Ngày 15/5, Tòa án bang này đưa ra tuyên bố, các cặp đồng tính có thể kết hôn với nhau.

Các cặp đồng tính xuống đường nhảy múa. Ảnh: AP.

Ngay sau khi tòa đưa ra quyết định, những người thuộc thế giới thứ ba đổ ra đường ăn mừng trong nước mắt và bằng những cái ôm, nụ hôn hạnh phúc. "Chúng tôi yêu nhau và theo luật pháp, cũng có quyền lợi bình đẳng như bao người khác. Chúng tôi sẽ kết hôn với nhau", Robin Tyler, một phụ nữ đồng giới, vui mừng cho biết.

Một nhóm người đã đổ ra quảng trường lớn của thành phố để ăn mừng thắng lợi. Bên ngoài tòa án, mọi người ôm chầm lấy nhau nhảy múa.

Thị trấn Castro ở San Francisco được xem là trung tâm của những người đồng giới. Sau khi biết được tin vui trên tivi, Tim Oviatt bật khóc vì quá vui mừng: "Tôi đã chờ đợi thời điểm này quá lâu rồi. Bây giờ là những giây phút quyết định cuộc đời tôi", anh nói.

Ngay chiều hôm đó, các cặp đồng tính nam và nữ đã bắt đầu đặt chỗ ở City Hall (San Francisco) để là người đầu tiên nhận được giấy phép kết hôn. Ở West Hollywood, những người ủng hộ cho quyết định này đã lên kế hoạch phục vụ bánh cưới cho các cặp đồng tính.

Vui mừng sau quyết định của tòa án. Ảnh: AP

Năm 2004, Massachusetts trở thành bang đầu tiên cho phép những người đồng tính kết hôn. Có hơn 9.500 cặp đã tổ chức hôn lễ hợp pháp nhờ quy định này. Tuy nhiên, bang California vẫn còn xem xét hiệu lực của quy định trong một bang có 38 triệu dân và những thay đổi về xã hội, văn hóa.

Thị trưởng thành phố San Francisco, ông Gavin Newsom, phát biểu trước đám đông tại City Hall: "Đây là vấn đề liên quan tới đạo đức. Khi bang California tiên phong thì các bang khác ở Mỹ cũng sẽ làm theo. Điều đó là tất yếu. Bây giờ, quan niệm về vấn đề này cũng thoáng hơn. Mối quan hệ đồng tính vẫn diễn ra dù bạn có thích hay không". Theo số liệu điều tra dân số năm 2006, tại California, có khoảng 108.734 cặp đồng tính.

Luật sư Jennifer Pizer cho biết, không giống như bang Massachusetts, California không yêu cầu giấy đăng ký kết hôn, tức là những người đồng giới trên khắp nước Mỹ có thể tới bang này để làm lễ cưới.

Tuy nhiên, James Dobson, chủ tịch nhóm đạo cơ đốc bảo thủ lại gọi quyết định này của tòa là một điều xúc phạm: "Điều này hãy để cho người dân California quyết định hơn là việc ban hành hiến pháp sửa đổi. Sau đó, họ có thể tự bảo vệ bản thân mình từ những ví dụ mới nhất của sự chuyên quyền pháp luật này".

Chiếc bánh cưới của các cặp đồng tính có cắm cờ bang California và lá cờ của những người thuộc thế giới thứ ba Ảnh: AP.

Những người phản đối đám cưới đồng giới có thể yêu cầu tòa cấp cao xem xét lại. Nếu tòa án từ chối, các cặp đồng tính có thể tiến hành lễ cưới trong vòng 30 ngày. Khoảng thời gian này là thích hợp để luật pháp đưa ra quyết định cuối cùng.

Quyết định hôm thứ năm có thể làm thay đổi động lực trong cuộc chạy đua chức tổng thống bằng việc tạo ra phản ứng dữ dội giữa những người theo tư tưởng bảo thủ và lôi kéo họ vào cuộc bỏ phiếu với số phiếu lớn.

Phát ngôn của ứng cử viên Đảng Cộng hòa John McCain, người ủng hộ đám cưới đồng tính tiết lộ: "Nghị sĩ Arizona không tin các vị thẩm phán sẽ đưa ra quyết định này". Còn các chiến lược gia của hai ứng cử viên Đảng Dân chủ Barack Obama and Hillary Rodham Clinton lại cho rằng vấn đề kết hôn này nên để cho các bang tự giải quyết.

Trước đây, tòa án ở New York, New JerseyWashington không cho phép các đám cưới này diễn ra. Nhưng hiện nay, 10 bang đã công nhận đám cưới của các cặp đồng tính hợp pháp.

Theo AP, thư ký bang California hy vọng, quy định sẽ có hiệu lực vào cuối tháng 6. Tuy nhiên, chưa chắc chắn việc những người ủng hộ có thu thập đủ chữ ký để điều luật sửa đổi này được bỏ phiếu kín hay không.

(Theo Minh Phương – Ngoisao.net)

1. Địa hạt Đá Đỏ Red Rock Country ở Sedona, bang Arizona

Hầu như đã thành thông lệ cho các bộ phim, khi Hollywood muốn có những cảnh quay tuyệt mỹ về miền Tây nước Mỹ thì đều chọn Sedona, một địa danh mà không nơi nào có được. Bắt đầu từ bộ phim “The Call of the Canyon” vào năm 1923, đã có hàng trăm bộ phim và các chương trình truyền hình xoay quanh thị trấn này.

Lý do tại sao Hollywood lại chọn Sedona, vì vùng này có nhiều hẻm núi cực đẹp, những núi cát sa thạch thay đổi theo hướng gió thổi mỗi giờ, tạo nên nét đặc trưng rất riêng của miền Tây. Khoảng 11.000 năm, trước khi ống kính máy quay camera khám phá ra Sedona, người bộ lạc Indian ở Mỹ đã định cư ở đây.

Nhưng ngày nay, nơi này là vùng đất của những nghệ sĩ và dân cư hợp pháp, hiện diện đủ các nền văn hóa và các chương trình nghị sự nhưng chỉ có duy nhất một vấn đề luôn được quan tâm: nét hoa lệ của cảnh quan thiên nhiên như tiếng gió thổi qua các hẻm núi, phong cảnh huy hoàng lúc hoàng hôn, những vách đá màu vàng nâu nhô mình lên từ nền sa mạc....

2. Bức tranh Washington về đêm ở Pittsburgh

Trong một đất nước có nhiều đô thị thịnh vượng như Mỹ thì Pittsburgh có lẽ là thắng cảnh đẹp đứng thứ hai. Đứng trên chóp núi Washington, khu sườn đồi dốc hiện lên ở phía nam của Pittsbusgh, ấn tượng không thể nào quên về những dòng sông Allegheny và Monongahela tạo nên một Ohio hùng mạnh.

Những dòng sông tại vùng Tam Giác Vàng rực rỡ, là nơi tụ hội của vô số tòa nhà chọc trời. Vào ban đêm, khung cảnh của không dưới 15 cây cầu lung linh dưới ánh điện.

Cách đây một thế kỷ, Pittsburgh bị một màn khói dày đặc bao trùm, vì vậy người ta phải bật sáng những ngọn đèn đường cả ngày lẫn đêm. Theo đà lớn mạnh, Pittsburgh đã trở thành một “chàng khổng lồ” Goliath về lĩnh vực công nghiệp.

3. Thượng sông Mississippi

Là thắng cảnh xinh đẹp đứng hàng thứ 3 ở Mỹ. Đây là một trong những tuyến đường đẹp nhất nước Mỹ, với những làn gió thổi qua các vùng đồi, vượt qua các tòa tháp băng qua thị trấn đã được hình thành vào thế kỷ XIX. Những nơi này ít nhiều đã được đề cập trong lịch sử nước Mỹ.

Khu vực này còn có những ngôi mộ của người Indian cổ đại nằm trong các công viên, những ngôi làng hai bên bờ sông với các mô típ kiến trúc kiểu Gô-tích, một kiểu kiến trúc hình thành từ thời hoàng kim của hoạt động thương mại trên sông.

Ở Galena, có đến 85% các tòa nhà được liệt kê vào danh sách các di tích lịch sử của Mỹ. Tại Trempealeau, Wisconsin, khách sạn Trempealeau từng là thiên đường cho cánh ngư phủ kể từ năm 1888....

4. Vùng duyên hải Na Pali của Hawaii

Nằm giữa những rặng san hô, những bãi biển xinh đẹp và đỉnh núi lửa bị sương mù che khuất trên hòn đảo cổ nhất Hawaii là những gì mà nhiều người có thể cảm nhận về một thiên đường. Dọc theo con đường mòn Kalalau trên vùng duyên hải Na Pali của Hawaii, là những rặng núi xanh mát trông thẳng ra biển Thái Bình Dương.

Làm một chuyến đi bộ trên đảo, sẽ bắt gặp ngọn thác Hanakapi'ai đổ nước xuống một cái hồ pha lê và phong cảnh nên thơ của những loài hoa nhiệt đới ven sườn đồi, sự phối hợp của màu sắc và ánh sáng đã tạo nên một bức tranh tuyệt tác...

5. Cầu Cổng Vàng ở San Francisco

Là một công trình kỳ vĩ, thần tượng nghệ thuật trang trí, tượng đài của sự tiến bộ: cầu Cổng Vàng nối liền San Francisco và Thái Bình Dương, cây cầu này là biểu tượng hoành tráng của một trong những thành phố hàng đầu thế giới.

Cây cầu hoàn thiện vào năm 1937, với chi phí là 35 triệu USD. Cầu có 2 tòa tháp đôi cao 750 foot, và được nâng đỡ bởi một mạng lưới cáp treo dày đặc trông như dây đàn, cầu Cổng Vàng không giống với bất kỳ công trình xây dựng nào. Với chiều dài 4.200 foot, đây là cây cầu treo dài nhất thế giới trong 70 năm. (Hiện nay, cầu Cổng Vàng đứng ở vị trí thứ 7).

6. Ngôi làng Grafton ở Vermont

Trong số những thắng cảnh được ưa chuộng nhất trong các tác phẩm nghệ thuật về thiên nhiên là Grafton, vì đây là một trong những ngôi làng xinh đẹp nhất nước Mỹ, và nhờ có những nỗ lực không mệt mỏi của tổ chức phi lợi nhuận Windham Foundation mà ngôi làng này được bảo toàn hầu như nguyên vẹn.

Tổ chức này đã phục hồi hơn 50 công trình lịch sử, bao gồm có Quán trọ cổ tại Grafton, nơi có tuyến xe ngựa dừng để tham quan. Một công trình nổi tiếng khác là xưởng chế biến phomát của làng Grafton, ngoài ra còn có hai nhà thờ Tân giáo hoành tráng, một bảo tàng thiên nhiên, các phòng trưng bày nhỏ.

7. Hồ Jenny ở Vườn Quốc Gia Grand Teton, bang Wyoming

Nước Mỹ có nhiều dãy núi cao và lâu đời hơn núi Teton, song không có nơi nào gây được cảm xúc hơn dãy núi này. Những triền núi lởm chởm được hình thành từ cách đây 6 đến 9 triệu năm. Với hàng tá ngọn núi cao 12.000 foot, hình thành từ các đợt phun trào các khối đá granite. Hồ Jenny nằm ở phía trái.

Tên hồ là tên một người bẫy thú vào thế kỷ XIX. Hồ khá hoang sơ, dài 2,5 dặm, mặt nước phẳng lặng như gương. Đây là nơi ưa thích của các tay bơi xuồng, đi bộ và các cặp đi hưởng tuần trăng mật. Hồ Jenny nổi tiếng với các loài nai sừng tấm và loài thiên nga thổi kèn. Loài thiên nga này là một trong những viên ngọc quý của hệ thống vườn quốc gia nơi đây.

8. Từ Key Largo đến Key WestFlorida

Mặc dù đây chỉ là một vùng đất nhỏ song có nhiều thứ đáng để xem, đó là những rặng san hô, hươu, lợn biển, những cây cọ bạc. Florida là một địa danh mà khách du lịch có thể cảm nhận nơi này không giống như các nơi khác trên đất Mỹ.

Với những vùng bãi biển nhiều nắng ấm cảnh hoàng hôn và thái độ nồng hậu của cư dân địa phương đã quyến rũ du khách tới đây. Đường mòn Appalachian ở vườn quốc gia Great Smoky

Vượt qua 14 tiểu bang từ Georgia đến Maine, toàn bộ tuyến đường mòn Appalachian được đánh giá cao như là những viên ngọc quý. Con đường mòn này do một nhà đi bộ là Benton Mackaye đề xuất vào năm 1921, dùng cho mục đích giao thương với các tiểu bang miền Đông nước Mỹ vào năm 1937.

9. Mái vòm Clingmans Dome

Nằm tại rìa phía đông của bang Tennessee, cao 6.643 foot, Clingmans Dome cũng là điểm cao nhất dọc theo tuyến đường mòn dài 2.172 dặm này. Bao bọc trong khu Vườn quốc gia Smoky là hơn 4.000 loài thực vật, 230 loài chim và khoảng 65 loài thú có vú.

Từ trên đỉnh Clingmans Dome, những tay đi bộ có thể quan sát toàn cảnh thế giới hoang dã bên dưới như nó đã có từ cách đây 100 năm, những vạt rừng rậm đan xen nhau, tạo nên một vẻ bí hiểm và thôi thúc sự tò mò khám phá của con người.

10. Các quảng trường ở Savannah

Ẩn mình bên những cây sồi, và mùi thơm dịu của hoa mộc lan là những công trình mang tính lịch sử, có đến 22 quảng trường tạo nên những khu vườn bí mật. Đây là nơi diễn ra các buổi họp mặt, và là một trong những điểm du lịch thu hút khách bởi quảng trường Pulaski, tên gọi của anh hùng dân tộc Gen.

Casimir Pulaski. Tại quảng trường Chippewa, có bức tượng của các nhà sáng lập là Georgia và James Oglethorpe, những người đã bày tỏ lòng kính trọng trong một buổi lễ ăn mừng chiến thắng Savannah trên đường phố vào thế kỷ XVIII.

(Theo Nguyễn Thanh Hải – An Ninh Du lịch)

Những tô phở "cỡ Mỹ" to đùng như cái chậu với đầy đủ tương ớt, giá trụng, hành ngò. Từ bờ Đông đến bờ Tây nước Mỹ, người Việt đi đến đâu, phở đi đến đó. Món ăn quốc hồn quốc túy Việt đã đi vào từ vựng của người Mỹ, với giọng đọc ngô nghê không dấu: "Phơ!".

Hành trình tìm phở Mỹ có thể bắt đầu từ lời giới thiệu của bạn bè, nhân viên khách sạn hoặc từ... Internet. Vào Google tìm phở tại từng thành phố ở Mỹ, bạn có thể thấy dãy kết quả dài dằng dặc. Cứ việc gõ chữ Pho vào cũng được, rất nhiều nhà hàng để chữ Pho trên bảng hiệu của mình và đăng ký với các website tìm kiếm địa phương. Tại Mỹ, Yahoo cho bạn kết quả với tên nhà hàng, số điện thoại, địa chỉ và cả bản đồ lẫn chỉ dẫn đường đi từ nơi bạn đang ở đến đó, kèm theo thời gian đi dự kiến bằng xe hơi.

Ở khu mua sắm ăn uống George Town có thể nói là cao cấp của thủ đô Washington, có 2 nhà hàng thức ăn Việt nằm ngay cạnh nhau, và cả hai đều có bán phở. May mắn cho những ai có bao tử nhỏ, Saigon Inn (George Town) có bán phở tô nhỏ, tức là bằng tô... bình thường ở trong nước. Nước lèo mùi vị cũng đậm đà lắm, nhưng chỉ tội một điều là thịt gà đông lạnh nên không có vị gì cả, ăn như nhai gỗ.

Ở Oklahoma City, nơi khá đông người Việt sinh sống, nhà hàng phở đầy rẫy trong quận châu Á gần khu vực Đại lộ Classen: Phở Hòa, Phở Bình, Phở Thái Nguyên (hay Thái Nguyễn không chừng), thậm chí nhà hàng tên rất Nhật là Mirama cũng bán phở luôn. Tiệm Phở Hòa Oklahoma City treo một bảng hiệu có chữ "Phở Hòa" rất to bằng sơn mài ngay quầy tính tiền. Thực đơn thì ôi thôi đủ cả: tái nạm, tái gầu, tái gân, tái chín, bò viên và tất nhiên là có tô "đặc biệt" gồm đủ các thứ.

"Cho hai tô đặc biệt size xe lửa đi!", anh Việt kiều kêu. Tô "xe lửa" ở đây to bằng cái chậu nhỏ, đầy tú hụ và thơm ngào ngạt. Nếm thử thì thấy quả là không hổ danh phở Hòa, ngon ngọt nước xương, thịt bò mềm. Tô phở size Mỹ thì gia vị cũng size Mỹ: giá trụng to và dài, ngò to tướng, rau thơm cũng vậy, tất cả đều được trồng tại Mỹ. Ớt sa tế ở đây cũng y như ở trong nước, có điều không được cay cho lắm. Bình tương ớt cũng to, với đủ chữ Anh chữ Tàu chữ Việt trên đó, nhưng hương vị thì đúng là tương ớt thứ thiệt. Để tráng miệng (nếu ai đó còn sức ăn tiếp sau khi "làm" xong tô "xe lửa"), các nhà hàng đều có các món rất phổ thông như sâm bổ lượng, chè đậu...

Kansas City (bang Missouri) cũng là nơi dừng chân của phở. Các nhà hàng Việt ở khu trung tâm cũng như ở Westport đều có bán. Nước lèo cũng thơm ngon, nhưng bánh phở thì thua xa bánh phở Oklahoma City. Nhà hàng Vietnamese Bistro ở Westport trang trí rất đẹp với các tranh phong cảnh Việt Nam thứ thiệt là nơi thu hút khá đông thực khách Mỹ. Ngày tôi đến ăn, có cả một bữa tiệc toàn người Mỹ tổ chức tại đây, và người ta hồ hởi ăn cả phở lẫn các thứ bún bò Huế, bún thịt nướng, gỏi cuốn... có trong thực đơn.

Các quán phở Mỹ không có kiểu người làm đứng sau quầy băm băm chặt chặt (và lau tay, lau thớt, lau dao bằng cùng một cái khăn không rõ màu gì) ngay trước mặt thực khách như ở ta. Mọi thứ đều diễn ra sau bếp, nơi dụng cụ làm việc đều phải quy chuẩn hóa. Trong toilet ở nhiều quán còn có dòng chữ "Nhân viên sau khi đi toilet phải rửa tay sạch trước khi làm tiếp" bằng tiếng Anh, có lẽ phần nào để trấn an nỗi e ngại vệ sinh của người Mỹ, vốn đi đâu cũng kè kè một lọ thuốc xoa tay "để giết vi trùng khi không có điều kiện rửa tay".

Phở ở Mỹ nên cũng phải có tên Mỹ: quán Phở USA ở San Jose, chỉ cách tổng hành dinh của hãng vi tính Sun Microsystems vài bước chân, mở cửa từ năm 2001 cũng đắt khách và từng được báo chí địa phương tìm hiểu.

Giá cả ư? Phở Mỹ thì giá Mỹ, một tô thường vào khoảng 5-8 USD, trừ những nơi đặc biệt sang trọng thì cao hơn nữa. Với số tiền đó, bạn có thể ăn được ít nhất cũng 2 tô phở (đắt tiền) hoặc... 10 tô phở rẻ tiền ở ta. Nhưng nếu so sánh với các món ăn khác, thí dụ như beafsteak Oklahoma hay thịt bò BBQ Kansas thì phở cũng còn rẻ chán, và đặc biệt ngon đối với những bao tử Việt Nam xa nhà lâu ngày. Ngay trung tâm New York đắt đỏ, quán Phở 89 (89 Đông Broadway) cũng đưa ra giá khá mềm chỉ khoảng 5 USD một tô "xe lửa". Đặc biệt ở đây còn có phở tôm, phở “đồ biển" và cả phở chay.

Theo Thanh Niên, người Mỹ cũng "hảo" phở lắm, dù họ chẳng thể phát âm dấu hỏi của từ này. Sức cạnh tranh của món ăn Thái, Ấn, và nhất là Trung Hoa rất lớn. Tỷ lệ nhà hàng Trung Hoa so với nhà hàng Việt Nam ở Mỹ ít nhất là 6:1, trừ quận Cam ở California vốn là nơi ra chợ không cần nói tiếng Anh, chỉ nói tiếng Việt cũng đủ. Tuy nhiên, các nhà hàng Việt Nam ở Mỹ đủ mạnh để trương biển "Món ăn Việt Nam" đàng hoàng chứ không đến nỗi phải "đánh du kích" như đa số các nhà hàng Việt ở châu Âu, vốn chỉ đề "Món ăn châu Á" hay thậm chí còn đề "Món ăn Hoa - Thái" bên ngoài nhưng bên trong bán đồ ăn Việt.

Ít nhất cho đến giờ này phở đã đi một chặng đường dài, từ một dọc bờ Đông New York, Washington D.C., qua miền Trung Tây (Oklahoma, Missouri) vòng xuống Houston (Texas), vòng lên California ở bờ Tây nước Mỹ. Nếu một ngày kia, các chuyến bay quốc tế của Vietnam Airlines có phục vụ phở trên máy bay, chắc chắn phở sẽ còn "bay" xa nữa...

(Theo Hà Nguyên – Thanh Niên Online)

Los Angeles (L.A.) là nơi mà vào bất cứ ngày nào trên các đường phố cũng có khoảng 150 bộ phim đang quay, chưa kể đến vô số các show truyền hình. Bạn có thể nghĩ rằng - như bạn từng đọc hoặc nghe - thủ đô điện ảnh thế giới chính là con đường lát gỗ Venice dọc theo bãi biển và những anh chàng sống tốt chỉ nhờ nghề trông xe hơi trước cổng các khách sạn đắt tiền; là Hollywood và những chai rượu vang hảo hạng; là hãng phim Universal Studio trứ danh và đại lộ Melrose; là xứ sở của những ngôi sao điện ảnh Ashton, Demi, Jolie, Brad Pitt... Toàn là những thứ không dành cho bạn?


Thế thì bạn đã nhầm to - những thứ bạn có thể có ở L.A. cũng nhiều như tất cả các giấc mơ tồn tại trên thế giới. Thành phố 3,8 triệu người này là một Alexandria hiện đại - nơi những câu chuyện, những mùi vị và cả bầu không khí quyến rũ của mặt trời lẫn sự xa xỉ, sẽ khiến bạn, dù không muốn, cũng có cảm giác mình là một ngôi sao.

Dù L.A. có đến hơn 300 bảo tàng (nhiều hơn bất cứ thành phố nào trên thế giới) nhưng tinh thần văn hóa vẫn cứ tràn ra đường. Bạn có thể thấy nó ở khắp nơi, từ những bức tường không tên đầy màu sắc đến Bergamot Station Arts Center trên đại lộ Michigan, nơi các trường phái nghệ thuật tiên tiến nhất xưng danh.

Hãy dừng chân ở Book Soup, cửa hàng sách được ưa thích nhất L.A. trên đại lộ Sunset. Đi dạo giữa các bụi cây hay lội qua những dòng suối trong các hẻm núi ở khu giải trí Santa Monica. Mua cho người yêu hay vợ vài đồ mỹ phẩm xịn ở cửa hàng Santa Monica - sự lựa chọn của các minh tinh - trên đại lộ Montana. Thưởng thức những tuyệt chiêu ẩm thực của L.A. tại nhà hàng Apple Pan trên phố West Pico hay Lucques trên đại lộ Melrose. Đến It's a Wrap trên phố Magnolia, mua một vài món đồ cũ của các ngôi sao -người thân của bạn sẽ rất thích thú với một món quà từ chính thần tượng của họ.

Nhưng dù đi đâu, bạn cũng đừng quên một lần đón hoàng hôn tại quán cà phê Getty Center. Ngồi ở đây, ngắm biển Thái Bình Dương ngoài xa và thành phố L.A. dưới chân mình, bạn sẽ có cảm giác Thành phố của Những Thiên Thần đang cất cánh.

Thăm viếng hồn ma

Nghĩa trang vĩnh cửu Hollywood là một nơi để chơi chứ không phải để sợ. Hollywood không làm phim như người khác, và vì thế, cũng không xây nghĩa trang theo thói thường. Ở đây, người ta vẫn mang đồ đến ăn chiều, vừa nghỉ ngơi dưới bóng cây vừa xem những thước phim cũ chiếu trên tường. Và sau đó, nếu thích thì đến thăm phần mộ của những ngôi sao của những thước phim mà bạn vừa xem như Rudolph Valentino, Tyrone Power, Jayne Mansfield hay Douglas Fairbanks.

Xem phim kinh điển

The Egyptian là rạp chiếu phim đầu tiên được xây trên đại lộ Hollywood. Bây giờ, nó là nơi chuyên chiếu những bộ phim kinh điển. Và theo đúng lối cũ, trong các buổi chiếu, rạp sẽ mời những người từng tham gia vào bộ phim đến nói chuyện. George Clooney, Peter Fonda hay Ron Howard là những vị khách quen ở đây. Đơn giản bởi họ có quá nhiều phim hay.

Cả nước Mỹ chiêm ngưỡng bạn

Nếu may mắn mua được một vé vào trường quay dự một liveshow truyền hình, bạn sẽ có cơ hội để cả nước Mỹ, thậm chí là cả thế giới nhìn (thoáng) thấy bạn. Tất nhiên là với điều kiện bạn phải ăn mặc lịch sự, ngồi hàng ghế đầu, và không xấu mã lắm.

Quay về quá khứ

Philippe là một nhà hàng Pháp mà ngay khi đặt chân vào, bạn sẽ có cảm giác mình đang quay lại quá khứ. Từ những chi tiết nhỏ nhất đến không gian chung, từ những bức tranh trên tường đến cái sàn dưới chân, tất cả đều cũ kỹ như L.A của những năm tháng vàng son. Bất chấp các xu thế thời thượng, Phillipe đứng lánh ra một bên đường thời gian, dửng dưng trước mọi thay đổi. Nó là nó, như đã từng là nó.

Xếp hàng mua hot - dog

Hãy ghi nhớ địa chỉ này: Pink's , nơi có hot - dog ngon nhất L.A, và chỉ với 4USD/suất. Chỉ có điều bạn sẽ phải xếp hàng hơi lâu. Nhưng có hề chi, chính trong một lần xếp hàng như thế ở Pink's mà Bruce Willis đã cầu hôn Demi Moore đấy.

Xuôi dòng kênh đào Venice

Nhiều người vẫn ngạc nhiên tại sao ở L.A. lại có một kênh đào tên là Venice. Xin thưa, vì người đào nó, năm 1904, là anh chàng mơ mộng Abbot Kinney gốc Italia. Đi dọc kênh đào dài gần 6.500 m này bạn sẽ có cảm giác như bước vào một cuốn truyện kể về những cây cầu, những ngôi nhà, những khu vườn, những dòng nước. Cảnh đẹp nhất của kênh Venice là khi chiều xuống, và những ngôi nhà bắt đầu lên đèn.

Thư giãn nơi hẻm núi

Hẻm núi Topanga cũng là L.A, nhưng là một L.A trái ngược với những gì bạn trông đợi. Nơi đây, tiếng ồn và nhịp sống chóng mặt của thành phố sẽ được thay thế bằng những cây sồi và những dãy núi bao bọc quanh mình. Trên đường đến Topanga, đừng quên rẽ vào quán Inn of the Seventh Ray. Có thể cái bàn bạn ngồi ăn lót dạ chính là nơi các huyền thọai nhạc rock những năm 1960-1970 như Neil Young, Fleetwood Mac... từng ngồi.

Mua đồ

Các cửa hàng ở phố Abbot Kinney bán những thứ đồ cũ độc đáo nhất thế giới, từ poster của một bộ phim Ý đến đồ gỗ kiểu châu Âu giữa thế kỷ19. Còn Fred Segal's lại là một mảnh của thiên đường (bán lẻ) ở L.A. Nếu như bạn không mua được cái gì ở đây (mà điều này khó xảy ra lắm) thì ít ra cũng có thể tận mắt ngắm nhìn một vài ngôi sao của Hollywood. Họ cũng rất sẵn lòng tặng bạn chữ ký.

(Theo Lê Dung – DDDN)


Du khách định thăm Mỹ thường được các hãng du lịch tư vấn: du lịch văn hóa tài chính thì đến New York, nghỉ mát dưỡng sức thì đến Miami, vui chơi giải trí thì đến Los Angeles, còn tham quan mua sắm thì đến Chicago.

Từ lâu Chicago đã được mệnh danh là “Thiên đường mua sắm” của Mỹ. Các cô các bà còn gọi Chicago là “Tầng trời thứ bảy”, ý nói ở đây có đủ các thứ lạ đẹp mà mình yêu thích, có thể sắm được.

Chicago thực ra là một thành phố công nghiệp lớn của Mỹ với hơn 3 triệu dân thuộc bang Ilinois miền Bắc nước Mỹ, gần hồ Michigan. Chính vì có đủ loại công nghiệp nên sản phẩm hàng hóa rất nhiều, từ máy bay Boeing khổng lồ đến thỏi son môi thứ “xịn”... Chicago có một con đường đặc biệt gọi là “Magnificent Mile” (Dặm đường lộng lẫy) nối phía bắc thành phố tới gần hồ Michigan rộng đẹp. Trên con đường này có hơn 450 cửa hàng, siêu thị, cao ốc, bán gần như đầy đủ mọi thứ hàng hóa công nghiệp đẹp, sang trọng và tốt nhất thế giới. Chủ một cửa hàng trên Magnificent Mile, bà Annie Opalt-chenski cho biết: “Bạn muốn thuê một cửa hàng để buôn bán trên đường này phải trả không dưới 2.000 USD/m2 một tháng!”.

Chicago còn có tháp Sears bán thời trang trứ danh, tháp Water Tower Place bán quà lưu niệm thượng vàng hạ cám có khu Nike Town bán giày dép xịn đủ loại... Chicago có trụ sở của hãng máy bay Boeing, của hãng Motorola, của hãng Mc Donald, hãng dược Abbott khổng lồ... Ngày đêm 24/24 giờ thành phố Chicago luôn náo nhiệt với khách mua sắm, buôn bán, làm ăn. Ông Paul O’Connor, Giám đốc Trung tâm thương mại thế giới Chicago nói: “Người ta đến Chicago không phải để vui chơi lãng mạn, mà đến đây là để mua sắm, tính toán một cách khôn ngoan nhất”.

Du khách sẽ rất bất ngờ khi đến Chicago mua được một lọ nước hoa xịn chính hiệu của Pháp (Chanel chẳng hạn) rẻ hơn nhiều so với mua ở Paris. Hoặc mua một đôi giày ItalyChicago rẻ hơn mua ở Milan! Phi trường O’Hare của Chicago mỗi năm đón khoảng 67 triệu lượt hành khách, đa số là du khách đến “Thiên đường mua sắm” Chicago để mua hàng xịn, giá tương đối!

(Theo Tuần báo Du lịch)

Có nhiều bằng hữu đề nghị tôi xin kể lại chuyến du lịch tình cờ của tôi vừa qua vì đã có dự định làm một chuyến đi chơi tương tự. Tôi xin viết lại đôi điều về chuyến đi chơi rất rẻ tiền của tôi cho quí bạn nghe chơi.

Hơn một tháng trước có người bạn gọi tôi hỏi: “Có cái khách sạn hạng sang bao cho ăn ở gần như free, cho đi cruise trên biển Long Beach có ăn buổi tối trên tàu, cũng free luôn, ưng đi chơi không?” Nếu là quí bạn thì quí bạn sẽ trả lời làm sao? Số là như vầy, thành phố cờ bạc Laughlin, nằm ở ngả ba biên giới California, Neveda và Arizona có cái promotion đi chơi 4 ngày 3 đêm tại đó, với giá vé $60 ($60 cho 2 người), bao gồm khách sạn (ở 2 người một phòng, chỉ trả thuế, khỏi trả tiền phòng), bao ăn hai buổi buffet (tên gọi các quán ăn mệt nghỉ, quán all-you-can-eat), bao uống bia hay ruợu 2 buổi, bao đi cruise trên tàu có ăn buổi tối tại Long Beach (California, gần Little Saigon), ngoài ra còn một số coupon lặt vặt khác khá nhiều. Quí bạn thấy rẻ chưa, nhưng chưa hết đâu, mua 2 vé (cho 4 người) được free một vé (cho 2 người). Vị chi là đi 6 người trả $120 thôi. Xin nói thêm cho quí bạn ở xa là tiền phòng ở các Casino/Hotel như Hilton, Flamingo, Edgewater… trung bình từ $80 đến $300 một đêm. Ðó là phòng loại thường, phòng VIP thì giá nào cũng có, nghĩa là muốn trả mấy ngàn đô một đêm cũng có luôn tại đây. Vé có giá trị nguyên 1 năm, mua để đó đi lúc nào cũng được. Promotion nầy chỉ có mấy ngày thôi, nay hết bán vé rồi, nhưng đừng lo… xin đọc bên dưới.

Thế là tất cả 6 người mướn xe lên đường đi đến đó vào hôm thứ sáu 13 tháng giêng dương lịch, (nhằm ngày 14 âm lịch), ghê chưa chọn chi ngày ác ôn thế. Xưa nay tôi đâu tin vào ngày xui hay hên, thế mà xui thiệt quí vị ơi. Tôi lái xe từ nhà lên Tehachapi (cách nhà 150 miles= 240 Km) để đi chung với các bạn trên đó. Năm giờ sáng lên xe chạy một hơi, tới sa mạc Mojave, nơi đây là vùng thử máy bay mới sản xuất và các “dồ chơi” không gian của Mỹ, tôi ở đó 7 năm mới biết chuyện nầy đó quí vị. Tôi dừng xe ghé vào thăm McDonald tí xíu, ra “đề” xe, thấy “kịch kịch” mà êm ru máy xe chẳng chạy. Nghe sao giống xe hết bình quá, mà hết bình sao được, hồi chạy lên đây nó còn charge mà, đậu xe mới chừng 5 phút làm sao hết điện được. Nơi đây cách Tehachapi chừng 40 miles, không lẽ đậu xe tại sân McDonald rối gọi các bạn xuống chở đi chơi bốn ngày sau về lấy xe. Nhưng không sao, tôi là con nhà thợ máy mà, không vậy sao dám ban đêm lặn lội nơi đèo cao núi thẳm xa bóng người với chiếc xe đã chạy 200.000 miles, trong thời gian 10 năm qua. Tôi bước xuống xe, trời ở đây khá lạnh, không áo ấm là lạnh run, mở “cóp” máy ra coi, hên quá, giây bình lỏng, ten ăn quá cở, kiếm sợi giây điện nhỏ nằm đâu đó trong thùng xe để chêm vào có lẽ sẽ xong. Ngày hôm nay xui là đúng, bình thường tôi bỏ theo ít giây điện nhỏ phòng hờ mà, sao đến lúc cần chẳng thấy. May quá tìm thấy một cái kẹp giấy (như cây kim tây), thôi cũng được, tháo ốc cọc bình ra bỏ cái kẹp giấy kim loại vô chêm, vặn ốc lại, mai mốt nó có rã ra vì acit rỉ từ bình điện thì tính sau, thế là lên đường đi tiếp. Ngày xui qua mau. Ðó là chuyện xui của thứ sáu 13, lẩn 14 âm lịch luôn. Bạn nào chán xin delete giùm, bạn nào định và sắp làm một chuyến du hành chẳng tốn kém bao nhiêu thì xin đọc tiếp. Riêng quí bạn được tôi rủ mua vé vào tháng trước mà từ chối thì cứ chuẩn bị hành trang đi. Khi quí bạn đổi ý muốn đi thì tôi dám xung phong làm “tua gai” lắm. Bảo đảm có tôi hướng dẫn quí vị sẽ tốn ít hơn lần đi nầy của tôi nữa. Quên nữa, hết bán vé rồi, nhưng hình như có một thành viên MTC đã tích trử một số vé thì phải, vé promotion chỉ bán trong thời gian ngắn. Mà cũng không cần vé promotion làm chi cho phiền, quí bằng hữu nào muốn đi chơi tôi bày cách cho đi rẻ rề. Nói thêm, đây là lần đầu tiên tôi được du lịch thoải mái, vì có hai người bạn trong đoàn lo hết mọi thứ từ giấy tờ, phòng ngủ tới chuyện dò đường đi, chuyện xe cộ, lẫn lái xe. Xưa nay tôi đều “bị” làm “tua gai” dẫn nguyên “một đoàn du khách ngơ ngác con nai vàng”, mệt đứt hơi đâu còn rảnh rang mà ngắm cảnh.

Tới Tehachapi gần 9:00AM, leo lên chiếc xe van mướn, chạy một hơi tới Tanger Outlet (Barstow) ghé vô tìm bàn ghế bày đồ ăn mang theo ra làm cái picnic chơi. Ði với quí bà thì khỏi lo chuyện ăn uống, ly giấy khăn giấy, muổng nĩa đồ ăn ê hề, tới cây tăm cà phê nước ngọt chi cũng có hết. Quí bà tính toán từ hồi nào có ai hay đâu, thế mà nhờ mang cái thùng nhỏ bỏ lên xe quí ông cũng càu nhàu, nghĩ ra mới thấy quí bà cực quá, ngay cả khi đi chơi. Hôm nay ở đây gió mạnh lạnh như cắt, giữa trưa, đứng ngoài nắng với áo ấm dầy mà không chịu nổi. Lại lên đường đi tiếp. Giờ nẩy mà tới Laughlin thì còn sớm quá, mới 2:00 PM, cả nhóm bàn nên chạy luôn đến ngắm cây cầu London Bridge ở Lake Havasu City, tiểu bang Arizona, cách Laughlin chừng 45 miles. Cầu London nầy là cầu thiệt từ Anh quốc, người Mỹ mua nó, tháo ra từng viên đá, đem về ráp lại nơi đây.

Năm giờ rưởi rời London Bridge trở về Laughlin. Phòng ngủ (Avi Resort Casino) được book từ 15 ngày trước, vào check-in mất chừng 10 phút, dĩ nhiên là free (chỉ đóng sale tax cho Neveda thôi). Các casino của Laughlin nằm bên bờ sông phía Neveda, Bullhead city nằm bên bờ sông phía California. Lằn ranh biên giới nằm giữa con sông Colorado. Ở đây cell phone của tôi sanh chứng, lúc thì nó bắt tính hiệu từ Cali (giờ khác với giờ Arizona), lúc nó bắt tính hiệu từ Arizona (giờ khác với Cali), cho nên đồng hồ trên cell phone nhảy lung tung, mà tin hiệu lúc digital, lúc analogue, y như khùng. Với người chưa có dịp đến các casino của người Mỹ, tôi không biết nói sao để quí bạn hình dung ra được. Chỉ biết nói nó là cái building khổng lồ có rất nhiều tầng. Trên là phòng ngủ, rạp hát, quán ăn, phòng đánh bạc hạng sang cho các tay triệu phú như các nguyên thủ quốc gia hoặc các quan chức chóp bu khắp thế giới…Tầng trệt có vô số máy đánh bài và sòng bài mọi loại dành cho công chúng. Nó như cái thành phố nằm dưới mái nhà, đi lạc trong đó là chuyện thường tình. Bỏ vali vô phòng xong cả bọn rủ đi ăn ngay, 8:00PM rồi mà. Xuống tìm cái buffet. Thứ sáu 13 hên thiệt. Hôm nay là thứ sáu, người theo đạo Chúa ăn chay, nên ở casino nầy và mọi casino khác, buffet có Seafood, giá khoảng $13 một đầu người. Càng cua snow crab leg tràn đầy. Quí bạn ở ngoài nước Mỹ thấy $13 đô một người ăn tưởng là mắc, thật sự càng cua loại nầy bán trong siêu thị cũng $6 /1 pound rồi, (1 pound = 450 grams). Tôi ăn yếu chắc cũng hết 2 pound, mấy người khác chắc 3 pound trên. Ngoài càng cua và tôm ra còn nhiều món cá thịt bánh và trái cây, nước uống mọi loại, rượu, bia… tính ra khoảng một trăm món. Ăn tha hồ, hết ăn vô thì thôi, nói vậy chớ người ta thường đói con mắt, còn bụng mau no lắm. Lần đầu đi Las Vegas, vô Circus Circus ăn buffet (lúc đó $5 mỗi người) tôi lấy một dĩa đầy, tưởng là sẽ ăn hết, ai dè còn dư nhiều. Ở Việt Nam mới qua, tôi nhìn phần đồ ăn dư mà thấy chua xót trong lòng. Ăn xong về phòng nằm xuống ngủ ngay, tôi dậy từ 4:00AM, đi cả ngày khá mệt. Sáng sớm tôi dậy lúc 5:00AM, bà con còn ngủ, chẳng biết làm gì, mò xuống Casino, thấy mấy ông bà già Mỹ (ở Laughlin, khác vớ Las Vegas là ít Việt Nam đến chơi lắm) vừa ngồi kéo máy vừa ngủ gục. Theo kinh nghiệm tôi đi dài dài theo các máy đánh bạc, nhìn vô cái thao đựng tiền chung, lâu lâu lượm được 25 xu, có lần tôi lượm được tới gần $10, con bạc lừ đừ hốt tiền chung bỏ sót, mà giờ nầy thì ít người đi dọn dẹp. Trong sòng khói thuốc nồng nặc, tôi mở cửa ra bờ sông Colorado, và trên đây là tấm ảnh chụp bờ sông phía sau hotel/casino Avi.

Sáng hôm sau cả nhóm quyết định ở chơi tại Laughlin, Avi nằm riêng nên phải chạy xe tới nhóm casino chánh, cách đó 10 miles. Tôi thấy cảnh vật Laughlin khác với 10 năm trước khá xa, xây cất thêm nhiều, khang trang sạch đẹp. Dọc theo bờ sông có đường cho khách du lịch tới lui ngắm cảnh. Ở đây rất êm đềm không quá ồn ào chen chúc, băng ngồi dọc bờ sông trống trơn, chim chóc bồ câu bay đầy, mổ thức ăn trên tay du khách. Nước sông trong veo, nhìn thấy một đàn cá bơi nhởn nhơ, mỗi con nặng cở một Kg. Một bầy le le (người Hoa gọi là chim uyên ương) từng cập tung tăng lặn hụp bắt mồi. Chim cá nơi đây chẳng hề biết sợ người, ờ mà có lạ chi đâu, nhớ trong các chuyện đời xưa cũng nói như vậy mà.

Ði dài một hồi gặp cái quầy biếu cho coupon ăn buffet, mua 1 tặng một, tính ra vài ba đô một người, cả nhóm vào ăn sáng, lúc đó cũng khoảng 10:40AM. Vô ăn tí xíu chợt nhớ là 11:00AM ăn sáng trở thành ăn trưa, đồ ăn nhiều hơn, mắc tiền hơn. Ngồi nhâm nhi năm bảy chục món ăn cả giờ mới bỏ ra. Mua vé giá breakfast mà được ăn lunch đâu phải lỗi của chúng tôi, không lẽ trong 15 phút mà ăn kịp sao? Người Mỹ ở nơi đây cũng làm như vậy mà, chúng tôi vô tình nên đâu có tội phải không.

Ăn xong ra mua vé lên tàu đi một vòng trên sông Colorado, chạy tới đập thủy điện Davis, trên sông Colorado có tới 5 đập thủy điện, đập Hoover là lớn nhất. Tàu chạy 1 tiếng rưởi, giá $12/mỗi người, theo tôi rất đáng tiền. Nước sông Colorado trong nhìn thấy đá sạn sỏi dưới đáy, xưa nay tôi chưa hề thấy con sông nào như bậy. Tôi ngở chỉ sâu chừng một thước tây là cùng, ai ngờ ông tài công nói trong loa cho biết sông mùa nầy sâu khoảng 10 tới 15 feet (khoảng 5 thước nước).

Sáng hôm sau tôi dậy 5:00AM, chẳng biết làm gì, lò mò xuống casino, thấy có cái quán cà phê đang mở cửa, chợt nhớ hôm qua đọc thấy quảng cáo đâu đó nói tới cái quán bán cà phê breakfast 24/24 vào ăn 99 xu mỗi người. Tôi bước tới hỏi cô thu tiền coi có đúng là đây không, cổ nói phải. Tôi bán tín bán nghi, quán sang như vầy có bồi bàn mang thực đơn đến hầu, đâu phải đồ bỏ. Tôi vào ngồi đại, anh bồi chạy lại, tôi hỏi nửa, ảnh nói phải. Vẫn còn nghi, tôi hỏi còn nước uống thì sao? Có lẽ ảnh thấy tôi “trùm sò” nên nói nước lã thì free. Tôi gọi món ăn sáng với ly nước lã, nhưng trước anh Mỹ nầy, cái tự ái của tôi to quá nên bèn nói thêm câu gở gạt:“tôi thua hết tiền rồi”, thực ra tôi có đánh cắt nào đâu. Chút sau anh bồi đem ra mấy dĩa gồm bánh mì nướng nóng hổi, một miếng thịt ham to khoảng 200 gram, hột gà chiên, bacon chiên, một ly nước, có nước đá và miếng chanh trong đó, trông sang quá cở. Ngoài ra còn bơ, mức trái cây, mật ong tưng bừng muốn ăn bao nhiêu thì ăn. Tôi nghĩ bụng buôn bán kiểu nầy lỗ chết. Ăn xong gọi tình tiền, nó đưa cho miếng giấy ghi tổng cộng $2,49. Coi kìa, chơi kiểu nầy tôi đâu nhịn, tôi hỏi anh bồi, ảnh chẳng trả lời dưa tay chỉ tôi cô thu tiền ngồi chỗ cửa. Tôi đưa miếng giấy tính tiền cho cổ, hỏi sao lúc nảy cổ nói 99 xu. Cổ cười mà không trả lời, rút cái thẻ trong túi ra, kéo cái rẹt, nó hiện ra cái hóa đơn 99 xu cộng thuế vị chi là $1,07. À ra vậy, ai lanh mắt thấy quảng cáo thì tính 99xu, ai nhào vô đại thì tính $2.49 thực ra thì ăn như vậy giá $2,50 cũng còn rẻ lắm quí vị ơi. Sau đó mọi người thức dạy kéo qua phòng tôi bàn chguyện đi chơi tiếp, tôi nói ăn sáng 99 xu. Họ kéo xuống vào ăn tỉnh bơ, lên bảo với tôi là “bị nó gở lại”. Tôi hỏi sao, họ bảo nó tính tiền ăn 99 xu thiệt, nhưng nước uống tính tới $1,79 cho một ly cà phê hay nước ngọt. Tôi kể kinh nghiệm lặt vặt cho vui, quí vị chớ trách tôi dong dài. Sau đó cả nhóm bàn nhau lên xe lái đi Red Rock Canyon chơi. Nơi đây cách Las Vegas chừng 30 miles. Từ Laughlin lên Las Vegas xa khoảng 90 miles.

Red Rock Canyon, nằm ở cao độ khoảng 5000 feet, là mơi hàng năm có chừng 1 triệu người đến chơi (vô cửa $4 một xe). Không có chi nhiều chỉ là đá núi màu đỏ. Tới nơi khoảng 12:00PM, trời nắng nhưng gió mạnh lạnh lắm, lại thêm lúc tuyết rơi lai rai, lúc lại mưa đá. Hơn năm nay tôi không còn nhìn tuyết rơi nên có phần nhung nhớ, nay thấy lại cũng là điều hay chỉ hiềm ngoài trời gió quá lạnh. Ở Mỹ đi đâu cũng có restroom, thế mà xuống xe nơi trạm ngắm cảnh nầy tìm hoài không thấy, không lẽ “bậy” đại nơi hoang sơ mà thiếu lùm bụi nầy. Ði 6 người không lẻ bắt mọi người lên xe chạy xuống vài miles để “giải bày tâm sự” thiệt là tiến thối lưỡng nan. Ðứng ngắm đá đỏ chụp hình một hồi lạnh chịu không thấu bèn lên xe chạy tiếp. Khi tới trạm dừng chân ngắm cảnh kế tiếp, cũng là trong công viên Red Rock Canyon, tôi mừng húm khi thấy cái restroom, lật đật xuống xe. Chết chưa, một chị nhanh chân xuống xe trước tôi đang sắp hàng tại đó. Tưởng chỉ có tôi, ai dè cũng có người đồng cảnh. Bây giờ cũng 2:30 PM rồi, ai cũng đói bụng, thôi đành ngồi trên xe vừa ăn vừa ngắm cảnh vậy. Trời lạnh thấu xương đâu ăn ngoài trời nổi. Một lúc sau nhìn qua xe bên cạnh cũng thấy một gia đình đang ngồi trong xe ăn trưa như mình (dĩ nhiên là người Mỹ, người Việt Nam đâu thèm leo lên nơi đây, Las Vegas hấp dẫn họ hơn nhiều)

Lạnh quá rồi mà cũng đã xế chiều, sao không về Bellagio (tên một hotel/casino tại Las Vegas) xem người ta ăn Tết Việt Nam chơi? Ði thì đi sợ gì. Lên xe chạy tới Bellagio khoảng 4:00PM, lạnh ơi là lạnh, gió đùng đùng, mặc áo thật dầy mà chịu không nổi.

Có lẽ vì người Hoa và người Việt Nam đến đây đóng tiền quá đông nên Bellagio trang hoàng cảnh Tết bên Tàu, với ông thần tài đứng trên đống tiền vàng khổng lồ. Coi vậy mà người Mỹ, tức là chủ sòng, chủ Casino Bellagio, cũng thâm lắm. Quí bạn cứ nhìn mặt ông thần tài thấy liền cái thâm của họ. Tôi không phải thầy tướng mà thấy ngay mặt ổng hãm tài dễ sợ. Chủ sòng trù ẻo quí vị đó nghe, lại rờ ổng một cái là cái túi tiền nhẹ bổng ngay. Tôi nói chơi thôi, thiếu chi người hên đánh đâu thắng đó. Không tin quí bạn hỏi thử coi. Tôi hỏi rồi, đâu thấy ai nói là sau khi đi Las Vegas hay Laughlin về bị cháy túi đâu, toàn là ăn bạc không hè. Tôi thấy nhiều bà đứng nhìn cái máy kéo thấy nãy giờ nó chưa cho ai thắng cả nên chíp trong bụng rồi. Vừa thấy người ngồi máy đó bỏ đi là vội nhào vô. Hy vọng tới lúc nó sắp nhả tiền ra chung. Nghĩ cũng vui cho lòng tin của con người. Tui là dân computer nghe quí bạn, nó được program một cách random, không có chuyện sau một hồi không ai thắng là tới hồi nó cho thắng đâu. Phần thắng bao giờ cũng tính trước để cho máy được lời chừng 10%. Cái máy đánh bạc nào lấy lời 5% là được dán nhản quảng cáo trên đó rầm rộ. Ủa có chuyện đó sao? Sao lại không, bộ quí bạn tưởng người làm “cái” bầu cua cá cọp là thua sao? Ðọc tới đây quí bạn sẽ nói nảy giờ tôi tin HCÐ, bây giờ thấy vả nói sai bét. Quí bạn sẽ hỏi HCÐ tôi rằng: nếu quí bạn đặt hết 6 cửa, mỗi cửa một tiền, “cái” lắc bầu cua cá cọp xong mở nắp ra, quí bạn thua 3 cửa (3 tiền), nhưng quí bạn được chung ba cửa (3 tiền), vậy là huề tiền chớ gì, công bằng quá cở, sao HCÐ dám nói là làm cái ăn chắc? HCÐ tôi xin trả lời là nếu quí bạn mà chưa nhìn thấy chỗ làm “cái” bầu cua cá cọp trên chân tay con thì làm sao nhìn thấy được các tay xếp sòng có bằng tốt nghiệp ở các đại học về ngành đánh bạc được. Quí bạn đi Las Vegas thua là phải còn trách chi ai. Nếu quí vị tính chưa ra tại sao bầu cua cá cọp được “program” cho người làm “cái” ăn chắc, thì chịu bao tôi một tô hủ tiếu tôi chỉ quí vị thấy ngay, toán học chớ đâu là may rủi.

Nhìn thấy mặt thần tài ở Bellagio chán quá, cả nhóm kéo qua Venician đi dạo trên con kinh Venice chơi. Có cái nầy quí vị từng đến Venician mà có thể vẫn còn lầm. Quí vị tưởng con kinh và “thành phố” Venice nằm ở tầng trệt chớ gì. Sai rồi, nó nằm ở trên lầu 3 đó quí vị, từng trệt là các sòng bài. Bên cạnh đây là hình một góc phố của Venice. Có bạn đã từng chụp ảnh nơi đây, nhưng một số chưa thành công phải không. Tôi xin chia chút kinh nghiệm. Trong nầy tối lắm, quí bạn không chụp với đèn flash được đâu, chụp đèn ảnh sẽ tối thui, không tin cứ nhìn các hình quí vị đã chụp trước đây thì biết ngay. Quí bạn nhớ tắt đèn flash, để máy hình trên bệ ciment, hay trên chân máy. Bấm thật nhẹ, ống kính sẽ mở ra lấy ảnh chừng vài ba giây đồng hồ, như vậy ảnh mới rõ. Thật trái cựa là ngoài nắng chang chang có khi phải mở flash ảnh mới đẹp, nơi tối tăm nầy muốn ảnh rõ phải tắt đèn flash. Tôi có nói chuyện nầy ở một bài viết cách nay chừng một năm, nay chỉ nhắc sơ thôi.

Ði vòng một hồi xong bàn nhau, mấy hôm nay ăn bao bụng đồ Mỹ chán quá rồi, sao không đi ăn cơm Việt Nam một bửa. Ở Las Vegas có một con đường toàn là tiệm buôn của người Việt Nam và Trung Hoa. Quán ăn ngon cũng nhiều, khá đắt đỏ. Ăn xong gần 9:00PM, lên xe chạy về Laughlin, còn 90 miles nữa. Ðêm tối cũng khá trở ngại cho việc tìm đường về. Tới nơi khoảng 10:45PM. Ngủ một giấc sáng hôm sau mang phiếu ăn free ra registration office đổi vé vô ăn buffet sáng. Cứ tưởng đưa coupon ra nó cho ăn free ai dè hỏi đủ thứ giấy tờ, làm đủ thủ tục mới cho ăn, bực quá phải ăn trả thù mới được.

Trên đây là bài tường trình chuyến đi chơi của tôi theo lời dặn của mấy chục bạn sắp lên đường, cũng là câu trả lời cho quí bạn về nơi đi vacation của tôi trong mấy ngày qua.

Chắc có bạn tiếc là không hay kịp thời để mua vé đi chơi. Xin chớ lo, đi rồi mới biết là hiện giờ có lẽ vùng casino Laughlin đang ế khách, nên tôi thấy có hotel/casino quảng cáo tiền phòng 1 đêm là $25, ở thêm đêm thứ nhì miễn phí. Còn về ăn uống thì buffet trưa chỉ khoảng $6 cho một người, có khi còn có coupon mua 1 tặng 1. Vô Internet tìm, chắc là sẽ book được giá hotel ở Laughlin đang sale rất rẻ. Như vậy chỉ mất công lái xe tới đó thôi chớ còn ăn ở coi như chẳng tốn bao nhiêu.

(Theo Huỳnh Chiếu Ðẳng)

Mỹ có nhiều xa lộ ngang dọc rộng rãi nối các bang với nhau, trong đó có nhiều đường cao tốc rất hiện đại. Nhưng dân Mỹ và du khách nào rành nước Mỹ muốn đi rong chơi bằng xe hơi hoặc xe máy phân khối lớn thì thường chọn đường 66, một con đường có nhiều điểm dừng chân lý thú.

Đường 66 nối thành phố Chicago của bang Illinois phía bắc nước Mỹ đến thành phố Los Angeles bang California phía tây nước Mỹ và đi qua 6 bang khác nhau dài tổng cộng 3.939km. Người Mỹ thường gọi đây là con đường của những dịp nghỉ lễ, vì nhân các ngày nghỉ họ thường lái xe đi cả gia đình hay từng nhóm bạn qua đường này ghé đây một chút, kia một buổi, có rất nhiều cái để xem và tìm hiểu, nhất là đoạn đường đi qua các bang California, Arizona hoặc New Mexico, Texas ở phía nam.

Chẳng hạn đoạn đi qua bang Texas, du khách có thể dừng chân dưới tượng một chàng “cao bồi miền Tây” dựng ở cổng trang trại Big Texan Ranch. Tượng cao 27m như muốn nói “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”.

Cũng đoạn đi qua Texas có trang trại Cadillac Ranch của nhà tỷ phú Stanley Marsh. Dọc đoạn vào trang trại ông cho dựng đứng một dãy xe Cadillac kiểu những năm 1970, ai muốn sơn vẽ gì lên đó thì vẽ, chúng trở thành những “đài kỷ niệm” nhỏ của du khách, rất kỳ lạ...

Nếu đi từ tây sang đông, qua khỏi dòng sông Colorado vào bang Arizona một đoạn, người ta có thể ghé thăm ngôi nhà của cựu diễn viên điện ảnh lừng danh Clark Gable (nổi tiếng với phim Cuốn theo chiều gió), ngôi nhà mà ông đã làm lễ cưới với nữ diễn viên Carol Lombard cũng rất nổi tiếng. Nhiều giai thoại bạn sẽ được nghe các du khách kể ở đây vô cùng lý thú.

Khi ngang qua bang New Mexico, đường 66 sẽ đưa bạn đến một thành phố nhỏ gọi là Albuquerque, là một điểm lịch sử của Mỹ vì ở đây có trung tâm thử nghiệm phản ứng nguyên tử đầu tiên của Mỹ!

Cũng ở đoạn đi qua New Mexico, khách sạn trứ danh El Rancho Hotel, nơi trọ của nhiều nghệ sĩ, diễn viên. Cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan còn là một diễn viên, đóng phim Bad man (Người xấu), ông đã ở khách sạn này khá lâu. Ngày nay chủ khách sạn giữ nguyên phòng này, thu hút khách tham quan đến trọ với giá cắt cổ mà vẫn lắm người ghé thuê...

Chỉ kể vài điểm như thế cũng đủ hiểu tại sao đường 66 được nhiều người Mỹ và du khách thích rong chơi trên đó. Mỗi năm các hãng du lịch ở Los Angeles và Chicago cũng tổ chức nhiều chuyến “đi rong” cho du khách trên đường 66 này, nhất là các du khách ba lô, du khách bụi...

(Theo Trần Thi - Báo Công an TP.HCM)

... Sau khi đã qua các cửa kiểm soát an ninh nghiêm ngặt, tôi vẫn còn đôi chút ngờ ngợ. Tôi hỏi chị Đào Quý – một trong ba phiên dịch đi cùng đoàn: “Đây là đâu, chị?”-“Mình đang ở trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ, em!”.

Chị quay sang nói chuyện với một nữ nhân viên của Bộ Ngoại giao, trông còn rất trẻ. Lát sau chị nói lại với tôi: “Cô Jessica L.Davies nói, bà Rice làm việc trên lầu 7 tòa nhà này nhưng rất ít khi mọi người nhìn thấy bà ấy”.

Đi shopping trong Bộ Ngoại giao Mỹ

Cô Jessica và anh J.Nathan Bland – cũng là nhân viên của Bộ Ngoại giao dẫn chúng tôi vào phòng tiếp khách của Vụ Châu á - Thái Bình Dương. Trong phòng, tấm khăn thổ cẩm Việt Nam được lồng trong khung kính treo trên tường.

Một số khăn choàng các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Lào... cũng được lồng khung kính treo trang trọng. ở sảnh trụ sở Bộ Ngoại giao, tôi nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng năm cánh của Việt Nam treo trên cao, cùng với một dãy cờ của các quốc gia khác.

Cô Jessica luôn miệng tươi cười, cho chúng tôi biết, khách thăm Bộ Ngoại giao luôn phải có người hộ tống. Cô cùng anh J.Nathan Bland là người “hộ tống” chúng tôi. “Đó là quy định, còn vào đây quý vị là bạn của chúng tôi rồi”.

Cô dặn, khách phải luôn đeo phù hiệu và không được đi ra phía lối nhà giữ xe. Trước khi vào thăm phòng thông cáo báo chí, chúng tôi được dẫn xuống nhà ăn ở tầng một để dùng bữa trưa.

Rất nhiều nhân viên Bộ Ngoại giao đang ăn trưa gần đấy thấy chúng tôi bước vào đã nở nụ cười ra hiệu chào. Có lẽ họ đã quá quen với những cuộc viếng thăm thế này...

Cô Jessica và anh J.Nathan Bland đưa chúng tôi tới nơi chọn đồ ăn. Dù mới xa Việt Nam mấy ngày nhưng món cơm chiên vẫn được nhiều nhà báo chọn ngay. Các nhà báo được dẫn xuống tầng trệt Bộ Ngoại giao để mua đồ lưu niệm. Cả một siêu thị lớn bán đủ loại hàng.

Nhà thơ Trần Quang Đạo – Báo Nhi đồng sau một hồi lượn qua lượn lại mà chẳng mua được thứ gì, nói với tôi: “Đã thật, anh nhìn thấy những chiếc áo sản xuất tại Việt Nam. Hàng Việt Nam chất lượng phết, qua cả được cửa Bộ Ngoại giao Mỹ...”

Tham quan Lầu Năm Góc

Tới giờ tôi vẫn còn bị ám ảnh bởi những hình ảnh trong chương trình thời sự về vụ khủng bố 11/9 cách đây hơn 4 năm. Khi ấy, tôi không hề nghĩ rằng hôm nay mình lại được đứng tại đây - đúng nơi chiếc máy bay đâm xuống Lầu Năm Góc – trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ khiến 183 người bị tử nạn. Nơi này trở thành nhà tưởng niệm.

Chúng tôi đã đứng rất lâu trong lặng lẽ, quan sát những chứng tích đã từng làm náo động 23.000 con người đang làm việc trong toà nhà này lúc bấy giờ. Cạnh nhà tưởng niệm người ta đã dành một căn phòng lớn làm nơi cầu nguyện, ở đó luôn có rất nhiều hoa tươi.

Người lính đón chúng tôi vào trụ sở Bộ Quốc phòng tự giới thiệu là lính trong đội nghi thức nói: “Người Mỹ đến đây (nhà tưởng niệm trong Lầu Năm Góc) không phải là để nhìn về quá khứ, mà họ đến để hướng tới tương lai, một tương lai không bao giờ lặp lại chuyện tương tự”.

Thăm phòng Thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng, người lính nói: “Nhiều đoàn đến thăm Lầu Năm Góc trước đây thường trễ giờ. Riêng đoàn các vị đến sớm hơn rất nhiều, tôi phải cám ơn quý vị về điều đó’’.

Người lính cho biết, trong Lầu Năm Góc có đặt rất nhiều văn phòng của các hãng thông tấn báo chí như: CNN, US Today, Los Angeles Times ... “À, sao không thấy quý vị đăng ký đặt Văn phòng tại Lầu Năm Góc để có tin tức của chúng tôi thật nhanh nhỉ?”- người lính nói đùa.

Đi dọc theo hành lang, anh ta chỉ cho mọi người thấy những bức tường đang nham nhở, có đôi vết kính vỡ, và nói đó là bức tường ngăn cách để phục vụ việc sửa chữa tòa nhà này, chứ không phải là hậu quả của vụ 11/9.

Đi trong Lầu Năm Góc tôi rất muốn có một bức ảnh để làm kỷ niệm nhưng người lính đã dặn, khách thăm viếng Bộ Quốc phòng Mỹ không được ghi âm, chụp ảnh, hoặc ghi chép…

Thay vì không được chụp ảnh, mỗi nhà báo được Trung tá Brian Maka – người của Văn phòng báo chí Bộ Quốc phòng tặng cho một tấm ảnh Lầu Năm Góc chụp từ trên cao xuống. Tôi quay sang chị Đào Quý: “Em vẫn chưa hình dung mình đang đứng ở góc nào trong tòa nhà này?”. Chị quay sang hỏi người lính, anh ta nói: “Quý vị khó mà đi hết hành lang Lầu Năm Góc, tính ra nó dài cỡ 21 cây số”.

Sau này tới New York, thăm khu vực Trung tâm thương mại tôi càng nhớ đến lời của người lính đã gặp ở Lầu Năm Góc: “Người Mỹ đến đây không phải là để nhìn về quá khứ...”.

Tôi gặp nhiều người Mỹ đến hai Toà Tháp đôi từng được coi là biểu tượng nước Mỹ, nhìn ngắm thật lâu nơi mà nay chỉ còn là hố sâu. Người đàn ông đứng cạnh tôi cho biết, tương lai sẽ có những toà nhà chọc trời mọc lên tại khu vực này, nhưng nơi hai Toà tháp đôi bị đổ sẽ là đài tưởng niệm ...

Điều người đàn ông này nói chúng tôi được thấy rõ hơn khi trực tiếp xem mô hình dự kiến quy hoạch nơi này được trưng bày tại Trung tâm Tài chính One World Financial Center, theo đó sẽ có 5 toà tháp bao quanh khu tưởng niệm 11/9...

An ninh vẫn là ưu tiên số 1

Tôi đã thực sự choáng ngợp khi máy bay sắp đáp xuống sân bay Dulles, được nhìn thủ đô Washington D.C từ trên cao. Washington D.C về đêm lung linh sắc màu...

Sớm tinh mơ, đang một mình dạo bộ trong công viên nhỏ nằm trước khách sạn One Washington Circle – nơi đoàn nghỉ, tôi gặp rất nhiều chú sóc từ trên cành cây phong nhảy xuống. Nó cố tình đùa giỡn với tôi. Tôi nhìn lại nơi mình đứng, chạy quanh công viên bé nhỏ này là tám con đường khác nhau, trong đó con đường phía trái chạy thẳng chừng ba cây số là tới Nhà Trắng.

Những làn xe ngược xuôi chạy về các ngả phía dưới, trên trời từng đàn chim bay qua lượn lại, líu ra líu ríu. Dạo quanh hồ Tidal Basin, gần Tháp “Bút chì”, dưới những hàng phong tôi luôn gặp những đàn sóc lượn lờ.

Chúng chúi đầu húc đổ những vạt tuyết trắng xoá rồi đuổi nhau trèo tót lên cành cao. Mặt hồ, dù thời tiết lạnh đóng băng nhưng đàn vịt vẫn thong dong bên những đám lau sậy. Cuộc sống yên bình của chim, sóc hiện hữu giữa thủ đô Washington D.C làm tôi kinh ngạc và thích thú.

Từ thủ đô nước Mỹ về New York, tôi cố thức để ngắm cảnh và tự hỏi, đi suốt chiều dài hơn ba trăm cây số mà chưa gặp trạm kiểm soát giao thông nào? Xe cứ chạy đều, không thấy cảnh bác tài vượt ẩu.

Tôi quay sang chị Đào Quý: “Bốn ngày ở Mỹ, em chưa gặp vụ đụng xe hay tai nạn giao thông nào...”- Chị nghe vậy liền ngắt ngang: “ý, mình đang ngồi trên xe mà em...”.

Anh Phạm Công –phiên dịch đi cùng góp chuyện: “Em có thấy chỗ nào có người là có thùng rác không? Người Mỹ ra đường, hai điều họ quan tâm nhất là đi đúng đường và vứt rác đúng nơi quy định. Không thấy cảnh sát nhưng lỡ anh vi phạm một trong hai việc đó là tự dưng ổng (cảnh sát) ở đâu lò ra chộp liền hà... ”.

Đến New York, thi thoảng gặp cảnh tắc đường nhưng chủ yếu do lưu lượng xe quá nhiều vào giờ tan ca mà phải chạy chậm lại, ít thấy cảnh tắc nghẽn do xe chen lấn.

Đêm 15/12 ở New York, được tin hệ thống tàu điện ngầm N.Y sắp ngừng hoạt động do bị đình công, chị Thu Hà- vốn là biên tập viên tờ Pháp luật của Bộ Tư pháp đang sinh sống cùng chồng tại Mỹ liền đến khách sạn Beacon đón tôi cùng nhà báo Vũ Hoài – báo Pháp luật VN đi chơi để biết thế nào là...đi tàu điện ngầm.

Chị Thu Hà cho biết, lượng người đi tàu điện ngầm đêm nay đông hơn rất nhiều so với mọi hôm. Chỉ còn vài tiếng nữa là đến giờ các chuyến tàu ngừng hoạt động nhưng cảnh chen lấn xô đẩy mà tôi hình dung trước khi xuống ga đã không hề thấy.

Cuộc sống dưới các ga tàu điện ngầm lúc này vẫn diễn ra êm ả, nhiều hành khách còn dừng lại hát cùng những người hát rong. Tàu dừng tích tắc, họ nhường nhau, chờ nhau rảo bước lên tàu...

Còn ở những nơi công cộng như sân bay Ohare – Chicago, Dulles –Washington hay San Francisco hoặc trên đường lên tàu ra thăm Tượng Thần Tự do, vốn là chốn đông người nhưng tôi hiếm gặp không khí nhốn nháo, ngược lại rất trật tự.

Những nơi này an ninh luôn được thắt chặt. Thắt lưng, ví da, giày dép đều được đưa qua máy kiểm tra, đôi khi gây không ít khó chịu cho những ai thiếu kiên nhẫn. Nhưng với người Mỹ, họ coi đó là chuyện bình thường. Một nhà báo nói:“Người Mỹ đã thận trọng hơn sau 11/9...”, liền được ký giả khác đáp lại:“Thận trọng như vậy cũng là an toàn cho họ và cả chúng ta”.

Trước khi rời New York các nhà báo đều muốn ghé thăm chú bò mộng nằm dọc khu phố Blur Zone. Vừa thấy chú bò mộng bằng đồng, mọi người ào xuống xe, chạy tới đưa hai tay sờ vào “cái ấy” để lấy…hên.

Tôi tự hỏi, dường như ai đến đây cũng có ý nghĩ sờ được “kê” của chú bò mộng là gặp may mắn hay sao mà “cái ấy” của chú bóng loáng! May đâu chẳng thấy, chỉ biết chuyến bay từ New York về San Francisco đã làm các nhà báo được một phen phát hoảng. Mưa ngút ngàn. Máy bay vừa chạm mặt đất thì hành khách đồng thanh vỗ tay không ngớt.

Khi tới nhận hành lý, thấy nhà văn Trần Thị Trường nét mặt thất thần, một số anh chị khác cứ thở dài, vẻ mệt mỏi. Tôi liền hỏi chị Trường: “Chị bị mệt à? ...Mà sao hành khách vỗ tay nhiều thế nhỉ?”.

Rồi tôi biết một sự thật, gặp thời tiết xấu máy bay không hạ cánh được, phải quay tới ba vòng, và lẽ ra chuyến bay chưa đầy 5 tiếng đã phải trải qua hơn 6 tiếng rưỡi.

Tổ lái đã liên tục yêu cầu hành khách thắt dây an toàn và giữ bình tĩnh. Có lẽ chỉ có tôi với vốn tiếng Anh ít ỏi nên như người điếc không sợ súng, vẫn bình chân như vại. Nhà thơ Trần Quang Đạo nhìn tôi cười rồi vỗ vai: “Suýt nữa thì chết mà chú không hay biết gì à?”.

10 ngày trên đất Mỹ, thay vì cùng đoàn về nước tôi lại cùng những người tổ chức chương trình tại Mỹ tiễn các anh chị đồng nghiệp ra sân bay. Vì một trục trặc nhỏ, tôi đã không thể mua được vé máy bay về cùng. Một ngày ở lại thật dài, vì mình đã chia tay 9 anh chị đồng nghiệp.

Tôi được chị Đào Quý, anh Phạm Công đón về quận Alameda chơi. Đêm nghỉ tại nhà anh Phạm Công, được dùng bữa cơm có đủ bốn thế hệ trong gia đình anh sum vầy, thật ấm áp.

Cả nhà cứ hỏi chuyện xung quanh cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm khiến tôi luôn lấy làm tiếc vì đã không mang theo cuốn sách này. Chị Ngọc Lan – vợ anh Phạm Công loay hoay ở bếp chuẩn bị cho tôi một ít thức ăn sẵn mang đi đường, dù tôi cố can là trên máy bay đâu thiếu đồ ăn. Chị gọi tôi là con, rồi thúc: “Ngủ đi con, giữ sức mai còn lên đường...”.

(Theo Hoàng Nghĩa Nam – Báo Tiền Phong)

Chỉ một tour du lịch nhưng đủ để đưa bạn đi qua hầu hết các thành phố hiện đại và hấp dẫn của hai bờ Đông - Tây nước Mỹ và bạn còn có thể ở lại thăm thân nhân từ 1 đến 6 tháng - đó là lý do ngày càng có nhiều du khách Việt không hề ngần ngại bỏ ra vài ngàn đô để mua tour Mỹ.

Công ty DL Hoàn Mỹ - đơn vị chuyên tour Mỹ cho biết, trước kia chỉ có giới doanh nhân đi Mỹ để tìm cơ hội làm ăn, còn bây giờ, đây là tour thu hút khá đông du khách công chức tuổi trung niên, người về hưu và cả giới trẻ. Hơn 80% trong số đó đều có nhu cầu tách đoàn, ở lại Mỹ thăm thân nhân ngay sau khi kết thúc tour. Vì vậy, chương trình tour cũng phải được thiết kế đặc biệt hơn so với những tour thông thường khác. Lịch trình tour sẽ "chạy" suốt các tiểu bang đông người Việt sinh sống như New York với khu China Town, Washington với khu dân cư Eden, Los Angeles với Little Saigon nổi tiếng... Bất cứ lúc nào du khách đều có thể tách đoàn ghé thăm nhà hoặc mời người thân cùng tham gia hành trình khám phá nước Mỹ với cả đoàn.

Với tour "2 trong 1" này, du khách sẽ được tham quan những địa danh nổi tiếng của nước Mỹ mà ngay cả người dân bản địa cũng khó có thể bỏ qua như: tượng Nữ thần Tự do, trụ sở Liên Hiệp Quốc, phố tài chính Wall street, quảng trường Thời Đại... (New York), tòa nhà Tuyên ngôn Độc lập... (Philadelphia), Nation's Mall, điện Capitol, Nhà Trắng... (Washington DC). Bờ Tây nước Mỹ cũng sẽ góp vào hành trình vô số điểm đến hấp dẫn như: Đại lộ Danh vọng, Nhà hát Kodak, rạp Chinese Mann, phim trường Universal, đồi Beverly - khu biệt thự của các ngôi sao thế giới... (California). Du khách cũng có thể thử vận may ở các sòng bài nổi tiếng của Las Vegas (Nevada). Tại mỗi điểm đến, du khách sẽ có ít nhất một tiếng rưỡi để vừa tham quan, nghe giới thiệu về văn hóa - lịch sử điểm đến, vừa ghi lại những tấm ảnh độc đáo hay tha hồ shopping mua quà lưu niệm. Đi tour thong thả cũng đang là mốt mới của mùa hè năm nay.

Lâm Triều Anh - Thanh Niên Online

Không phải là bộ phim Gái nhảy của đạo diễn Lê Hoàng mà là gái nhảy thật 100% trên đất Mỹ. Chuyện "gái nhảy" gần đây đang trở nên ầm ĩ dư luận Mỹ khi cuối tuần qua, vợ ông chủ một công ty máy tính cãi nhau om sòm với một strip club (dạng bar nhảy thoát y) vì đã "tặng" cho ông nhà một cái bill quá cỡ thợ mộc: 241 ngàn USD chỉ trong 1 đêm.

Cú "nhảy" quá mạng

Câu chuyện bà nhà tiếc của được đăng trên báo chí có thể tóm lược như sau: Mc Cormick là chủ một công ty máy tính ở Mỹ. Cuối tuần qua, ông cùng 3 đồng sự ăn mừng việc ký kết bản hợp đồng trị giá hàng tỉ USD bằng cách rủ nhau đến một strip club ở New York rửa mắt cho vui. Giá vào cửa chỉ có 20 USD nhưng đến hồi tính tiền thì cái thẻ American Express của vị thương gia này bị "cà" đến méo mặt: 241.000 USD!

"Không thể như thế được”, lúc này vị thương gia như sực tỉnh trách nhiệm làm cha của 3 đứa nhóc, cãi, "Tôi xài quá cũng chỉ áng chừng hai chục ngàn USD". Bà nhà tiếc của cũng vào cuộc bênh chồng: "Chồng tôi chỉ là một nạn nhân ngây ngô". Và bà buộc tội "ai đó ở strip club đã ăn trộm thẻ tín dụng của ông để rút tiền".


Người của bar phản pháo, rằng: "Tôi sẽ điều tra, nhưng tôi chắc rằng kết quả chỉ là ông ấy đã xài phần lớn số tiền trên để típ mấy em. Họ típ liên tục, mỗi lần hàng ngàn đô la. Nếu ông ta là triệu phú, đến để ăn mừng phi vụ hàng tỉ đô và vẫn tỉnh táo thì ông ta có quyền tự do xài tiền thoải mái. Chẳng lẽ tôi phải đến hỏi: Này, ông có chắc là mình muốn xài thêm 50 ngàn đô nữa không ? Hỏi như vậy chẳng khác gì nhục mạ ông ta".

Quy định ở bar, khi một vị khách đến chơi và xài quá 10 ngàn USD, phía bar phải nhắc nhở và đảm bảo người khách không say rượu. Hôm đó, chủ bar đưa ra hàng tá giấy ký nhận, thậm chí còn in cả dấu tay, trong đó ông khách khẳng định là mình "hoàn toàn tỉnh táo".

Strip club ở Washington DC

Ở Mỹ, người ta có thể tìm thấy strip club ở khắp mọi tiểu bang, mọi ngóc ngách. Nó được biết đến như một nền công nghệ giải trí bằng "ngôn ngữ body". Gần đây, cảnh sát Los Angeles đang cố vận động để đạt được một điều luật siết chặt hơn nữa hoạt động của công nghệ này.

Các strip club hoạt động liên tục, bền bỉ từ 6 giờ chiều đến tận 5 giờ sáng. "Đã đến DC thì phải biết đi xem gái nhảy" - người bạn bảo tôi như vậy. Đang húp xì xụp tô cháo lòng giữa khu thương mại Eden của cộng đồng người Việt, chuông điện thoại reng, hai đứa lật đật tính tiền ra điểm hẹn. Hơn 60 USD là số tiền của 2 tô cháo + 1 dĩa lòng và vài chai bia nhập khẩu. Thây kệ, strip club đang trước mặt.

Chiếc Lexus chở chúng tôi lượn vòng các đường phố Washington hoa lệ. Mất khoảng 15 phút từ thương xá Eden để đến một cái bar có tên gọi cực kỳ đàng hoàng: Best Guy, trên đại lộ Wisconsin. Đã gần đến nửa đêm, song vẫn phải chật vật lắm mới tìm được chỗ đậu xe. Ở đây, chúng tôi không phải trả 20 buck (USD) vào cửa như các bar ở New York, chỉ có điều tiền bia đắt hơn một chút.

Bước vài bậc thang, xô cửa, tiếng nhạc dội ra nhưng phải đến 15 phút sau tôi mới nhận ra đó là nhạc rap. Tất cả giác quan dường như dồn hết vào một. Ba cô gái trong trang phục Eva đang thi triển tối đa những đòn phép của cái ngôn ngữ body sẵn có quanh cái cột inox gắn trên ba cái bục rải đều theo chiều dài không gian bar rượu. Ấn tượng không kém là ngay ngõ cửa vào, một tấm biển ghi dòng chữ cực sốc: Save water, drink beer please ! Ở cái xứ Mỹ này, cụm từ "tiết kiệm" đôi khi đã được dùng thái quá. Khách sạn thì có ngay một cái bảng trong nhà tắm kêu gọi tiết kiệm khăn, công sở thì ngay cửa ra vào cũng dán "Ra vào xin nhớ đóng cửa để giúp chúng tôi tiết kiệm điện". Còn ở bar, chốn ăn chơi, chữ tiết kiệm (save) được dùng để kêu gọi: "Hãy tiết kiệm nước, vui lòng uống bia !".

Những cô gái đi strip

Nhưng thôi, hãy tạm quên cái chuyện "tiết kiệm" của dân Mỹ. Ba cô gái đang gợi tôi nhớ lại bộ phim Striptease - Thoát y vũ, một thời làm tốn hao biết bao giấy mực của báo chí Mỹ. Họ coi sự kiện cô đào Demi Moore đang ở đỉnh cao sự nghiệp ngày ngày cất công đi học nhảy và sẵn sàng để trần ngực khi vào vai vũ nữ như là một sự kiện. Đổi lại, nếu tôi nhớ không nhầm thì sau bộ phim ấy, Demi Moore được đề cử giải... mâm xôi vàng thì phải. Nhưng Demi chỉ nhảy topless, còn đằng này...

"Này, hơn phân nửa số mấy em ở đây còn đang đi học đấy nhé !" - anh bạn thì thầm. Tôi không tin lắm. Nhưng vài ngày sau, tình cờ nhắc lại đề tài này, một anh bạn Mỹ khẳng định: "Nhiều sinh viên ở đây đi strip lắm. Tôi biết một cô gái, mắc nợ nhiều quá nên cô ta strip suốt 3 tháng hè, đến khi trả xong nợ thì nghỉ. Bây giờ, cô ta đã trở thành một phóng viên khá tên tuổi. Nhưng tôi sẽ giữ kín không cho ai biết. Nếu chủ biết, cô ta có thể sẽ bị sa thải". Tôi đặt vấn đề này với một người bạn nữa, anh này bán tín bán nghi, bảo: "Bên đây tụi sinh viên ai mà làm chuyện đó, nếu có chỉ là mấy đứa hư hỏng, bỏ học". Dĩ nhiên, "ai đang ở trên bục nhảy?" vẫn còn là chuyện tranh cãi. Vấn đề ở chỗ, bục nhảy vẫn luôn có người, kèm theo dòng chữ như ra lệnh: "Đừng sờ vào vũ công".

"Các anh uống gì ?", cô bồi bàn sà tới, trên tay là một xấp tiền lẻ dày cộm, sẵn sàng đổi cho khách típ cho đỡ hao. "Vui lòng cho 21 đô" - cô gái trở lại, nhanh nhẹn đặt 3 chai bia xuống bàn. Bên cạnh, một thanh niên tay cầm mấy tờ bạc 1 USD, bước đến trước bục, mắt nhìn bất động. Cô gái tiến đến trực diện anh chàng, thi triển hàng loạt chiêu thức gợi cảm. "Tiền típ em đâu ?" - cô gái hỏi sau quãng nửa phút "em dành riêng cho anh". Chàng trai đưa tiền, quay trở lại chỗ ngồi. Thời lượng của vũ điệu "em dành riêng cho anh" ở đây tùy thuộc vào số tiền típ, thường thì chỉ 1 đến 2 đô lẻ. Cỡ 5 đô trở lên, "em dành riêng cho anh" sẽ lâu hơn và đấng mày râu sẽ được mấy em tặng thêm vài cú đá cao, từ từ lướt vòng qua mặt. Thêm một anh chàng nữa xán lại gần, ngờ nghệch đưa mắt nhìn cô vũ nữ thi triển hết thảy đường cong trên cơ thể. Lại câu hỏi quen thuộc: "Tiền típ em đâu ?", anh chàng cười giả lả, quay lưng bỏ đi. Một thoáng bực mình lướt qua mặt, cô gái buông dài một tiếng "shit !".

"Mấy em này làm việc không có lương bổng gì đâu, chỉ ăn tiền típ của khách thôi, mà còn phải đóng tiền cho má mì nữa" - anh bạn tiếp tục giảng giải. Một cái bar cỡ lớn thế này một đêm dễ có đến hơn 20 em thay phiên nhau nhảy. Má mì ở đây "xâu" nhẹ nhàng thôi. Nói như giọng một má trên mạng: "Thu một lần 20 đô thì tụi nó trợn mắt, nhưng nếu kiếm một cái hũ, hễ nhảy 1 bản thu 1 đô, thu hai chục lần như vậy thì chẳng đứa nào nói cả". Tiếng nhạc dứt. Cô gái vơ tay hốt nắm tiền lẻ cho vào xắc, chậm rãi xỏ áo quần, leo xuống bắt tay cảm ơn khách, chờ đến lượt nhảy ở bục bên cạnh. Khách mới, đào cũng sẽ mới hơn. Và cứ thế, cuộc chơi trở lại từ đầu như một cái vòng khép kín, dẫu đã gần 4 giờ sáng.

"Cái nước Mỹ này nó rộng lắm. Cứ strip ở đây rồi sang nơi khác sống, ai mà biết được" - Joe kết thúc câu chuyện nhảy nhót bằng lối mở cho những cô gái. Ngẫm lại, nước Mỹ quả là rộng thật. Chỗ tôi ở với Los lệch nhau đến 3 giờ chứ ít gì!

(Theo Ngọc Thịnh - từ Tennessee, Mỹ)