngồi, thành phần của phức hợp Los Angeles Live trị giá 2,5 tỷ USD với hai khách sạn sang trọng Marriott và Ritz-Car-Iton, bảo tàng Grammy, cụm 14 rạp chiếu phim, nhiều nhà hàng, câu lạc bộ.

Los Angeles là nơi sinh sống của nhiều cộng đồng sắc dân nên có nhiều phong cách ẩm thực. Nơi phải đến là Grand Central Market với đủ các món ăn châu Á, Nam Mỹ, châu Âu…là nơi sống và hành nghề của nhiều ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, thời trang, thể thao nên Los Angeles có các khu phố sáng loáng với các shop kim hoàn, nữ trang. Nếu mua sắm nữ trang là chọn lựa ưu tiên của bạn thì hãy đến St.Vincent Jewelry Center vì ở đó có hơn 450 shop bán sỉ và lẻ đủ các loại đồng hồ, kim hoàn, đá quý…Trong trung tâm này có nhà hàng Slifton’s Cafeteria on Broadway hoạt động từ 1935 đến nay.

Đối với những ai đặc biệt ưa thích chưng diện thời trang hàng hiệu thì khu phố thời trang là điểm không thể bỏ qua. Tuy chủ yếu bán sĩ nhưng cũng có vài cửa hàng ở khu phố này chấp nhận bán lẻ cho khách với giá giảm đến 70%. Nhưng nếu chỉ cần mua hàng thời trang giá rẻ thì bạn nên đến Santa Alley nắm giữa Santee Street và Maple Avenue. Đây là một cái chợ ngoài trời với hơn 200 sạp bán quần áo jeans, giày thể thao, áo da, túi xách… Dĩ nhiên cũng có hàng giả, hàng nhái nên thỉnh thoảng cảnh sát LAPD ập vào tịch thu. Ở những con đường quanh chợ là những cửa hàng nhỏ chuyên kinh doanh các loại vải, phụ kiện may mặc. Gần đó là phố hoa với hai tòa nhà chuyên bán đủ các loại hoa, kể cả hoa lan Nam Mỹ và châu Á.

Một kỳ thú “rặt” Los Angeles chính là tượng đài lịch sử El Pueblo, được du khách quen gọi là phố Olvera. Vì đây chính là nơi văn hóa, phong tục, tập quán, điện ảnh và ẩm thực Mexico tòa lan phong phú nhất. hãy nhớ thu xếp thời gian tham quan Avila Adobe, ngôi nhà cổ xưa nhất Los Angeles vì Olvera chính là cái nôi của Los Angeles mà nay có hơn 200 điểm được gắn bảng “Di tích lịch sử”.

Loạt bài Bưu thiếp từ Mỹ do báo DNSG cùng Công ty Du lịch Hoàn Mỹ phối hợp thực hiện.

Mỹ là một thị trường tiêu thụ hàng đầu thế giới nên hằng năm thường diễn ra nhiều hội chợ, triển lãm chuyên ngành, trong đó không thể quên kể đến các sự kiện thuộc lĩnh vực thủy hải sản.

Hai hội chợ thủy hải sản quốc tế lớn nhất ở Mỹ là International West Coast Seafood Show và Boston Seafood Show.

Hàng năm vào đầu tháng 11, Trung tâm Hội nghị Long Beach ở Los Angeles là điểm tập trung của hơn 300 công ty chế biến, xuất nhập khẩu, phân phối thủy hải sản và các chuỗi siêu thị, khách sạn, nhà hàng, khu giải trí, chợ hải sản ở Mỹ. Đủ các loại tôm, cua, cá, được giới thiệu trong hội chợ này ở đủ các dạng, từ tươi sống, đánh bắt trong thiên nhiên hay từ ao hồ nhân tạo, qua sấy, hun khói, phơi khô, ướp muối đến đông lạnh, sơ chế thành thực phẩm ăn liền. Trung bình hội chợ thu hút khoảng 5.000 khách triển lãm và khách tìm nguồn cung cấp đến từ Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Trung Mỹ và cả từ vùng Viễn Đông.

http://amthuc.com.vn/upload/amthuc/food_SeaFood_big.jpg

Tham dự International West Coast Seafood Show (WCSS), các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy hải sản ở các nước châu Á, châu Phi, Nam Mỹ có cơ hội nắm bắt được khuynh hướng tiêu dùng mới của người Mỹ để rồi phát triển sản phẩm sơ chế, bao bì, đóng gói phù hợp mà tung vào thị trường có mại lực rất lớn này. Chẳng hạn như lâu nay, nhiều người cho rằng người Mỹ chỉ thích dùng các loại thịt đỏ chứ không thích ăn tôm, cua, cá. Có thể đây là một thực tế cách nay vài thập niên chứ bây giờ, người Mỹ có khuynh hướng tiêu thụ nhiều thủy hải sản hơn. Vì họ đã biết sợ các bệnh béo phì, cao huyết áp, đột quỵ, mỡ trong máu và trong gan…ít nhiều có nguyên nhân từ cholesterol có trong các dòng thịt đỏ. Vì vậy, hiện nay, ở các thành phố Mỹ đã có nhiều nhà hàng thủy hải sản hơn. Trong các đại siêu thị cũng xuất hiện nhiều gian hàng lớn chuyên bày bán tôm, cua, cá. Thậm chí thời gian gần đây, thủy hải sản đông lạnh và đóng hộp, sẵn sàng nấu, chiên xào sơ qua là dùng được ngay còn được bán ở cả trong những Convenience store – các cửa hàng tiện ích kiểu 7- Eleven rất quen thuộc với nhiều du khách người việt và những Drug store – cửa hàng chuyên về dược phẩm và tạp hóa.

Theo công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen, trong năm tài chính kết thúc cuối tháng 3/2009, lượng thủy hải sản đông lạnh tiêu thụ ở các Drug store đã tăng đến 422,1% đạt doanh thu 34,4 triệu USD. Bên cạnh các cửa hàng tiện ích, doanh thu thủy hải sản cũng tăng 3,2%, đạt 173,9 tỷ USD, theo số liệu công bố bởi Hiệp hội quốc gia các cửa hàng tiện ích (NACS).

Để biết thêm thông tin về hội chợ thủy hải sản Bờ Tây nước Mỹ, hãy truy cập www.westcoastseafood.com hoặc liên hệ Công ty Du lịch Hoàn Mỹ.

San Francisco có nhiều di tích, cảnh quan góp phần giúp nó trở thành một trong những điểm đến hàng đầu ở Mỹ, khoản tiền thuế mà ngành du lịch góp cho San Francisco trong năm 2008 lên đến hơn nữa tỷ USD. Và một di tích có hấp lực mạnh ở thành phố này chính là pháo đài Alcatraz, chiếm lĩnh trọng một hòn đảo ở trên vịnh San Francisco.

Trên đảo này đã diễn ra một lễ mừng sinh nhật rất đặc biệt vào ngày 9/8/2009. Đó là sinh nhật thứ 75 của Alcatraz trong vai trò nhà tù liên bang. Đúng vậy, sở dĩ Alcatraz có hấp lực mạnh đối với du khách quốc tế là vì từ năm 1934 đến năm 1963, nó từng là nơi giam cầm tội phạm. Nhà tù mang biệt danh The Rock (Nhà đá, phim cùng tên với diễn xuất của Nicolas Cage) này nổi tiếng bất khả xâm phạm - như pháo đài cổ cùng tên ở Tây Ban Nha thời xưa - vì tù nhân hoàn toàn bị cô lập với thế giới bên ngoài, không có radio, sách báo, và nước biển quanh đảo là giang sơn của cá mập. Cư dân của Alcatraz là những sĩ quan cai ngục và gia đình của họ. Những đứa trẻ lớn lên ở nhà tù này hợp thành nhóm gọi là Island Gang (Băng đảo).

Ban đầu, Alcatraz là một pháo đài, sau đó trở thành trại kỷ luật quân sự và đến năm 1934 thì được bàn giao cho Văn phòng quản lý các nhà tù. Đó là thời cao trào của chiến dịch chống phá các băng đảng tội ác. Chuyến tàu đầu tiên chở 24 tên tội phạm từ nhà tù liên bang McNeil Island, gần Seattle, đến Alcatraz ngày 11/8/1934. Mười một ngày sau lại có một đoàn 53 phạm nhân khác được chở đến từ một nhà tù ở Atlanta, trong số đó có cả trùm găngto Chicago Al Capone bị kết án 11 năm tù vì tội trốn thuế (nhân vật trong phim The untouchables rất hay, được dựng cách nay hơn 20 năm, với diễn xuất của Sean Conneery, Robert de Niro và Kevin Costner). Điều không ngờ là Al Capone lại trở thành một phạm nhân kiểu mẫu, chơi đàn banjo trong ban nhạc của nhà tù.

Alcatraz không thực sự bất khả xâm phạm, vì vào năm 1962 đã có ba phạm nhân đào thoát thành công (sự việc được mô tả lại trong phim Escape from Alcatraz với tài từ Clint Eastwood). Nằm giữa biển và gió bão, Nhà đá này ngốn nhiều tiền bảo quản nên năm 1963, Bộ trưởng Tư pháp Robert Kennedy ra lệnh đóng cửa, 27 phạm nhân cuối cùng rời khỏi Alcatraz ngày 21/3/1963. Từ năm 1973 trở đi, Alcatraz trở thành một điểm tham quan thu hút du khách gần xa.

Loạt bài Bưu thiếp từ Mỹ do báo DNSG cùng Công ty Du lịch Hoàn Mỹ thực hiện.