In Email
Xin chia sẻ cùng độc giả hình ảnh 4 mùa ở khu đồi, khuôn viên bao quanh tòa nhà Quốc hội (Capitol Hill) ở thủ đô Washington nước Mỹ.

4 mua WST DC 01

Mùa xuân và hoa anh đào phía trước tòa nhà Quốc hội.

4 mua WST DC 02

Cuối tuần rất nhiều khách du lịch đến ngắm hoa.

4 mua WST DC 03

Một góc công viên trên đồi Capitol Hill

4 mua WST DC 04

Hoa anh đào đỏ rực một góc phố.

4 mua WST DC 05

Đủ loài hoa nở cuối mùa xuân, đầu mùa hè.

4 mua WST DC 06

Công viên đầy hoa vào buổi chiều tối mùa hè.

4 mua WST DC 07

Trời bắt đầu chuyển sang thu.

4 mua WST DC 08

Lá cây ngả vàng và rụng đầy thảm cỏ.

4 mua WST DC 09

Tuyết rơi trắng xóa trước tòa nhà Quốc hội.

4 mua WST DC 10

Đường phố và xe cộ ngập đầy tuyết.

Theo VnExpress - Ngày 13/1/2011

Nếu Mỹ là điểm bay đến làm ăn, du lịch,thăm thân nhân, thì bạn nên biết rằng bay nội địa Mỹ không còn là hành trình êm xuôi, vui vẻ. Dựa trên báo cáo về chất lượng hàng không Mỹ, sau đây là danh sách các hạng với nhiều việc cần phải chấn chính nhằm mang lại sự hài lòng cho hành khách. Khiếu nại phổ biến nhất: bay không đúng giờ, quản lý yếu kém ở khâu hành lý.. Mấy năm gần đây, hành khách càng bất bình hơn khi các hãng áp đặt tính tiền ký gửi hành lý

sanbaymy


5. US Airways (điểm AQR năm 2009: -1,19)

Theo ACSI, chỉ số hài lòng dành cho Hãng đã cải thiện 5%, nhưng theo khảo sát của SeatGuru (trang mạng chuyên đánh giá về tiện nghi phục vụ trên máy bay) thì đây là một trong ba hãng có tiếp viên bất lịch sự và thức ăn tệ nhất. US Airways còn bị điểm dưới trung bình theo kết quả điều tra năm 2010 về sự hài lòng của khách hàng do JD.Power (Bộ phận Nghiên cứu thị trường, Công ty McGrawHill) thực hiện

Phí hành lý nội địa: túi đầu tiên 25USD, túi thứ hai 35USD, túi thứ ba: 100 USD

Quá trọng lượng:
thêm 50USD (23-31,7kg), thêm 100USD (32-45kg).

To quá khổ:
thêm 100USD (trên 157cm)

4. American Airlines (điểm AQR năm 2009: -1,25)

Số điểm -1,25 không quá tệ, nhưng làm danh tiếng của Hãng có phần suy giảm. Năm nay, Hãng thường gặp sự cố về hành lý với tỷ lệ khoảng 4,07/1.000 hành khách và theo SeatGuru, American Airlines là một trong ba hãng có vấn đề về tiếp viên và thức ăn trên máy bay.

Phí hành lý nội địa: túi đầu tiên 25USD, túi thứ hai: 35USD, túi thứ ba: 100USD.

Quá trọng lượng: thêm 50 USD (23 - 31,7kg), thêm 100USD (32-45kg)

To quá khổ: thêm 150USD (trên 157cm)

3. Alaska Airlines (điểm AQR năm 2009: - 1,39)

Số điểm -1,39 một phần lớn là do các sự cố về hành lý với tỷ lệ khoảng 3,98/1.000 hành khách trong năm qua. Tuy nhiên, Alaska Airlines đã phục vụ khá tốt với 88% các chuyến bay đến đúng giờ (trong 12 tháng, tính đến cuối tháng 8/2010)

Phí hành lý nội địa: túi đầu tiên: 20 USD, túi thứ hai: 20USD, túi thứ ba: 20USD.

Quá trọng lượng: thêm 50USD (23 - 45kg).

To quá khổ: thêm 50 USD (trên 160 - 203cm), 75USD (205,5 - 292cm)

2. United Airlines (điểm AQR năm 2009: -1,43)

Nay đã sáp nhập với Continental Airlines, United cần phải chú ý cải thiện chất lượng phục vụ. Hãng nhận được số điểm trung bình do JD.Power đánh giá trong năm 2010, nhưng lại đứng cuối bảng về chỉ số hài lòng của khách. Theo SeatGuru, Unites Airlines, American Airlines và US Airways là ba hãng có vấn đề về thực phẩm và tiếp viên. Hơn nữa, Hãng này còn đứng thứ hai, sau Delta, về mức độ than phiền của khách (1,82/100.000 người, năm 2010)

Phí hành lý nội địa:
túi đầu tiên: 25 USD, túi thứ hai: 35 USD, túi thứ ba: 100USD.

Quá trọng lượng:
thêm 100USD (23 - 45kg)

To quá khổ:
thêm 100USD (trên 175cm)

1. Delta (điểm AQR năm 2009: -1,73)

Có số điểm thấp nhất. Ngoài ra, Delta còn đứng đầu danh sách các hãng có chuyến bay đến trễ (chỉ 78% chuyến bay đến đúng giờ trong 12 tháng, tính đến cuối tháng 8/2010) và bị hành khách than phiền nhiều (2,23/100.000 người, năm 2010)

Phí hành lý nội địa: túi đầu tiên: 25Usd, túi thứ hai: 35USD, túi thứ ba: 125USD

Quá trọng lượng:
thêm 90USD (23 - 31,7kg), thêm 175USD (32-45kg)

To quá khổ: thêm 175USD (160 - 203cm), thêm 300USD (205,5 - 292cm)

Những hàng hàng không khu vực kém nhất:

4. Skywest (điểm AQR năm 2009: -1,57)

3. Comair (điểm AQR năm 2009: - 2,22)

2. Atlantic Southeast (điểm AQR năm 2009: -2,49)

1. American Eagle (điểm AQR năm 2009: -2,830
Theo Doanh nhân Sài gòn - Ngày 1/12/2010

Xin chia sẻ cùng độc giả hình ảnh 4 mùa ở khu đồi, khuôn viên bao quanh tòa nhà Quốc hội (Capitol Hill) ở thủ đô Washington nước Mỹ.

4 mua WST DC 01

Mùa xuân và hoa anh đào phía trước tòa nhà Quốc hội.

4 mua WST DC 02

Cuối tuần rất nhiều khách du lịch đến ngắm hoa.

4 mua WST DC 03

Một góc công viên trên đồi Capitol Hill

4 mua WST DC 04

Hoa anh đào đỏ rực một góc phố.

4 mua WST DC 05

Đủ loài hoa nở cuối mùa xuân, đầu mùa hè.

4 mua WST DC 06

Công viên đầy hoa vào buổi chiều tối mùa hè.

4 mua WST DC 07

Trời bắt đầu chuyển sang thu.

4 mua WST DC 08

Lá cây ngả vàng và rụng đầy thảm cỏ.

4 mua WST DC 09

Tuyết rơi trắng xóa trước tòa nhà Quốc hội.

4 mua WST DC 10

Đường phố và xe cộ ngập đầy tuyết.

Theo VnExpress - Ngày 13/1/2011

Hơn 100 thành phố của Mỹ có khả năng phá sản vào năm 2011 do đang rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ vay với tổng nợ có thể lên đến 2.000 tỉ USD - bà Meredith Whitney, nhà phân tích tài chính hàng đầu của Mỹ, cảnh báo.

100thanhphomy1

Một khu nhà và cửa hàng bị đóng cửa do kinh tế ảm đạm ở thành phố Detroit, Michigan - Ảnh: Reuters

"Ngay sau nhà đất, đây là vấn đề quan trọng nhất và lớn nhất đe dọa đến nền kinh tế Mỹ. Tôi đoan chắc rằng các bạn sẽ chứng kiến một sự vỡ nợ hàng loạt ở các thành phố của Mỹ. Có khoảng 50-100 vụ vỡ nợ lớn, giá trị lên đến hàng trăm tỉ USD" - kênh truyền hình CBS dẫn lời bà Whitney dự đoán.

Thị trưởng thành phố New Jersey Chris Christie mô tả nguy cơ vỡ nợ của thành phố này là "chúng ta chi tiêu quá nhiều, chúng ta tiêu tiền mà chúng ta không có và vay tiền một cách điên cuồng".

Nhiều bang và thành phố của Mỹ đã bội chi, chi vượt 500 triệu USD tiền thuế họ thu được và đang phải đối mặt với lỗ thủng 1.000 tỉ USD trong quỹ trợ cấp của địa phương. Khủng hoảng nợ đang chạm tới tận các cơ quan công quyền địa phương thay vì cấp bang và thành phố như trước đây - kênh truyền hình CBS cho biết.

Thành phố Detroit đang cắt giảm chi tiêu trong các ngành cảnh sát, chiếu sáng, sửa chữa đường sá và vệ sinh công cộng. Arizona đã bán cả tòa nhà chính quyền bang và tòa án cho các nhà đầu tư, sau đó thuê lại để giải quyết nợ nần. Bóng ma vỡ nợ cũng đang bao trùm bang Florida, nơi bong bóng bất động sản đã bùng nổ hai năm trước. "Công nợ trong lĩnh vực công phải được cắt giảm, cần phải thắt lưng buộc bụng nhiều hơn nữa" - ông Philip Brown, tổng giám đốc Tập đoàn Citi Group ở London (Anh), nhận định.

MỸ LOAN - Theo www.tuoitre.com.vn

Bến cảng thanh bình, khu chợ nhộn nhịp, trận bóng sôi nổi... muôn màu cuộc sống Boston được thể hiện qua các bức ảnh của độc giả Huy Tử.

tp boston 01
Boston Harbor là cảng du lịch với nhiều loại du thuyền cho các du khách.

tp boston 02
Boston là một trong những phố có hệ thống xe điện ngầm và xe buýt lan tỏa khắp các vùng. Trong hình, bạn thấy đoàn tàu màu đỏ đang chạy. Cuối hình là Đại học JFK UMass; xa hơn, biển Đại tây dương.

tp boston 03
Đoàn xe ngựa đang diễu hành kỷ niệm ngày thành lập khu phố Dorchester, Boston.

tp boston 04
Chợ Phiên. Thỉnh thoảng các nông gia Mỹ đem sản phẩm của họ ra thành phố bán với giá rẻ (vì đóng thuế ít). Hình chụp với ống kính mắt cá.

tp boston 05
Khu thương mại nhỏ trong thành phố bán những vật cần dùng thường ngày. Hình chụp với vài "kính lọc".

tp boston 06
Hai đội bóng chuyền Mỹ đang tranh giải. Hình chụp với tốc độ ánh sáng nhanh.

Huy Tử

Bất chấp cái lạnh cắt da cắt thịt, hàng ngàn người đi tàu điện ngầm ở New York, Mỹ, ngày 9/1 đã trút bỏ quần dài, tham gia vào một cuộc "khoe chân" đã bước sang năm thứ 10.

ngay k qan 01

"Không quần đi tàu" lần thứ 10 vào 9/1/2011 đã chứng kiến hàng ngàn người đi tàu ở New York trút bỏ xiêm y từ thắt lưng xuống trong thời tiết dưới không độ.

ngay k qan 02

Song từ thắt lưng trở lên, họ ăn mặc vẫn rất "hợp" thời tiết, với áo khoác ấm, khăn quàng cổ, mũ len và những đồ tránh rét khác.

ngay k qan 03

Vào 3h chiều (giờ địa phương), những người đi tàu điện ngầm tập hợp tại 6 địa điểm khác nhau trên khắp thành phố, lên những toa đã định trước, và "cư xử" như bình thường, như đọc báo.

ngay k qan 04

Nhưng ngay sau khi cánh cửa các toa tàu khép lại, những người tham gia được chỉ dẫn đứng lên, cởi bỏ váy hoặc quần và cất chúng trong ba lô hoặc cặp.

ngay k qan 05

"Nếu ai đó hỏi bạn tại sao lại cở bỏ quần dài, hãy nói với họ rằng bạn "đang cảm thấy khó chịu" - hướng dẫn gửi qua email cho những người tham gia cho biết.

ngay k qan 06

Khi đã xuống tàu, họ còn nán lại trên sân ga, không quần dài, đủ để làm cho những người đi tàu khác bất ngờ, tò mò.

ngay k qan 07

"Không quần đi tàu" do nhóm Improv Everywhere khởi xướng vào tháng 1 hàng năm tại New York.

ngay k qan 08

Mới đầu, vào năm 2002, đây chỉ là trò nghịch ngợm của 7 chàng trai, song dần dần đã phát triển thành ngày hội quốc tế về sự ngờ nghệch và cũng nhằm giúp thêm chút gia vị cho cuộc sống thường nhật vốn được xem là khá tẻ nhạt của con người.

ngay k qan 09

"Không quần đi tàu" được tiến hành trên khoảng 50 thành phố khác ở hàng chục nước trên khắp thế giới.

Phan Anh

Nguồn AFP, China Daily

Chương trình du lịch và làm việc mùa hè (Work and Travel USA) theo visa J-1 cho phép sinh viên nước ngoài vào Mỹ đến bốn tháng, là một trong những visa phổ biến nhất của Bộ ngoại giao Mỹ. Số sinh viên tham gia đã tăng vọt từ khoảng 20.000 năm 1996 lên hơn 15.000 trong năm 2008. Visa được cấp quanh năm, do sinh viên đến từ cả hai bán cầu vào kỳ nghỉ hè của họ. Sinh viên J-1 làm việc khắp Mỹ, tại các công viên chủ để ở Florida và California, nhà máy cá ở Alaska, các điểm trượt tuyết cao cấp ở bang Colorado và Montana...


j1visa

Sinh viên J-1 đã đặc biệt quá tải ở một số thị trấn nghỉ mát. Mùa hè này ở Maryland, Hội thánh Baptist Ocean City đã phục vụ các bữa ăn miễn phí cho hơn 1.700 người mang visa J-1 đến từ 46 quốc gia, có khi thêm 500 người trong một đêm. Theo Lynn Davis, người đứng đầu ban thực phẩm của hội. Tại vùng bờ biển Virginia Beach, bang Virginia, một trung tâm người vô gia cư thường nuôi ăn 100 người/ngày đã phải phục vụ gấp đôi con số đó trong mùa hè này khi trong vùng tràn ngập sinh viên J-1. Theo Tony Zontini, trợ lý giám đốc trung tâm Judeo - Christian này, họ bắt đầu hết thực phẩm và buộc phải giới hạn số lần sinh viên có thể đến ăn.

Trong nhiều năm qua, Bộ Ngoại giao từ chối công khai thảo luận các vấn đề trong chương trình J-1. Bộ Ngoại giao thậm chí còn không nắm số lượng khiếu nại của sinh viên cho đến năm nay và đã liên tục chuyển trách nhiệm kiểm soát chương trình cho khoảng 50 công ty bảo trợ sinh viên, vốn thu phí có thể đến vài ngàn USD/người.

Tháng 3/2009, chiếu theo Luật Tự do thông tin, AP từng yêu cầu Bộ Ngoại giao cung cấp danh sách đầy đủ các khiếu nại liên quan chương trình. Đến tháng 5-2010 tức hơn 1 năm sau, bộ mới trả lời rằng bộ không có danh sách như vậy và các tài liệu liên quan chương trình chỉ được giữ trong 3 năm. Tháng 11-2010. Bộ Ngoại giao thông báo rằng cuối cùng đã lập một cơ sở dữ liệu các khiếu nại. Marthena Cowart, một cố vấn cao cấp của Vụ Giáo dục và Văn hóa thuộc bộ cho AP biết trong một email ngày 10-11: Hóa ra rằng đến năm nay, chúng tôi đã không lưu giữ các hồ sơ khiếu nại và bây giờ chúng tôi làm". Cowart không cung cấp cho AP bản sao cơ sở dữ liệu các khiếu nại, cũng không cho biết có bao nhiêu khiếu nại trong đó. Bộ Ngoại giao thông báo hôm 3/12 khi từ chối yêu cầu phỏng vấn của AP:" Chúng tôi hết sức quan tâm bất kỳ cáo buộc liên quan đến việc xử lý kém của bên tham gia vì điều này có khả năng phá hoại mục tiêu của chúng tôi trong việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và thiện chí giữa nhân dân Mỹ và nhân dân các nước"
Theo SGGP thứ 7 - Ngày 12/10/2010

Du học sinh tại một thành phố lớn, năng động và hiện đại như New York sẽ gặp những thuận lợi và khó khăn gì?

* Chào Khắc Trung, có bao nhiêu sinh viên Việt Nam đang theo học tại đại học của bạn và bao nhiêu sinh viên Việt Nam học ngành bạn đang học?

Trường Trung có sáu sinh viên VN đang theo học. Một bạn học cùng ngành với Trung.

* Chuyên ngành bạn đang theo học có hấp dẫn không, nhu cầu nhân lực ngành này như thế nào?

Thời trang là một ngành khá hấp dẫn và đặc biệt so với những ngành khác. Tuy nhiên nhu cầu nhân lực của ngành này không cao, tính cạnh tranh lớn và cường độ làm việc ở môi trường chuyên nghiệp rất căng thẳng. Học về thời trang tại New York đem lại cho mình rất nhiều trải nghiệm thú vị. Mình có cơ hội gặp gỡ những người nổi tiếng, tham dự những sự kiện đặc biệt và cũng có những cơ hội để học tập các kinh nghiệm bổ ích mà trước đây mình không có điều kiện cọ xát.

duhocnewyork

* Những áp lực bạn gặp phải khi học tại New York?

Khi mới đến New York, cũng như các bạn khác, Trung gặp áp lực về việc phải nhanh chóng ổn định chỗ ăn ở, làm quen với môi trường học tập và làm việc cũng như nhịp sống ở đây. Trung không có người thân ở New York nên phải một mình bươn chải mọi thứ. New York là một thành phố năng động và áp lực, bạn không bao giờ được đứng một chỗ vì sẽ bị thụt lùi với những gì đang diễn ra. Luôn phải làm việc, hoạt động, cập nhật thông tin, tiến tới, tiến tới và tiến tới không ngừng. Trong ngành thời trang, đặc biệt là trong thời điểm tuần lễ thời trang, mọi người làm việc 12-18 tiếng/ngày là chuyện bình thường. Trong trường, ngành thiết kế của Trung hầu hết sinh viên đều có khả năng làm việc liên tục một, hai tuần và mỗi ngày chỉ ngủ hai, ba tiếng để làm bài kịp thời hạn. Ngoài áp lực về việc học tập thì mỗi người đương nhiên phải đối mặt với các khó khăn trong cuộc sống hằng ngày khó có thể kể hết.

* Du học ở một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới, bạn và các bạn du học sinh đã thích ứng với hoàn cảnh như thế nào?

Mỗi bạn đều có hoàn cảnh riêng và New York là một thành phố khá đặc biệt mà người ta nói thượng vàng hạ cám đều có. Nên cũng tùy trường hợp mà các bạn linh hoạt điều chỉnh cuộc sống và nhu cầu cho phù hợp. Có nhiều bạn đi làm thêm trong thư viện của trường, làm gia sư hay đi làm móng tay, làm ở tiệm ăn...Các bạn làm gia sư một tuần khoảng hai, ba tuổi, trung bình 10-15 USD/giờ/ Còn Trung chọn đi thực tập ở các hãng thời trang để lấy kinh nghiệm, chứ thu nhập không được là bao. Một điều lưu ý là các tuyến xe điện ngầm ở New York chạy không theo giờ giấc cụ thể. Nếu đón xe điện ngầm sau 12g đêm, có thể bạn phải chờ hai, ba tiếng là chuyện bình thường.

* Mức học phí và sinh hoạt phí ở New York có đắt đỏ không?

Trường Trung đang học là trường công lập nên học phí không cao so với các trường khác, chỉ bằng khoảng 50% học phí ở các trường tư. Vừa rồi, học phí có tăng 15%, lên khoảng 17.000 USD/năm. Học phí các trường công thường không quá 25000 USD/năm, trong khi trường tư có thể lên đến 50.000 USD/năm là bình thường. Nhưng bù lại giá thuê nhà ở New York đang giảm, sau ba năm học ở đây, Trung nhận thấy giá thuê nhà đã giảm 30%. Ngoài ra, vì mức chi tiêu có thể điều tiết nên chi phí không thay đổi nhiều. Nếu ở các quận ngoại thành như quận Queens thì mức sinh hoạt khoảng 12000 USD/năm. Ở nội thành đắt hơn, khoảng 15.000 Usd/năm, tuy nhiên di chuyển thuận tiện hơn. Sinh viên ở ngoại thành có khi phải chờ xe điện ngầm đến hai tiếng, sinh viên sống ở khu Manhattan (nội thành) chỉ cần 10-20 phút đã đến trường. Ngoài ra, Trung không thấy có khác biệt nhiều giữa cách sinh hoạt ở ngoại và nội thành.

* Các bạn làm thế nào để cân bằng giữa việc học và giải trí, tham gia các hoạt động xã hội?

Hầu hết các bạn sinh viên ở New York đều quản lý thời gian rất tốt để có thể giải trí và tham gia hoạt động ngoài giáo dục. Tùy từng cấp độ học tập và làm việc, mỗi bạn đều có lịch đi chơi và làm việc khá cụ thể. Thế nên khi muốn đi chơi cùng nhau các bạn đều phải hẹn trước vì ai cũng quá bận.

* Ngoài thời gian học ở trường, theo bạn, sinh viên nên dành thời gian cho những loại hoạt động nào? Vì sao?

Mình thấy các bạn nên dành thời gian cho các hoạt động giải trí lành mạnh như thể dục thể thao hay gặp gỡ bạn bè. Đó là một phương cách tốt để giữ tinh thần thư thái khi quay trở lại học tập và làm việc để có hiệu quả tốt hơn. Ngoài ra còn là cơ hội để mở rộng các mối quan hệ có ích cho chuyên môn sau này. Ví dụ các bạn học trong ngành tài chính có thể tham dự các buổi tọa đàm được các hội sinh viên tổ chức để tăng kiến thức, gặp gỡ thêm nhiều bạn mới và có cơ hội đối thoại, học hỏi trực tiếp từ các vị tiền bối trong ngành

* Bạn có lời khuyên nào cho các bạn sinh viên VN đang mong muốn đến học tại những trường cùng thành phố với bạn?

Theo mình nghĩ khi học ở thành phố này các bạn cố gắng tích lũy kiến thức cả về chuyên môn lẫn nghệ thuật sống, cũng nên học cách sống năng động và đừng ngại mở rộng tư tưởng để học hỏi, hoàn thiện mình. New York sẽ dạy bạn rất nhiều điều thú vị để trở nên tốt hơn và giỏi hơn

Theo SGGP thứ 7 - Ngày 11/12/2010

Mùa xuân 2011, nếu bờ Đông là điểm đến du lịch của bạn, thì sau khi đã ngắm hàng ngàn gốc hoa anh đào nỏ rộ ở Washington DC, bạn hãy đến tham quan Bảo tàng Quốc gia Lịch sử Tự nhiên (National Museum of Nutural History). Năm 1910, bảo tàng này tại đại quảng trường National Mall mở cửa cho công chúng vào xem, giúp hỗ trơ hiểu biết hơn về thế giới tự nhiên. Sau một thề kỷ, số mẫu vật Bảo tàng thu thập được đã lên đến con số đáng kinh ngạc: 126 triệu mẫu từ khắp nơi trên thế giới.


baotang100namtuoi

Những nhà nghiên cứu lỗi lạc, vô số mẫu vật, kỹ thuật tinh vi, hiện đại và các luận thuyết tiên tiến đều thuộc về phòng Nghiên cứu và Sưu tập của Bảo tàng Quốc gia Lịch sử Tự nhiên này. Trình độ nghiệp vụ, tính ham hiểu biết và thích mạo hiểm thường đưa các nhà khoa học đến mọi ngõ ngách trên hành tinh. Mỗi năm, Bảo tàng bổ sung khoảng 260.000 mẫu vật mới, một nửa số này do chính Bảo tàng thu thập, số còn lại được hiến tặng. Hầu hết nhân viên thường dành thời gian có mặt tại hiện trường trong các cuộc thám hiểm trên toàn cầu do Bảo tàng tổ chức (20 - 30 lần/năm). Các mẫu vật mới liên tục được đưa đến Bảo tàng, nhưng không đến 1% số lượng mẫu vật trong bộ sưu tập được trưng bày công khai. Các cuộc trưng bày mất khoảng 5 năm chuẩn bị. Trước tiên, phải xác định thông điệp muốn gửi đến công chúng là gì và đưa trên ý tưởng này, Bảo tàng sẽ tìm ra cách tốt nhất để chuyển tải nội dung thông điệp, sau cùng quyết định sẽ chọn mẫu vật nào đưa ra trưng bày. Thường xuyên bổ sung các mẫu vật mới, nhưng những cuộc triển lãm thường kéo dài đến 20 năm.

Ngoài ra, do tiếp tục mở rộng không gian lưu trữ của Bảo tàng nên cần có người trông nom. Hiện nay, Bảo tàng có khoảng 250 nhân viên nghiên cứu và sưu tập mẫu vật, chắc chắn là nhiều hơn số người làm việc vào năm 1910. Diện tích lưu trữ hiện nay chiếm khoảng 140.000 m3 (tương đương 540 sân quần vợt). Bảo tàng không còn đủ chỗ trưng bày từ những năm 1980, nên đang cho xây dựng và mở rộng Trung tâm hỗ trợ viện bảo tàng tại Siver Hill, Maryland.

Trong khi phương thức hoạt động của Bảo tàng vẫn không thay đổi kể từ khi thành lập thì trên thực tế, các phương pháp làm việc đã thay đổi rất nhiều trong thế kỷ làm việc đã thay đổi rất nhiều trong thế kỷ qua. So với năm 1910, nay Bảo tàng đã có điện, hệ thống sưởi, điều hòa nhiệt độ...cho phép tạo lập môi trường ổn định cho các mẫu vật, có máy tính giúp lưu trữ, bảo quản 126 triệu vật thể, các mẫu phức hợp và mẫu vật dành cho nghiên cứu. Nghiên cứu AND là một cuộc cách mạng và Bảo tàng gần như dần trở thành một trong những bào tàng lịch sử tự nhiên lớn nhất thế giới với các trang thiết bị đông lạnh, nhằm hỗ trợ việc nghiên cứu ADN và cơ sở phân tử của các bộ sưu tập trong thế kỷ tiếp theo.

Bộ sưu tập của viện Smithsonian là một kho báu lớn nhất thế giới, mở cừa miễn phí 364 ngày mỗi năm. Vậy tại sao chúng ta không quá bộ đến đó một lần xem qua cho biết, vì "Có ai biết được chúng ta sẽ ở đâu vào năm 2010?

Loạt bài Bưu thiếp từ Mỹ do báo DNSG cùng Công ty Du lịch Hoàn Mỹ phối hợp thực hiện

Theo DNSG

Tết này, nếu bờ Tây nước Mỹ là điểm du xuân đầu năm mới của bạn thì ngoài những danh thắng nổi tiếng thế giới tại Los Angeles, Hollywood, San Jose, San Francisco, Las Vegas... bạn đừng quên hưởng chút hương sắc..... Đan Mạch ở thị trấn Solvang

solvang-1

Vào ngày thứ sáu của chuyến du lịch bờ Tây Hoa Kỳ cùng với Công ty Du lịch Hoàn Mỹ, trên xa lộ từ Los Angeles tiến về San Jose, sau khi băng ngang qua thung lũng Santa Inez phì nhiêu thuộc vùng trung bộ Cali, những cánh đồng trồng bông vải, đào, nho và nhiều loại cây trải dài mênh mông bất tận, bạn sẽ đến một địa danh rất đặc biệt. Đó là làng Solvang ở hạt Santa Barbara, tiểu bang California, một thành phố nhỏ với những nét đặc trưng của người Đan Mạch. Ở đây không chỉ có những ngôi nhà gỗ xây dựng đúng kiểu truyền thống Đan Mạch, mà còn có những tháp cối xay gió, những cửa hàng bán đủ loại bánh ngọt và nhà hàng phục vụ thức ăn và bia đúng kiểu Đan Mạch. Nếu chịu khó rảo bộ trên những con đường mang những cái tên rất Đan Mạch ở Solvang, du khách còn có thể thấy bức tượng chân dung nhà văn Hans Christian Andersen, một tòa nhà là bản sao của tháp tròn Rundertarn rất nổi tiếng ở thành phố Copenhagen bên Đan Mạch. Và dĩ nhiên không thể thiếu bức tượng Nàng tiên cá. Nếu đến Solvang vào đúng các ngày lễ hội, bảo đảm du khách còn được thưởng thức miễn phí những màn ca hát, nhảy múa hoàn toàn theo truyền thống văn hóa Đan Mạch.

solvang-2

Theo tiếng Đan Mạch, Solvang có nghĩa là "những cánh đồng tràn áng nắng". Không hiểu đó có phải là hấp lực tự nhiên hay không, nhưng Solvang hiện là điểm tham quan của khoảng hơn 1 triệu du khách Mỹ lẫn quốc tế. Ngày 7/1/2011, Solvang chính thức mừng sinh nhật thứ 100, nhiều sự kiện sẽ liên tục diển ra suốt cả năm. Một thế kỷ về trước, làng được khai sinh bởi một nhóm những người di dân Đan Mạch muốn tìm nơi ấm áp để tránh mùa Đông giá buốt ở vùng Midwest (các bang Michigan, North Dakota, South Dakota) và họ đã có được ánh nắng ở vùng đất rộng 3.600 ha này.

Hãy leo lên chiếc xe ngựa kéo được thiết kế theo kiểu xe ngựa đã từng lăn bánh ở Đan Mạch hồi thế kỷ XIX để tham quan một vòng cảnh sắc Đan Mạch ở Cali vào đầu xuân 2011. Nếu muốn có đôi má ửng hồng để chụp ảnh đẹp hơn, thì hãy nếm thử vài ly vang Cali ở các quán bar thi nhau mọc lên sau khi phim đoạt giải Oscar Sideways trình chiếu năm 2004 ca ngợi vang thung lũng Inez rất thơm ngon

Loạt bài Bưu thiếp từ Mỹ do báo Doanh nhân Sài gòn cùng Công ty Du lịch Hoàn Mỹ phối hợp thực hiện
Theo Việt Khôi - DNSG - Ngày 21/12/2010

American Airlines, Nokia hay Toyota đều nằm trong số những công ty bị ghét nhất nước Mỹ năm 2010, theo bình chọn của 24/7 Wall St.

Danh sách 15 công ty bị ghét nhất nước Mỹ năm 2010 được đưa ra dựa trên 6 tiêu chí: ý kiến của nhân viên, lượng cổ đông so với các hãng khác trong cũng lĩnh vực, sự thay đổi giá trị thương hiệu, lượng phản hồi tiêu cực trên các kênh truyền thông, đánh giá của người tiêu dùng và nhà chức trách, chỉ số hài lòng của người tiêu dùng. Các tiêu chí này đều được 24/7 Wall St. tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau.

Dưới đây là danh sách 15 công ty bị ghét nhất nước Mỹ năm 2010.

1. American Airlines

15 cong ty ghet 01

American Airlines năm 2010 không được nhiều thiện cảm.

American Airlines nằm trong danh sách này do bị đánh giá là có chất lượng dịch vụ khách hàng kém và thường xuyên cất cánh không đúng giờ. Năm ngoái, cổ phiếu của American Airlines cũng kém khởi sắc so với các hãng khác. Theo hãng nghiên cứu Glassdoor, chỉ 36% số nhân viên được hỏi là ủng hộ Giám đốc điều hành Gerard Arpey. Năm 2010, theo Chỉ số hài lòng của người tiêu dùng Mỹ do Đại học Michigan thực hiện, hãng này chỉ nhận được 63 điểm, trở thành doanh nghiệp kém thứ 9 trong số 181 công ty được đánh giá. Cũng trong năm đó, theo khảo sát của Travel and Leisure đối với các hãng hàng không về việc đúng lịch trình cất cánh, American Airlines là hãng vận tải tồi nhất.

2. Nokia

Tuy Nokia là hãng di động lớn nhất thế giới nhưng danh tiếng về chất lượng smartphone của họ lại không hay một chút nào. Trong đánh giá về điện thoại di động và smartphone năm 2010 của JD Power, hãng đã nhận được số điểm thấp nhất. Đánh giá này dựa trên tiêu chí sự hài lòng của khách hàng về thiết kế, mức độ dễ dàng sử dụng và hài lòng về tổng thể. Hãng sản xuất smartphone duy nhất có số điểm thấp hơn là Palm. Theo một nghiên cứu mới đây của Brandwatch, Nokia có lượng phản hồi tiêu cực lớn thứ ba trên Twitter. Đánh giá hàng năm của BrandZ cho thấy thương hiệu Nokia đã mất 58% giá trị trong năm vừa qua. Đồng thời, cổ phiếu của họ cũng mất giá 20%.

3. Toyota

15 cong ty ghet 02

Toyota bị mất điểm vì vụ triệu hồi xe tại Mỹ.

Tại Mỹ, Toyota đã có uy tín tới 30 năm, vượt xa bất kỳ đối thủ nào. Thế nhưng, những vụ tai nạn liên quan đến lỗi kỹ thuật, các vụ kiện tụng cùng đợt triệu hồi 8,8 triệu xe đã khiến danh tiếng của nhà sản xuất xe hơi này bị tổn hại. Do đó, thị phần của Toyota tại thị trường Mỹ từ 18% năm 2009 đã giảm xuống còn 15,5% năm 2010. Theo khảo sát của JD Power, Toyota có số điểm thấp nhất về mức độ thoải mái, phong cách, thiết kế và về tổng thể xe.

4. Best Buy

15 cong ty ghet 03
Best Buy

Cả hệ thống cửa hàng và trang thương mại điện tử của Best Buy đều có số điểm rất thấp trong một vài khảo sát. Theo đánh giá của Consumer Report, chuỗi đại lý của hãng bị liệt ở mức kém thứ ba, còn BestBuy.com thì được xem là cửa hàng trực tuyến tồi nhất. Hãng cũng không đạt được doanh thu như mong muốn. Năm ngoái, cổ phiếu của Best Buy đã rớt giá hơn 10%, thấp hơn tất cả các hãng kinh doanh trong cùng lĩnh vực.

5. Charter Communications

Charter Communications có số điểm thấp nhất trong số các công ty được xếp hạng trong năm 2010. Họ chỉ đạt 60/100 điểm về mức độ hài lòng của khách hàng. Từ lâu, công ty đã nhận được nhiều lời phàn nàn từ khách hàng do thanh toán nhầm lẫn và dịch vụ khách hàng kém. Charter cũng nhận được thái độ không mấy thiện cảm từ phía các nhà đầu tư. Hãng đã tuyên bố phá sản vào cuối năm 2009, cổ phiếu cũng hoàn toàn mất giá.

6. Citigroup

15 cong ty ghet 04

Citibank sa sút do khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Citigroup đã rơi xuống cuối nhiều bảng xếp hạng về mức độ hài lòng của khách hàng. Nguyên nhân là các vụ kiện do phân biệt đối xử với nhân viên, trong đó có vụ buộc tội ngân hàng này lấy cớ tình hình suy thoái để sa thải nhân viên nữ. Lượng tiền cứu trợ tài chính không nhỏ cũng khiến hình ảnh của Citigroup bị xấu đi, đó là số tiền cứu trợ lớn hơn bất kỳ ngân hàng nào nhận được.

7. AT&T

AT&T nhận phải nhiều phản ứng tiêu cực do dịch vụ 3G yếu kém. Consumer Reports gần đây cho biết AT&T là nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động tồi nhất nước Mỹ đối với hầu hết các loại hình dịch vụ của mình. Theo khảo sát của ChangeWave Research trên 4.000 người tiêu dùng, hãng này cũng có số điểm thấp nhất trong số các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ di động.

8. Bank of America

15 cong ty ghet 05

Bank of America

Bank of America có hàng loạt lý do để nằm trong số những doanh nghiệp bị ghét nhất nước Mỹ. Khảo sát của Zogby/MSN về mức độ hài lòng của khách hàng đã đưa ngân hàng này vào vị trí đội sổ bảng xếp hạng. Nhiều khách hàng phàn nàn về chi phí cao, dù đây là một phản ứng thường thấy đối với các hãng kinh doanh dịch vụ tài chính. Một trong những nguyên nhân khiến công chúng có thái độ tiêu cực với hãng là do số tiền cứu trợ tài chính nhận được. Ngoài ra, Bank of America còn có những hành động vi phạm trong kinh doanh. Cổ phiếu của họ đã mất giá đáng kể so với các đối thủ, khiến cho các nhà đầu tư phải nản lòng.

9. Dell

Chuỗi cửa hàng điện tử của Dell cũng góp mặt trong danh sách này. Niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm máy tính xách tay của hãng suy giảm do sản phẩm phải thường xuyên sửa chữa và một số vấn đề nghiêm trọng khác. Dell vấp phải nhiều phản ứng không mấy tích cực do che đậy báo cáo tài chính sai lệch và vi phạm luật kinh doanh. Theo New York Times, gần đây, Dell đã bán ra không ít máy tính lỗi cho dù nhiều nhân viên của hãng biết điều này. Năm qua cũng là một năm kém hiệu quả đối với cổ phiếu của Dell.

10. Dish Network

Dish Network được đánh giá thấp chưa từng có. Theo khảo sát của MSN/Zogby, 31,2% khách hàng của Dish Network tỏ ra không hài lòng với hãng. Nghiên cứu của Glassdoor cho thấy hình ảnh của công ty đã trở nên rất xấu trong mắt nhân viên. Giám đốc điều hành Charlie Ergen chỉ nhận được được 22% ủng hộ trong số nhân viên được hỏi. Cổ phiếu của họ cũng mất giá.

11. Johnson & Johnson

15 cong ty ghet 06

Johnson & Johnson

Uy tín của Johnson & Johnson bị ảnh hưởng do việc thu hồi nhiều sản phẩm như Tylenol, Motrin và Rolaids. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết J&J đã tỏ ra chậm trễ khi đưa ra các quyết định thu hồi và thông báo đến công chúng. Một vài nhà máy của hãng đã bị kiểm tra về hoạt động sản xuất, đặc biệt là tại Puerto Rico. Giới phân tích của phố Wall cho rằng nhà máy đó có thể bị đóng cửa. J&J nhận phải nhiều nhận xét không mấy tốt đẹp, cổ phiếu của họ cũng kém khả quan trong năm qua.

12. McDonald's

Trong khi thị trường ngày càng đòi hỏi những sản phẩm có chất lượng cao thì sản phẩm của McDonald's lại điển hình cho thực phẩm có hại đối với sức khỏe. Do vậy, McDonald's là một trong những doanh nghiệp bị chỉ trích dữ dội nhất. Trong số 181 doanh nghiệp được xếp hạng, McDonald's có chỉ số hài lòng của khách hàng thấp nhất với 10%. Phản ứng tiêu cực đối với McDonald's đã tăng vọt do phản đối từ cơ quan y tế và bảo vệ người tiêu dùng. Hãng này cũng bị buộc tội dùng đồ chơi miễn phí để thu hút trẻ em đến với các sản phẩm đồ ăn nhanh của mình. Tuy nhiên, bệnh béo phì và các bệnh khác liên quan đến thực phẩm có lượng calo và chất béo cao sẽ dần làm thay đổi thái độ của người tiêu dùng, nhất là khi có một loại thuế đặc biệt được áp lên loại thực phẩm này. Song, có vẻ như công việc kinh doanh của hãng vẫn không hề hấn gì. Năm qua, cổ phiếu của McDonald's vẫn tăng gần 25%.

13. United Airlines

15 cong ty ghet 07

United Airlines

United Airlines chỉ nhận được số điểm 60 trong chỉ số hài lòng của khách hàng Mỹ. Đây là số điểm thấp nhất trong danh sách, bằng với Charter Communications. Chỉ số hài lòng của nhân viên chỉ là 2,1 trên thang điểm 5, đây là số điểm thấp nhất trong danh sách. Sau vụ liên minh với Continential, trước khi thôi chức hồi tháng 10/2010, cựu Giám đốc điều hành Glenn Tilton chỉ có tỷ lệ ủng hộ là 11%.

14. Bristish Petroleum

15 cong ty ghet 08

BP chật vật mới gột rửa tai tiếng sau sự cố tràn dầu.

Bristish Petroleum là hãng điển hình nhất trong danh sách những công ty bị ghét nhất nước Mỹ. Sự cố tràn dầu vịnh Mexico sẽ mãi được ghi nhớ như một trong những thảm họa môi trường nhân tạo tồi tệ nhất trong lịch sử. Nghiên cứu cho thấy công ty nhận phải phản hồi tiêu cực nhiều hơn hầu hết các hãng khác. Hành động của cựu Giám đốc điều hành Tony Hayward sau vụ việc càng làm cho BP phải mang thêm tiếng xấu. Cổ phiếu của BP đã rớt giá hơn 20% trong năm qua.

15. DirecTV

DirecTV chỉ đạt 68 điểm về mức độ hài lòng của khách hàng, giảm 4,2% so với năm trước đó. Hãng truyền hình vệ tinh này nhận được nhiều lời phàn nàn bởi nhiều lý do. Hãng đã tự ý gia hạn hợp đồng với khách hàng lên 24 tháng khi lắp đặt thiết bị mới. Ngoài ra, khách hàng còn thường nhận được những khoản phí bất ngờ như phí hủy chương trình là 480 USD. Đã có rất nhiều ý kiến tỏ ra không hài lòng về hoạt động bán hàng qua điện thoại của hãng. Gần đây, DirecTV đã phải giải quyết vụ việc lừa dối người tiêu dùng về giá cả và chính sách ở tất cả 50 bang.

An Lâm

Theo VnExpress (Quốc tế) - Ngày 11/1/2011