>> Nhận xét của khách hàng đi tour Mỹ tại Hoàn Mỹ
>> Hình ảnh đoàn khách Du lịch Hoàn Mỹ tại Mỹ
>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo

Du lịch Mỹ - Với 19 màn trình diễn mỗi năm, tới những thành phố lớn như Las Vegas (Mỹ) và Tokyo (Nhật Bản), công ty biểu diễn xiếc Cirque du Soleil thu về được hơn 1 tỷ USD/năm. Điều đáng nói là xuất phát điểm của công ty chỉ bắt đầu từ một gánh xiếc nhỏ.


ganhxiec-02
Trong số 5.000 nghệ sĩ của công ty trên khắp toàn cầu, luôn có khoảng 2.000 người tham gia vào việc biên đạo múa, thiết kế trang phục, các màn diễn nhào lộn. Họ đã góp phần đưa Cirque du Soleil trở thành một hiện tượng xiếc toàn cầu.

"Thật tuyệt nếu bạn có một sản phẩm nghệ thuật hay, song để gặt hái thành công, bạn phải có cách điều hành kinh doanh tốt" - Gilles Ste-Croix, một trong những người đồng sáng lập công ty Cirque du Soleil và hiện là giám đốc nghệ thuật, cho biết.

Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh

Câu chuyện của Cirque du Soleil bắt đầu hồi năm 1984, tại Baie-Saint-Paul, ngoại ô thành phố Quebec. Lúc đó, họ chỉ là một nhóm người chuyên đi cà kheo và trình diễn đường phố, tập hợp lại với nhau dưới cái tên chung Le Club des Talons Hauts.

Sau một số màn diễn thành công ở địa phương, người sáng lập nhóm là Guy Laliberte đã vận động để nhóm được trình diễn tại sự kiện mang tên Cirque du Soleil, nhân kỷ niệm 450 năm thành lập thành phố Quebec.

ganhxiec-03
Ông Ste-Croix đi cà kheo một chặng đường gài gần 90km để quyên góp tiền dàn dựng màn diễn.

Để vận động quyên góp đủ tiền cho màn diễn này, ông Laliberte đã thuyết phục người đồng sáng lập nhóm là là Ste-Croix đi cà kheo một chặng đường dài gần 90km. Sau thành công của màn diễn đó, họ quyết định đổi tên nhóm diễn của mình thành Cirque du Soleil. Nhóm nhanh chóng tìm được những người hâm mộ sẵn sàng chi tiền xem các màn biểu diễu pha trộn giữa thuật nhào lộn và nghệ thuật của mình.

Một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên thành công cho Cirque du Soleil là nhóm không dàn dựng các màn xiếc thú, vốn phổ biến ở nhiều gánh xiếc như Barnum & Bailey's hay The Ringling Brothers. Thay vì thế, nhóm chú tâm đầu tư tới các màn diễn nhào lộn.

"Giờ đây, trình diễn nhào lộn hòa trộn với nhiều loại hình nghệ thuật khác là chuyện rất phổ biến. Nhưng khi bắt đầu thành lập, chúng tôi gần như là nhóm duy nhất trình diễn theo phong cách này" - Ste-Croix cho biết.
Nhân tố quyết định nữa tạo nên thành công của Cirque du Soleil là bổ sung các màn diễn cố định vào các sản phẩm lưu diễn của công ty. Năm 1993, ông Laliberte đã phối hợp với ông chủ sòng bạc Steve Wynn ở Las Vegas để dàn dựng một màn diễn cố định mang tên Mystere, tại khu resort Mirage của ông Wynn. Năm 1998, màn diễn La Nouba đã có mặt tại Disneyworld ở Orlando, Florida.

Để góp phần tạo dựng thương hiệu ở châu Âu, ban đầu công ty lưu diễn cùng Circus Knie của Thụy Sĩ, trước khi tổ chức các màn diễn ở khắp châu lục. Với mỗi màn diễn, Cirque du Soleil phải đầu tư 25 triệu USD và dàn dựng trong khoảng 2 năm.

Họ mời một nhà sáng tạo tới để nghĩ đề tài cho màn diễn, với chủ đề rộng, trải dài từ võ thuật cho tới các nhân vật như huyền thoại âm nhạc Michael Jackson. Sau khi đã tạo được cốt truyện cơ bản của màn diễn, khoảng 200 người được thuê tới làm công tác phục vụ, như thiết kế trang phục và đóng giày. Sau đó, khoảng 6 tháng trước đêm công diễn, các nghệ sĩ trình diễn sẽ tới trụ sở công ty ở ngoại ô thành phố Montreal, để tập dượt.

Năm 1992, công ty đã có những thành công ban đầu ở Nhật Bản và đây là thị trường quan trọng để họ quyết định thâm nhập vào châu Á. "Giờ đây, chúng tôi là những đứa con cưng của Canada" - Ste-Croix nói và cho biết phần lớn doanh thu của công ty là từ các màn diễn hải ngoại.

ganhxiec-04
Nghệ sĩ trình diễn thực hiện màn nhào lộn trong màn diễn Michael Jackson Immortal World Tour

Vượt qua thất bại để tới vinh quang

Tuy nhiên, để có được thành công như hôm nay, Cirque du Soleil cũng đã phải trả những bài học đắt giá. Năm nay, công ty đã phải gánh chịu bi kịch đầu tiên, khi một nghệ sĩ nhào lộn tử nạn do rơi từ độ cao 15m xuống đất trong một màn diễn ở Las Vegas. Sau đó, công ty đã phải nộp tiền phạt bởi điều kiện làm việc không an toàn.

Từ năm 2008, nhiều người cũng cho rằng chất lượng các màn diễn của công ty giảm dần, sau khi giám đốc điều hành Daniel Lamarre nâng số màn diễn lên 3 màn mỗi năm. Kết quả là lần đầu tiên trong lịch sử, Cirque du Soleil đã phải hủy không ít màn diễn kém chất lượng và hồi đầu năm họ đã phải cho 400 nhân viên tạm nghỉ việc.

"Tất nhiên, chúng tôi có thể tìm mọi cách để thu hồi vốn, kiếm tiền, nhưng chúng tôi nghĩ đến thương hiệu của mình" - ông Ste-Croix nói. Giờ công ty đang tiếp tục đầu tư sâu cho các màn diễn và họ đã phần nào làm nhẹ bớt được những áp lực tài chính nhờ thành công của màn diễn Michael Jackson Immortal World Tour.
Công ty cũng bắt đầu lưu tâm tới Trung Quốc khi đất nước này ngày càng trở thành một thị trường quan trọng. Song trên tất thảy, công ty luôn cố gắng giải khuây khán giả với những màn diễn độc đáo, cho dù ở Montreal hay Bắc Kinh.

Màn diễn Michael Jackson của Cirque du Soleil sử dụng hàng trăm đèn LED. Nhiều bộ trang phục của các nghệ sĩ trình diễn cũng được gắn đèn.

- Các nhà thiết kế đã dùng hơn 150km vải để may trang phục cho 1.300 nghệ sĩ trình diễn tham gia 19 màn diễn của Cirque du Soleil.

- Các nghệ sĩ nhào lộn của Cirque du Soleil đã được dạy cách trang điểm như thế nào để có thể tự hóa trang được cho mình và giữ được những nét trang điểm trong nhiều giờ.

- Cirque du Soleil đã nhận được nhiều giải thưởng trên thế giới và được gắn sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood.

Theo Việt Lâm (theo BBC)- Ngày 23/09/2015

>> Nhận xét của khách hàng đi tour Mỹ tại Hoàn Mỹ
>> Hình ảnh đoàn khách của DL Hoàn Mỹ tại Mỹ
>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo

Du lịch Mỹ - "Đi Mỹ - nếu chỉ cần "đi cho biết" thì chỉ cần chụp vài ảnh bên tượng Nữ Thần Tự Do, chiêm ngưỡng những con phố chọc trời ở New York, ngắm Nhà Trắng từ xa xa; dạo quanh những khách sạn hạng sang hay chơi thử vài ván bài ở Las Vegas...là coi như tạm đủ, nhưng để cảm nhận sự vĩ đại và cảnh sắc diệu kỳ của thiên nhiên nước Mỹ, hãy một lần đến Grand Canyon...

grandcanyonnoinendenmotlantrongdoi-02
Thử thách giữa lòng can đảm và ước mơ được trải nghiệm... (Du khách Hoàn Mỹ, tháng 11/2014)

Đệ nhất kỳ quan...

"Sửng sốt" là cảm xúc đầu tiên du khách có được khi đứng trước "đại vực" Grand Canyon. Được hình thành từ 2,5 tỷ năm trước do nước sông Colorado xói mòn, Grand Canyon hiện lên đầy mê hoặc với những hẻm núi khổng lồ, với hàng hà sa số những dãy núi sa thạch đỏ, nâu, vàng, tím, hồng... lớp lớp chồng lên nhau. Chiều dài lên đến 446 km, rộng từ 0,4 đến 24 km, và sâu gần 1600 m, với các nhà địa chất, Grand Canyon được ví như "vết nứt của trái đất", là kiệt tác của tạo vật cất giấu trong đó bao câu chuyện của thời gian... Còn với du khách, đại vực Grand Canyon như một câu hỏi chưa có lời đáp, đến tận ngày nay, người ta vẫn không hiểu bằng cách gì mà con sông Colorado bé tí, xanh ngắt uốn lượn dưới kia lại khéo léo cắt xẻ, bào mòn để tạo nên đại vực khổng lồ như vậy...

grandcanyonnoinendenmotlantrongdoi-01

"Tản bộ trên trời"

Một trong những cách ấn tượng nhất để trải nghiệm toàn cảnh vẻ đẹp của Grand Canyon là đi trên chiếc cầu bằng kính Skywalk Bridge như một kiểu "tản bộ trên trời". Tuy nhiên, trải nghiệm này chỉ dành cho những du khách không bị yếu tim và không bị choáng ngất bởi độ cao...Rất nhiều du khách sau khi mua vé, làm thủ tục, thay giày, bắt đầu bước lên cầu kính nhưng lại rụt rè lo sợ đến chục lần, cuối cùng đành phải chịu thua trở lại cổng soát vé.. và sau đó lại đầy tiếc nuối...

Vươn xa khỏi bờ vực hơn 20 mét, nằm cheo leo ở độ cao1.600m so với mặt sông Colorado, Skywalk Bridge được thiết kế với sàn kính lên đến 8 lớp, mỗi lớp dày 1cm, dán chặt với nhau bằng chất dẻo đặc biệt. Với kết cấu đặc biệt này, cầu có thể chịu được sức gió 161km/h, chịu được sức nặng của 2 chiếc Boeing 747 chở đầy khách, có thể đứng vững trước động đất 8 độ richter...

Với người Hualapai - bộ tộc da đỏ hiện đang sinh sống ở Grand Canyon, vị trí xây dựng Skywalk Bridge cũng mang ý nghĩa đặc biệt...Bởi từ đây, du khách sẽ nhìn thấy những hẻm núi có dáng hình như cánh chim đại bàng. Trong tín ngưỡng của họ, đại bàng là con vật có nhiệm vụ giám sát cuộc sống của người Hualapai và báo cáo lại với thần linh....

grandcanyonnoinendenmotlantrongdoi-03

Bước đến thiên đường...

Trước đây, để được tận mắt chiêm ngưỡng "đại vực" khổng lồ này, du khách phải nhờ HDV mua vé đi theo chương trình riêng và phải đăng ký trước 2 ngày với mức phí từ 150 - 500 USD. Giá cao và sự phiền phức khi đăng ký làm phần lớn du khách giảm đi sự ham muốn để trải nghiệm kỳ quan độc đáo này... Nhưng tháng 12 tới đây, giấc mơ Grand Canyon sẽ bao gồm trong chương trình tour của Du lịch Hoàn Mỹ với giá không thay đổi...

grandcanyonnoinendenmotlantrongdoi-04

Công ty Du lịch Hoàn Mỹ - 273B An Dương Vương, P.3, Q.5, TP.HCM. ĐT: 08 38 336 336,
Hotline: 0935 336 336, Email: info@dulichhoanmy.com, www.dulichhoanmy.com
 
DU LỊCH HOÀN MỸ

>> Nhận xét của khách hàng đi tour Mỹ tại Hoàn Mỹ
>> Hình ảnh đoàn khách Du lịch Hoàn Mỹ tại Mỹ
>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo

Du lịch Mỹ - Tác phẩm lấy cảm hứng từ sự ngây thơ của con trẻ, với 5 phiên bản theo 5 màu sắc khác nhau trông giống như những bông hoa bằng bóng bay. 
 

Jeff Koons được cho là một trong những nghệ sỹ nổi tiếng nhất thế giới rất trân trọng các tác phẩm nghệ thuật hào nhoáng. Ông được biết đến với những tác phẩm tái tạo lại những vật thể rất bình thường, như các bức điêu khắc thú bóng bay khổng lồ bằng thép không gỉ, trứng Baroque và tượng điêu khắc Báo Hồng.

nhungbongtuliptrigia36-01 

Mới đây bộ sưu tập điêu khắc hoa Tulip của Jeff Koons đã được Steve Wynn - Chủ tịch và CEO của Wynn Resorts - mua lại với giá 33.682.500 USD (tương đương 701,67 tỷ đồng). Như một cam kết liên tục về sự trân trọng đối với nghệ thuật công chúng, khách sạn Wynn Las Vegas hiện trưng bày những bông hoa Tulip sáng bóng với lớp sơn màu trong suốt này tại Nhà hát Wynn.

nhungbongtuliptrigia36-02 

Tác phẩm lấy cảm hứng từ sự ngây thơ của con trẻ, với 5 phiên bản theo 5 màu sắc khác nhau trông giống như những bông hoa bằng bóng bay.

nhungbongtuliptrigia36-04 

Hơn nữa, bề mặt bóng loáng và màu sắc rực rỡ tạo nên hiệu ứng kính vạn hoa và những hình ảnh phản chiếu gần như vô hạn. Đáng chú ý là, những bông Tulip này trông tưởng như không có trọng lượng, nhưng thực tế là chúng nặng tới hơn 3 tấn.

nhungbongtuliptrigia36-05
Trước đó chúng còn được trưng bày ở những địa điểm khác.

Theo ndh.vn - Ngày 23/09

>> Nhận xét của khách hàng đi tour Mỹ tại Hoàn Mỹ
>> Hình ảnh đoàn khách Du lịch Hoàn Mỹ tại Mỹ
>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo

Du lịch Mỹ - Nước Mỹ không thiếu anh hùng nhưng đường phố ở trung tâm các thành phố thường được đánh theo các con số và chữ cái.
 

Từ ngày đặt chân tới nước Mỹ cách nay hơn một năm, tôi chưa lần nào phải dùng bản đồ để đi lại ở Thủ đô Washington D.C. Cũng họa hoằn lắm mới phải dùng tới bản đồ ở một vài thành phố khác. Thế mà vẫn không bị lạc đường.

Không phải vì tôi có biệt tài tìm đường hay xác định phương hướng. Tôi giống như khá nhiều người Việt khác, thiếu một chút kỹ năng và kiến thức về xác định phương hướng địa lý, dù cho ngày còn trên ghế nhà trường chẳng bao giờ bỏ một tiết môn Địa lý. Chỉ đơn giản là cách đặt tên đường phố ở đây đã giúp tôi và tất cả mọi người.

Hy sinh những danh nhân, anh hùng

Cách đặt tên đường ở đây có lẽ sẽ khiến cho ông Barack Obama không bao giờ có được cái vinh dự là tên của ông được gắn với một con phố nào đó ở thủ đô. Cũng như vị tổng thống thứ 16 đầy công trạng với nước Mỹ, Abraham Lincoln, không có con đường nào ở thành phố này mang tên ông. Đặt tên đường phố theo tên danh nhân, các anh hùng không phải là một ưu tiên ở thủ đô của nước Mỹ và cả ở các thành phố khác. Chỉ có vài trường hợp cá biệt, như Martin Luther King, nhà hoạt động xã hội, cả đời đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, mới có tên gắn làm tên đường phố.

Nhưng không phải nước Mỹ không tôn vinh những vĩ nhân, hay họ không đoái hoài tới lịch sử. Trái lại, có hẳn một ngôi đền Abraham Lincoln hùng vĩ nằm trên trục "thần đạo" của Washington là một đường thẳng với nhà Quốc hội và tháp Washington. Hoặc đơn giản hơn, những anh hùng, danh nhân của Mỹ được tạc tượng ở các quảng trường, công viên hay ngay đầu một con phố.

dattenduongkieumy_01
Nhiều khách du lịch chỉ cần thuê cái xe hai bánh là tự đi khắp thủ đô của Mỹ

Cho những đô thị không phải là ma trận

Washington không phải vì có diện tích hình vuông mà nó giống với một cái bánh trên đó các đường phố là những lát cắt dọc ngang rất gọn. Người ta đã chia thành phố ấy làm tư, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc và Đông Nam bằng hai trục đường cắt ngang qua đồi Capitol. Thế nên, chỉ cần nói rằng nhà anh ở phía nào của thủ đô, người ta đã mường tượng ra được một cách tương đối.

Chưa hết, ở cả hai phía theo hướng Đông - Tây, các con phố được đánh theo số thứ tự từ bé tới lớn tính từ trục cắt tòa nhà Quốc hội. Còn theo hai hướng Nam - Bắc, các con phố được đánh thứ tự theo ABC cũng tính từ trục cắt qua nhà Quốc hội.

Cách đánh tên đường ấy giúp cho ai đó đang đứng ở giữa ngã tư của đường H với phố 12 có thể biết rằng phố 20 là ở phía trước mặt họ và phố 5 là ở sau lưng (hoặc ngược lại). Và đường F là ở phía trước mặt còn đường C là ở phía sau.

dattenduongkieumy_02
Một trong những biển tên phố phổ biến ở Mỹ

Ngay cả khi đã sử dụng hết bảng chữ cái, thì những đường phố gắn với những cái tên cụ thể và riêng nào đó cũng là theo thứ tự ABC, như sau phố W là phố Adam, rồi Bryant, Channing...

New York, một thành phố không ngủ với hệ thống đường phố chằng chịt cũng có một hệ thống đánh tên đường tương tự. Khu Manhattan trứ danh, có mật độ dân cư đông nhất nước Mỹ (khoảng 27.300 người/km2) và mạng lưới đường xá không khác gì một cái mạng nhện, thậm chí đã được đặt tên theo cách thức này hơn hai thế kỷ. Khi ấy người ta chỉ trích cách đặt tên phố bằng chữ số và chữ cái là một sự đơn điệu và cứng nhắc. Nhưng ngày nay, ai cũng thấy sự tiện lợi của nó. Ở Denver, bang Colorado, toàn thành phố là những con đường và những con phố tuân theo một trật tự của các chữ cái cứ hết A lại tới B và hết Y thì tới Z.

Và đánh số nhà cũng là một nghệ thuật.

Nhà Trắng nằm trên đại lộ Pennsylvania, số nhà 1600. Chẳng phải vì tổng của nó là 7, một con số đẹp với người phương Tây. Cũng không phải vì nó gắn với một sự kiện nào đó. Chỉ đơn giản, ngôi nhà là văn phòng làm việc của tổng thống Mỹ và là nơi ở của gia đình số 1 nước Mỹ ấy nằm đúng góc đường cắt với phố 16.
Đó là một cách đánh số nhà để cho bất cứ ai đi tìm địa chỉ nào đó cũng không phải lần mò và đếm từng cái nhà.

Nếu bạn phải tìm tới trụ sở của Bộ Ngoại giao Mỹ với số nhà 2201 trên phố C của khu Tây Bắc thủ đô từ tòa nhà Quốc hội, bạn hiểu rằng cứ đi dọc con phố C cho tới khi nào nó cắt với đường số 22, ắt bạn sẽ tìm thấy nơi mà bà Hilary Clinton làm chủ.

Cũng không phải chỉ có những cơ quan công quyền mới có cách đánh số nhà ấy. Quán ăn Miss Saigon nằm trên đường M thuộc khu Tây Bắc ở Washington D.C có số nhà 3057 bởi vị trí của nó nằm ở giữa đoạn phố 30 và 31 cắt ngang đường M.

Có lẽ, bây giờ nhiều người cũng có thể tin rằng mình có thể đi thăm Thủ đô Washington D.C ngay trong lần đầu tiên đặt chân tới đó mà không cần phải cầm theo một cái bản đồ!

Ông Obama là vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ. Đó có lẽ là nguồn cảm hứng cho nước Mỹ, nên có tới 12 ngôi trường được đặt theo tên của ông ở nhiều bang. Nhưng mới chỉ có ba con đường và phố được đặt theo tên của vị tổng thống thứ 44 này, trong đó có hai con đường là đổi tên.

Theo Internet - Ngày 22/09/2015

>> Nhận xét của khách hàng đi tour Mỹ tại Hoàn Mỹ
>> Hình ảnh đoàn khách Du lịch Hoàn Mỹ tại Mỹ
>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo

Du lịch Mỹ - Mỹ (Hoa Kỳ) là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm người từ khắp nơi trên thế giới từ châu Âu, châu Á, Mỹ La Tinh. Nói đến văn hóa chung của đa số người Mỹ là có ý nói đến "văn hóa đại chúng Mỹ". Đó là một nền văn hóa Tây phương phần lớn là sự đúc kết từ những truyền thống của các di dân từ Tây Âu, bắt đầu là các dân định cư người Hà Lan và người Anh. 
 

Dù cho có sự đa dạng về văn hóa nhưng Mỹ vẫn có một bản sắc văn hóa riêng mà bạn chỉ cảm nhận được khi nào bạn đến nơi này. Điều đó không thể cảm nhận được qua phim ảnh, hàng tiêu dùng hãy những mặt nào đó mà bạn nghe tới hay sử dụng qua. Dưới đây là những nét sơ bộ về văn hóa Mỹ:
 
1. Văn hóa giao tiếp, chào hỏi

Người Mỹ có một nét văn hóa đặc trưng khi giao tiếp đó chính là văn hóa bắt tay khi chào hỏi. Bạn có thể bắt tay cả đàn ông và phụ nữ ở những lần gặp nhau đầu tiên hoặc sau đó. Người Mỹ có thói quen bắt tay chặt dùng cả bàn tay chứ không phải chỉ ngón tay (không có nghĩa là bóp chặt đến mức làm đau tay người khác) để thể hiện sự thân thiện và nhiệt tình.

vanhoaungxuomy_01
Văn hóa bắt tay khi chào hỏi ở Mỹ

Thỉnh thoảng bạn có thể thấy đàn ông với phụ nữ hoặc phụ nữ với phụ nữ chào nhau bằng cách ôm, và thậm chí cọ má vào nhau hoặc hôn nhẹ lên má nhau. Hình thức chào này thường chỉ dành cho những người là bạn bè lâu, hoặc ít nhất cũng đã quen nhau. Ngoài ra, người Mỹ rất ít đụng chạm vào nhau.

Một nét văn hóa đặc biệt của người Mỹ trong giao tiếp nữa không thể không nhắc đến đó là không nên hỏi tuổi hoặc thu nhập của người Mỹ. Tôn giáo, chính trị, và tình dục cũng là những lĩnh vực nhạy cảm ở Mỹ. Tốt nhất là bạn nên tránh những chủ đề này trừ phi với những người bạn thân.

Ở Mỹ văn hóa tiền boa (tip) là điều bắt buộc. Các nhà hàng ở Mỹ không tính tiền dịch vụ (chỉ một ít nhà hàng tính luôn tiền phí dịch vụ vào hóa đơn) do đó các khách hàng đều phải để lại tiền boa cho người phục vụ. Thông thường người ta thường để lại tiền tip khoảng 15% tổng số tiền thanh toán của hóa đơn, hoặc 20% nếu thấy dịch vụ ở nhà hàng đó tốt.

vanhoaungxuomy_02
Văn hóa tiền tip ở Mỹ

2. Văn hóa ứng xử nơi công cộng

Tiếng xin lỗi và lời cám ơn luôn được sử dụng nơi công cộng như siêu thị, nhà hàng, xe buýt...

Khi lên xuống xe buýt, hành khách chào tài xế và ngược lại. Khi vào cửa bất cứ nơi nào, người đi trước đứng lại giữ cửa cho những người đi sau bước vào xong mới đến phiên mình và người đi sau luôn nói tiếng cám ơn người đã giữ cánh cửa cho mình đi vào. Khi có sự cố va chạm xảy ra thì lời xin lỗi luôn được vui vẻ chấp nhận.

Mọi người luôn nhường nhịn nhau trong giao tiếp, nhất là xếp hàng theo thứ tự không bao giờ chen lấn giành chỗ cho dù bạn là ai (Ví dụ như về kỳ nghỉ hè ở Hawaii của Tổng thống Obama, ông ấy cũng đứng xếp hàng mua kem cho con như bao người khác).

vanhoaungxuomy_03
Người Mỹ luôn xếp hàng theo đúng trật tự

3. Văn hoá ứng xử trong giao thông

Không có chuyện phóng nhanh, giành đường, vượt ẩu trên đường. Mọi người chấp hành luật giao thông như là một nét văn hóa của người lái xe. Đặc biệt ở ngã tư khi đèn tín hiệu giao thông bất ngờ trục trặc không hoạt động hay báo hiệu không đúng, thì mọi người nhường nhau, mỗi chiều di chuyển khoảng 4-5 chiếc sau đó tự động nhường đường cho chiều kia đi, 4-5 chiếc cứ thế lần lượt mà đi không xảy ra kẹt xe dù không có cảnh sát ở đó.

Mỹ có luật cấm uống rượu bia khi lái xe, nhưng điều quan trọng là ý thức tự giác của mọi người, hầu như không ai uống rượu bia khi lái xe (nếu có thì rất hiếm không đáng kể).

Những con đường nội bộ trong siêu thị, khu mua sắm, khu dân cư khi gặp người đi bộ băng ngang qua thì tất cả lái xe phải dừng lại nhường đường sau đó mới chạy tiếp. Xe hơi chạy rất nhiều trên đường cũng như trong trung tâm thành phố nhưng không có một tiếng còi xe. Giữa đêm khuya vắng vẻ không có chiếc xe nào qua lại nhưng người lái xe vẫn chờ đèn xanh ở ngã tư bật sáng lên rồi mới tiếp tục chạy.

4. Văn hóa ứng xử nơi công sở, bệnh viện

Khi đến công sở, điều đầu tiên bạn nhận được là lời chào hỏi của nhân viên làm việc và hỏi bạn có cần được giúp không, sau đó rất vui vẻ giải quyết công việc cho bạn đến khi xong và không quên chúc bạn có một ngày tốt đẹp.

Trong bệnh viện, khi bạn đến nhân viên hành chính nhanh chóng làm các thủ tục, các cô y tá niềm nở đón bạn vào phòng chờ đợi, sau đó họ đi mời bác sĩ đến khám bệnh cho bạn. Các bác sĩ khám bệnh rất tận tình, nói chuyện nhỏ nhẹ với người bệnh, thật tuyệt vời trong giao tiếp với bệnh nhân làm cho bạn cảm thấy bệnh tình cũng được thuyên giảm phần nào.

vanhoaungxuomy_04
Bệnh nhân rất hài lòng với thái độ chăm sóc của các bác sỹ, y tá tại các bệnh viện tại Mỹ

5. Văn hoá ứng xử trong mua sắm

Hàng hóa bạn mua được đổi hay trả lại trong vòng một tháng sau khi sử dụng nếu bạn cảm thấy không thích nó (không cần sản phẩm bị hư hay trục trặc) và người bán vui vẻ nhận lại. Tại mỗi nơi mua sắm đều có một quầy chuyên nhận lại hàng hoá đã bán mà khách đem trả lại, mọi người đều vui vẻ không có tiếng cãi vã giữa người mua và người bán.

Mỹ khi mua nhà bạn cũng được trả lại cho người chủ trong một tháng vào ở nếu bạn không thích ngôi nhà đó nữa.

6. Văn hoá ứng xử với người tàn tật

Tất cả xe buýt công cộng đều thiết kế bộ phận nâng và hạ người ngồi trên xe lăn lên xuống xe buýt và được mọi người nhường cho đi lên hay xuống trước, trên xe có chỗ dành riêng cho họ.

vanhoaungxuomy_05
Lối đi riêng dành cho người tàn tật lên ôtô

Tại các bãi đậu xe đều có nơi đậu xe hơi riêng của người tàn tật. Các siêu thị có loại xe đặc biệt giúp họ di chuyển lựa chọn hàng hóa trong siêu thị. Trong thiết kế đường xá ở Mỹ các vỉa hè đều có độ dốc thoai thoải với mặt đường tại các giao lộ ngã ba hay ngã tư, để người tàn tật ngồi xe lăn tự mình điều khiển lên xuống vỉa hè dễ dàng. Do đó họ có thể đi dạo phố một mình như người bình thường. Nhìn chung người tàn tật ở Mỹ được xã hội quan tâm giúp đỡ và hoà nhập tốt với cộng đồng.

7. Văn hóa ứng xử với thiên nhiên

Tùy nơi và tùy bang mà ở Mỹ có rất nhiều hồ, các loài chim hoang dã như vịt trời, mòng biển, quạ, bồ câu... sinh sống, tụ tập đông đúc và thân thiện bên cạnh con người đi chơi xung quanh hồ.

Thường những người ở trên núi sẽ thường hay bắt gặp những đàn nai, dê núi bình thản ngậm cỏ trên vách núi gần đường xe chạy qua mà không hề sợ sệt vì chúng không bị ai săn bắt cả.

8. Văn hóa ứng xử với người ăn xin

Họ không bao giờ đeo bám, kể lể hay chìa tay trước mặt người đi đường. Thỉnh thoảng họ thường đứng ở ngã tư có đèn giao thông xe cộ hay dừng lại và cầm tấm bản nhỏ ghi chữ "cần giúp đỡ" hay ngồi một chỗ xin nơi có đông người qua lại mà không làm phiền ai cả.

Xã hội nào cũng có nhiều nét văn hóa, trong đó văn hóa ứng xử tuy không có gì cao siêu, nó rất giản dị và bình thường, nhưng nó làm cho con người đối xử với nhau tốt đẹp hơn. Đây chỉ là những điều phổ biến diễn ra hàng ngày tại Mỹ. Dù bạn là ai, sống ở nước nghèo, hay nước giàu có thì văn hóa ứng xử tốt trong sinh hoạt hàng ngày là giá trị chung cho mọi xã hội, khi ta hành xử nó như là một thói quen và trở thành ý thức của mỗi người trong cộng đồng qua nhiều thế hệ thì nó sẽ trở thành văn hóa.

Theo Internet - Ngày 22/09/2015