>> Du lịch Mỹ - Mua sắm ở New York
>> Bưu thiếp từ Mỹ - Kỳ 106: Ứng xử đúng kiểu cư dân New York City
>> Chương trình tour du lịch Mỹ tham khảo

Du lịch Mỹ - James Gulliver Hancock, họa sĩ người Úc 35 tuổi đã đề ra một nhiệm vụ cho chính mình: vẽ tất cả cao ốc ở thành phố New York; quả là một công việc tựa "dời non lấp biển", bởi New York có khoảng... 900.000 tòa nhà cao tầng! James Hancock bắt đầu dự án nghệ thuật gần như không tưởng này từ tháng 4/2010 khi đến sống ở Brooklyn. Nay anh đã quay về quê nhà Sydney cùng với vợ và đứa con trai một tuổi nhưng vẫn nuôi tham vọng, có điều anh sẽ tiếp tục vẽ cao ốc New York từ ảnh chụp và từ bản đồ Google Maps.
Ý tưởng ban đầu của dự án, theo James Hancock bắt đầu từ ước muốn "khám phá tính nhân văn bên trong những khối kiến trúc" và giúp cho New York tìm lại những vẻ ngoài thường bị bỏ qua bởi nhịp sống gấp gáp, vội vàng của thành phố này.
Cũng chính ý tưởng đó giúp anh trở nên thân thuộc với chốn cư trú mới từ năm 2010 đến khi quay về Sydney. "Tôi muốn người ta ngắm nhìn những cao ốc ấy và xem cách tôi nghĩ chúng đẹp ra sao".
thu-tinh-gui-new-york
Phố bên sông ở New York
Trong tháng 4/2013, nhà xuất bản Universe ở New York sẽ tung ra thị trường tập sách tranh có tựa Toàn bộ cao ốc ở New York: Những gì tôi đã vẽ cho đến lúc này (All the buildings in New York: That I've drawn so far), giới thiệu hơn 500 cao ốc mà anh đã vẽ ở New York.
Nhưng đó là một con số quá nhỏ nhoi so với hơn 900.000. Liệu những gì chàng họa sĩ người Úc từng hùng hồn tuyên bố chỉ là chuyện đùa? Julie Lasky, phóng viên của tờ New York Times đã có cuộc trò chuyện với James Hancock.
Họa sĩ cho biết:
- Dự án này đã khởi đầu tựa như một kiểu ghi nhật ký. Tôi muốn ghi chép (bằng tranh) những cao ốc mình đã trông thấy và yêu thích. Phần lớn đó là những ngôi nhà bằng đá nâu brownstone ở khu Brooklyn.
Chúng thật sự khiến người ta phải chú ý đến và bắt đầu có những đề nghị tôi vẽ một số cao ốc nào đó. Chính họ đã có những phản ứng thật dễ thương đối với tác phẩm của tôi, chẳng hạn "Tôi chưa hề biết cao ốc của tôi có chi tiết này hay chi tiết nọ...".
* Nhưng có thật là anh sẽ vẽ toàn bộ nhà cao tầng ở New York?
- Tôi đã đi đến nhiều nơi và thích vẽ khi đi đây đó. Thường thì tôi tập trung vào các yếu tố của từng điểm đến: núi non ở Thụy Sĩ, xe đạp ở Berlin, mưa ở London, xe cộ ở Los Angeles.
thanh-thoi-den-new-york4
Khách hàng của DL Hoàn Mỹ bên các cao ốc ở New York
Sau đó tôi cho in lụa những bức vẽ ấy. Tôi đã làm như vậy với cao ốc ở New York và đang tiếp tục. Tôi yêu những cao ốc. Trong số những điều ám ảnh tôi thì nhà cao tầng ở New York là nỗi ám ảnh lớn nhất.
thu-tinh-gui-new-york1
Bìa sách Toàn bộ cao ốc ở New York: Những gì tôi đã vẽ cho đến lúc này
* Như vậy anh sẽ chẳng nhìn thấy kết thúc nào cho dự án nghệ thuật này?
- Rốt cuộc, có lẽ tôi sẽ vẽ tất cả những nhóm kiến trúc chủ yếu ở New York; có cảm giác chính công việc ấy bị lặp đi lặp lại ít nhiều. Có lẽ không nhất thiết phải vẽ từng cao ốc đá brownstone ở khu Park Slope hay từng cao ốc một ở khu Alphabet City của Brooklyn.
Nhưng thật sự thì chúng cũng không giống hệt nhau. Đó chính là điều khiến tôi yêu thích những ngôi nhà cao tầng xây bằng đá brownstone. Bạn hãy nhìn chúng thật gần: những gờ mái của chúng khác nhau, và có lẽ các bậc thang dẫn từ thềm nhà đến cửa chính cũng được xây nhiều cách khác nhau.
Điều đó làm cho những nét vẽ bằng thủ thuật Instagram (một ứng dụng tranh ảnh trên iPhone và mới đây trên điện thoại với hệ điều hành Android) cũng khác. Bạn phải thật tập trung vào những điểm nhỏ nhặt ở các cao ốc khi vẽ chúng.
* Còn những cao ốc xây bằng gạch màu trắng khắp khu East Side thì sao? Anh yêu thích hay ghét chúng?
- Tôi không ghét bất kỳ cao ốc nào. Theo tôi, tất cả các cao ốc ấy đều cho mình điều gì đó. Tôi yêu thích ngay cả những gì thật sự thô bạo cả bên trong lẫn bên ngoài. Tôi tìm thấy ở chúng vẻ thẩm mỹ kỳ lạ...
thu-tinh-gui-new-york2
Cao ốc 200 East đường 32

thu-tinh-gui-new-york3
Cao ốc Flatiron
Theo lời nhà xuất bản Universe, có thể coi cuốn sách Toàn bộ cao ốc ở New York... như một lá thư tình mà James Gulliver Hancock đã gửi đến thành phố này, được thể hiện bằng những tranh vẽ nét độc đáo và đầy quyến rũ mô tả các phong cách kiến trúc cũng như cảnh quan đô thị đa dạng của New York.
Những cao ốc được tác giả vẽ đầy màu sắc, tràn ngập những chi tiết thú vị và lạ lùng. Cuốn sách tranh đầy những khám phá mới mẻ đồng thời cũng đầy những chuyện cũ kỹ đối với những người đọc của thời đại công nghệ thông tin hiện nay.
thu-tinh-gui-new-york4
Tòa nhà 235 West đường 122
Trong cuốn Toàn bộ cao ốc ở New York... có những cao ốc đã thành biểu tượng của New York như tòa nhà chọc trời Empire State Building, tòa nhà Trung tâm Rockefeller, cao ốc Flatiron... cũng như nhiều nhà cao tầng khác đã góp phần làm nên thành phố New York, chẳng hạn các cửa hàng mua sắm đồ thời trang ở khu SoHo, những chợ tấp nập bán mua ở khu Chinatown...
Với giá bìa 19,75 USD, cuốn sách tranh này không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn rất hữu ích đối với những cư dân mới của New York cũng như hàng vạn du khách khắp nơi khám phá nguồn năng lượng và sức mạnh tinh thần của "thành phố không bao giờ ngủ" này.
thu-tinh-gui-new-york5
Tòa nhà của tỉ phú Donald Trump trên đường 69
Ngoài tác phẩm hội họa đã được triển lãm ở nhiều gallery khắp thế giới, James Gulliver Hancock còn vẽ minh họa báo New York Times cũng như cho nhiều khách hàng cao cấp như Công ty Coca-Cola, Công ty đồ nội thất Herman Miller.
thu-tinh-gui-new-york6
James Gulliver Hancock
Có thể xem những tranh vẽ cao ốc New York của anh trên blog có tên "All the Buildings in New York" được đông đảo người truy cập.
Lê Bản - Theo DNSGCT - Ngày 05/04/2013

>> Du lịch Mỹ - Độc đáo Chợ Quincy (Boston)
>> Chương trình tour Mỹ tham khảo
>> Nhận xét của khách hàng về Tour du lịch Mỹ ở Hoàn Mỹ

Du lịch Mỹ - Mùa thu 2013, khi cùng Du lịch Hoàn Mỹ đến thăm Boston, thủ phủ bang Massachussets ở Bờ Đông nước Mỹ, có khả năng bạn sẽ được nhìn thấy một vật lớn bằng gỗ gợi nhớ đến những người khách tha hương thời xửa thời xưa đã góp phần quan trọng trong sự hình thành của nước Mỹ.


tham-boston-nho-khach-1
Mayflower II trở lại bến cảng Plymouth
Đó là chiếc Mayflower II làm lại "y khuôn" chiếc thuyền buồm Mayflower đã chở 102 người châu Âu di dân từ cảng Plymouth, Anh đến một cái vịnh nhỏ ở tít bờ kia của Đại Tây Dương vào trung tuần tháng 11/1620. Nơi đó là Cape Cod. Còn toàn vùng, hồi ấy có tên là New England (Nước Anh mới).

Có nghĩa là, như tàu năm xưa, Mayflower II cũng được thiết kế để có trọng tải sinh lợi 180 tấn, nhưng nó sẽ không vận chuyển 180 thùng rượu rum Nam Mỹ hoặc 180 thùng vang châu Âu như tàu Mayflower nguyên thủy. Nó dài 32m, ngang gần 8m và có 4 cột buồm lớn. Tất cả những gì có thể làm lại được đúng như thuyền buồm thời xưa đều đã được thực hiện, từ gỗ sồi lấy từ Anh qua lớp dầu nhựa trét thân tàu lấy từ Stockholm (Thụy Điển) đến những cây đinh sắt to rèn bằng tay.

tham-boston-nho-khach
Phòng ngủ của thuyền trưởng
Những ngày đầu tháng 8/2013, tức sau 8 tháng vắng bóng, chiếc Mayflower II đã tái xuất hiện ở bến cảng Plymouth Harbor. Có nghĩa là nó lại vật thu hút những đoàn xe ca to đùng chở du khách đến từ nhiều bang ở Mỹ và từ nhiều nước trên thế giới, giúp những cơ sở kinh doanh phục vụ du lịch hồi sinh. Thời gian qua, nó đã phải nằm lì bất động trên một ụ khô ở xưởng đóng tàu Fairhaven Shipyard, Massachusetts để được tu bổ, làm đẹp.

Kinh phí dành cho việc này lên đến 2 triệu USD, chia thành nhiều giai đoạn kéo dài trong 7 năm để đến năm 2020, Mayflower II sẽ là "ngôi sao" ở chương trình kỷ niệm 400 năm ngày những Pilgrims lần đầu đặt chân đến Mỹ. Xây dựng xong tại Brixham, tỉnh Devon, Anh vào năm 1956, thực hiện chuyến hải hành đầu tiên, vượt Đại Tây Dương đến New York, vào tháng 4/1957 nên đến nay toàn bộ phần đáy bằng gỗ sồi trắng của Mayflower II đã bị mục, phải thay mới.

Năm đầu tiên trên đất Mỹ, những người khách tha hương thời thế kỷ 17 ấy đã trải qua một mùa đông thật khắc nghiệt, nhiều người gục ngã. Mùa xuân đến, họ ra sức phát hoang tạo nên đồn điền Plymouth, trồng trọt để rồi đã vui mừng khi được mùa thu hoạch thật tốt. Tháng 11/1621, có 53 người di dân da trắng cùng 90 thổ dân da đỏ tổ chức lễ tạ ơn Thượng Đế, tiệc vui kéo dài suốt 3 ngày. Và từ đó lại ra đời Thanksgiving Day, tức Ngày lễ Tạ ơn, mừng vào ngày thứ 5 của tuần lễ thứ tư trong tháng 11, rất quan trọng trong cuộc sống của người Mỹ (năm nay Thanksgiving Day là ngày 28/11/2013).

Khôi Việt - Theo DNSG - Ngày 20/08/2013

>> San Francisco - đi một thấy mười
>> Hai việc nên làm khi du lịch San Francisco
>> Chương trình tour du lịch Mỹ tham khảo

Du lịch Mỹ - Một lần cùng Du lịch Hoàn Mỹ chu du đến San Francisco, thành phố cảng đẹp nổi tiếng thế giới, hẳn là bạn sẽ có nhiều ngỡ ngàng khi khám phá Chinatown.
Chinatown ở thành phố này được cho là "phố Tàu" lâu đời nhất ở toàn khu vực Bắc Mỹ, và là nơi tập trung nhiều người gốc Hoa nhất ở ngoài châu Á. Tọa lạc giữa khu phố Tàu này là Portsmouth Square với đủ hình ảnh, âm thanh, màu sắc và cả hương vị (điển hình là mùi vịt quay, mùi nhang, mùi thuốc bắc... và không thiếu mùi rác rến) của một phố Tàu đích thực.
pho-tau-o-san-francisco
Ấy vậy mà chỉ cần tiếp thêm vài chục bước chân thì bạn đã thấy mình đứng giữa một phố Tây với hàng loạt những cửa hàng thời trang "hàng hiệu", quán cà phê hảo hạng. Vâng trong Chinatown San Francisco, bạn dễ dàng, nhanh chóng dịch chuyển từ thế giới phương Đông sang thế giới phương Tây.
Thật thú vị vì Chinatown vừa là địa chỉ du lịch, vừa là nơi an cư lạc nghiệp và còn là khu shopping. Dĩ nhiên không thể thiếu những không gian để thỏa mãn thú ăn uống, từ quán mì hoành thánh khiêm tốn ẩn mình trong cái lõm nhỏ giữa bức tường dày đến nhà hàng dim sum thật tráng lệ. Lo cho người sống nhưng không quên bổn phận với người thân quá cố, nên trong phố Tàu cũng không thể thiếu những cửa hàng chuyên bán vàng mã...
Có cả cửa hàng bán máy computer, túi xách hàng hiệu, xe sang, rượu thượng hảo hạng và rất nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm giá rẻ hút nhiều khách tây, chẳng hạn như que gãi lưng hình bàn tay, tượng Phật bằng plastic... Và Chinatown hoàn toàn biến thành phố Tàu đích thực vào dịp Trung thu và Tết Nguyên đán.
Càng thú vị hơn khi biết thêm rằng Chinatown ở đây đã tồn tại hơn một thế kỷ, thậm chí sống sót qua trận động đất kinh khủng năm 1906. Nó đã hồi sinh với thêm nhiều chùa, nhiều đền thờ. Sử sách cho biết người Hoa đến đây lập nghiệp từ những năm 1840, chủ yếu kiếm sống với nghề phu xây dựng đường sắt nối liền bờ Tây với bờ Đông.
Thời xửa thời xưa ấy, lãnh thổ nay gọi là tiểu bang California với các đô thị phồn vinh San Francisco, Los Angeles đã là hai trong số những điểm tập trung đầu tiên của họ. Nhưng trước đó nữa, cũng đã có nhiều người Hoa đến Mỹ hòa vào dòng người di dân đổ xô đi đào vàng. Những gia đình người Hoa đến đây định cư, thành đạt rồi chuyển đến nơi cư trú cao cấp hơn, nhường chỗ lại cho những Hoa kiều đến sau. Mà ngày nay, trong phố Tàu không chỉ có người Hoa mà còn là nơi định cư của nhiều dân tộc châu Á.
Nếu như người Mỹ gốc Hoa chỉ chiếm khoảng 1% tổng dân số Mỹ ngày nay thì càng ngạc nhiên khi biết hầu như mọi thành phố lớn ở Mỹ đều có Chinatown. Nhưng Chinatown ở San Francisco là nổi nhất, nổi đến độ mỗi năm, cạnh tranh thu hút được nhiều du khách quốc tế hơn cả một kỳ công kiến trúc rất nổi tiếng, cũng ở San Francisco, đó là cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge).
Nhắc đến các từ này thì nhớ đến cơ sở sản xuất mỗi ngày 20.000 chiếc bánh Golden Gate Fortune Cookie Factory đã tồn tại qua hơn 4 thập niên. Vào đây mua bánh, chụp ảnh, bạn nhớ "cống nộp" 50 cent.
Huy Văn - Theo DNSG - Ngày 10/08/2013