>> Du lịch Mỹ - Độc đáo Chợ Quincy (Boston)
>> Chuyện nước Mỹ - Tổng lãnh sự Mỹ gốc Việt kết thúc nhiệm kỳ
>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo

Du lịch Mỹ - Quan hệ tình ái của Tổng thống Mỹ đời thứ 35 cũng bí ẩn không kém cái chết của ông.

Theo Robert P.Watson, sử gia chuyên nghiên cứu tình sử phong lưu của các đời tổng thống Mỹ, phải đến ít nhất 7 vị có quan hệ tình ái ngoài luồng trước và sau khi vào Nhà Trắng, từ Thomas Jefferson đến Bill Clinton. Tuy nhiên, không ai có thể tranh đua được với John F.Kennedy (JFK) về mặt tình trường.
kyan
Cuộc hội ngộ định mệnh giữa John F.Kennedy (phải) và nữ diễn viên Marilyn Monroe
Bẩm sinh đào hoa
Nhà viết tiểu sử cho Kennedy, ông Robert Dallek đã mô tả JFK là "kẻ sát gái bẩm sinh", không ngừng lao đầu vào các cuộc chinh phục tình ái.
Theo Đài National Geographic, tác giả này cho hay ngay chính bản thân Kennedy cũng chẳng lý giải được tại sao mình cần quan hệ với nhiều phụ nữ như vậy. Nhưng theo ông Dallek, nhu cầu xác thịt của JFK có thể được xem như một cách giải tỏa căng thẳng, giống như những tổng thống Mỹ khác thích chơi golf, đua thuyền hay câu cá để thư giãn. "JFK thích phụ nữ...", theo Dallek dẫn lại lời một người bạn của tổng thống là thượng nghị sĩ George Smarthers.
Những chuyến phiêu lưu tình ái của Kennedy bắt đầu nhiều năm trước khi ông chạm đến chiếc ghế quyền lực. Theo các nhà viết tiểu sử Michael Meagher và Larry D.Gragg, lịch sử tình trường của vị tổng thống tương lai đã nhen nhóm từ thời trung học ở Trường Choate, và trong Thế chiến thứ hai, JFK dính líu đến Inga Arvad, đối tượng theo dõi của FBI do nghi ngờ người phụ nữ này là gián điệp của Đức.
Trong thập niên 1940 đến đầu 1950, nghị sĩ trẻ tuổi của bang Massachusetts luôn trong vòng tay của vô số người đẹp. Có thể nói câu lạc bộ tình nhân của JFK hết sức phong phú do nhân vật chính chẳng quá kén chọn, tuyển chọn theo tiêu chí chú trọng số lượng hơn chất lượng, nên không thiếu các phụ nữ thành đạt đến vũ nữ thoát y, tiếp viên hàng không, thư ký... theo ông Dallek. Đến khi JFK gặp gỡ và cưới người đẹp Jacqueline Bouvier vào năm 1953, cùng năm đắc cử vào Thượng viện Mỹ, ông vẫn tiếp tục theo đuổi các mối quan hệ ngoài luồng, không màng đến nguy cơ bê bối tình dục có thể đe dọa khả năng chạy đua vào Nhà Trắng. Sau khi JFK bị ám sát, những lời đồn đãi về các quan hệ tình ái lăng nhăng của vị tổng thống hào hoa bắt đầu phát tán.
Tình nhân nổi tiếng
Sợi dây tình ái giữa JFK với minh tinh Marilyn Monroe luôn được nhắc đến mỗi khi đề cập đến tổng thống lắm tài nhiều tật của Mỹ.
Theo nhà viết tiểu sử cho Monroe, ông J.Randy Taraborrelli, nữ diễn viên kiều mỵ của Hollywood nhanh chóng lọt vào mắt xanh tổng thống khi xuất hiện tại buổi tiệc của ông này ở New York vào tháng 2.1962. Theo một số nguồn tin, hai người đã hội ngộ tại Palm Springs vào cuối tháng 3 năm đó. Tuy nhiên, nếu Monroe xem mối quan hệ này là nghiêm túc, JFK đối xử với cô cũng giống như vô vàn tình nhân khác trước đó. "Căn bản là ông ấy chẳng xem chuyện đó là quan trọng", thượng nghị sĩ Smathers giải thích.
Đến tháng 8 cùng năm, nữ diễn viên qua đời một cách bí ẩn. Theo một số tin đồn, Monroe bị sát hại do mối quan hệ tình ái nhập nhằng với hai anh em nhà Kennedy là JFK và Robert Kennedy, Bộ trưởng Tư pháp. Tất nhiên, đây chỉ là giả định chưa được kiểm chứng trong hơn 50 năm qua.
Trong danh sách người tình của JFK còn có Judith Campbell Exner, bạn gái của Frank Sinatra và sau này trở thành người tình của bố già Sam Giancana thuộc băng mafia Chicago. Người đẹp có mối giao thiệp rộng rãi tại Los Angeles bắt đầu quan hệ vụng trộm với JFK trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1960. Quan hệ này tiếp tục trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của JFK. Exner còn tiết lộ rằng mình đã trở thành thông tín viên bí mật của tổng thống, giúp ông này liên lạc với với các trùm mafia Sam Giancana và Johnny Rosselli.
Theo tiết lộ của Exner, vào năm 1963, trong lần gặp gỡ cuối cùng với Kennedy, cô mang thai nhưng quyết định bỏ giọt máu đó. Đến năm 1975, cuộc tình của cô với JFK được công khai sau khi Ủy ban Điều tra của Thượng viện gọi Exner ra điều trần trong vụ CIA dính cáo buộc lên kế hoạch ám sát Chủ tịch Cuba Fidel Castro.
AFP dẫn lời cựu mật vụ Anthony Sherman kể lại lực lượng bảo vệ JFK cũng phải bó tay không kịp điều tra hết danh tính người tình của ông này. Chẳng ai biết được JFK qua lại với bao nhiêu phụ nữ ở các giai tầng khiến mật vụ lo ngại tổng thống có thể trở thành nạn nhân của một vụ cài gián điệp hoặc bị đối thủ nắm thóp, trong bối cảnh Mỹ và Liên Xô lúc ấy đứng trước bờ vực chiến tranh hạt nhân.
Theo Thụy Miên - Báo Thanh Niên - Ngày 21/11/2013

>> Du lịch Mỹ - Vài điều lưu ý khi chi tiền "tip" ở Mỹ
>> Nhận xét của khách hàng đi tour Mỹ tại Hoàn Mỹ
>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo

Du lịch Mỹ
- Một trong những điều cần biết khi đi du lịch là "văn hóa thưởng tiền", hay vẫn gọi là "tip": Nên tip hay bắt buộc phải tip, tip bao nhiêu, tip khi nào? Giáng sinh, Tết Dương lịch rồi Tết Âm lịch... đến gần, bạn sắp sửa du hành sang California, New York... ư? Nếu vậy thì càng phải chú ý tới tip nhé!

tip_01
Hồi tháng 6/2013, một nhà hàng sushi rất nổi tiếng tại New York quyết định không cho nhân viên phục vụ nhận tiền tip để thực khách khỏi bận tâm tính toán phải tip bao nhiêu sau bữa ăn. Một số nhà hàngở các thành phố khác của Mỹ đã thay khoản tiền thưởng bất thành văn nhưng luônphải có này bằng phí dịch vụ cố định. Vậy, phải chăng việc cho hay nhận món tiền "tùy hỷ" này không còn được thừa nhận tại Mỹ, nơi vốn dĩ điều này không thể thiếu?

Tại một nhà hàng ở New York City, người đàn ông dáng vẻ lịch lãm vui vẻ dùng bữa cùng một phụ nữ xinh đẹp. Đây mới chỉ là lần hò hẹn thứ hai của họ, bước đi cần thiết để tìm hiểu nhau kỹ trước khi tiến xa hơn. Rồi anh ta thanh toán hóa đơn cho người phục vụ và đi vào phòng vệ sinh.

Cô bạn hỏi người phục vụ: "Anh ấy tip bao nhiêu vậy?". Câu trả lời khiến cô ta đỏ mặt. Khi người đàn ông trở lại bàn, cô ấy nói không muốn gặp lại anh. Hóa ra, anh chàng điển trai kia chỉ tip khoảng 8,5% tổng giá trị hóa đơn. Câu chuyện này cho thấy sự nghiêm túc của người Mỹ trong việc cho tiền tip và hành động này còn có ý nghĩa văn hóa, xã hội ra sao.
Đó là thói quen đã trở thành cư xử văn minh của hầu hết người Mỹ, dù đôi khi vẫn phát hoảng khi thấy ba hoặc bốn nhân viên khách sạn cùng chăm lo cho hành lý của họ từ cửa xe lên đến tận phòng.

Thế nhưng, điều tồi tệ hơn cho du khách là không rõ sẽ cho ai và bao nhiêu. Thưởng cho người phục vụ quán rượu nhưng không cho nhân viên bán hàng, thưởng cho thợ hớt tóc nhưng chủ tiệm thì không; tặng một hoặc hai đô la cho người mang vác hành lý chứ không cho nhân viên lễ tân... Biết hành xử thế nào cho phù hợp để không phải nhận ánh mắt khinh khi, lời chỉ trích?

Lần đầu đi du lịch Mỹ, một số du khách không cho tiền tip, hoặc cho ít, vì họ hoàn toàn không hiểu tầm quan trọng của món tiền ấy đối với sinhkế củangười lao động tại Mỹ. Mức thù lao tối thiểu dành cho nhân viên các nhà hàng có nhận tiền tip là 2,13 USD/giờ, cộng với tip hy vọng sẽ được 7,25 USD/ giờ, tức bằng với mức thù lao thấp nhất theo luật Liên bang đã định mà một người sử dụng lao động phải trả cho người lao động.

Dublanica, người làm việc 7 năm trong các nhà hàng ở New York, đã viết trên blog: "Thật khó khăn khi tôi đã sống chết nhờ vào những đồng tip. Nếu bạn không cho, tôi không thể trả tiền thuê nhà. Thực tế là bạn có thể làm việc chăm chỉ mà không nhận được tip và đôi khi không làm gì cả nhưng lại được cho nhiều tiền". Hai phần ba trên tổng số tiền thưởng ở Mỹ được chi tại các nhà hàng, nhưng nay đang có dấu hiệu thay đổi.

Theo Dublanica, đây cũng là vấn đề lớn trong ngành khách sạn hiện nay. Anh ủng hộ việc phân chia phí dịch vụ giữa người lao động, nếu nó giúp họ có một mức lương phù hợp và những phúc lợi như trả tiền chữa bệnh. Tuy nhiên, vấn đề chưa hẳn được nhìn nhận: Dù chất lượng dịch vụ không ảnh hưởng đến tới chuyện cho tiền tip, nhưng người Mỹ đã quan niệm không đúng và "boa" thêm cho dịch vụ như một phần thưởng. Họ không muốn bỏ quyền lựa chọn này. Đây là một tập tục lâu đời của những "người Mỹ huyền thoại", nên cứ chăm chỉ làm ắt sẽ được thưởng.
tip
Nhưng ngay cả người Mỹ cũng không thống nhất với những cảm xúc dao động từ bực tức đến hoàn toàn phản đối. Thông điệp của trang mạng Ban Tipping (Hãy cấm tip): "Chúng ta là người tiêu dùng có giáo dục, chúng ta không cho thêm tiền". Lizzie Post, đồng tác giả quyển sách hướng dẫn xã giao Emily Post's Etiquette, nói rằng, đó là tục lệ cho thêm tiền người thực hiện một dịch vụ cho bạn. Bà thừa nhận sự không thống nhất khi thưởng cho nhân viên dọn nhà nhưng lại không cho người giặt tẩy quần áo.

Nếu những người giặt hấp và ngành nghề khác cũng được thưởng, thì nền kỹ nghệ tip còn lớn hơn nhiều so với hiện nay. Michael Lynn, thuộc Trường Quản trị Khách sạn, Đại học Cornell, đã viết 51 bài báo về chủ đề này, ước tính nền kinh tế tiền thưởng trị giá khoảng 40 tỷ USD/ năm, hơn gấp đôi ngân sách của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA).

Nhiều nhân viên nhà hàng chống lại mọi sự thay đổi về "thói quen tip" do họ kiếm được nhiều tiền từ các khoản tiền thưởng này hơn là từ những chia sẻ của phí dịch vụ. Theo Curt Gathje, Tổng biên tập các ấn phẩm đánh giá chất lượng dịch vụ nhà hàng của Công ty Zagat, khách hàng cũng không hoan nghênh điều này do đã ăn sâu vào những trải nghiệm mỗi khi đi ăn uống đến nỗi thành thói quen khó bỏ của nhiều người. Đã có lúc chuyện tip bị phản đối tại Mỹ, kể cả 6 tiểu bang từng đặt nó ngoài vòng pháp luật.

Tục lệ này từ châu Âu đã du nhập vào Hoa Kỳ hồi cuối thế kỷ XIX, nhưng đến đầu thế kỷ XX, một chiến dịch chống đối đã nổ ra với quan điểm cho đây là việc làm không dân chủ và là phương tiện tạo ra tầng lớp đầy tớ. Năm1916, tác giả William Rufus Scott đã viết trong The Itching Palm: "Tiền tip là một minh họa cho tư tưởng quý tộc...". Washington là bang đầu tiên ra lệnh cấm vào năm 1909, tiếp theo là Arkansas, Iowa, Nam Carolina, Tennessee và Georgia. Tuy nhiên, năm 1926, các luật này bị bãi bỏ và kể từ đó tập tục này đã phát triển mạnh mẽ.

Theo nhận xét của Ofer Azar, giáo sư kinh tế học hành vi tại Đại học Ben-Gurion ở Negev, Israel: "Mỹ có lẽ là quốc gia quen thuộc với tiền tip nhất, nhưng có nhiều khác biệt so với các nước khác. Tiền tip có thể là vấn đề, vì dường như nó tạo nên giai cấp giữa khách hàng và nhân viên dịch vụ, những người phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng và xin tiền tip. Đó là một phần lý do vì sao không được phép tip tại Nga Trung Quốc, cũng không phổ biến ở Scandinavia, những nơi mà sự bất bình đẳng còn tương đối thấp".

Với những người Mỹ thực sự muốn tránh việc này, một nghiên cứu quốc tế có thể cung cấp vài điểm đến không có tip. Mark Starbuck đã mất 10 năm viết một luận án về chuyện tip nhưng chưa được công bố, trong đó ông xác định chỉ có bốn nước châu Phi: Ai Cập, Ma-Rốc, Nam Phi và Tunisia. Tại Singapore, tip được cho là hành vi bất hợp pháp, trong khi ở Fiji, Iceland và Nhật, hành động này có thể gây rắc rối và trở thành hành vi phạm tội.
Theo  DNSG -  Ngày  11/12/2013
Tại Mỹ, bạn phải tip cho ai và bao nhiêu?
* Bữa ăn ngồi tại bàn: 15 - 20%
* Bữa ăn tự chọn: 10%
* Phục vụ quầy rượu: 1-2USDmột thức uống
* Phục vụ nhà vệ sinh: 50c - 3USD
* Phục vụ phòng: 2-5USD
* Trực cửa: 1 - 4USD (mang hành lý), 1 - 2USD (gọi taxi, thêm1USD nếu trời mưa)
* Quản lý khách sạn: 2 - 5USD/ngày
* Taxi: 15 - 20%
* Hớt tóc/làmmặt/mát-xa/làmmóng tay: 15 - 20%

>> Du lịch Mỹ - New York đơn giản mà đẹp mê hồn
>> Hình ảnh đoàn khách của du lịch Hoàn Mỹ tại Mỹ
>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo

Du lịch Mỹ - Có lẽ mọi du khách khi đến với New York City, một siêu đô thị với biệt danh Trái táo lớn (vì vừa có nhiều cám dỗ lẫn nhiều cơ hội làm giàu) đúng vào mùa Giáng sinh đều tìm ngắm, chụp ảnh lưu niệm dưới chân cây thông Giáng sinh vút cao phía trước tòa nhà chọc trời Rockefeller Center.
caynoel
Không khác gì chú nhóc Kevin trong phim hốt bạc Home Alone trình chiếu cách nay hai thập niên. Nếu bạn là du khách cùng Du lịch Hoàn Mỹ đến New York City vào đầu tháng 12/2013 thì thật là lý tưởng vì cây thông Giáng sinh năm nay sẽ được thắp sáng vào ngày 4/12. Sau đó, mỗi ngày nó sẽ chớp nháy từ 5g30 sáng đến 23g30 đêm. Riêng ngày 24/12 thì sáng lung linh cả ngày.
Cây thông này, một giống thông Na Uy, cao hơn 23 mét và nặng đến 12 tấn, đã được trồng ở sân vườn trước nhà gia đình Vargoshe tại thị trấn Shelton, bang Connecticut, 75 năm trước. Ông John Varghose kể rằng: "Năm 1992, khi chúng tôi dọn đến đây thì nó đã có mặt rồi. Hai con trai của tôi đã có những mùa Giáng sinh vui đẹp bên cây thông này. Nay chúng tôi đành hy sinh chia tay với nó nhưng cũng là để chung vui với cư dân New York và đám đông du khách. Buổi ban đầu, nó là cây Giáng sinh của gia đình chúng tôi, nay là cây Giáng sinh của toàn cư dân New York".
Và có lẽ chỉ có cư dân Trái táo lớn mới có đủ điều kiện tài chính để trang trí làm đẹp cho gốc thông khổng lồ này: 45.000 bóng đèn LED đủ màu chớp nháy được nối kết lại bởi sợi dây điện dài đến... 8 km. Gắn nơi chóp cây là một ngôi sao pha lê của nhà Swarovski với đường kính gần 3 mét.
Đây là cây Giáng sinh thứ 81 được dựng lên và thắp sáng lung linh trước tòa nhà Rockefeller Center. Mùa Noel 1931, trong khi xây dựng tòa nhà, các công nhân đã dựng lên cây thông đầu tiên và nghi lễ thắp sáng cây thông Giáng sinh tại đây chỉ bắt đầu diễn ra vào năm 1933.
Cả một truyền thống, một cột mốc thời gian và không gian khơi gợi thật nhiều hình ảnh, ước mơ, kỷ niệm của hằng triệu triệu người đã từng có lần chiêm ngắm "Cây Noel của tỷ phú dầu hỏa Rockefeller". Và chắc chắn sẽ còn là ước muốn của nhiều triệu du khách khác nữa khi đến thăm Trái táo lớn đúng vào dịp Giáng sinh. Không biết bạn còn nhớ không, sau mấy ngày lạc bố mẹ, cuối cùng chú nhóc Kevin đã gặp lại mẹ đúng ở dưới chân cây Giáng sinh tại Rockefeller Plaza.
Được biết, vào ngày 7/1/2014, đèn sẽ tắt, cây thông Giáng sinh sẽ được hạ xuống, cưa ra thành gỗ dành cho tổ chức Habitat for Humanity để xây nhà từ thiện.
Theo Khôi Việt - Báo DNSG - Ngày 26/11/0213

>> Du lịch Mỹ - San Francisco, nỗi buồn rực rỡ
>>
Hình ảnh đoàn khác của du lịch Hoàn Mỹ tại Mỹ
>>
Chương trình du lịch Mỹ tham khảo

Du lịch Mỹ - Có tin vui cho hành khách cùng Du lịch Hoàn Mỹ bay đến Mỹ, rồi tiếp tục với những chuyến bay dọc ngang đất nước rộng lớn này vì họ được sử dụng các tiện ích của điện thoại, các thiết bị điện tử... trên máy bay.
Cho đến nay, tuy chúng ta đã sống trong thời hiện đại @ được rất nhiều năm nhưng mỗi khi lên máy bay đều được nhắc nhở phải tắt điện thoại di động, thiết bị điện tử cầm tay, máy tính xách tay, máy tính bảng... Chỉ sau khi máy bay đã rời đường băng, đạt độ cao hành trình từ 8.000 - 10.000m thì mới được sử dụng trở lại. Nhưng khi máy bay bắt đầu hạ cao độ, tiến hành quy trình tiếp cận đường băng để hạ cánh, mọi người lại phải tắt máy.
wifi_my
Trong chuyến bay đến Mỹ được sử dụng thiết bị điện tử
Sắp tới đây, theo quyết định mới của Cục Hàng không Liên bang Mỹ, những quy định về an toàn bay này sẽ không còn hiệu lực. Theo đó, hành khách sẽ được thoải mái sử dụng các thiết bị điện tử từ khi còn ngồi ở phòng chờ, lúc ra cổng lên máy bay qua lúc cất cánh đến lúc hạ cánh và ra khỏi máy bay. Tha hồ đọc, soạn tin nhắn, chơi game, xem phim, nghe nhạc và đọc sách điện tử... Tuy nhiên, khi bay trên không, hành khách vẫn bị cấm sử dụng điện thoại để gọi cho người thân, đồng nghiệp, bạn bè đang ở mặt đất và cũng không được sử dụng laptop (đề phòng va đập vào hành khách khác khi xảy ra sự cố nhiễu không khí, gió giật mạnh...).
Mức độ thay đổi về quy định sử dụng các thiết bị điện tử tùy thuộc vào từng hãng hàng không. Vì mỗi hãng bay còn phải chứng minh cho Cục Quản trị Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) có đầy đủ những hướng dẫn tuân thủ bay an toàn với hành khách sử dụng thiết bị điện tử. Hai hãng Delta Air Lines, JetBlue cho biết sẽ sớm nộp các kế hoạch cần thiết. Dĩ nhiên, để được FAA bật đèn xanh, mỗi hãng còn phải chứng minh máy bay của mình được bảo vệ an toàn khỏi bị nhiễu điện tử. Đáng mừng là hầu hết các loại máy bay sản xuất thời gian gần đây đều đã được ứng dụng công nghệ "miễn nhiễm" nhiễu sóng điện tử, một trong những điều kiện cho phép hành khách có thể sử dụng Wi-Fi ở độ cao.
wifi_my_01
Xem ra, quy định mới của FAA tuy trễ nhưng còn hơn không. Một nghiên cứu tiến hành năm 2003 bởi Hiệp hội Người tiêu dùng Điện tử (CEA) tại Mỹ cho thấy, có 70% hành khách khi lên máy bay có cầm theo điện thoại di động (thời đó điện thoại còn chưa kết nối được với internet). Năm nay, nghiên cứu của CEA cho biết có đến 99%hành khách khi lên máy bay cầm theo điện thoại di động (hầu hết là điện thoại thông minh), máy tính xách tay.
Từ Việt Nam cất cánh bay đến Mỹ, bạn cần nhớ rõ rằng, quy định mới này của FAA sẽ chỉ có hiệu lực với những chuyến bay nội địa Mỹ và những chuyến bay quốc tế hạ cánh xuống lãnh thổ Mỹ cũng như cất cánh từ lãnh thổ Mỹ. Còn mọi chuyến bay khác, cất cánh hoặc hạ cánh từ sân bay ngoài nước Mỹ, vẫn phải theo quy định của giới chức năng hàng không nước và vùng lãnh thổ. Thí dụ, khởi hành từ Singapore, bạn phải tắt thiết bị điện tử và chỉ được mở khi sắp hạ cánh xuống sân bay Mỹ. Ngược lại, khởi hành từ sân bay Mỹ, bạn thoải mái sử dụng thiết bị điện tử cho đến khi sắp hạ cánh xuống Singapore.
Nhưng hãy an tâm, hầu hết giới quản trị hàng không các nước sẽ đều noi theo các quy định của FAA.
Theo báo DNSG - Ngày 6/11/2013

>> Tư vấn du lịch - Một lần đi Mỹ thất lạc hành lý
>> Du lịch Mỹ - Nếu bạn kẹt ở New York
>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo

Du lịch Mỹ - Trong những ngày thăm thân nhân tại Los Angeles (Mỹ), tôi lên mạng chọn tour của một công ty du lịch của người Hoa tham quan bờ Đông sáu ngày năm đêm. Nhưng có đi rồi mới biết tour giá rẻ cũng có cái giá của nó với nhiều bất tiện mà du khách phải chịu đựng.


tuorgiare_TT
Xe điện cổ trên đường phố San Francisco (bang California, Mỹ) - một trong những địa điểm mà nhiều du khách VN thường đến khi du lịch Mỹ
Rẻ thì có rẻ

Tour khởi hành từ New York qua Philadelphia, Washington DC, thác Niagara, Boston... với các địa điểm tham quan miễn phí gần giống như tour bờ Đông của các công ty du lịch VN quảng cáo, nhưng chỉ tốn 398 USD mà lại được mua hai tặng hai (gia đình tôi đi bảy người chỉ mua bốn vé).

Các tour nội bộ Mỹ chỉ bao gồm xe chở đi tham quan, khách sạn và hướng dẫn viên (HDV). Chuyện ăn uống, mua vé máy bay đến New York, vé vào cửa các điểm tham quan có tính phí đều tự túc, chưa kể tiền tip cho HDV và lái xe 7 USD/ngày.
Đón chúng tôi tại sân bay là HDV của công ty du lịch khác, cũng của Hoa kiều có trụ sở tại China Town (New York). Chúng tôi chưa kịp lo thì sau đó phát hiện có một số khách tham quan trong đoàn cũng mua vé của các công ty khác (đều của Hoa kiều tại Mỹ), giá chênh lệch nhau chút ít.

Nhưng riêng một chị từ VN qua Mỹ thăm thân nhân, rồi mua tour của một công ty du lịch tại VN gửi sang thì lại có cái giá gần 20 triệu đồng mà dịch vụ cũng như của chúng tôi. Khi biết giá vé của gia đình tôi chỉ hơn 4,8 triệu/người, chị bực bội liên tục gọi điện thoại về gia đình nói mình đã bị "thuốc" (ý là bị lừa bán tour).
Nhưng nhiều bất tiện
Tuy nhiên, rẻ cũng có cái giá của rẻ. Cái hạn chế đầu tiên là cô HDV nói hai thứ tiếng Hoa (phổ thông) và Anh. Tiếng phổ thông thì không phải người Hoa nào cũng nghe được, còn tiếng Anh của cô thì có những từ nói như ngọng nên ngay cả người nhà tôi dù đã sống ở Mỹ gần 30 năm mà nhiều khi phải đoán.

Dù vậy cũng còn may hơn bà chị tôi sau đó đi thêm tour San Francisco ba ngày gặp anh chàng HDV nói tiếng Anh lục cà lục cục, mà lại ngại nói nên những du khách không biết tiếng Hoa phổ thông hầu như không được nghe thuyết minh.
Đến những điểm tham quan phải mua vé, cô HDV cứ phăng phăng dẫn cả đoàn vào xem mà không hỏi ý kiến khách. Do cảnh giác nên chúng tôi thường xuyên hỏi giá vé vào cửa nhưng cô cứ luôn miệng: "Don't worry!" (đừng lo lắng). Cô bảo do đi theo đoàn nên mua vé sẽ rẻ hơn đi khách lẻ. Khi tham quan đến 2/3 chương trình thì không chỉ nhóm tôi mà nhiều người trong đoàn sốt ruột hỏi giá. Lúc này cô mới phát cho mỗi nhóm một bảng giá những nơi đã qua và những nơi sắp đến để đóng tiền thì nhiều người mới bất ngờ.
Để xem cảnh New York từ tòa nhà 102 tầng Empire State Building (tòa nhà cao nhất New York hiện nay) có kèm xem bộ phim ngắn New York Skyride (mô phỏng một chuyến vòng quanh New York), khách phải trả 43 USD (khoảng 900.000 đồng) nhưng thật thất vọng vì vị trí xem (tầng 86) là hành lang hẹp, người lại đông nên phải chen chân để tìm một chỗ đứng quan sát qua một bức tường rào cao.
Thất vọng nhất là chuyến đi tàu "tham quan WashingtonNgũ giác đài từ xa" có giá 22 USD/người (trong chương trình có đến ba chuyến đi tàu). Chúng tôi ngồi trên boong tàu lênh đênh dưới cái nắng cháy da để chỉ nhìn thấy mái nhà thấp thoáng dưới những tàng cây cao ở xa tít mà du khách cho là Ngũ giác đài chứ HDV không hề theo xuống tàu để thuyết minh.
Còn tòa nhà "Believe it or not" thì chẳng qua chỉ giới thiệu những "chuyện khó tin nhưng có thật" như ta thường thấy đăng báo với giá vào cửa đến 25 USD. Những nơi này nếu HDV giải thích rõ thì chúng tôi đã không vào.
Sau khi nhận được bảng báo giá, nhóm tôi và nhiều nhóm khác trong đoàn đã từ chối vào tham quan một số điểm tiếp theo dù cô HDV ra sức "chiêu dụ". Đến thác Niagara, cô HDV báo giá 27 USD đi thuyền dưới lòng thác. Cảnh giác, chúng tôi từ chối và vào thẳng phòng vé tìm hiểu, thì ra đi thuyền chỉ tốn 15 USD (người lớn), 12 USD còn lại là để xem bộ phim giới thiệu về thác (một hình thức bán kèm).
Không "tiền trảm hậu tấu" như HDV đoàn tôi nhưng anh HDV tour San Francisco với tiếng Anh nói trên cũng khiến nhiều khách (kể cả khách người Hoa và người Việt sinh ra tại Mỹ) không hiểu ý nên cứ thấy điểm tham quan nào có phí cao là bỏ.
chinatown_my
Chuyện ăn uống tự túc cũng là vấn đề. Do không lường trước chuyện công ty du lịch không cho nước uống nên khách tốn khá nhiều chi phí mua nước (2-3 USD/chai nước 500ml) ở các điểm tham quan. Ăn thì tự túc ở các điểm tham quan hoặc ở China Town (trung bình khoảng 10 USD/phần).
Với những chuyến đi không ghé China Town thì khách được chở đi ăn buffet Hoa giá 16 USD. Sau sáu ngày tham quan, chúng tôi xơi gần hết một thùng mì gói ăn sáng, chưa kể mỗi lần được "thả" xuống China Town là cả đoàn khách kéo nhau đi mua trái cây và nước uống ở các siêu thị nhỏ (có giá rất rẻ) để mang theo.
Kết thúc chuyến đi, tổng chi phí vẫn khá rẻ so với mua các tour trọn gói ở VN và rẻ hơn rất nhiều nếu đi tự túc từ A-Z. Dù vậy, nếu bạn không biết tiếng Anh hoặc tiếng Hoa (phổ thông) và muốn được sự chăm sóc tận tình chu đáo của một hướng dẫn viên VN thì vẫn nên cân nhắc khi mua tour loại này.
Theo Nhiên Phạm - Báo Tuổi Trẻ - Ngày 03/11/2013

>> Bưu thiếp từ Mỹ - Kỳ 110: Phố Tàu ở San Francisco
>> Nhận xét của khách hàng về tour Mỹ ở Hoàn Mỹ
>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo

Du lịch Mỹ - Chúng tôi không biết điều gì đã níu giữ mình lại khi loanh quanh ở chiếc cầu Cổng Vàng (Golden Gate) suốt tám tiếng đồng hồ. Khi đứng ở phía bên này cầu, bầu trời xanh vẫn còn phủ một màn sương mờ ảo phía trên hai chiếc cột màu đỏ lộng lẫy. Đến khi rời đi, Cổng Vàng đã say ngủ trong ánh đèn màu lấp lánh.

Nỗi buồn rực rỡ
san_01

Chúng tôi bắt đầu hành trình đi bộ dọc suốt cây cầu từng giữ danh hiệu cầu treo dài nhất thế giới từ phía Presidio trong một chiều nắng mờ chút hơi sương.
Nếu chỉ lùa vào dòng xe cộ hối quả giữa Cổng Vàng, chắc chắn người ta không thể chạm vào nhịp dây võng khổng lồ, hay ngước nhìn hai đỉnh trụ cầu đóng khung trên nền trời, hoặc cảm nhận lòng cầu thỉnh thoảng vẫn rung lên một vài nhịp khi đám đông xe lướt qua.
Du khách chắc chắn cũng không có đủ thời gian để ngắm nhìn thành phố qua vịnh San Francisco khi đang vịn tay lên lan can màu đỏ, hít một hơi dài luồng gió chạy loắng quắng từ biển xô vào.
Màu sặc sỡ của Cổng Vàng gợi nhớ đến những vách đá sa thạch đỏ ở thành phố Trung Đông Petra, Vương quốc Jordan. Vẻ huy hoàng đầy kiêu hãnh dưới ánh mặt trời ấy không giấu nổi nỗi buồn chết chóc của một thành cổ hoang phế trong nhiều năm.
Có lẽ vì vậy mà với nhiều người, cây cầu Cổng Vàng cứ toát lên một nỗi buồn rực rỡ trong buổi chiều đầy nắng. Chúng tôi không đến Cổng Vàng theo kiểu "Đến San Francisco mà không đến Cổng Vàng cũng như đến New York mà không thăm tượng Nữ thần Tự do".
san_02
Dòng xe cộ tấp nập băng qua Cổng Vàng
Thứ mà tôi muốn biết nhất là bầu không khí của nơi đẹp đẽ chết chóc này, nơi mà người ta ước tính có ít nhất 1.600 người đã tự tử trong suốt 76 năm qua, kể từ năm 1937 khi chiếc cầu hiện diện ở San Francisco.
Con số khủng khiếp này khiến cây cầu màu đỏ cam huy hoàng trở thành nơi chết chóc đáng sợ hơn bất cứ thắng cảnh nào trên thế giới. Cơ hội sống sót của những người chọn cái chết bằng cách nhảy xuống từ lan can cầu là vô cùng hiếm hoi, nhất là khi lao đầu xuống nước với vận tốc gần 129 km/giờ.
Trong ánh trời trong xanh lạ kỳ ngày đầu thu, những thông điệp đầy nhân văn trên chiếc bảng đóng ở trụ cầu ánh lên lấp lánh: "Vẫn còn hy vọng. Hãy gọi cho chúng tôi. Hậu quả của việc nhảy từ chiếc cầu này là chết người và rất thảm thương". Vậy nhưng tại nơi này, cứ hai tuần thì người ta lại chứng kiến một bi kịch tự vẫn.
san_03
Tháp Coit trên đỉnh đồi Telegraph, điểm quan sát thành phố tuyệt đẹp
Năm 2008, các quan chức Mỹ đã phê duyệt một dự án trị giá 50 triệu USD nhằm giăng lưới phía dưới cầu, ngăn chặn việc tự tử. Song đến nay, việc huy động nguồn lực vẫn ở lưng chừng và nhiều người vẫn đến Cổng Vàng để kết thúc những giây phút còn lại của cuộc đời.
Băng qua Cổng Vàng đến hạt Marin là có thể thu vào tầm mắt toàn bộ cây cầu ở điểm quan sát Vista hoặc là mũi Marin. Đứng trên đỉnh đồi trong cơn nắng cuối ngày, mọi người ngắm nhìn cây cầu rực đỏ như đang cháy lên trên nền của biển và trời xanh trong vời vợi.
Phía xa, chân trời giăng mắc một màn sương trắng lãng đãng như bông phủ lên thành phố bê tông bên dưới. Khi ấy quả thật người ta chỉ có thể thốt lên: "Kết liễu cuộc đời trong một ngày quá đẹp thế này thật là uổng phí!"
san_04
Những bến tàu lao xao tiếng gió bên bờ vịnh San Francisco
San Francisco buồn đến thế ư?

Nếu ai đó ở San Francisco tự giới thiệu mình là 420 friendly thì họ đang ngầm nói cho người đối diện biết họ là một người hút cần sa hoặc thoải mái làm bạn với những người hút cần sa.
Từ nhiều thập niên qua, 420 friendly đã là một khái niệm ẩn dụ về việc sử dụng cần sa hay còn gọi là "cỏ". Thỉnh thoảng trên vỉa hè, du khách cũng dễ dàng nhận ra mùi thơm nồng của "cỏ", một loại ma túy chế biến từ cây gai dầu (cannabis).
Những ngày sương mù phủ kín bầu trời (biệt danh của San Francisco là Thành phố sương mù), chúng tôi lại thấy anh bạn người San Francisco lôi cỏ ra hút, khi bằng tẩu, lúc bằng điếu cuốn. Anh nói thành phố này quá buồn.
san_05
Những ngôi nhà cổ đầy màu sắc Painted Ladies nép mình bên nhau
San Francisco quả thật buồn đến thế chăng? Buồn đến độ người ta phải leo lên cầu Cổng Vàng và chết? Buồn đến độ mùi cỏ có thể ngửi thấy đâu đó dọc đường, hay bên ngoài công viên? Ồ, có thể San Francisco hơi kỳ quái, nhưng buồn thì chắc là không thể đến mức đó được.
cay-cau-cua-nhung-xuc-cam2
Đoàn khách của du lịch Hoàn Mỹ tại Cầu Cổng Vàng, San Francisco
Bởi sau những ngày đầy mây mù lạnh lẽo, thế nào San Francisco cũng nắng lên một cách đầy khó hiểu và lôi người ta ra khỏi nhà trong một ngày rất đẹp. Để chiếc áo lạnh thùng thình ở nhà, du khách dạo quanh từng góc phố nho nhỏ trong lúc những sợi nắng thi nhau đổ xuống vỉa hè lát gạch.
Mỗi khi ra khỏi nhà, tôi thường nhắm mắt lại và hít một hơi thật dài khi đợi tín hiệu đèn ở góc đường 18 và Valencia, chưa bao giờ cảm thấy dễ chịu hơn lúc ấy.
Tôi thích vô cùng những buổi chiều đi bộ trở ngược lên con dốc khi bầu trời đã hửng nắng giữa chiều, ghé vào cửa tiệm có anh chàng pha chế kỳ quặc với những móng tay sơn màu đen ở Dynamo trên đường số 24, kêu chiếc bánh donut chanh dây và một ly latte nóng.
san_06
San Francisco trưa cuối tuần nhìn từ đỉnh đồi công viên Dolores
Đỉnh đồi công viên Dolores là nơi mà đã bao lần tôi ngắm nhìn San Francisco, khi thì trong màn sương mù dày đặc lúc nửa đêm, lúc thì bầu trời vẫn còn sắc xanh khi thành phố vừa mới lên đèn, và còn cả những trưa thứ Bảy rộn ràng mây và gió nữa chứ.
Những ngày ở khu Mission cũng mướt đầy vị kem Honey Lavender ở quán kem Bi-Rite Creamery trên đường số 18, hoặc cái tên kỳ cục Secret Breakfast ở quán kem Humphry Slocombe nằm ngay góc đường 24-Harrison.
san_07
Cầu tàu 39 nhộn nhịp những cuộc vui
Làm sao buồn được nếu hòa vào con đường biển đông đúc những bến cảng lao xao tiếng gió, ghé vào những cửa tiệm trang hoàng sặc sỡ ở cầu tàu số 39. Hoặc lạc vào thế giới kỳ ảo mộng mị khi ngắm nhìn thành phố ngập trong màn sương từ đỉnh đồi Telegraph.
À, cũng là thiếu sót nếu bỏ qua những đêm nhạc Metal máu lửa ở khu Oakland rồi trở về nhà băng qua chiếc cầu San Francisco - Oakland Bay lộng lẫy ánh đèn khi quá nửa đêm.
Sau rốt, San Francisco không có những tòa cao ốc kỳ vĩ làm người ta phải nín thở ngước nhìn như New York, không có những nhà hàng khiến du khách phải xuýt xoa mãi khi ăn như ở New Orleans, không có cái chất hoa lệ màu mè của Vegas, vậy mà từ lúc nào chẳng hay, thành phố kỳ lạ này đã mãi mãi đánh cắp trái tim tôi và không bao giờ trả lại nữa.„
san_08
Dynamo, nơi bạn có thể tìm thấy bánh donut chanh dây ngon tuyệt

Theo Đinh Hằng - Báo DNSG - Ngày 30/10/2013

 Du lịch Mỹ - Nằm giữa 50 ngọn đồi bên bờ Thái Bình Dương ấm áp, San Francisco - thủ phủ về chính trị của tiểu bang California - hấp dẫn du khách bởi các yếu tố đặc thù mà ở các thành phố cảng của các quốc gia khác không thể tìm thấy.

san_sgtt_01
Trong mùa hè thỉnh thoảng xuất hiện những trận sương mù kèm theo gió lạnh, hiện tượng này lặp đi lặp lại cứ khoảng mười phút một lần. Cầu Cổng Vàng ngập chìm trong mây mù lúc hoàng hôn.
Từ khu Phước Lộc Thọ của người Việt ở quận Cam, tôi mua vé du lịch đi San Francisco vào ngày cuối tuần. Xe buýt đi theo đường cao tốc số 5 dọc theo đường biển với những khúc quanh co tuyệt đẹp. Những cung đường đèo núi hiểm hóc nhưng phủ một màu xanh mát mắt.
Tôi chợt hối tiếc cho người Mexico đã không thấy tiềm năng của vùng đất này, đã bỏ hoang để nó trở thành ổ dịch bệnh. Người Mỹ chiếm lấy, trả cho người Mexico 1 USD danh dự, và biến nó trở thành một vùng trù phú xanh tươi.
Không gian đặc thù và phố người Hoa
San Francisco với những ngôi nhà chọc trời nằm trên những ngọn đồi cao. Tuy nhiên, ở đây những con đường phố từ đồi này qua đồi khác dốc thẳng đứng chứ không đi theo đường trôn ốc như các thành phố khác. Cứ hết một đoạn dốc có chỗ bằng phẳng để xe tạm nghỉ trước khi leo tiếp các đoạn dốc khác. Nhà phố càng lên cao càng có giá trị và hầu hết, chủ các ngôi nhà trên đỉnh đồi là những người giàu có.
Đường hoa Lombard cũng là "đặc sản" nổi tiếng tại San Francisco. Ở đầu con dốc, đường Lombard có vườn hoa tuyệt sắc được thiết kế theo mùa trong năm. Trong vườn hoa là hai con đường một chiều (lên, xuống) quanh co uốn khúc đổ dốc như đường đua xe thể thức F1. Nó dành riêng cho những ông chủ giàu có trên đỉnh đồi lái xe xuống phố. Từ vườn hoa Lombard, nhìn thẳng xuống khu trung tâm phố, những khúc đường trông như những dãy núi nhỏ với các đỉnh núi nằm gối đầu lên nhau trùng trùng điệp điệp.
Cầu Cổng Vàng - Golden Gate - biểu tượng của thành phố San Francisco, đồng thời cũng là biểu tượng của bờ Tây nước Mỹ với chiều cao tính từ mặt nước là 227m, chiều dài cầu là 1.280m. Thân cầu được sơn màu đỏ cam nổi bật giữa nước biển xanh và những núi cỏ màu vàng khô nằm ở phía đầu cầu thuộc quận Malin.
Vừa rực rỡ màu sắc dưới nắng ban ngày, huy hoàng lộng lẫy dưới ánh đèn đêm, màu đỏ cam còn giúp tàu bè dễ nhìn thấy từ xa. Tôi đã đi hết chiều dài cây cầu (2,7km) để cảm nhận sâu hơn về cây cầu có mật độ lưu thông cao nhất trên thế giới. Cuối đầu cầu là trạm nghỉ chân nằm trên một ngọn đồi cao. Gió và sóng biển tạo thành một thứ âm thành rì rào dễ chịu. Một bất ngờ thú vị, tôi khám phá ra cái tên Golden Gate lại do người Hoa đặt.
CAU CONG VANG
Đoàn khách của du lịch Hoàn Mỹ tại Cầu Cổng Vàng, San Francisco
Người Hoa đổ xô đến San Francisco từ năm 1848 trong công cuộc tìm vàng. Khí hậu ôn hoà tại vùng đất này đã khiến người Hoa đến đây định cư ngày càng nhiều hơn và San Francisco có khu phố người Hoa lớn nhất trên thế giới. Vẫn hài hoà trong kiến trúc của thành phố, nhưng khu phố người Hoa dễ dàng nhận biết bởi những lồng đèn đỏ treo cao và tên bảng hiệu tiếng Hoa. Ngán ngẫm thức ăn nhanh của người Mỹ, đến đây tôi mừng hơn vì gặp thức ăn tương tự thức ăn Việt Nam, nhưng ngon nhất có lẽ là những món dimsum với các loại bánh bao, há cảo, lưỡi vịt phá lấu...
san_sgtt_02
Leng keng những tiếng tàu sớm khuya bởi những chiếc xe lửa ngắn công cộng được sản xuất từ những năm 1873 (chạy bằng hơi nước).
Leng keng tiếng tàu xưa và... lạnh lẽo
Hầu hết ở các thành phố khác của Mỹ, chen chúc xe ôtô cá nhân đời mới, nhưng San Francisco vẫn giữ lại những chiếc xe lửa ngắn công cộng được sản xuất từ những năm 1873 (chạy bằng hơi nước) để phục vụ việc đi lại trong thành phố. Thật dễ thương khi giữa một thành phố năng động hiện đại, vẫn còn đó một chút màu sắc cổ xưa.
Du khách đến đây đều mong muốn, ít nhất cũng một lần được bước lên những chiếc xe dài cổ kính trông có vẻ ì ạch, để tham quan một vòng thành phố. Vừa ngồi ăn kem trên xe, vừa ngắm nhìn những ngôi nhà theo kiến trúc Victoria của người Anh còn sót lại trong lòng phố, vừa lắng tai nghe những tiếng leng keng khi tàu đến những khúc quanh co là một ký ức khó quên.
Tại Bến Tàu Ngư Phủ - một địa danh nổi tiếng dành cho tàu đánh cá cập bến - được coi là chợ đầu mối hải sản của thành phố San Francisco, nhiều quán nướng theo dạng BBQ dựng lên san sát nhau. Hầu hết, du khách đến đây mua hải sản theo dạng Food to go (thức ăn mang đi).

Sau đó, họ ngồi giữa quảng trường bến tàu để tận hưởng cái nắng ấm áp của mùa hè, thưởng thức món hải sản yêu thích, đùa giỡn với những chú hải âu thân thiện và ngắm dòng người qua lại. Những chú cua biển to đùng, hay những chú tôm hùm của vùng biển Alaska tươi roi rói ở các quầy hàng, luôn làm hài lòng du khách về chất lượng và giá cả (giá tôm hùm chỉ khoảng 500.000 đồng/ký).
Mặc dù là mùa hè, nhưng hầu hết du khách đều khoác chiếc áo len, bởi thời tiết tại San Francisco rất kỳ lạ chẳng giống bất kỳ các thành phố khác: "Một mùa hè lạnh lẽo chỉ có ở San Francisco". Nằm bên bờ Thái Bình Dương ấm áp, nên khí hậu tại San Francisco ấm áp vào mùa đông và khô vào mùa hè.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những dòng hải lưu của vùng biển Thái Bình Dương, nên ngay trong mùa hè thỉnh thoảng xuất hiện những trận sương mù kèm theo gió lạnh. Hiện tượng đó được lặp đi lặp lại cứ khoảng mười phút một lần. Một cảnh sắc thực thực hư hư khi hoàng hôn xuống.
Chiều hôm ấy, tôi đứng bên quận Malin ngắm nhìn, thành phố San Francisco xinh đẹp đang trải mình ra đến bờ biển xanh trong nắng vàng, nhưng phút chốc cả thành phố cùng với cây cầu Cổng Vàng biến mất trong đám sương mù lãng đãng.
Theo Chính Ly - Báo SGTT - Ngày 30/10/2013

>> Tư vấn du lịch - Bí quyết chữa bệnh thường gặp khi đi du lịch
>> Tư vấn du lịch - Thích ứng với trạng thái thay đổi múi giờ
>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo

Du lịch Mỹ - Ngày 8-10, Cục Dự trữ Liên bang, tức Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ, chính thức phát hành tờ bạc 100 USD mới với những tính năng bảo an tối tân.

Những đặc điểm bảo an mới bao gồm một dải ruy băng ba chiều màu xanh, một quả chuông và logo hình lọ mực mà nhà chức trách nói là rất khó làm giả.

Bên cạnh các tính năng mới, những đặc điểm bảo an truyền thống như bóng chìm chân dung và đường chỉ bảo an có thể chuyển hồng dưới tia cực tím vẫn được duy trì.
tien-hoaky
Bản thiết kế năm 2010 bị tạm hoãn vì "trở ngại nằmngoài dự đoán trong quá trình in ấn".

Đường ruy băng ba chiều màu xanh, vốn được dệt lên tờ bạc, chứa trong nó những số 100 được in chìm và có thể di chuyển lên xuống hoặc qua lại, tùy hướng người dùng nghiêng tờ bạc.
Nghiêng tờ bạc qua một bên cũng sẽ làm hiện lên một quả chuông màu xanh bên trong logo hình lọ mực màu đồng, nằm bên phải dải ruy băng màu xanh.
Bên cạnh đó, con số 100 ở góc phải cũng có thể chuyển từ màu đồng sang màu xanh. Bản thiết kếmới, mang chân dung nhà lập quốc Benjamin Franklin, còn có những đường in chạm và những chữ được in nhỏ phải dùng kính phóng đại mới đọc được.

Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ và Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã phải hợp tác hơn một thập niên nghiên cứu và phát triển để có thể có được phiên bản mới của tờ bạc này.
Nhà chức trách Hoa Kỳ nói tờ 100 USD là tờ bạc bị làm giả nhiều nhất, tuy nhiên hiện vẫn chưa có con số chính xác về tổng giá trị số tiền giả đang lưu hành.

Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ ước tính tổng giá trị tiền giả trên thị trường chiếm khoảng 0,01% trong số 1,1 ngàn tỉ USD đang được lưu hành.
N.N - Theo DNSG - Ngày 18/10/2013




Tư vấn du lịch - Chuyến sang Mỹ của chúng tôi mới đây có lẽ cũng giống những chuyến du lịch khác nếu không xảy ra sự cố lạc hành lý, trong khi chúng tôi chỉ mang theo mình một túi hành lý xách tay với những vật dụng cần thiết.

hanh-ly
Chuyến bay chuyển tiếp ở Hong Kong bị chậm khoảng 100 phút vì bão lớn từ Đài Loan. Máy bay hạ cánh xuống phi trường O'Hare chậm gần ba giờ. Bay gần 14 tiếng, rồi lại mất thêm ba giờ xếp hàng chờ làm thủ tục nhập cảnh. Hai mẹ con mệt mỏi, bụng đói meo... ra tìm băng chuyền của chuyến bay lấy hành lý. Những hành lý cuối cùng đã ra hết rồi nhưng chẳng thấy hai kiện hành lý của mình. Chúng tôi tìm đến quầy thông báo mất hành lý, nhân viên phụ trách cho biết vì phải tránh bão, hãng hàng không phải bỏ lại một số hành lý để chuyển sang chuyến sau cho nhẹ máy bay.
Mỹ đã vào thu, trời lành lạnh, mà trên người chúng tôi chỉ có mỗi bộ quần áo cùng cái áo khoác. Tôi lo lắng không biết khi nào mới được nhận hành lý thất lạc. Phải gần 8g tối chúng tôi mới đến nhà người quen thay vì khoảng 1g trưa như lịch trình trước đó, khiến mọi người một phen lo lắng đứng ngồi không yên.
Sáng hôm sau, chúng tôi liên lạc lại với hãng hàng không về hai kiện hành lý của mình. Họ bảo hơn 12g trưa máy bay hạ cánh, nếu có mang theo hành lý chuyến bay của chúng tôi thì chừng 16g sẽ giao theo địa chỉ tôi để lại. Còn nếu chuyến bay này không có, ngày kế tiếp sẽ chở hành lý sang.
Chúng tôi chờ đợi trong lo âu.
23g45 chuông điện thoại nhà người bạn chúng tôi đang ở reo lên, bác bảo vệ của chung cư khẩn khoản yêu cầu chủ nhà xuống làm việc. Tôi cùng đi theo. Sảnh chung cư lúc này có chừng 6-7 cụ già người Việt co ro trong áo ấm vẻ mặt căng thẳng pha chút bực dọc, ở giữa sảnh là hai kiện hành lý của chúng tôi. Hóa ra, thay vì gọi tìm địa chỉ của chúng tôi, người giao hành lý bị lạc lại yêu cầu ông bảo vệ gọi người mang họ "Lâm" (họ mẹ tôi). Hết người họ Lâm này đến người họ Lâm khác được yêu cầu xuống nhận hai túi hành lý.
Đêm lạnh, họ đang ngủ mà khi xuống đến nơi nhìn kỹ thì chẳng phải gửi cho mình, rồi chẳng biết có gì bên trong. Cả bác bảo vệ và những người được gọi xuống đều hoang mang. Tôi nhanh chóng nhận hành lý và kể vắn tắt lại chuyện xảy ra với mình rồi xin lỗi các cụ mong họ thông cảm. Lên đến nhà, tôi lôi ngay một số đồ ra để đi tắm và thay đồ mới.
Tú Quỳnh - Theo Tuổi Trẻ - Ngày 19/10/2013
Lời khuyên từ DL Hoàn Mỹ:

Để tránh những bất tiện khi thất lạc hành lý ký gửi, du khách nên chuẩn bị sẵn 1 bộ quần áo, áo ấm đủ dùng trong 1 ngày và để vào hành lý xách tay. Trường hợp nếu thất lạc hành lý, ít nhất, bạn cũng có một một bộ quần áo sạch để thay đổi và áo ấm để thích nghi được với thời tiết ở Mỹ

Xem thêm một số lưu ý về việc chuẩn bị hành lý khi du lịch Mỹ:

>> Du lịch Mỹ - Những hàng phở ngon ở New York
>> Nhận xét của khách hàng về tour Mỹ ở Hoàn Mỹ
>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo

Du lịch Mỹ - Một ngày mùa thu của tôi ở New York bắt đầu bằng việc đi bộ qua cây cầu Brooklyn - một trong những cây cầu cổ nhất nước Mỹ. Cầu được hoàn tất vào năm 1883 nối liền hạt Manhattan và Brooklyn qua sông Đông. Cầu Brooklyn cũng được xem là một trong những biểu tượng New York bởi nó từng được ghi nhận là cây cầu treo dài nhất thế giới với dây treo được làm bằng thép cho đến mãi tận năm 1993.


new-york-brooklyn
Cầu Brooklyn ở New York

Những cây cầu treo khác ở Manhattan ra đời sau cầu treo Brooklyn như Manhattan, Williamsburg luôn làm tôi thích thú bởi nó không chỉ đơn thuần hoành tráng và đồ sộ bề ngoài mà còn chứa sự hiện đại lẫn văn hoá bên trong. Đúng như người ta nói, ở xứ cờ hoa này chỉ nhìn thấy sự hiện đại mà đôi khi quên mất yếu tố văn hoá.

Không chỉ có thế, New York còn có những bảo tàng nghệ thuật, tự nhiên, khoa học thuộc dạng lớn nhất nhì thế giới, hoặc quảng trường Thời Đại, Phố Wall, nhà hát kịch nghệ Broadway... vốn rất giàu tính lịch sử, văn hóa.

new-york-brooklyn1
Nhà hàng Peter Luger
Khám phá ẩm thực ở New York thì "thôi rồi... luôn", bởi đây là thành phố đa sắc tộc, văn hoá. Dù tìm được nhiều hương vị khác nhau trong đó có cả ẩm thực Việt Nam, nhưng rõ ràng phải tìm cho ra hương vị đặc trưng của người New York. Món bò nướng ở quán Peter Luger nằm dưới chân cầu Brooklyn là một gợi ý không tồi. Những miếng bò tươi được xiên que nướng trên bếp lửa hồng ăn kèm với salad luôn có hương vị riêng khó diễn tả thành lời. Ra đời từ năm 1940, món bò nướng của quán Peter luôn được bình chọn là món ăn ngon và đặc trưng nhất của người New York suốt 24 năm liền

N.C.Linh - Theo TTCT - Ngày 13/10/2013

>> Việc chính phủ Mỹ đóng cửa có ảnh hưởng đến du lịch Mỹ?
>> Nhận xét của khách hàng về tour Mỹ ở Hoàn Mỹ
>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo

Du lịch Mỹ - "Không thể nào tin được!". Tôi sững sờ thốt lên sau 12 tiếng đi xe buýt liên tục từ Los Angeles (California) khi nhận được cái lắc đầu ngán ngẩm của nhân viên công viên quốc gia Grand Canyon vì buộc phải đóng cửa.
Nhưng tôi không phải nạn nhân duy nhất, bên cạnh là những đoàn khách châu Á cũng phải quay đầu xe tìm nơi khác.
khi-du-khach-mac-ket-o-my
Đến công viên Yosemite 123 tuổi này, du khách chỉ còn biết chờ khi nào Chính phủ Mỹ mở cửa trở lại
Hụt hẫng
Ji Hae Kim (29 tuổi, người Hàn Quốc) cho hay cô đã chi cả mấy ngàn USD cho tour du lịch đến Mỹ. Những tưởng sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của Grand Canyon, cuối cùng nhà tour thông báo thay đổi lịch trình. "Chúng tôi vẫn không hiểu chính phủ đóng cửa thì tại sao lại không cho khách du lịch vào tham quan. Trong đoàn còn có vài người lớn tuổi lần đầu đi du lịch nước ngoài. Trẻ như tôi còn có thể quay lại lần nữa, chứ với những người lớn tuổi thì chắc chẳng có lần tiếp theo đâu" - Kim tỏ ra ngán ngẩm. Rất đông khách du lịch đến thành phố Flagstaff ngay khi Chính phủ Mỹ đóng cửa.
Các chuyến tham quan công viên quốc gia chắc chắn sẽ phải hủy bỏ khi Chính phủ Mỹ chưa thể hoạt động trở lại. Không chỉ khu công viên quốc gia Grand Canyon, 401 khu vực khác trải dài trên 30 triệu ha đất trực thuộc quyền quản lý của Cục Công viên quốc gia (National Park Service - NPS) cũng chung số phận.
Sau sáu tháng đi du lịch từ bờ Đông sang bờ Tây nước Mỹ, công viên quốc gia Grand Canyon là điểm đến cuối cùng của tôi trong hành trình. Thật xui xẻo khi ngày đầu tiên tôi đến cũng chính là ngày Chính phủ Mỹ đóng cửa. Nhưng xem ra tôi còn may mắn chán vì đã ngoạn cảnh được một số nơi khác ở Mỹ, với nhiều du khách châu Á đã bay cả nửa vòng Trái đất để một lần nhìn thấy nước Mỹ và thời gian ở cũng không dài thì thật là ngậm ngùi.
Có lẽ không khách du lịch nào mong đợi một trải nghiệm tệ hơn khi bắt buộc phải thu dọn lều trại, đi khỏi các công viên quốc gia và thay đổi toàn bộ lịch trình du lịch trong vòng 48 giờ. NPS ước tính tổn thất mỗi ngày trong lúc Chính phủ Mỹ đóng cửa có thể lên đến 76 triệu USD. Mặc dù các hoạt động tại sân bay bao gồm xuất nhập cảnh vẫn được Chính phủ Mỹ khẳng định giữ nguyên, song hàng triệu khách du lịch sẽ phải đối mặt với câu hỏi đi đâu, làm gì trong suốt hành trình của mình.
khi-du-khach-mac-ket-o-my1
Du khách phải "tạm lánh" tại thị trấn Flagstaff vì không thể vào công viên quốc gia Grand Canyon

khi-du-khach-mac-ket-o-my2
Du khách chụp hình trước đài tưởng niệm Abraham Lincoln ở Washington DC bị đóng cửa
Phải làm gì đây?
Thật ra, công viên quốc gia Grand Canyon chỉ là phần phía nam của Grand Canyon - nơi này do nhà nước quản lý. Phần còn lại ở rìa bắc và rìa tây du khách vẫn có thể tham quan vì do tư nhân quản lý.
Ở khu rìa tây (West Rim) chẳng hạn, có những cảnh đẹp cho du khách tha hồ ghi lại dấu ấn khi đến một nơi độc nhất vô nhị trên thế giới như Grand Canyon. Nơi này có ba thác nước đẹp nổi tiếng thế giới là Navajo Falls, Mooney Falls và Havasu Falls.
Còn đã lỡ đến công viên quốc gia Grand Canyon (ở phía nam), có thể vào Flagstaff, thành phố tuy nhỏ nhưng nhộn nhịp quanh năm, một phần nhờ vào vị trí đắc địa gần Grand Canyon. Ở đây vốn nhộn nhịp giờ chỉ nghe những lời than thở.
Math (34 tuổi), tiếp tân của khách sạn Grand Canyon International, cho hay: "Chúng tôi nhận nhiều trường hợp hủy đặt phòng từ ngày 1-10, các tour đưa khách đi bộ và leo núi cũng buộc phải hủy theo".
khi-du-khach-mac-ket-o-my3
Có thể thuê thuyền dạo quanh tượng Nữ thần Tự do để chụp hình

white-house-kh
Đoàn khách DL Hoàn Mỹ trước Nhà Trắng
Trường hợp không thể đến được khu vực gần tượng Nữ thần Tự do, các công ty du lịch xử lý bằng cách đưa du khách lên thuyền ra đảo ngắm tượng từ xa và dĩ nhiên chọn một góc độ phù hợp để chụp một bức ảnh ghi dấu với biểu tượng nước Mỹ này.
Nhưng một số hướng dẫn viên cho biết việc thay đổi lịch trình cũng không mấy khó vì thăm viếng những địa điểm khác do tư nhân quản lý cũng không kém hấp dẫn, chỉ tội phải chi nhiều hơn.
Tại Washington DC vẫn có một số điểm du lịch mở cửa cho công chúng trong lúc chính phủ đóng cửa, với chi phí dao động từ 0 đến 22 USD như: trụ sở Cục Dự trữ liên bang, phòng trưng bày nghệ thuật Corcoran...
Ở thủ đô nước Mỹ nếu có thời gian tham quan kiến trúc, du khách sẽ choáng ngợp trước sự đa dạng. Khu vực trước và sau Nhà Trắng cũng là điểm đến khó bỏ qua, nếu tò mò có thể vào xem nơi in tiền gần đó hoặc đi xa hơn một chút để ngắm nghía con đường đủ màu sắc nơi tọa lạc của các sứ quán nước ngoài, hoặc chụp ảnh con đường tôn giáo cũng là kỷ̉ niệm đẹp.
Thật ra, tiếng là 19 bảo tàng và nhà triển lãm ở đây đóng cửa, nghĩa là không vào bên trong thôi, còn nếu tham quan một vòng bên ngoài cũng vẫn thú vị...
Hãy gọi điện hoặc kiểm tra trên trang web của các điểm tham quan trước khi khởi hành, tránh gặp phải tình trạng thiếu thông tin và bị mắc kẹt trong lịch trình. Trang web của các danh thắng đang tạm ngưng hoạt động đều hiển thị thông báo ngay trên trang chủ.
Các dịch vụ phục vụ nhu cầu du khách quốc tế rất đa dạng ở Mỹ. Hãy tranh thủ thời gian khám phá ẩm thực, nghỉ dưỡng hoặc vui chơi tại các công viên chủ đề, các thành phố nghỉ dưỡng và giải trí khác.
Đinh Hằng - Phụng Thủy - Theo TTCT - Ngày 14/10/2013

>> Du lịch Mỹ - Ghi nhớ 5 quy định chung về thủ tục visa Mỹ
>> Nhận xét của khách hàng về tour Mỹ ở Hoàn Mỹ
>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo

Du lịch Mỹ - Một lần chu du qua vài đô thị lớn ở Mỹ, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy rằng người Mỹ rất chịu, rất thích xếp hàng và hình như còn rất vui khi được xếp hàng.

xep-hang-mua-sam-thu-sau-den
Xếp hàng rồng rắn trước cửa hàng Macy's
Thậm chí, họ còn kiên nhẫn xếp hàng dành chỗ từ trước nửa ngày, một ngày để có vị trí tốt nhất mà ngắm, chụp ảnh những ngôi sao ca nhạc, điện ảnh vào những ngày hội trao giải Grammy, Oscar, Quả cầu vàng...
Nhưng có lẽ người Mỹ thích xếp hàng nhất vào dịp... Black Friday (Thứ Sáu Đen). Họ xếp hàng dài, kẻ ngồi kẻ nằm, dựng lều, che bạt suốt đêm bất kể mưa nắng, gió bão hay tuyết rơi để chờ được mua nhiều mặt hàng bán giá cực rẻ lúc Mặt trời chưa ló dạng.
Black Friday năm nay sẽ là ngày 19/11, đúng một ngày sau Lễ Tạ ơn, mở màn cho mùa mua sắm Giáng sinh và Tết Dương lịch. Bạn hãy thu xếp đi du lịch Mỹ cùng Du lịch Hoàn Mỹ để một lần tận mắt chứng kiến cảnh tượng có một không hai hoặc chính bạn tham gia vào cuộc "săn hàng giá rẻ bất ngờ đến ngất xỉu" ở các khu bán hàng đầy cám dỗ, chẳng hạn như Macy's, Target, Toys R Us, Wal-Mart, BestBuy, Kohn's, JC Penney.
Và đã có nhiều ý kiến cho rằng Black Friday đang đi dần đến tuyệt tích giang hồ, do mấy năm qua, nhằm thu hút thật nhiều khách mua sắm, nhiều siêu thị, cửa hàng bách hóa, trung tâm mua sắm đã thi nhau tung ra sớm hơn những chương trình bán hàng giảm giá cực thấp, thậm chí có nơi vào mùa từ 15 - 25 ngày trước Black Friday!
Riêng vào ngày ấy, thay vì mở cửa bán hàng đại giảm giá lúc 6 giờ sáng, nhiều khu bán hàng đã nhích lên 5 giờ rồi 4 giờ. Các cửa hàng Bealls, BestBuy, Kohl's, Macy's, Target... đã mở tung cổng từ 12g đêm!
Năm 2010, shop kinh doanh đồ chơi Toy R Us khai mạc Black Friday từ 10g tối, tức khi Lễ Tạ ơn chưa trôi qua. Phải chăng Black Friday rồi sẽ trở thành Black Thursday (Thứ Năm Đen)?
Mới đây, tuần báo Time (Mỹ) công bố kết quả điều tra về thói quen mua sắm dịp Black Friday của người Mỹ đang thay đổi rõ nét, từ 52% thích shopping vào Black Friday năm 2009 giảm còn 44% vào năm 2011.
Tuy nhiên, đây vẫn là những ngày bán hàng với doanh thu rất đáng nể: Black Friday năm 2011, doanh thu 52,5 tỷ USD với 226 triệu lượt khách mua; Black Friday năm 2012, doanh thu 59,1 tỷ USD với 247 triệu lượt khách mua.
Rất có thể doanh thu và số người đi mua hàng Black Friday 2013 sẽ còn tăng cao hơn, vì có bạn bay sang tham gia!
Khôi Việt - Theo DNSGCT - Ngày 04/10/2013


Thông tin về việc Chính phủ Mỹ đóng cửa hiện là đề tài được khá nhiều người quan tâm, đặc biệt là những du khách đang nộp hồ sơ chuẩn bị phỏng vấn visa Mỹ và những du khách chuẩn bị du lịch Mỹ.

Để giải tỏa phần nào những thắc mắc của du khách, đại diện Phòng Du lịch Mỹ của công ty Du lịch Hoàn Mỹ trả lời du khách 2 vấn đế được nhiều du khách hỏi nhiều nhất trong thời gian qua:

1. Tôi đang nộp hồ sơ chờ phỏng vấn xin visa du lịch Mỹ, việc chính phủ Mỹ đóng cửa có ảnh hưởng gì đến việc xét visa Mỹ của tôi không?

Theo thông tin chính thức từ website của Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM (link: http://vietnamese.hochiminh.usconsulate.gov) : Tất cả các Dịch vụ Lãnh sự, bao gồm: Dịch vụ Công dân Hoa Kỳ, Dịch vụ Visa Không Di dân, và Dịch vụ Visa Nhập cư sẽ vẫn tiếp tục cho đến khi có thông báo thêm. Các hoạt động khác sẽ được xem xét tuỳ từng trường hợp. Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM và Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội vẫn hoạt động bình thường và sẽ tiếp tục hoạt động cho đến khi có chỉ thị khác

Do đó, những thủ tục xét duyệt visa du lịch Mỹ hiện vẫn diễn ra bình thường và không có gì thay đổi

2. Việc chính phủ Mỹ đóng cửa một số điểm tham quan như Tượng Nữ Thần Tự Do, các công viên quốc gia và một số điểm đến ở Washington DC có ảnh hưởng đến chương trình tour Mỹ của Du lịch Hoàn Mỹ không?

Việc chính phủ Mỹ đóng cửa hầu như không ảnh hưởng đến chương trình tour Mỹ mà Du lịch Hoàn Mỹ đã thiết kế. Về điểm tham quan tượng Nữ Thần Tự Do, vài tháng trước đó, tượng Nữ Thần Tự Do đã đóng cửa, chương trình của Du lịch Hoàn Mỹ khi đến điểm đến này là không lên đảo mà đi thuyền và ngắm tượng Nữ Thần Tự Do, chụp ảnh từ trên thuyền.
Tương tự, những điểm đến như Nhà Trắng, điện Capitol, đài tưởng niệm Washington...du khách cũng đến tham quan và chụp ảnh trong khuôn viên bên ngoài.
Riêng với những công viên quốc gia như Grand Canyon, Yellow Stone ... đây là những tour chọn thêm, không có trong chương trình mà Hoàn Mỹ chào bán cho khách. Do đó, nếu không có gì thay đổi, thời gian tới, những tour du lịch Mỹ của Du lịch Hoàn Mỹ (khởi hành lần lượt vào các ngày 10/10, 14/10, 16/10 và 24/10/2013) vẫn tổ chức bình thường với đầy đủ những điểm tham quan đã công bố. HDV của Du lịch Hoàn Mỹ tại Mỹ vẫn đang tiếp tục theo dõi tình hình hoạt động của một số điểm tham quan trong chương trình, trong trường hợp một số bảo tàng (Bảo tàng Lịch Sử Tự Nhiên, bảo tàng Hàng Không Không Gian..) hay những điểm tham quan khác bị đóng cửa, DL Hoàn Mỹ sẽ linh động thay thế bằng những điểm đến khác ngoài trời vẫn còn hoạt động, đảm bảo đủ số lượng điểm tham quan mà công ty đã cam kết.
Du lịch Hoàn Mỹ

Tham khảo:

>> Bưu thiếp từ Mỹ - Kỳ 106: Ứng xử đúng kiểu cư dân New York City
>> Nhận xét của khách hàng về tour Mỹ ở Hoàn Mỹ
>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo

Du lịch Mỹ - Tôi đến New York qua ngã sân bay quốc tế JFK vào buổi trưa, khoảng 11 giờ 40. New York là một xứ kẹt xe khôn lường, đắt đỏ, thuế cao, nên du khách thường mua sắm, nghỉ ngơi ở những bang lân cận như New Jersey hoặc Virginia.
phila_07
Quả chuông nứt ở phòng trưng bày.
Buổi cơm trưa đầu tiên may mắn là ở một quán Cuisine of Vietnam tại khu Manhattan. Cơm được, nhưng phở dở, chính xác hơn là rất dở. Sau đó về nghỉ tận khách sạn Hilton Newark Airport ở 1170 đường Spring, thành phố Elisabeth, bang New Jersey, cách khu Manhattan của New York chừng 25km. Một khách sạn nằm gần sân bay quốc tế Newark Liberty lớn thứ hai thế giới tính về lượt hành khách sau sân bay JFK và thứ nhất thế giới tính về lượt chuyến bay, nên nhân viên hàng không ra vào nườm nượp.
Lên cầu phải chịu khám xét
Buổi tối lại đi ăn ở một bang khác. Một nhà hàng beefsteak ở thành phố Springfield quận Fairfax, bang Virginia. Bánh mì đen nóng ở đây ăn với bơ thật ngon nhưng thịt bò beefsteak thì dở vì cứng và khô. Ở thành phố này còn có chuỗi nhà hàng Năm anh em (The five guys) dễ làm liên tưởng đến từng ấy người trên một chiếc xe tăng.
Tối hôm đó, trên đường về, tôi nhìn thấy trăng gần tròn bên trên những hàng cây rừng ở bên phải đường xe từ Springfield về Elisabeth. Cánh nhạn thoáng qua trăng nằm lại. Nghe nói về trăng nước Mỹ đã lâu. Lần đầu tiên nhìn thấy trăng xứ này. Nhưng lại chưa bao giờ thấy trăng Trung Quốc. Nên trăng xứ nào tròn hơn niệm chưa thể khởi. Chợt nhớ mùa trăng trung thu đang đến gần. Buổi sáng sớm đầu tiên ở xứ Cờ Hoa. Bên ngoài khách sạn, trời lành lạnh dễ chịu. Chỉ không chịu nổi khi có những ngọn gió lùa qua.
mot-mua-trang-nuoc-my1
Tòa nhà Independence Hall ở Philadelphia.
Người phụ nữ có gương mặt của Charlotte Beysser Bartholdi, mẹ của nhà điêu khắc người Pháp Frédéric Auguste Bartholdi, có lẽ là người nữ duy nhất nhập cư sang Mỹ 127 năm mà không mắc bệnh béo phì. Đó là người khách đầu tiên trên đất Mỹ mà chúng tôi đến viếng. Sau cơn siêu bão Sandy cày nát bờ Đông nước này, bà bị cách ly với khách khứa đến ngày 4.7 vừa qua mới tiếp khách trở lại.
Tên bà là Libertas, lấy theo tên vị nữ thần tự do của người La Mã cổ. Bao năm qua, bà vẫn đứng trên đảo Tự Do, một tay cầm ngọn đuốc, một tay ôm tập sách nhỏ có ghi hàng chữ JULY IV MDCCLXXVI - ngày tháng năm độc lập của nước Mỹ.
Muốn đến thăm bà, thăm biểu tượng về sự tự do của Mỹ phải chịu khám xét người trước khi lên cầu cảng New York trên cửa sông Hudson bên cạnh công viên quốc gia New York Harbor. Công viên đang đóng cửa một phần để tu sửa và bên ngoài có treo một panô về chương trình thi sáng tác các loại ghế ngồi cho công viên sau khi tu sửa.
Buổi sáng hôm đi thăm bà Libertas, trời gió mạnh. Đứng trên tàu mà không có chỗ tựa, sóng lắc tàu có thể đẩy bạn văng từ bên này sang bên kia. Ở xa xa đảo Tự Do hiện ra mờ mờ sương khói. Rồi nắng cũng hửng lên. Bà Libertas dáng hơi béo, từ đầu tới chân cao 34m, lóng rày hạn chế đón khách. Chỉ có cửa hàng lưu niệm vẫn hiếu khách như bao ngày.
Quả chuông Tự Do bị nứt
Dường như để trọn bộ với biểu tượng tự do, sáng hôm đó từ đảo về, chúng tôi được dẫn đến thăm Thành phố của tình huynh đệ (nghĩa gốc từ tiếng Hy Lạp của Philadelphia), chiếc nôi của nền dân chủ Mỹ. Ở đây có Hội trường độc lập (Independence Hall), một di sản của thế giới và Quả chuông tự do bị nứt vô phương sửa chữa. Sau ngày 11.9.2001, thì vết nứt của quả chuông tự do trở nên chính đáng hơn, nhất là khi đi ngang qua những khu phố trung tâm New York, hàng rào chắn khắp các con đường khu phố tài chính.
ny_07
Khách hàng DL Hoàn Mỹ tham quan tượng Nữ thần Tự do.
Philadelphia là thành phố với kiến trúc baroque kiểu Georgian, lớn thứ hai ở bờ Đông, được toàn quyền William Penn xây năm 1682, như là thủ đô của thuộc địa Pennsylvania. Sau đó còn trở thành thủ đô của Mỹ thời chiến tranh cách mạng và là thủ đô tạm trong khi chờ xây dựng thủ đô ở Washington D.C. Independence Hall là tâm điểm của công viên lịch sử Quốc gia. Đây là nơi ra đời tuyên ngôn độc lập và thảo luận bộ Hiến pháp của Mỹ. Toà nhà xây từ năm 1732 - 1758 dùng làm trụ sở cho hội đồng lập pháp thuộc địa. Từ 1775 - 1783 trở thành hội trường của Quốc hội lục địa khoá 2. Bên trong bây giờ còn trưng bày những mẫu vật liên quan đến bản Hiến pháp nổi tiếng của nước Mỹ.
Buổi sáng khi chúng tôi đến khu công viên này, nhiều đoàn xe buýt chở học sinh đã đổ ở bãi xe. Một số học sinh đang chơi bắn tên, chơi ném cầu trên bãi cỏ đầy nắng mai. Bên cạnh bãi cỏ này là một quảng trường rộng, nơi phát đi bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ.
Ngoài toà nhà ra, một vật mang nhiều huyền thoại là quả chuông Tự Do (Liberty Bell). Quả chuông này đầu tiên được treo trên tháp chuông của Independence Hall. Đây là biểu tượng độc lập của Mỹ. Quả chuông được đặt hãng Lesler and Pack ở London làm vào năm 1752 và được đúc dòng chữ phỏng theo lời trên sách Levi (25:9) trong Kinh Thánh Cựu ước: công bố tự do trên toàn xứ sở cho toàn dân. Quả chuông bị nứt ngay lần đầu tiên khi được gióng lên ở Philadelphia. Được đúc lại hai lần, nhưng rồi vẫn tiếp tục nứt. Thực sự, quả chuông đã không gióng lên vào ngày 4.7.1776, ngày độc lập của nước Mỹ, vì lúc đó chưa có kết quả bầu từ Quốc hội, nó chỉ gióng lên vào ngày 8.7.1776, ngày đọc tuyên ngôn. Nhưng các sử gia vẫn chấp nhận cột mốc gióng chuông ngày 4.7.1776...
Khởi Thức - Theo SGTT - Ngày 30/09/2013

>> Chương trình tour Hawaii tham khảo
>> Hình ảnh đoàn khách của Du lịch Hòan Mỹ tại Hawaii
>> Ý kiến khách hàng về tour Hawaii của Du lịch Hòan Mỹ

Du lịch Hawaii - Hawaii là một điểm du lịch tuyệt vời, nếu có dịp du lịch đến Hawaii, bên cạnh đắm mình trong cảnh đẹp, bạn hãy nhớ trải nghiệm những phong tục thú vị sau đây.

1. Đổ rượu Gin cho nữ thần núi lửa

Theo truyền thuyết Hawaii, nếu muốn bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những dòng dung nham nóng chảy khi núi lửa phun, bạn phải thể hiện sự tôn trọng đối với Pele, nữ thần núi lửa. Khi bạn nhìn thấy một người phụ nữ đẹp với suối tóc chảy dài hay một bà già với mái tóc trắng, dài; bạn phải ngay lập tức chào: "Aloha". Để thể hiện sự tôn trọng ở mức độ cao nhất, bạn phải tới thăm nữ thần ở lòng chảo núi lửa Halema'uma'u và mang theo lễ vật là đồ ăn, hoa và... rượu Gin!
7-truyen-thuyet-hawaii
2. Không được mang thịt lợn qua đường Pali
Nữ thần Pele gần như thống trị khắp đảo Hawaii và một trong những tập tục độc đáo nhất liên quan đến bà là việc bạn không được mang thịt lợn qua đường quốc lộ Pali, nối Honolulu với Oahu. Theo truyền thuyết, Pele và bán thần Kamapua'a (nửa người nửa lợn) rất ghét nhau và không bao giờ muốn gặp lại người kia.
7-truyen-thuyet-hawaii1
Nếu bạn dám mang thịt lợn trên đường Pali, bạn đang mang theo biểu tượng của thần Kamapua'a băng qua hòn đảo và chắc chắn Pele sẽ nổi cáu và không cho xe của bạn qua. Tương truyền, bạn sẽ gặp một người phụ nữ tóc dài đi cùng một con chó. Bạn sẽ phải cho con chó ăn thịt lợn để "xin" nữ thần cho qua.
3. Đừng hái hoa Lehua nở
Cây Ohia là loài cây đầu tiên nở ra từ đất bị nham thạch chảy qua. Tuy nhiên, đừng bao giờ hái bông hoa Leahua đỏ của loài cây này về làm kỷ niệm. Cả cây và hoa này đều gắn với một sự tích của người Hawaii. Theo đó, Ohia và Lehua là đôi tình nhân, Ohia là một chàng đẹp trai còn Lehua là cô gái xinh nhất đảo. Tuy nhiên, một ngày nữ thần Pele nhìn thấy Ohia và muốn giành chàng cho mình.
7-truyen-thuyet-hawaii2
Khi Ohia từ chối, nữ thần đã phù phép, biến Ohia thành một cái cây xấu xí. Dù Lehua đã cầu xin nhưng nữ thần vẫn không biến Ohia trở lại. Tuy nhiên, vì thương cô gái trẻ, Pele đã biến Lehua thành một bông hoa đỏ xinh đẹp, mọc trên cây Ohia, để đôi trẻ vĩnh viễn không xa rời nhau. Người Hawaii tin rằng một khi hoa Lehua vẫn còn trên cây Ohia thì thời tiết sẽ nắng ấm áp, trong lành. Khi hoa bị bứt khỏi cây, trời sẽ mưa tối ngày như nước mắt Lehua khi xa Ohia.
4. Đừng mang đá núi lửa về nhà
Một trong những huyền thoại nổi tiếng nhất ở Hawaii là về lời nguyền của Pele. Theo đó, bất cứ du khách nào mang đá từ núi lửa về nhà sẽ gặp xúi quẩy. Dù chỉ là truyền thuyết, nhưng thực tế, đã có khá nhiều khách du lịch cố tình mang hòn đá về và bị ốm hay tai nạn. Mỗi năm, có hàng trăm du khách gửi đá, cát núi lửa qua đường bưu điện về Hawaii để mong Pele tha thứ.
7-truyen-thuyet-hawaii3
5. Ghép 2 mảnh hoa Naupaka lại với nhau
Naupaka là giống cây quen thuộc, thường mọc gần bờ biển và các dãy núi ở Hawaii. Theo truyền thuyết, Naupaka là một công chúa xinh đẹp, yêu một người dân thường tên là Kaui. Họ không thể lấy nhau vì vậy Naupaka bị nguyền phải ở lại trên núi trong khi Kaui phải ở dưới biển. Trước khi chia tay nhau lần cuối, Naupaka đã ngắt bông hoa trên tóc nàng, xé làm đôi và đưa nó cho Kaui. Những bông hoa gần đó nhìn thấy cảnh này cũng quá đau buồn và ngày hôm sau, chúng chỉ nở một nửa để kỷ niệm mối tình buồn.
7-truyen-thuyet-hawaii4
Nếu có dịp du lịch Hawaii, bạn hãy lưu lại những thông tin thú vị trên, chắc chắn, những trải nghiệm của bạn về Hawaii sẽ sâu sắc và đáng nhớ hơn.
Supertramp - Theo Xzone - Ngày 12/09/2013

>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo
>> Hình ảnh đòan khách của DL Hoàn Mỹ khi thưởng ngoạn mùa thu nuớc Mỹ
>> Ý kiến khách hàng về chất lượng dịch vụ tour Mỹ ở Hoàn Mỹ

Du lịch Mỹ - Ngoài những điểm đến có mùa thu đẹp nổi tiếng như New York, Boston, Washington DC, nếu có dịp ở lại lâu hơn trên đất Mỹ và muốn khám phá trọn vẹn cảnh sắc mùa thu, bạn có tham khảo những điểm đến sau đây:

Vùng Đông Bắc
1. Mùa lá chuyển sắc lâu nhất: khu vực hồ ở New Hampshire
Thời điểm lý tưởng để đi ngắm lá thu tại đây là từ cuối tháng 9 tới cuối tháng 10 Tại đây, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cây chuyển sắc vàng, đỏ, cam, soi bóng hồ nước Ossipee, hồ MirroNew Found... Thú vị nhất, bạn nên thuê một chiếc thuyền kayak để vừa thả mình trên dòng nước, vừa ngắm cảnh đẹp mê hồn.
nhung-diem-ngam-la-thu-lang-man-khap-my
2. Lá chuyển màu muộn nhất: Đông Nam New Jersey
Càng về phía Nam, lá thu càng chuyển màu chậm hơn, vì khí hậu ấm áp hơn. Thông thường, ở Đông Nam New Jersey, sắc lá đẹp nhất từ cuối tháng 10 tới đầu tháng 11. Hồ Nummy rộng 26 mẫu là điểm lý tưởng nhất để ngắm cảnh với đủ loại cây: sồi, phong, thông...
nhung-diem-ngam-la-thu-lang-man-khap-my1
3. Sắc lá đa dạng nhất: núi Adirondack, New York
Để ngắm cảnh đẹp với màu sắc đa dạng nhất vùng Đông Bắc Mỹ, bạn nên tìm tới vùng núi Adirondack, nơi có nhiều địa hình phong phú: thung lũng, đèo dốc, thác nước...
nhung-diem-ngam-la-thu-lang-man-khap-my2
4. Vắng vẻ nhất: Tây Maine
Điểm ngắm lá thu vắng vẻ nhất ở Đông Bắc là Tây Maine, nơi lá chuyển sắc từ cuối tháng 9 tới đầu tháng 10. Sắc là thu tươi sáng nhất là trong công viên quốc gia Acadia.
nhung-diem-ngam-la-thu-lang-man-khap-my3
5. Màu lá rực rỡ nhất: vùng núi Green, Vermont
Từ cuối tháng 9 tới cuối tháng 10, du khách sẽ được mãn nhãn với những vùng cây lá rực rỡ: vàng, đỏ, cam... ở vùng núi Greeen, Vermont và còn được thưởng thức si rô từ lá phong ngon tuyệt cú mèo.
nhung-diem-ngam-la-thu-lang-man-khap-my4
Vùng Trung Tây
1. Vắng vẻ nhất: Nam Wisconsin
Từ tuần thứ 2 của tháng 10, du khách có thể chiêm ngưỡng màu lá thu đẹp như một bức tranh thiên nhiên mê hồn, đặc biệt là quanh hồ Geneva Shorepath.
nhung-diem-ngam-la-thu-lang-man-khap-my5
2. Lá chuyển sắc muộn nhất: Nam Ohio
Phải tới cuối tháng 10 hàng năm, lá cây mới chuyển màu tại miền Nam Ohio. Trong các công viên quốc gia của khu vực này, bạn dễ dàng nhìn thấy những hàng cây đỏ rực, vàng, cam như ngọn đuốc, thắp sáng cả không gian.
nhung-diem-ngam-la-thu-lang-man-khap-my6
3. Đa dạng nhất: Michigan
Tại đây, có tới hơn 100 loại cây khác nhau, cho những màu lá thu đa dạng đủ sắc độ, đẹp mê hồn như từ trong truyện cổ tích.
nhung-diem-ngam-la-thu-lang-man-khap-my7
Vùng Tây Bắc
1. Mùa lá chuyển sắc kéo dài lâu nhất: Leavenworth, Washington
Vào cuối tháng 11, toàn bộ những khu đường quốc lộ tại đây sẽ được nhuộm trong sắc vàng, đỏ rực rỡ của cây lá và kéo dài tới tận tháng 12 hàng năm, khi ở những nơi khác lá đã rụng hết để đón mùa đông.
nhung-diem-ngam-la-thu-lang-man-khap-my8
2. Đa dạng nhất: đường Mc Kenzie, Oregon
Giữa tháng 10 tới đầu tháng 11 hàng năm, hàng trăm cây bạch quả và phong Na Uy sẽ mang tới sắc vàng, cam đặc biệt cho con đường quốc lộ này.
nhung-diem-ngam-la-thu-lang-man-khap-my9
3. Ấn tượng nhất: công viên quốc gia Glacier, Montana
Có thể nói những hàng cây trong khu công viên quốc gia rộng lớn này mang lại cảnh sắc ấn tượng nhất nước Mỹ vào mùa lá vàng với sắc vàng nhạt của bạch quả, sắc đỏ rực của phong và nhiều con đường rợp bóng lá vàng rơi như trong một giấc mơ.
nhung-diem-ngam-la-thu-lang-man-khap-my10
Nếu có dịp du lịch Mỹ vào mùa thu, bạn nên thử khám phá những điểm đến trên nhé.
Supertramp - Theo Xzone - Ngày 19/09/2013