Cầu Brooklyn, một trong những chiếc cầu treo lâu đời nhất tại Hoa Kỳ, dài 1.825m, khánh thành ngày 24/05/1883 sau 13 năm xây dựng, với chi phí 15 triệu USD, nối liền khu Manhattan, thành phố New York, với khu Brooklyn bên kia dòng sông Đông (East River). Ngày nay, sau 127 năm tồn tại, cây cầu biểu tượng của New York đang cần được tu bổ với một dự án trị gía 500 triệu USD.

brooklyn_bridge

Theo năm tháng, chiếc cầu đã được tu bổ nhiều lần, nhưng lần đại tu gần đây nhất cũng cách nay gần 10 năm. Đợt sửa chữa, tân trang lần này dự kiến sẽ hoàn tất sau bốn năm. Trước tiên là cạo bỏ toàn bộ lớp sơn cũ, sơn lại màu vàng nâu như hiện tại và để hạn chế gây ô nhiễm không khí.

Việc phun sơn được thực hiện bên trong một thiết bị vây kín, đặt trên xà lan di chuyển dọc theo thân cầu. Một việc khác cũng được tiến hành là nâng cấp, mở rộng đường dẫn lên hai đầu cầu: từ một lên hai làn xe, thay mặt sàn thép bằng những tấm bê-tông cốt thép đúc sẵn. Ngoài ra, còn lát lại lề đường cũng như lắp đặt mới và thay thế các rào chắn đá ri sét. Nâng cấp cầu Brooklyn là một trong sâu dự án cơ sở hạ tầng của thành phố New York.

Cầu Brooklyn được khởi công từ tháng 1/1870, với hai tòa tháp nằm gần phía hai bờ, xây theo kiểu kiến trúc "Tân Gô-tic" (xuất hiện tại Anh từ thập niên 1740), đỡ lấy thân cầu với những cáp treo bằng thép. Đây cũng là chiếc cầu treo bằng thép đầu tiên trên thế giới, trở thành công trình kiến trúc được trân trọng nhất New York và được công nhận là công trình lịch sử quốc gia vào năm 1964. Hơn nữa, việc xây dựng cầu còn được xem là một kỳ tích, khi kiến trúc sư gốc Đức john Augustus Roebling (1806 - 1869), người thiết kế cây cầu, qua đời khi đang chuẩn bị xây dựng cầu. Con ông là Washington Roebling (1837 - 1926) tiếp tục công trình của cha, nhưng chẳng bao lâu sau khi khởi công, Washington gặp tai nạn khi đi khảo sát lòng sông Đông và bị liệt toàn thân. Tuy nhiên, vợ ông là Emily Warren Roebling (1843 - 1903), dưới sự hướng dẫn của chồng, đã vừa tự học, và các kỹ sư tại công trường, tiếp tục công việc cho đến khi hoàn tất. Do vậy, tên của ba người trong một gia đình đã được ghi khắc lên công trình lịch sử này.

Hiện nay, mỗi ngày có khoảng 120.000 xe hơi, hàng ngàn người đi xe đạp và khách bộ hành qua lại trên cây cầu này. Nó thực sự đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện lịch sử của thành phố, cả trong biến cố ngày 11/09/2001: từng đoàn người mau chóng tìm cách rời khỏi Manhattan theo lối cẩu Brooklyn. Ngoài ra, hình ảnh chiếc cầu treo Brooklyn cũng trở thành đề tài của một số tác phẩm văn học, ca nhạc và điện ảnh, như phim tài liệu Brooklyn Bridge của đạo diễn người Mỹ Ken Burns được đề cử giải Oscar năm 1982, ban nhạc Johnny Maestro and The Brooklyn Bridge (1968 - 2010) với bài hát nổi tiếng The Worst That Could Happen....

Loạt bài Bưu thiếp từ Mỹ do báo DNSG cùng công ty Du lịch Hoàn Mỹ thực hiện

Theo Tuấn Nguyễn
Báo Doanh nhân Sài Gòn

Thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania còn có tên "Philly", hay theo nghĩa của tiếng Hy Lạp là "Thành phố của tình huynh đệ". Với nhiều địa danh lịch sử, thành phố này đã trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục và thương mại lớn từ thời còn là thuộc địa của Anh, chỉ sau Thủ đô London.

Từ 1790 - 1800, Philadelphia là thủ đô của Hoa Kỳ, khi Washington DC đang được xây dựng. Ngày nay, Philly còn là một trong những trung tâm nghệ thuật lớn của nước Mỹ và được mệnh danh là "thủ đô tranh bích họa đương đại" của thế giới.

Philadelphia-1

Rảo bộ trên đường số 13 tại Philly, đến ngã tư Pine Street, du khách sẽ ngạc nhiên và thích thú khi hiện ra trước mắt họ là nam danh ca Frank Sinatra (1915 - 1998) đang "tán gẫu" với thần tượng nhạc rock Frank Zappa (1940 - 1993), bên cạnh còn có Franklin D Roosevelt, Tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ trong bốn nhiệm kỳ 1933 - 1945, và Aretha Franklin, nữ hoàng nhạc Soul, từng hát trong buổi nhậm chức của Tổng thống Obama. Trên đây chỉ là một trong số hơn 3.000 tranh bích họa được vẽ theo chương trình Nghệ thuật Tranh tường (MAP), một kế hoạch do Thị trưởng Wilson Goole đưa ra vào năm 1984, nhắm chống lại phong trào phun sơn (graffiti) bôi bẩn các bức tường trong thành phố do các băng nhóm thanh thiếu niên khởi xướng. Nữ họa sĩ bích họa Jane Golden được mời xây dựng chương trình, hướng những người trẻ có năng lực, thích vẽ "graffiti" sang nghệ thuật, lôi kéo họ ra khỏi thế giới đen tối của ma túy, phá phách và tội phạm. Kết quả, chương trình từ cộng đồng nhỏ này đã lan rộng thành một phong trào nghệ thuật trong công chúng.

Đi qua những con đường ngoẳn ngoèo, nhỏ hẹp nằm giữa hai hàng cây trong trung tâm thành phố, qua khu phố nhộn nhịp là đến những khu vực lịch sử của Philly: Tòa nhà Độc lập, nơi bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ được ký thành văn kiện chính thức ngày 4/7/1776 (nay là Di sản Văn hóa Thế giới), và gần đó Liberty Bell Pavillion, bơi đặt chiếc chuông bị nứt mang tên Tự Do, một biểu tượng cho nền độc lập của nước Mỹ, là điểm thu hút nhiều khách đến viếng thăm nhất thành phố. Khi đến vùng tập trung nhiều tác phẩm bích họa nhất, du khách sẽ tha hồ ngắm các bức vẽ đa dạng: vài bức mang tính cường điệu, những bức khác mang vẽ suy tư, trầm lắng hoặc châm biếm. Một số tranh diện tích không quá một bức tường nhỏ, nhưng nhiều bức lại có độ cao bằng tòa nhà 10 - 11 tầng. Vì chương trình này dựa vào công đồng, nên các bức hình có xu hướng phản ánh tính dân tộc trong khu phố lân cận, như trong khu phố người Hoa, các bức tranh có chủ đề châu Á.

Jane Golden cho biết :Nhờ có nghệ thuật mà mọi người trong công đồng được nối kết với nhau". Bằng chứng là Bức tường Hòa bình do chính cô và Peter Pagast vẽ tại một khu dân cư nghèo ở phía nam thành phố, nơi đã từng xảy ra nhiều cuộc xung đột sắc tộc, thậm chí bắn giết nhau bằng súng. Khi đến thăm bức họa này, nhìn khu dân cư vắng vẻ xung quanh, du khách thấy các nghệ sĩ quả là dũng cảm khi mang thông điệp hòa bình tới đây. Một cụ già da đen đi qua nói: "Mọi thứ đã thay đổi từ khi có bức tranh này. Mọi người sống hòa thuận hơn, tôn trọng nhau và không còn xung đột nữa". Thế nhưng, ấn tượng xúc cảm nhất là bức Tribute to the flag của Saligman, được vẽ năm 2002: một lá cờ Mỹ khổng lồ rộng 2.281 feet vuông (684 m2 trên bờ tường một tòa nhà, tưởng nhớ 2.281 nạn nhân ngày 11/09.

Loạt bài Bưu thiếp từ Mỹ do báo DNSG cùng Công ty Du lịch Hoàn Mỹ phối hợp thực hiện
Theo DNSG


Nếu là lần đầu đến New York, có lẽ bạn sẽ ngỡ ngàng trước bức tượng Nữ thần Tự do khổng lồ, một biểu tượng nổi tiếng của Hoa Kỳ, đặt tại cửa sông Hudson, nhìn ra cảng New York. Và bạn sẽ còn ngạc nhiên hơn khi đến bang South Dakota, nhìn thấy biểu tượng lịch sử của nước Mỹ đứng sừng sững trên đình Rushmore, đó là tượng đài bằng đá tạc chân dung bốn vị tổng thống Mỹ, vì thế có người còn gọi ngọn núi này là "núi Tổng thống".

Tượng đài kỷ niệm bằng đá hoa cương này thể hiện lịch sử 150 năm đầu tiên của Mỹ, thu hút mỗi năm 2 triệu lượt du khách, là tác phẩm của Gutzon Borglum, một điêu khắc gia người Mỹ gốc Đan Mạch (1867 - 1941) từ trái qua phải là chân dung các Tổng thống: George Washington (1732 - 1799), Thomas jefferson (1743 - 1826), Theodore Roosevelt (1858 - 1919) và Abraham Lincoln (1809 - 1965). Tượng đài chiếm tổng diện tích 5,17km2, chiều cao một tượng là 18m và nằm ở độ cao 1,745m so với mặt nước biển. Hướng về phía đông nam, cả quần thể tượng đài đón nhận được cả những tia nắng ban mai đầu tiên và khuôn mặt các tổng thống hầu như được chiếu sáng suốt ngày.

Sử gia Doane Robinson là người đầu tiên nảy ra ý tưởng làm tượng đài, nhằm thu hút du khách du lịch đến South Dakota. Sau khi lựa chọn địa điểm và được quốc hội phê chuẩn vào năm 1925, công trình được khởi công vào năm 1927. Trên đỉnh núi Rushmore cao chót vót, nhà điêu khắc 60 tuổi Gutzon Borglum cùng gần 400 công nhân phụ việc phải treo mình trên những sợi dây thừng, khoan, đẻo từng miếng đá nhỏ để tạc chân dung từng vị tổng thống với lòng say mê nghệ thuật và sự tôn kính dành cho các nhân vật lịch sử này. Vì nhiều lý do khách quan như thời tiết, kinh phí... nên công trình cứ bị gián đoạn. Đến năm 1934 thì hoàn thành chân dung đầu tiên của vị Tổng thống George Washington, và lần lựơt chân dung các vị Tổng thống còn lại được hoàn tất vào năm 1936, 1937 và 1939. Tuy nhiên, khi còn lại những phần việc cuối cùng, nhà điêu khắc Gutzon Borglum bất ngờ qua đời ở tuổi 74. Sau đó người con trai, đồng thời cũng là trợ lý của ông, Lincoln Borglum đã thay cha mình chỉ huy thực hiện nốt phần việc còn dang dở và chân dung bốn vị tổng thống Mỹ trên đỉnh núi Rushmore được chính thức xem là biểu tưởng của quốc gia sau khi Tổng thống Goerge Bush (cha) đến làm lễ đặt tên cho tượng đài này.

Thế nhưng, thời gian không mãi chiều lòng các vị tổng thống, sự tàn phá của gió, mưa và nhiệt độ đã làm tượng đài bị biến dạng dần. Nước ngắm vào các khu nứt, đông lại và giãn nở...tạo ra những vết rỗ, hủy hoại dung nhan các ông. Một nhóm các nhà khoa học đến từ Trường nghệ thuật Glasglow và Trường Lịch sử Scotland cùng hợp tác với các thành viên thuộc Qũy CyArk,một tổ chức phi lợi nhuận chuyên về bảo tồn di sản, có nhiệm vụ khảo sát và chụp cắt lớp 10 địa danh di sản thế giới của UNESCO bằng kỹ thuật laser hiện đại. Công nghệ chụp cắt lớp bằng laser tuy không mới, nhưng áp dụng công nghệ này để tạo ra mô hình không gian ba chiều của các di tích lịch sử, văn hóa lại là một phương pháp mới được các nhà khoa học ứng dụng, và công trình tượng đài trên đỉnh Rushmore được quan tâm nhất. Nhớ phương pháp này, cơ sở dữ liệu về các di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng thế giới được tạo lập và trong tương lai, các di tích nếu bị hư hại có thể được tái tạo chính xác giống như nguyên mẫu.

Loạt bài Bưu thiếp từ Mỹ do báo DNSG cùng Công ty Du lịch Hoàn Mỹ phối hợp thực hiện

Theo DNSG

Trong Top 10 địa chỉ kỳ tác địa chất nổi tiếng nhất thế giới theo bình chọn của nhật báo USA Today có Công viên quốc gia Yellowstone, vì đây là nơi tập trung đến 70% các suối phun nước nóng (geyser) trên toàn thế giới.

Công viên quốc gia đầu tiên trên thế giới chính là Yellowstone được thành lập ngày 1/3/1872. Phần lớn diện tích gần 9.000 km2 của công viên nằm trong tiểu bang Wyoming và kéo dài sang hai bang Montana và Idaho. Yellowstone nổi tiếng với các loại động vật hoang dã và tập trung một số lượng điểm địa nhiệt trên thế giới, đặc biệt là suối phun nóng Old Faithful. Năm 1976, công viên được UNESCO xác nhận là Khu bảo tồn Sinh thái Quốc tế và đến năm 1978 thì được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Người Mỹ bản địa, mà chúng ta quen gọi là người da đỏ, đã sống ở đây từ ít nhất 11.000 năm. Tên gọi Yellowstone có thể có nguồn gốc lịch sử từ vị trí công viên nằm ở thượng nguồn của con sông mà những người đi bẫy thú vào cuối thế kỷ XVIII gọi là sông "Đá vàng", theo cách gọi của da đỏ, bộ tộc Mennetaree. Tuy nhiên, đa số vẫn tinh rằng, tên gọi này xuất phát từ những tảng đá màu vàng ở khu vực "Hẻm núi lớn" (Grand Canyon) tại Yellowstone.

suoinuocnongfaithful

Công viên Yellowstone còn sở hữu một hệ sinh thái nguyên vẹn lớn nhất thế giới tại khu vực ôn đới vùng Bắc bán cầu. Các mảng rừng và đồng cỏ lớn cũng bao gồm các loài thực vật có một không hai. Hàng trăm loài động vật hữu nhũ, chim, cá và rùa đã được ghi nhận có mặt tại đây, có cả một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. Công viên là một trong những môi trường sống phong phú nhất thế giới cho động vật có vú. Trong một ngày thám hiểm, bạn có thể nhìn thấy bò rừng bison, nai sừng tấm, cáo, chó sói Bắc Mỹ, hươu, linh dương có gạc, nai và gấu đen; hoặc may mắn hơn, có thể phát hiện ra gấu xám Bắc Mỹ; và nếu có kính viễn vọng bạn sẽ nhìn thấy vài chú cừu hoang trên đỉnh núi. Những con bò sừng bison không bỏ chạy khi thấy khách, chúng gặm cỏ và dạo chơi trong công viên, thậm chí còn "chạy lon ton" giữa các làn xe.

suoinuocnongfaithful1

Đến Yellowstone, bạn và gia đình sẽ thỏa sức vui chơi: đi bộ đường dài, cắm trại, chèo thuyền,câu cá và ngắm cảnh. Suối phun nước nóng nổi tiếng nhất công viên, và có lẽ cả trên thế giới, là Old Faithful. Tuy đây không phải là suối phun lớn nhất, nhưng lại rất nổi tiếng vì phun tỏa rất đều đặn và đúng giờ. Vào công viên ở cổng phía nam, bạn có cơ hội ngồi trên khán đài, cách Old Faithful khoảng hơn 150m và ngắm nhìn suối phun. Theo từng đợt từ 30 - 90 phút, nước nóng sẽ bắn lên cao đến 45m và tùy theo độ cao của đợt phun trào trước đó, có thể đoán thời gian còn lại cho đợt phun tiếp theo.

Mỗi năm, vào dịp Tuần lễ Công viên Quốc gia Mỹ (áp cuối tháng Tư), du khách được vào chơi trong yellowstone miễn phí. Phải chăng đây sẽ là điểm đến của bạn vào tháng 4/2011? Nhưng nếu bạn đến đây trong mùa Hè 2010 thì hãy tin chắc rằng, yellowstone sẽ rất đông vui. Vì trong ba tháng hè 2009, công viên Yellowstone đã đón tiếp đến 1,3 triệu du khách.

Loạt bài Bưu thiếp từ Mỹ do Báo DNSG cùng Công ty Du lịch Hoàn Mỹ phối hợp thực hiện.
Theo DNSG

Có nhiều người lầm tưởng hoa uất kim hương (tulip) có xuất xừ từ Hà lan. Thực ra loài hoa với nhiều màu sắc rất đẹp, nhưng không hề tỏa ra hương thơm này có nguồn gốc từ Trung Đông, nở rộ ở đất nước Thổ Nhĩ Kỳ rồi mới du nhập vào Hà Lan hồi thế kỷ XVI thông qua các nhà buôn và tạo nên một cơn sốt đầu tư lớn nhất trong lịch sử loài người. Loài hoa này đã khiến rất nhiều người Hà Lan bị khánh kiệt.


Holland

Thời hiện đại, ngoài là biểu tượng của Hãng hàng không được quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, hàng năm, cứ vào đầu mùa Xuân, tulip lại được vinh danh ở nhiều thành phố tại Hà Lan, Canada và Mỹ. Và lễ hội hoa uất kim hương lớn nhất thế giới chính là sự kiện "Tulip Time Festival" diễn ra tại Thành phố Hà Lan (Holland City) ở bang Michigan trong tuần thứ hai của tháng Năm. Người Hà Lan sang đây lập nghiệp vào giữa thế kỷ XIX đã khởi xướng liên hoan này. Chuẩn bị cho liên hoan năm 1928 có 100.000 gốc tulip được nhập về từ Hà Lan, trồng ở các công viên. Liên hoan diễn ra lần đầu tiên trong năm 1930 có 250.000 bông tulip. Sự kiện năm nay, trong 10 ngày đầu tháng Năm, đã sử dụng đến sáu triệu bông!

Từ những ngày cuối tháng tư, hàng ngàn cư dân của Holland City đã háo hức chuẩn bị lễ hội hoa tulip. Họ tình nguyện làm vệ sinh đường phố, điểm tô các quảng trường, công viên, lễ đường, các tòa nhà công cộng... ...với hàng trăm ngàn chậu hoa tulip, tập diễu hành, tập nhảy điệu klompen để từ ngày đầu tháng Năm trở đi thành phố của họ sẽ đón những đoàn du khách Mỹ và quốc tế đến tham quan. Du khách đến từ Anh, Canada, Mexico, Pháp, Đức, Áo, Úc, Nhật, Hàn Quốc...và mấy năm trở lại đây còn có cả những du khách đến từ Trung Quốc.

Mỗi năm, những ngày liên hoan hoa tulip ở Holland City trung bình thu hút một triệu du khách. Từ năm 2000, thành phố là điểm đến biểu diễn của nhiều nam, nữ danh ca, ban nhạc nổi tiếng: Christina Aguilera, nhóm O-town, Frankie Avalon, The Oak Ridge Boys, Jars of Clay, Bruce Hornsby, Jonny Lang, Tony Orlando, Ronnie Milsap, Bobby Vinton, The Oak Ridge Boys.... Liên hoan năm nay đón các nhóm The Coasters, Drifters, Platters.

Có lẽ nhờ môi trường sống tràn ngập hoa uất kim hương nên thành phố với hơn 35.000 dân này đã được đánh giá là thành phố hạnh phúc, nơi có cuộc sống an bình, lành mạnh hạng nhì toàn Hoa Kỳ năm 2010.

Một hiểu nhầm thứ hai cần đính chính: Hà Lan không phải là nước trồng và xuất khẩu nhiều hoa tulip nhất thế giới. Vinh dự này thuộc về Mỹ và Canada. Bằng chứng là vào đầu mỗi mùa xuân, toàn khu vực quanh Mount Vernon ở Alexandria, bang Virginia nở rộ hàng triệu bông hoa uất kim hương thường kéo dài cả tháng.

Bên kia biên giới phía Bắc Hoa Kỳ, ở thành phố Ottawa, diễn ra trong 20 ngày đầu của thàng 5/2010 là Liên hoan tulip Canada lần thứ 65. Đây là sự kiện tưởng nhớ công lao của những người lính Canada đã đổ xương máu trong cuộc giải phóng đất nước Hà Lan khỏi quân xâm lược Đức Quốc xã hồi Thế chiến II.

Loạt bài Bưu thiếp từ Mỹ do Báo DNSG cùng Công ty Du lịch Hoàn Mỹ phối hợp thực hiện
Theo DNSG

Vốn đã nổi tiếng thế giới, nay với Bảo tàng Gia đình Walt Disney, thành phố San Francisco lại có thêm những nét quyến rũ mới..


baotanggiadinh

Các nhân vật trong những phim hoạt hình nổi tiếng như Bạch Tuyết và Bảy chú lùn, Nai con Bambi, Aladdin và cây đèn thần, Cô bé lọ lem, Alice ở xứ sở thần tiên, 101 chó đốm.... đều trở thành những hình ảnh bất hủ của trẻ em trên khắp thế giới. Tuy nhiên, ít ai nhớ đến cha đẻ của những nhân vật này: ông Walt Disney (Walter Elias Disney, 1901 - 1966). Đây cũng chính là lý do để Bảo tàng Gia đình Walt Disney xuất hiện, như lời cháu trai của ông trong ngày khai trương: "Ông đến được với mọi người nhờ tài kể chuyện rất lôi cuốn, nay đế lượt chúng ta kể chuyện cuộc đời ông, vì nhiều người vẫn chỉ biết tên Disney như một nhãn hàng và chỉ xem ông là một người có trí tưởng tượng đặc biệt". Bảo tàng này được đầu tư 110 triệu USD và mới chính thức mở cửa đón khách hồi thàng 10/2009.

Từ thang máy bước ra, khách đã lọt thỏm vào một chiếc xe lửa cổ xưa được tái tạo rất đẹp với những tấm màn nhung đỏ. Từ đây, khách sẽ đi qua mười gian trưng bày, điểm qua những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời Walt Disney: từ những năm đầu ở nông trại ở bang Missouri, năng khiếu và chí hướng kinh doanh đã sớm bộc lộ khi cậu bé Walt Disney bán những bức phác họa chân dung cho bạn cùng lớp, tăng bức biếm họa cho bác thợ cạo để được cắt tóc miễn phí...Khách có dịp tìm hiểu khả năng sáng tạo của Walt Disney qua những cải tiến kỹ thuật phim ảnh như: kỹ thuật lồng tiếng và nhạc nền cho phim hoạt hình, sử dụng lần đầu trong phim "Tàu hơi nước Willie" năm 1928 với sự xuất hiện của chuột Mickey: kỹ thuật phối màu trong phim "Hoa và cây" năm 1932, chế tạo máy quay đặc biệt, có khả năng tạo hiệu ứng không gian ba chiều trong phim "Bạch tuyết và bảy chú lùn" năm 1937.

Trong số hiện vật được trưng bày còn có tờ đơn mà cậy Disney đã khai gian tuổi để được lái xe cứu thương trong Đệ nhất Thế chiến...các tượng Oscar cho cho phim Bạch tuyết và bảy chú lùn những phác thảo đầu tiên về chú chuột Mickey, nai Bambi và chú nhóc người gỗ Pinocchio. Khách tham quan còn hứng thú với những hiệu ứng âm thanh, hơn 200 màn hình video, những bức ảnh của nhiều thế hệ gia đình, cùng trải nghiệm thời kỳ đen tối trong thập niên 1940 với cuộc đình công tại xưởng phim, chiến tranh thế giới và cuộc điều tra về những hoạt động bị cho là chống lại nước Mỹ.

Tháng 12/1966, 10 ngày sau sinh nhật lần thứ 65 của mình, Walt Disney qua đời vì ung thư phổi, khi nguồn cảm hứng và sáng tạo trong ông vẫn chưa hề cạn trong mọi lĩnh vực, từ phim ảnh, công viên giải trí đến truyền hình...Đúng như nhận định của nhiều nhà kinh doanh :" Dường như tất cả những gì mà hãng Walt Disney chạm vào đều hóa thành vàng".

Giá vé vào Bảo tàng Walt Disney có lẽ hơi đắt: 20 USD/người lớn và 12,5 USD/trẻ em. Nhưng những trải nghiệm trong bảo tàng này sẽ là tài sản đáng giá của mỗi người khi có cơ hội để trí tưởng tượng bay bổng trong xứ sở thần tiên mà Walt Disney đã tạo dựng lên trong thế kỷ qua.

Loạt bài Bưu thiếp từ Mỹ do báo DNSG cùng Công ty Du lịch Hoàn Mỹ phối hợp thực hiện.
Theo DNSG

Thành phố Laguna Niguel ở Nam Califonia, Mỹ vừa diễn ra một lễ hội kỳ quặc thường niên: Lễ hội tụt quần. Hàng nghìn người dân địa phương và du khách đã đứng bên hàng rào khoe mông với các đoàn tàu chạy ngang qua

le hoi tut quan

Những người tham gia lễ hội.

Hoạt động kỳ quặc này có tên "Mooning Amtrak", diễn ra đều đặn suốt 30 năm qua tại thành phố Laguna Niguel. Việc làm chính của lễ hội chỉ đơn giản là một đám đông xếp hàng dọc theo hàng rào ngăn cách với đường ray xe lửa, sau đó đồng loạt tụt quần và hướng mông về phía đoàn tàu đang chạy ngang qua.

Năm nay, ước tính có khoảng 10.000 người tham gia hoạt động này. Những người từ nơi khác tới được khuyến khích không đi xe hơi tới mà dùng tàu để tới thành phố Laguna Niguel.

Hoạt động này được khởi xướng từ năm 1979, sau khi vụ cá cược tại một quán bar. Theo lời kể của người dân địa phương, năm 1979, một người uống bia ở quán bar Mugs Away Saloon, nằm đối diện với đường ray xe lửa, đã đề nghị mua tặng một cốc bia cho bất kỳ ai chạy ra ngoài quán và tụt quần khoe mông với đoàn tàu chạy qua.

Một người trong quán bar đó đã chấp nhận lời thách đố và lễ hội tụt quần khoe mông với đoàn tàu đã bắt đầu từ đó.
Lễ hội kỳ quặc này ngày càng thu hút đông đảo người tham gia. Quá đông người tham dự cũng gây nhiều phiền toái, điển hình là vụ lộn xộn vì những người say xỉn năm 2008, khiến cảnh sát đã phải huy động cả trực thăng để ổn định tình hình.

Năm ngoái, chính quyền thành phố Laguna Niguel cho rằng, mọi chuyện như thế đã quá đủ. Họ kêu gọi mọi người không tiếp tục hoạt động tụt quần khoe mông tập thể nữa. Nhưng những người người yêu thích hoạt động kỳ cục này vẫn quyết không từ bỏ.

Để quảng bá cho lễ hội khoe mông lần thứ 31 này, họ thậm chí còn lập hẳn một trang web riêng cho lễ hội ở Laguna Niguel.

Phạm Hằng
Theo BBC - Ngày 15-7-2010

Tôi đến Santa Fe - thủ phủ của bang New Mexico thuộc miền Nam nước Mỹ để tham dự một triễn lãm của World Art Foundation (WAF). Có 30 họa sĩ từ nhiều nước trên thế giới được mời tham gia cuộc triển lãm đi qua 10 thành phố nổi tiếng về nghệ thuật của Hoa Kỳ này.


santafe-3, dulichhoaky,  dulichhoanmy, dulichmy, du lich mỹ, du lịch hoàn mỹ

Santa Fe nằm trong rặng núi Rocky ở độ cao hơn 2.000m so với mực nước biền, được thành lập bởi người Tây Ban Nha từ năm 1610. Đây là thành phố cổ kính nhất và nằm ở độ cao nhất của Mỹ. Với dân số chỉ khoảng hơn 70.000 người, nhưng mỗi năm Santa Fe thu hút gần 2 triệu du khách đến thăm và thưởng thức mỹ thuật. Năm 2010, Santa Fe sẽ tổ chức lễ hội mừng thành phố 400 tuổi.

Santa Fe được bình chọn là điểm du lịch hấp dẫn hàng thứ ba của Mỹ, chỉ sau San Francisco và Charleton, trên cả New York. Thành phố này đã được UNESCO tặng danh hiệu Thành phố sáng tạo có truyền thống di sản văn hóa thế giới vào năm 2005, với những kiến trúc pha trộn giữa thời thuộc địa Tây Ban Nha và người da đỏ bản xứ được bảo tồn có ý thức, tạo nên một vẻ đẹp vừa lãng mạn, vừa sang trọng. Du khách đến Santa Fe luôn có cảm giác thân thiện, bình yên trong sự bao phủ của thiên nhiên với hoa cỏ muôn màu.

santafe-2, dulichhoaky,  dulichhoanmy, dulichmy, du lich mỹ, du lịch hoàn mỹ

Nhưng đấy vẫn chưa phải điểm nổi bật nhất của thành phố này. Santa Fe được biết đến nhiều hơn vì đó là thành phố của mỹ thuật. Hàng chục bảo tàng nghệ thuật, mà lớn nhất là Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Santa Fe. Đã trở thành nơi hội tụ của giới họa sĩ, nhà văn, nhà thờ và những người làm nghệ thuật trên khắp thế giới. Đặc biệt con đường Canyon với hơn 250 gallery mỹ thuật, được bình chọn là một trong 10 con đường danh tiếng của cả nước Mỹ.

canyonroad, dulichhoaky,  dulichhoanmy, dulichmy, du lich mỹ, du lịch hoàn mỹ

Canyon Road dài gần 2km, từ đầu thế kỷ trước đã nổi tiếng là con đường của nghệ thuật tạo hình. Đến đây, du khách có thể thưởng thức, từ các tác phẩm nghệ thuật đồ gốm của người da đỏ, đến những tác phẩm trừu tượng, ấn tượng, từ tác phầm của các tác giả cổ điển bậc thầy, đến sáng tác của những họa sĩ đương đại; từ hàng thủ công đến hàng kim hoàn nghệ thuật, những tác phẩm điêu khắc đủ chất liệu...Tất cả làm rung động, say mê lòng người thưởng ngoạn. Trên con đường này, mỗi ngày đều có những triễn lãm mới, và luôn có sự hiện diện của các nhà sưu tập, tạo nên một không khí vừa sôi động, vừa lịch lãm, đầy tính nghệ thuật.

Canyon Road như trái tim của Santa Fe. Và ai đã từng một lần đến Canyon Road hẳn khó phủ nhận rằng, nghệ thuật nằm trong trái tim Santa Fe.
Theo Doanh nhân sài gòn cuối tháng