lam giau tren dat myThói đời là không ai chấp nhận cái đích mà mình đã đạt được, vì không một ai lại bằng lòng với cái mà mình có và họ biện minh bằng rất nhiều lý do khác nhau để bào chữa cho cái tham vọng của mình, và tôi cũng thế.

Ngày đến Mỹ tôi chỉ mới 30, là một người lanh lợi và rất quyết đoán, cộng với những kinh nghiệm tôi có được trong quân ngũ, tôi rất tự tin vào khả năng hội nhập của mình trong một xã hội mới, mặc dù tài sản mà tôi mang theo chỉ có một bộ đồ duy nhất mặc trên người và không một xu dính túi. Thế mà khi ngồi viết bài này, tôi đã là một người hưu trí.

Ngồi bồi hồi nhớ lại những ngày đầu tiên đến Mỹ, lương tối thiểu cho một công nhân không có nghề chuyên môn như tôi chỉ có 2,75 đô la và cao lắm cũng chỉ 4 đô la, lại là người Á Đông, không có xe cộ và trong lòng còn mang đầy những vết thương tình cảm quá lớn. Nhưng dù sao tôi vẫn tự nhủ: Mình phải cố gắng, và biết ra sao ngày sau. Thế rồi những việc xảy đến với tôi trong những ngày đầu ở Mỹ bây giờ lại là cả một vùng kỷ niệm.

Tôi đã đọc một số bài viết của các anh chị khác về sinh hoạt của người Việt 5 châu. Những đề tài được nói đến trong các bài viết như: Nước Mỹ không là thiên đường, Tôi làm giàu ở Mỹ, và các bài viết khác quanh quẩn thì nó vẫn nói lên thực trạng về "ước ao làm giàu" của mỗi người. Có rất nhiều bài lên tiếng chê bai nước Mỹ, các bài viết đã mang đến cho độc giả cái nhìn rất tiêu cực, và cũng làm cho những người ở Việt Nam không khỏi chùn chân khi quyết định đi Mỹ. Và tôi cũng nhận thức được rằng những bài viết mà tôi đã đọc, họ chỉ nói lên được một góc nhỏ nào đó trong quá trình va chạm thực tế của họ khi đến Mỹ, và nó cũng chỉ gói gọn trong khuôn khổ kiến thức của họ. Vì vậy trong phần "Ý kiến của bạn" có nhiều khen ngợi, và cũng đầy rẫy những chống đối chê trách. Vì vậy khi quyết định viết bài này, tôi xin xác định mục đích của bài viết này như viết về kỷ niệm, và mong được chia sẻ với bạn đọc những kinh nghiệm mà tôi có khi trải nghiệm cách làm giàu của tôi trên đất Mỹ. Và để thành công tôi đã áp dụng cách làm giàu như sau:


1. Lắng nghe, ít nói, biết nhìn

Tôi đã tập lắng nghe điều mọi người thích nói. Còn họ nói đúng hay sai thì không quan trọng, điều quan trọng là tôi tập được thói quen biết ghi nhận và tránh phát biểu những điều mà tôi không thực sự biết. Thói quen này đã giúp tôi có "cái nhìn thực dụng". Người ta có thể nói suốt đời và nói rất giỏi, nhưng sẽ không thể làm được suốt đời và khi người ta bảo: Làm đi đừng nói vì thời gian không chờ khi bạn nói, thật là chí lý với tôi.


2. Tự tin, học hỏi, tránh người ba hoa

Tập được thói quen biết lắng nghe, biết kiềm chế phát biểu đã cho tôi "cái nhìn" và "cái nhìn" đã là chìa khoá mở cách cửa cho tôi đi đến thành công. Tôi nhìn được nhiều thứ khác nhau trong nhiều lĩnh vực từ kinh doanh, đến tài chính, tham khảo về cổ phiếu và ảnh hưởng của chính trị với kinh tế như thế nào, và tôi chợt nhận thức được một điều là tại Mỹ: Khi một người là một con nợ của các tập đoàn tài chính thì người đó là người có sức mạnh. Chẳng thế mà những ngày đầu trên đất Mỹ, nhiều anh bạn của tôi hãnh diện khoe với bạn bè là anh ta được cấp thẻ Visa, hay Master Card và cho biết là phải khó khăn lắm mới có được, trong khi tôi đã có trong tay trên 80 thẻ tín dụng từ Visa, Master Card, Monte Blanche, tới American Express.

Để có những thẻ này chẳng có gì là khó khăn, tôi chỉ cần mở một tài khoản trong ngân hàng thì ngoài thẻ ATM, họ cũng mời tôi làm đơn xin cấp các loại thẻ khác, mà thông thường nhất là Visa và Master Card. Xin đừng vội nghĩ là các ngân hàng tốt với bạn, hay bạn là người có quyền lực mà được mời để sử dụng các loại thẻ này, chẳng qua mỗi lần bạn dùng thẻ thì ngân hàng cũng có lợi nhuận, và ngân hàng họ cần có càng nhiều người dùng thẻ càng tốt.

Ngày đó thông thường thì khi cấp thẻ các ngân hàng không buộc người sử dụng phải trả tiền "Hội viên" (Free Membership). Nhưng tín dụng thì họ cấp cho cũng chỉ ở mức cao nhất khoảng 5.000 USD và thấp nhất khoảng 1.000 USD. Những thẻ tín dụng phải trả membership do các ngân hàng lớn cấp thoạt đầu tín dụng cũng như các thẻ không phải trả tiền hội viên. Các ngân hàng căn cứ vào thời gian sử dụng thẻ và quá trình dùng thẻ của bạn, không có sơ xuất như trả nợ trễ, hay trong hồ sơ tín dụng khác không có những dấu hiệu mà ngân hàng gọi là "Bad Credit" thì tín dụng của bạn sẽ được cho cao hơn. Từ cái "nhìn" này tôi đã thấy được sức mạnh của tín dụng như thế nào, nên tôi đã xin tất cả các loại thẻ nào mà tôi có thể xin được.

Mặc dù có số lượng thẻ lên đến 80 cái, thoạt đầu chỉ là để "trả đũa mấy anh bạn hay "nổ" của tôi", nhưng một ngày tôi mới ý thức rằng tôi có cái sức mạnh tiêu dùng cùng lúc đến 275.000 USD. Dĩ nhiên sử dụng thì phải trả lại, và tôi chỉ có 25 ngày để hoàn trả mà không mất tiền lời. Và nếu phải trả số tiền tối thiểu của 80 thẻ thì chẳng có cách nào mà tôi trả nổi, nên tôi phải có chiến lược để vay và trả mà không phải trả tiền lãi, cũng như không bị trễ (late payment). Tại Mỹ khi bạn dính vào trường hợp bị "bad credit", cũng đồng nghĩa với bạn đã đánh mất 50% khả năng huy động đồng vốn khi cần, và tất cả những nhu cầu mua bán cần đến tín dụng như xe hơi, nhà cửa, bạn đều phải trả mức tiền lãi cao hơn những người có "good credit".

Tôi đã mua căn nhà đầu tiên vào năm 1979, bằng mớ tiền nhựa này, và mua tại phiên tài sản bị bán đấu giá. Căn nhà rộng 1700SF, có 4 phòng ngủ, hai phòng tắm với giá 42.000 USD, nhưng tôi phải trả hết số tiền trong vòng ba ngày. Lập tức tôi sử dụng ngay 30 thẻ tín dụng để lấy ra số tiền mặt 42.000 USD. Thanh toán xong tiền mua nhà, tôi tìm đến ngân hàng vay lại nợ để trả lại cho các thẻ tín dụng, điều mà tôi sửng sốt là mặc dù tôi mua căn nhà này với giá 42.000 USD, khi ngân hàng cho định giá để xác định mức lãi và tiền cho vay, họ định giá căn nhà tôi mua có giá thị trường đến 65.000 USD. Như vậy equity trong căn nhà tôi thặng dư đến 23.000 USD. Và với chương trình vay mua nhà: trả trước 25% hay 16.250 USD (Down Payment), tôi được vay 48.750 USD. Thực tế số tiền tôi phải có ngay để trả cho các thẻ mà tôi đã dùng chỉ có 42.000 USD, như vậy ngoài số tiền 42.000 USD phải hoàn trả, tôi vẫn còn có dư 6.750 USD. Và trong vài thập niên tôi vẫn dùng thẻ tín dụng để kinh doanh nhà đất, và trở thành Real Estate Broker. Tôi đã chọn địa ốc là môi trường hoạt động thường xuyên của tôi.

Tôi là một trong số lớn những người thành công trong giai đoạn đầu từ 1975 đến 1985. Tính đến thời điểm cuối năm 1985, tổng số trị giá tài sản của tôi lên đến trên 3 triệu USD. Và người ta nói: "Ông ấy giàu lắm! Nhưng nhà quê không biết hưởng thụ (?)". Trong khi tôi là chủ trên danh nghĩa số tài sản lên đến trên 3 triệu, nhưng số nợ ngân hàng của tôi đến trên 75% thì có gì đâu để gọi là giàu? Nhưng tôi giàu vì tín dụng, vì cho đến thời điểm này tôi đã có credit line lên đến 2.500.000 USD, và có rất nhiều bạn hữu trong ngành tài chính, ngân hàng.

Và tôi lại có thêm triết lý làm giàu nữa là: Muốn giàu phải có các bạn giàu. Vì nước chỉ chảy xuôi chứ không chảy ngược. Với giới nhà giàu họ không cần khoe khoang, và không có thời giờ cho những chuyện phiếm vô bổ. Sự thành công rất dễ làm cho con người tự tin, nhưng khi thất bại thì lòng tự tin cũng trốn mất. Cái khác biệt giữa người có bản lĩnh và không bản lĩnh: là khi sa cơ thất thế người bản lĩnh vẫn không mất tự tin, và ngược lại.


3. Có giàu cũng chớ kiêu sa

Khi được nhiều người gọi mình là người giàu có, thì chính mình phải hiểu rõ có quả thật là mình giàu không, và nếu mình giàu thật, thì mình như thế nào? Được khen giàu thì có thích nhưng thực tế mình cũng chỉ như những người chưa giàu, nếu có chăng thì thay vì đi vào chốn ăn chơi mình được cư xử tốt hơn những người chưa giàu, nhưng cái giá phải trả cao hơn người chưa giàu là hàng chục lần.

Có một ngày tôi nhận được cú phone từ một sòng bài ở Las Vegas, đề nghị cho tôi làm member của sòng bài nếu tôi tham gia. Mỗi khi đi Las Vegas sẽ có phi cơ riêng đón tôi, khách sạn không phải trả tiền và ăn uống ở những nhà hàng nổi tiếng hoàn toàn free. Nếu tôi đồng ý tham gia thì phải thỏa mãn điều kiện duy nhất: mở một tài khoản tại casino với 30 ngàn USD, để được hưởng cái vinh dự là khách VIP. Một ngày cuối tuần, tôi gọi cho Casino, sau khi xác minh mã số, tôi cho họ biết tôi muốn tham gia cuộc đen đỏ tại Las Vegas và cần có phương tiện đến đó. Họ cho biết trong hai giờ sẽ có phi cơ riêng đón tôi tại San Francisco. Tự nhiên tôi thấy mình vĩ đại, mình thuộc giới thượng lưu và mình là VIP. Đến phi trường đã có xe đón thẳng về khách sạn, phòng tôi ở có giá 800 USD/ngày, trong phòng có hoa và một chai rượu ngon để sẵn, và tất cả hoàn toàn free. Một bữa ăn có giá 400 USD, nhưng thực phẩm cũng không khác mấy với những nhà hàng mà bữa ăn tối chỉ khoảng 50 USD, và chỉ một đêm tôi đã nướng hơn 40.000 USD. Và đó là cái giá phải trả. Khi ngồi nghĩ lại, nếu không bị mồi chài bằng những thủ thuật tiếp thị, đã cho tôi cái hư danh VIP, nếu chỉ cần suy nghĩ chín chắn tôi sẽ lắc đầu khi được mời mọc. Nhưng vì có chút tiền nên tôi đã vội vã nghĩ rằng mình xứng đáng để được là VIP. Thật là điên rồ phải không các bạn.


4. Nghèo có khổ có, mới là thành nhân

Như tôi đã viết ở đoạn trên, khi có chút tiền, tôi tưởng là mình đã có nhiều, dù đã chuẩn bị tinh thần là sống thực tế, nhưng càng chuẩn bị thì càng có nhiều cơ hội cho mình phạm lỗi. Mặc dù thành công trong ngành địa ốc, nhưng tôi lại muốn dấn thân trong ngành cổ phiếu. Tôi thành công vài vụ, và thấy ngon ăn nên dốc toàn lực ăn thua đủ để rồi chưa đầy một năm sau khi bừng mắt dậy thấy mình trắng tay. Công lao 10 năm chỉ một phút bốc hơi đi mất (năm 1987).


5. Muốn giàu phải biết dấn thân

Từ một nhà "chuẩn bị triệu phú", bây giờ tôi lại là kẻ trắng tay. Nhưng thất bại không làm tôi nản chí, tôi quay lại với địa ốc. Tôi có thông tin về một thành phố ở bắc Los Angeles. Theo quốc lộ 14 dẫn đến thị xã Palmdale, ở đây có dân số vài trăm dân trên một dặm. Tôi lên kế hoạch xin giấy phép làm dự án xây dựng một Mobile Home Park với 1000 spaces. Tôi mua vài chục arces đất rừng với giá rẻ mạt và đặt làm một bảng quảng cáo có chiều cao 6 mét và chiều ngang 30 mét, với tất cả thông tin theo như dự án mà tôi xin. Và về nhà chờ người ta gọi. Chẳng phải chờ lâu chỉ trong vòng một tháng tôi có hàng trăm cú phone gọi đến và những hợp đồng mua bán liên tục diễn ra. Rồi người ta thi nhau mua đi và bán lại. Dự án không bao giờ thực hiện, nhưng đến bây giờ thì vùng đất này đã phát triển và trở thành thành phố, và vẫn có Mobile Home Park nhưng do người khác là chủ đầu tư. Và chẳng còn ai thèm nhớ đến tên tôi là kẻ khuấy động một thời của thành phố này. Và dĩ nhiên một lần nữa tôi lại từ nghèo trở thành trung lưu.


6. Biết tìm cơ hội, mới giàu nhanh thôi

Thói đời là không ai chấp nhận cái đích mà mình đã đạt được, vì không một ai lại bằng lòng với cái mà mình có và họ biện minh bằng rất nhiều lý do khác nhau để bào chữa cho cái tham vọng của mình, và tôi cũng thế. Trong 10 năm tôi tạo dựng được số vốn hàng triệu USD, thay vì chấp nhận thành quả, và sống an nhàn thụ hưởng, thì tôi lại nghĩ chỉ 10 năm mà mình đã làm được như thế này, mình nên lên kế hoạch khác cho 10 năm tới. Và từ 1985 đến 1995 dù có khôn ngoan cách mấy tôi vẫn đón nhận thất bại nhiều hơn thành công. Trận động đất năm 89 và khủng hoảng kinh tế thời kỳ đó làm tôi lại rỗng túi, và tôi lại tìm kiếm cơ hội.

Như tôi đã trình bày ở phần trên, tôi là một Real Estate Broker chuyên về thị trường nhà phát mãi (foreclosure). Tôi có thông tin về một Plaza của một Nhật Kiều đang gặp khó khăn về tài chính, và ông đang có ý định bán đi. Thay vì tôi trực tiếp tiếp cận để đề nghị làm đại diện bên bán, tôi đã tìm hiểu thói quen của người khách hàng tương lai này: vợ chết, là một người theo Phật giáo, mỗi tuần đi ăn sushi và uống rược saké. Tôi đã lần mò theo ông ta gần ba tháng để tiếp cận làm quen. Trong suốt thời gian này tôi và ông ta chỉ trao đồi về suhsi và shasimi, cho đến một ngày ông ta chính thức ngỏ lời mời tôi về thăm nhà của ông, thì tôi biết chắc ông ta sẽ là khách hàng của tôi. Cái listing của ông có trị giá 32 triệu USD, với mức hoa hồng 10% và sau 7 tháng tôi đã thành công việc bán và nhận số hoa hồng 3 triệu USD. Và cũng nhờ ông, tôi còn bán thêm được hai khu thương mại khác do các bạn ông làm chủ.


7. Tuyệt đối chớ khoe cái tôi

Sau khi bán xong cái Plaza, và nhận tiền hoa hồng, trong bữa ăn sushi ông hóm hỉnh hỏi tôi: Làm sao anh bán được cái Plaza của tôi trong khi có ít nhất 4 Brokers khác từng listes cho tôi nhưng không bán được, thế mà anh lại thành công? Và tôi cũng trả lời ông hiểm hóc không kém: vậy ông có hối hận đã trả cho tôi 10% hoa hồng không? Chúng tôi cùng cười ý nhị với nhau, tuy nhiên ông vẫn cho tôi một lời khen khác: Anh có biết là tôi rất thoải mái khi làm việc với anh, và tôi rất vui khi con trai tôi nhìn anh và hỏi: Đây là người đã bán được Plaza cho chúng ta đây sao? Còn anh thì trả lời: Không phải riêng tôi, mà còn có sự hỗ trợ của cha anh nên sự thành công có được là do kết hợp của cả hai.

Trong nhiều thương vụ, một số chuyên gia vẫn mắc phải cái "tôi" của mình, và chính vì cái "tôi" của họ đã làm cho rắc rối, đôi khi còn hỏng cả mối quan hệ cần thiết trong kinh doanh.


8. Cái gì chưa biết thì bồi đắp thêm

Trong kinh doanh, người thành công càng lớn thì cái tôi của họ cũng lớn theo, có nhiều người luôn tỏ ra mình là người uyên thâm. Nhưng thực tế thì phải xem lại, vì càng có nhiều kinh nghiệm thì tri thức cũng nhiều, và dễ dàng hơn trong việc tham khảo tư vấn cho các vấn đề liên quan đến công việc chính của mình. Vì thế tôi luôn sẵn sàng học thêm các lớp đào tạo bổ túc của các Vocational Education mở ra hàng năm cho mọi người tham gia.


9. Gặp cứng thì phải nên mềm

Nguyên thuỷ tôi là kỷ sư thiết kế phần mềm, nhưng sau vài năm làm nghề, tôi chuyển sang làm Broker địa ốc, và học tiếp để lấy Cao học. Và sau cùng lấy lớp chuyên nghành về Marketing. Và chính môi trường làm việc của Marketing đã dạy tôi rất nhiều về "Gặp cứng thì phải nên mềm".


10. Khi nghe dịu ngọt cần phải đắn đo

Thật ra trong thương trường luôn có muôn vàn cạm bẫy, người ta cài nhau vào các thế bí, cũng như luôn sẵn sàng bán cái cho người khác để lẩn tránh trách nhiệm.


11. Làm việc không được quanh co

Hiểu được như vậy, nên tôi làm việc theo sách vở, khi cần luật, tôi tìm đến văn phòng luật sư, chứ không nghe lời các nhà tư vấn không hành nghề. Tôi cũng không tư vấn cho bất cứ ai về những lãnh vực dù là tôi biết nhưng không có bằng hành nghề cũng như không bán rẻ cái đạo đức kinh doanh (Ethic code).


12. Tránh xa chính trị, lại gần nhà bank

Trong đời sống xã hội Mỹ, làm chính trị không khó, nhưng mất nhiều thời giờ lại còn phải tạo được tiếng nói của mình, vì vậy con đường đến gần ngân hàng sẽ dài hơn con đường làm kinh tế.

Luận về cái chữ Giàu, Nghèo ở nước Mỹ, Tôi đã tự hỏi: Phải có bao nhiêu tiền mới gọi là giàu, và khi nào bị coi là nghèo? Tôi không bao giờ quên được cái giây phút tầm thường rất con người của tôi, khi được người bảo trợ đưa về nơi mà tôi sẽ bắt đầu lại từ đầu. Trên chuyến đi hơn 200 dặm thì chúng tôi về đến thành phố Mobile, xe dừng lại ở một ngã tư đèn đỏ và đậu trước một quán ăn nhanh Kentucky Fry Chicken. Mùi gà nướng thơm lừng làm tôi thấy thèm khát, giống như kẻ bị bỏ đói lâu ngày và vì sĩ diện tôi đã không để lộ sự thèm khát, nhưng trong bụng tự nhủ khi nào đi làm có tiền mình sẽ ăn cho thỏa chí mới thôi.

Hôm sau, khi ở nhà có một mình, tôi đã vật lộn với cái mắy cắt cỏ, và ra sức làm sạch sẽ khu vườn rộng lớn của người bảo trợ cho tôi, từ cắt cỏ, làm vườn thật gọn ghẽ. Kết quả là người bảo lãnh cho tôi buổi chiều khi đi làm về ông ta đã tỏ ra thích thú, và nhét cho tôi 100 USD. Thế là chỉ một ngày sau khi đến thành phố này, tôi đã có 100 đô la. Việc đầu tiên tôi nghĩ đến là phải đi ăn gà nướng Kentucky. Không xe, tôi đã lủi thủi cuốc bộ hơn một dặm để đi ăn gà nướng, cái mùi thơm phức mà tôi ngửi chiều hôm trước làm tôi thấy thèm nhỏ rãi. Thế nhưng khi đến tiệm Gà Rán, tôi không còn thấy thèm. Vì với 100 đô la, tôi có thể mua được 90 xuất ăn với giá 1,25 đô la. Tôi đã không ăn và quay về. Mãi đến gần 7 năm sau tôi mới ăn bữa cánh gà đầu tiên. Tôi kể lại câu chuyện này chỉ muốn gửi đến các bạn trẻ một chút chia sẻ: mình chỉ ước mơ khi mình chưa có, và khi khả năng cho phép thì ước mơ đó chưa hẳn là vẫn còn tồn tại.

Khi các bạn tôi biết tôi "giàu" hơn họ, họ đã hỏi tôi: Làm giàu dễ hay khó? Câu trả lời chẳng dễ dàng chút nào với tôi, vì làm thế nào để định nghĩa được cái dễ và cái khó? Nhưng tôi vẫn trả lời: Chẳng khó tý nào. Nhưng xin các bạn cũng phải hiểu sâu về hai chữ "Chẳng Khó" mà tôi đang dùng. Ở trong cái nghĩa của "chẳng khó" nó cũng bao gồm những thức khuya dậy sớm và phải đổ rất nhiều mồ hôi, và trí tuệ. Và "chẳng khó khi mình hoạch định được cho mình một hướng đi, và trong hướng đi, mình cũng phải biết khi nào phải ngưng và khi nào phải tiến". Thành quả ra sao thì còn tuỳ thuộc vào kiến thức, khả năng lĩnh hội cũng như sự tháo vát của mình.

Trên mục này tôi đọc thấy có rất nhiều bạn đã than thở hay nghi kỵ về khả năng của mình. Tôi phải thành thật nói rằng các bạn đó sẽ không bao giờ giàu được, vì căn bản các bạn đó quá thiếu tự tin, thiếu kiến thức, và bất kể các bạn đó là ai, dù có học vị hay không, một khi thiếu tự tin và kiến thức thì cũng chỉ giống như những người thiếu học.

Một trong những người thành công ở Mỹ có anh David Duong, từ một người chuyên mua giấy phế thải, nay là một Tổng giám đốc của một cơ sở giải quyết vệ sinh môi trường tại Việt Nam. Hay một anh chàng khi khởi nghiệp tại Mỹ với nghề Assembly, và bây giờ là một trong những nhà cung cấp cable cho máy vi tính tại Sillicon valley. Hay một cậu bé làm nghề Office Cleanning đã trở thành Tổng giám đốc của công ty ở tuổi 19.

Tất cả những người này tôi đều quen biết, và ngoài những người này, còn rất nhiều người khác đã thành công. Các bạn sẽ hỏi: Làm thế nào để họ có thể thành công như vậy? Tôi xin thưa rằng: Những người này họ giống nhau ở một điểm: "Biết nhìn, biết lắng nghe, và biết nói".

Tôi xin nêu ra vài trường hợp điển hình như của anh bạn làm nghề Assembly. Anh bạn này khi mới đến Mỹ bắt đầu bằng công việc lắp ráp cable cho máy vi tính, và làm việc cho hãng IBM. Trong một lần anh làm quen với một Buyer Agent, anh ta tìm hiểu về giá thành của một sợi dây nối trong hệ thống vi tính, và anh ta nhận thấy giá của các nhà phân phối cho hãng quá cao (đó là biết nhìn). Anh ta lập tức liên hệ với công ty chuyên cung cấp Cable cho nhà sản xuất và dốc túi mua vài cuộn. Anh ta làm hàng mẫu và khéo léo kết thân với Buyer Agent và chào hàng với giá rẻ mạt (biết nói). Người Buyer Agent đã thẳng thắn nói với anh ta: Tao thích mày nên mua dùm cho mày 50 sợi, nhưng tao không hứa là sẽ mua tiếp. Anh bạn này sung sướng hoàn tất 50 sợi dây trong ngày hôm sau, và tiền trao cháo múc.

Câu chuyện bán được 50 bộ dây được coi như một chuyện đùa, nhưng nó không đùa tý nào khi mục đích của anh bạn tôi là có được cái hoá đơn của hãng IBM đặt mua hàng. Chẳng có gì gọi là to lớn, nhưng sự thành công của anh ta bắt đầu từ đó. Vì khi đặt hàng, công ty luôn có hoá đơn, và cái hoá đơn dù chỉ có 50 sợi, nhưng cái hoá đơn đó có chữ IBM, và anh ta dùng cái hoá đơn này để đi chào hàng ở những hãng điện tử khác... Với một công ty dù nhỏ nhưng được một hãng lớn như IBM mua hàng thì hãng đó đã tạo được niềm tin. Và đơn đặt hàng mỗi ngày mỗi nhiều, và bây giờ anh là tổng giám đốc công ty do anh thành lập. Anh đã biết lắng nghe những yêu cầu của khách hàng và tiến đến thành công.

Câu chuyện của vị tổng giám đốc 19 tuổi cũng tương tự: khởi đầu chỉ là nhân viên quét dọn, nhưng cậu bé đã cố ghi chép tất cả địa chỉ của các công ty mà cậu phải phục vụ. Sau mỗi lần làm việc trong khi những người khác ra về thì cậu cố nán lại để gặp người quản lý để yêu cầu người này kiểm tra, bất cứ một sơ sót nào do người khác gây ra cậu ta đều tình nguyện ở lại để hoàn tất. Và đến một hôm người chủ của cậu ta bị mất hợp đồng, cậu ta đã lấy được tất cả những hợp đồng mà người chủ cũ đã đánh mất. Và dĩ nhiên là cậu ta trở thành giàu có, và chỉ hai năm sau, trên báo San Jose mercury News đã có bài viết về sự thành công của cậu này. Và tôi cũng phải xin nói rằng những vị này bây giờ đều đã tốt nghiệp ít nhất là cử nhân. Thành công là mục tiêu, nhưng để gìn giữ được nó luôn phải cần kiến thức.

Và khi viết bài này, tôi đang ở Việt Nam. Vì vậy khi đọc những bài mà một số bạn đã viết tôi thật sự ngỡ ngàng. Và cách so sánh xã hội Mỹ với xã hội Việt Nam cũng thật phiến diện.

Có bạn hỏi là nên đi Mỹ hay ở Việt Nam (?). Chẳng lẽ Toà Đại sứ Mỹ gửi thư đề nghị cho bạn được thảnh thơi leo lên máy bay tới Mỹ chăng? Có nhiều lần tôi đến Lãnh sự quán TP. HCM có các cô đã khóc ngất vì phỏng vấn thành công (!) và còn có hàng trăm người ăn chực nằm chờ để chờ phỏng vấn. Như vậy tại sao lại có bạn vẫn lên tiếng hỏi được câu này, và sự thật thì dù cho có hàng ngàn câu góp ý "Nên ở lại" thì ngày lên phi cơ bạn đó vẫn có mặt tại phi trường để nói Farawell với người thân còn ở lại.

Có một số sinh viên du học nêu lên câu hỏi: Học xong nên về Việt Nam hay ở lại? Và người hỏi lại là người có học vị Cao học. Tôi tự nhủ: Ngày trước khi tôi học xong, cầm mảnh bằng trong tay, khi nhận việc tôi không hề biết chút nào về công việc. Nhưng để trở thành nhân viên của công ty, thì ứng viên phải có trình độ mà họ yêu cầu. Vì vậy khi tốt nghiệp bạn chỉ là một sinh viên đã học xong các chương trình dành cho các chương trình mà bạn chọn. Nhưng không ai dám bảo đảm rằng khi nhận việc bạn có thể làm việc được ngay mà không cần huấn luyện.

Và khi các bạn nói rằng đã tốt nghiệp, nhưng không nói rõ bạn tốt nghiệp với loại điểm nào? Và bạn có khó khăn khi tìm được việc ở Mỹ không? Và với trình độ của một người tốt nghiệp ở Mỹ bạn thừa hiểu rằng cái học của bạn ở Mỹ chắc chắn chưa phù hợp với xã hội Việt Nam ngày nay. Mặc dù Việt Nam đang trên đà phát triển.

Có bạn còn than rằng: "Nước Mỹ không là thiên đường" tôi thấy rất đúng, vì tôi chưa nghe ai nói nước Mỹ là thiên đường cả, mà chỉ nghe nói rằng quốc gia này có nhiều cơ hội cho mọi người tiến thân. Có rất nhiều người tôi gặp đã nói: Cố sang Mỹ đi làm vài năm kiếm chút tiền rồi về lại Việt Nam làm vốn kinh doanh. Như vậy họ có đến Mỹ để tìm thiên đường đâu? Họ đến Mỹ để tìm cơ hội kiếm tiền, nhưng làm sao họ kiếm tiền được khi học vấn không có, còn ngôn ngữ thì không! Quả thật có chuyện mang tiền Mỹ về Việt Nam họ sống sung sướng vì sự chênh lêch mệnh giá của hai loại tiền, nhưng làm sao để dư được khi họ chỉ đủ sức nuôi chính họ trong xã hội Mỹ?

Và cũng không thiếu các bạn hiện sống tại Mỹ có cái nhìn rất thiển cận về Việt Nam. Dĩ nhiên giai cấp giàu nghèo thì ở đâu cũng có, tại Mỹ cũng vậy. Các bạn hãy nhìn xem cứ mỗi dịp Giáng sinh về thì tại San Francisco có bao nhiêu người chết cóng vì đói lạnh. Nhưng tôi ít nghe nói tại Việt Nam có người chết vì đói lạnh. Còn cơ hội làm giàu thì chính thời điểm này có rất nhiều cơ hội cho mọi người, làm giàu ở Việt Nam chỉ tiếc là phần lớn những người chưa giàu lại không chịu học cách để nhìn...

Nếu có bạn nào còn nghi ngờ những điều tôi viết trong bài này xin cứ liên hệ với Toà soạn của báo để có email của tôi. Tôi sẽ hướng dẫn bạn làm giàu. Làm giàu không khó lắm đâu, chỉ sợ các bạn không có cái đảm lược cần thiết để làm giàu.
Sự công bằng trong ngòi viết là cần trung thực, sự trung thực cho người đọc cái "nhìn" trung thực, và khi viết trung thực lòng ta thật thanh thản.

Nhìn vào hai xã hội khác nhau, thì không nên so sánh, từ đạo đức, văn hoá hay những cái khác, mà hãy đón nhận và bằng lòng với cái xã hội mà mình chọn. Các bạn không thể đòi hỏi xã hội Việt Nam phải văn minh như nước Mỹ, hay mang cái xã hội Mỹ làm tiêu chuẩn mẫu mực cho mọi người. Khi về Mỹ, tôi yêu quý đất nước này, nhưng khi về Việt Nam lòng tôi lại tràn ngập những yêu thương, vì đây là quê cha đất tổ. Tôi thật sự thích thú mỗi khi đi ngang một thành phố đang phát triển, tôi không khó chịu khi lái xe trên con đường bụi mù, vì phải có những bụi mù thì sự phát triển mới thành hình được.

Thân chào tất cả các bạn đã đọc bài này.

Charles Tran

Theo Vnexpress (Người Việt 5 Châu) - Ngày 03/03/2011

cam nhan van hoa ung xu tai my_01Ăn xin cũng có văn hóa ứng xử của người ăn xin. Họ không bao giờ đeo bám, kể lể hay chìa tay trước mặt người đi đường, mà thường đứng ở ngã tư đông người giơ tấm biển "cần giúp đỡ".

Sau hơn một năm sống ở Mỹ, tôi có cảm nhận về văn hóa trong ứng xử của xã hội Mỹ mà tôi được tiếp xúc, xin nêu ra để chúng ta cùng nhau trao đổi.

- Văn hóa ứng xử nơi công cộng: Tiếng xin lỗi và lời cám ơn luôn được sử dụng nơi công cộng như siêu thị, nhà hàng, xe buýt... Khi lên xuống xe buýt, hành khách chào tài xế và ngược lại. Khi vào cửa bất cứ nơi nào, người đi trước đứng lại giữ cửa cho những người đi sau bước vào xong mới đến phiên mình và người đi sau luôn nói tiếng cám ơn người đã giữ cánh cửa cho mình đi vào. Khi có sự cố va chạm xảy ra thì lời xin lỗi luôn được vui vẻ chấp nhận. Từ khi ở Mỹ đến nay, tôi chưa thấy ai to tiếng hay cãi vã nhau nơi công cộng, mọi người luôn nhường nhịn nhau trong giao tiếp, nhất là xếp hàng theo thứ tự không bao giờ chen lấn giành chỗ cho dù bạn là ai (mới đây tôi xem trên một tờ báo online của Việt Nam nói về kỳ nghỉ hè ở Hawaii của Tổng thống Obama, ông ấy cũng đứng xếp hàng mua kem cho con như bao người khác, có kèm theo hình ảnh).

- Văn hoá ứng xử trong giao thông: Không có chuyện phóng nhanh, giành đường, vượt ẩu trên đường. Mọi người chấp hành luật giao thông như là một nét văn hóa của người lái xe. Đặc biệt ở ngã tư khi đèn tín hiệu giao thông bất ngờ trục trặc không hoạt động hay báo hiệu không đúng, thì mọi người nhường nhau, mỗi chiều di chuyển khoảng 4-5 chiếc sau đó tự động nhường đường cho chiều kia đi, 4-5 chiếc cứ thế lần lượt mà đi không xảy ra kẹt xe dù không có cảnh sát ở đó. Ở Mỹ có luật cấm uống rượu bia khi lái xe, nhưng điều quan trọng tôi thấy là ý thức tự giác của mọi người, hầu như không ai uống rượu bia khi lái xe (nếu có thì rất hiếm không đáng kể).

Tôi nói như vậy vì ở Việt Nam mỗi buổi chiều tối nhất là những ngày lễ hay cuối tuần, các nhà hàng, quán nhậu người đi xe (gắn máy, xe hơi) đến ăn nhậu rồi sau đó lái xe về có ai chấp hành đâu, mặc dầu có luật cấm uống rượu bia khi lái xe (trong số đó có tôi khi còn ở Việt Nam).

Những con đường nội bộ trong siêu thị, khu mua sắm, khu dân cư khi gặp người đi bộ băng ngang qua thì tất cả lái xe phải dừng lại nhường đường sau đó mới chạy tiếp. Xe hơi chạy rất nhiều trên đường cũng như trong trung tâm thành phố nhưng không có một tiếng còi xe, nhiều lúc thèm được nghe một tiếng còi xe như hồi còn ở Việt Nam nhưng không có, dù nhà tôi ở cạnh đường xe lưu thông. Giữa đêm khuya vắng vẻ không có chiếc xe nào qua lại nhưng người lái xe vẫn chờ đèn xanh ở ngã tư bật sáng lên rồi mới tiếp tục chạy.

- Văn hóa ứng xử nơi công sở, bệnh viện: Khi đến công sở, điều đầu tiên bạn nhận được là lời chào hỏi của nhân viên làm việc và hỏi bạn có cần được giúp không, sau đó rất vui vẻ giải quyết công việc cho bạn đến khi xong và không quên chúc bạn có một ngày tốt đẹp. Trong bệnh viện, khi bạn đến nhân viên hành chánh nhanh chóng làm các thủ tục, các cô y tá niềm nở đón bạn vào phòng chờ đợi, sau đó họ đi mời bác sĩ đến khám bệnh cho bạn. Các bác sĩ khám bệnh rất tận tình, nói chuyện nhỏ nhẹ với người bệnh, thật tuyệt vời trong giao tiếp với bệnh nhân làm cho bạn cảm thấy bệnh tình cũng được thuyên giảm phần nào.

- Văn hoá ứng xử trong mua sắm: Hàng hóa bạn mua được đổi hay trả lại trong vòng một tháng sau khi sử dụng nếu bạn cảm thấy không thích nó (không cần sản phẩm bị hư hay trục trặc) và người bán vui vẻ nhận lại. Tại mỗi nơi mua sắm đều có một quày chuyên nhận lại hàng hoá đã bán mà khách đem trả lại, mọi người đều vui vẻ không có tiếng cãi vã giữa người mua và người bán. Ở Mỹ khi mua nhà bạn cũng được trả lại cho người chủ trong một tháng vào ở nếu bạn không thích ngôi nhà đó nữa (việc này tôi đã chứng kiến).

- Văn hoá ứng xử với người tàn tật: Tất cả xe buýt công cộng đều thiết kế bộ phận nâng và hạ người ngồi trên xe lăng lên xuống xe buýt và được mọi người nhường cho đi lên hay xuống trước, trên xe có chỗ dành riêng cho họ. Tại các bãi đậu xe đều có nơi đậu xe hơi riêng của người tàn tật. Các siêu thị có loại xe đặc biệt giúp họ di chuyển lựa chọn hàng hóa trong siêu thị. Trong thiết kế đường xá ở Mỹ các vỉa hè đều có độ dốc thoai thoải với mặt đường tại các giao lộ ngã ba hay ngã tư, để người tàn tật ngồi xe lăn tự mình điều khiển lên xuống vỉa hè dễ dàng. Do đó họ có thể đi dạo phố một mình như người bình thường. Nhìn chung người tàn tật ở Mỹ được xã hội quan tâm giúp đỡ và hoà nhập tốt với cộng đồng.

- Văn hóa ứng xử với thiên nhiên: Thành phố nơi bạn tôi ở có rất nhiều hồ, các loài chim hoang dã như vịt trời, mòng biển, quạ, bồ câu... sinh sống, tụ tập đông đúc và thân thiện bên cạnh con người đi chơi xung quanh hồ. Khi đi chơi trên núi, tôi gặp những đàn nai, dê núi bình thản ngậm cỏ trên vách núi gần đường xe chạy qua mà không hề sợ sệt vì chúng không bị ai săn bắt cả.

Thậm chí ăn xin cũng có văn hóa ứng xử của người ăn xin, họ không bao giờ đeo bám, kể lể hay chìa tay trước mặt người đi đường. Thỉnh thoảng tôi thấy họ thường đứng ở ngã tư có đèn giao thông xe cộ hay dừng lại và cầm tấm bản nhỏ ghi chữ "cần giúp đỡ" hay ngồi một chỗ xin nơi có đông người qua lại mà không làm phiền ai cả (cũng xin nói thêm thường họ không làm việc và là những người nát rượu).

Xã hội nào cũng có nhiều nét văn hóa, trong đó văn hóa ứng xử tuy không có gì cao siêu, nó rất giản dị và bình thường, nhưng nó làm cho con người đối xử với nhau tốt đẹp hơn. Tôi chỉ nêu ra những cái phổ biến đã thấy và tiếp xúc được. Qua phần trình bày trên tôi không có ý đề cao xã hội Mỹ, tôi chỉ nhìn với góc độ văn hóa và tôi nghĩ rằng dù bạn là ai, sống ở nước nghèo, hay nước giàu có thì văn hóa ứng xử tốt trong sinh hoạt hàng ngày là giá trị chung cho mọi xã hội, chẳng qua là ta có hành xử nó như là một thói quen và trở thành ý thức của mỗi người trong cộng đồng qua nhiều thế hệ thì nó sẽ trở thành văn hóa.

Một nền giáo dục tốt cho con cái học tập, môi trường sống trong lành, xã hội mà mọi người đối xử với nhau có văn hóa và cơ hội đồng đều cho mọi người vươn lên tùy theo năng lực của mình đó là cái tôi cần khi đi định cư ở Mỹ. Còn việc kiếm tiền ư? Không phải là mục đích của tôi ở đây, vì ở Việt Nam tôi từng kiếm tiền, đối với tôi tiền như thế là đủ. Sau này đến tuổi già "Lá rụng về cội " tôi sẽ về Việt Nam nơi tôi sinh ra để sống vui vẻ hết quảng đời còn lại. Với tài sản còn ở Việt Nam (tiền gửi ngân hàng và nhà để lại tôi không phải lo lắng gì cả). Lúc đó tôi sẽ cố gắng sống tốt, làm gương cho cháu con và giáo dục chúng sống sao cho là người ứng xử có văn hóa.

Cuối cùng xin góp một ý kiến nhỏ gửi đến người giàu ở Mỹ, các bạn lên diễn đàn nói về nghề nghiệp, cách kiếm tiền làm giàu của mình đó là quyền của bạn và bạn có thể tự hào về điều đó. Chỉ có điều đừng nên khuyên bảo mọi người nên làm theo cách làm và cách suy nghĩ của bạn để tránh những tranh luận bài bác nhau không cần thiết trên diễn đàn.

Thân chào. Chúc các bạn nhiều sức khỏe, hạnh phúc. Cầu mong một mùa xuân vui tươi, an lành và thịnh vượng đến với mọi người Việt Nam chúng ta.

Lucky

Theo Vnexpress (Người Việt 5 Châu) - Ngày 23/01/2011

hông thường cứ vào khoảng đầu năm sau Tết Nguyên Đán là Hội Xuân Bắc Ninh lại được Hội Thân hữu Đồng Hương Bắc Ninh tại bang California (Hoa Kỳ) đứng ra tổ chức, làm sống lại một sinh hoạt truyền thống văn hóa phong phú của dân tộc Việt.


Riêng năm nay là lần thứ 5, Hội Xuân Bắc Ninh diễn ra tại nhà hàng Seafood Palace, Westminster, bang California vào ngày 20-2-2011 vừa qua. Cũng giống như 4 lần trước, lần nào Hội Xuân Bắc Ninh cũng thu hút trên 500 đồng hương tại California nói riêng và khắp nước Mỹ nói chung tham dự. Theo Giáo Sư Nguyễn Ngọc Kỳ, đương kim Hội trưởng nhận xét: "Đây là niềm khích lệ anh em trong ban tổ chức chúng tôi vì đây không chỉ là tấm thịnh tình do các anh chị em đồng hương và thân hữu Bắc Ninh đã dành cho Hội, mà còn nói lên nhu cầu thưởng lãm văn hóa của cộng đồng người Việt ở hải ngoại".

hoi xuan bac ninh tren dat my_01

Tiết mục văn nghệ trong Hội Xuân Bắc Ninh tại California

Đáng chú ý, Hội Xuân Bắc Ninh là một trong những sinh hoạt khá đặc thù trong sinh hoạt của cộng đồng người Việt ở vùng Nam California. Lần đầu tiên vào năm 2007, qua sự khởi xướng của Giáo sư Nguyễn Ngọc Kỳ đã được Viện Việt Học tại California đồng ý hỗ trợ cùng đứng ra tổ chức. Ngày Hội Xuân Bắc Ninh năm ấy đã quy tụ được trên 300 người đến tham dự khiến Viện Việt Học không còn chỗ ngồi, nên sau đó các đồng hương Bắc Ninh đã quyết định thành lập Hội Thân hữu Đồng Hương Bắc Ninh để hàng năm những người dân quê quán tỉnh Bắc Ninh cùng thân hữu gần xa có dịp làm sống lại một nét sinh hoạt văn hóa truyền thống đã ăn sâu trong tiềm thức người dân xứ sở Kinh Bắc và nhiều vùng khác tại Việt Nam.

Cũng trong Hội Xuân lần này, ngoài những nghi thức cổ truyền tế lễ, phần chính của lễ hội là làm sống lại những nét văn hóa đặc thù trong sinh hoạt truyền thống của người dân Bắc Ninh, nơi mà những nhà khảo cứu văn học, nghệ thuật trong nước thường xem đó là "cái nôi" của nền văn hóa Việt Nam. Dĩ nhiên, khi nói về Bắc Ninh là phải nói đến hát Quan họ. Theo Giáo Sư Nguyễn Ngọc Kỳ thì hai chữ Quan họ vốn có nhiều giải thích, nhưng giải thích là lối hát trong nhà quan do một vị quan hưu trí chủ xướng đã được nhiều người công nhận. Theo đó, Quan họ xuất phát từ làng Ó (Xuân Ổ) làng Lim trong huyện Tiên Du và phát triển nhanh đến các vùng xung quanh thị xã Bắc Ninh. Hàng năm làng Lim thường mở hội lớn vào dịp đầu Xuân quy tụ được mấy chục "làng quan họ". Những buổi hát quan họ thường diễn ra tại đình làng, trong sân chùa, trong nhà hay trên những ngọn đồi giữa cảnh sắc thiên nhiên. Dân ca Quan họ là loại văn chương bình dân lấy từ ca dao, tục ngữ, truyện cổ và cả Truyện Kiều nữa nên rất phong phú và súc tích. Nội dung thường nghiêng về mặt giãi bầy tình cảm trai gái một cách êm ái nhẹ nhàng, ý nhị... Những điệu hát Quan Họ, thông qua 5 lần tổ chức tại hải ngoại, cứ mỗi lần lại có thêm những câu hò, điệu hát mới được bổ sung vào chương trình từ những đóng góp của người dân Bắc Ninh cũng như thân hữu Bắc Ninh sưu tầm được. Do vậy phần văn nghệ trình diễn năm nay có rất ít tân nhạc mà tập trung chủ yếu vào các điệu hát Quan họ. Bên cạnh đó là phần trình diễn thời trang. Nói là thời trang nhưng thật sự là thời trang của Quan họ Bắc Ninh mà trải qua bao nhiêu thế hệ, những mẫu thời trang ấy vẫn không có sự thay đổi. Vẫn là mái tóc vấn trần với cái đuôi gà lửng lơ trong gió. Vẫn chiếc yếm đào ẩn hiện sau tà áo tứ thân với thắt lưng điều bỏ giọt. Vẫn là sợi xà tích bạc lủng lẳng bên sườn chiếc váy đen hay chiếc quần lãnh tía. Vẫn là chiếc áo the thâm của các chàng trai quan họ đi bắt tình làm quen. Vẫn là những chiếc ô đen che đủ nắng gió cho anh đưa nàng về dinh. Thời trang ấy không chỉ là vạt áo nếp, quần vốn vô tình dù có gió xuân đùa giỡn mà còn thêm cả những ánh mắt đưa tình, những nụ cười duyên nửa miệng, những cái nguýt dài nhớ thương và cả những miếng trầu cau cho duyên thêm thắm, cho tình thêm sâu đậm...

Vẫn theo lời Giáo Sư Nguyễn Ngọc Kỳ thì từ ngày Hội được thành lập, những người cao tuổi trong Hội đã rất quan tâm đến việc "làm thế nào để thu hút được các thế hệ nối tiếp tham gia vào sinh hoạt thực tế của Hội tại nơi quê hương mới này". Vì thế mà trong Hội hiện nay số các bạn trẻ tham gia cũng khá đông. Ông cho biết thêm: "Tuy chúng tôi không đủ khả năng tài chính để mời những tiếng hát chuyên nghiệp nhưng qua 5 kỳ tổ chức, những tiếng hát, điệu hò của người gốc dân Bắc Ninh và thân hữu hải ngoại đã thu hút được lòng người không kém gì chuyên nghiệp".

Nguyễn Sinh (Đại Đoàn kết)

Theo Quê Hương Online (Đời Sống ) - Ngày 23/02/2011

Hoa Kỳ là quốc gia đa sắc tộc, đa văn hóa và đa tín ngưỡng. Cộng đồng người châu Á, châu Âu, châu Phi... di cư đến Mỹ mang theo truyền thống văn hóa của dân tộc mình và nhiều nền văn hóa đã bị hòa tan trong "nồi hầm nhừ" văn hóa Mỹ. Không giống các kiều dân nước ngoài, hơn 2,2 triệu người Việt tại Mỹ vẫn lưu giữ được những nét văn hóa cổ truyền.

Không tan trong "melting pot"

Trong một nghiên cứu so sánh giữa cộng đồng người Việt ở Orange County và Boston, Giáo sư Karin Aguilar-San Juan, tác giả cuốn sách "Little Saigons: Staying Vietnamese in America" cho hay đa phần các di dân nhập cư gốc Việt, tiếp tục giữ bản sắc dân tộc của họ dù không ít người đã gia nhập quốc tịch Mỹ từ lâu.

giu gin ban sac viet tai hoa ky_01

Quầy bán hàng Tết của người Việt ở San Jose, California. Ảnh: VnExpress

Nhiều người Việt không dễ dàng đánh mất đi bản sắc quê hương mình để đồng hóa với quê hương mới, trong khi họ vẫn sẵn sàng hòa nhập vào cộng đồng dân cư nước sở tại. Mặc dù nhiều người di dân gốc Việt ở những khu vực này đã hòa nhập với miền đất mới, đạt nhiều thành tựu về học vấn, được xếp vào giới trung lưu, nói lưu loát, rành rẽ tiếng Anh và không ít người còn tham gia chính trường, song họ vẫn luôn duy trì bản sắc Việt Nam của mình.

Bà Juan lý luận như sau: "Điều này phần lớn cũng do họ tạo dựng được khá nhiều địa điểm sinh hoạt riêng, chẳng hạn như khu Little Saigon ở Orange County và khu Fields Corner ở Boston. Cả hai nơi này rất đông những hàng quán, văn phòng dịch vụ, trang trí với bảng hiệu cùng quảng cáo bằng tiếng Việt, rồi đến hình ảnh lẫn âm nhạc và trong trao đổi chuyện trò, tất cả cho thấy đây là một thế giới thuần túy của dân tộc Việt Nam."

Tiếng Việt là cội rễ dân tộc, gìn giữ tiếng Việt là gìn giữ nét đặc trưng nhất của văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tạo sự gắn kết với các cộng đồng người Việt trên thế giới và với quê hương. Các thế hệ người Việt Nam xa xứ luôn quan tâm đến việc dạy và học tiếng Việt như một việc làm tất yếu để gìn giữ bản sắc văn hóa. Đặc biệt là thế hệ những người đã ngoài 50 tuổi, luôn mong muốn con em mình biết và hiểu tiếng Việt để tìm về với cội rễ, cha ông.

giu gin ban sac viet tai hoa ky_02

Chí Tài hạnh phúc khi được biểu diễn
và được khán giả quê hương đón nhận

Nhiều văn nghệ sỹ người Việt Nam ở nước ngoài cũng thường xuyên về nước biểu diễn nghệ thuật, trưng bày mỹ thuật, hoạt động nhân đạo từ thiện, tham gia công tác đào tạo nghệ thuật tại các trường học. Đặc biệt, mỗi dịp Tết nguyên đán, lượng nghệ sỹ hải ngoại về nước làm băng đĩa, biểu diễn tại các chương trình đón xuân rất đông. Ngoài hoạt động nghệ thuật, họ còn muốn tận hưởng văn hóa Tết Việt. Ca sỹ Ái Vân đã định cư ở Hoa Kỳ từ lâu nhưng liên tục về nước biểu diễn. Cô cho biết, các nghệ sỹ Việt Nam ở nước ngoài cũng mong ngóng ngày trở về biểu diễn trên quê hương. Các buổi biểu diễn là cơ hội để nghệ sỹ xa quê tiếp cận gần hơn với khán giả trong nước. Chí Tài là gương mặt nghệ sỹ nổi tiếng tại hải ngoại. Trong trào lưu chung trở về nước hoạt động nghệ thuật của các nghệ sỹ Việt Nam ở Mỹ, Chí Tài là một trong những nhân tố tích cực. Anh tâm sự, đó là niềm mơ ước của nhiều nghệ sỹ Việt Nam sinh sống ở nước ngoài và là niềm vinh dự, hạnh phúc của riêng anh.

Tết cổ truyền Việt Nam tại Mỹ

Ngày lễ Tết là dịp để các gia đình người Việt sum vầy, cùng tổ chức Tết để con em biết về truyền thống quê hương. Những người Việt ở Mỹ vẫn có lịch Việt Nam để biết ngày tháng Âm lịch và cố gắng thu xếp thời gian dù rất ít ỏi để cùng nhau đón Tết. Không khí Tết bắt đầu nhộn nhịp từ cuối tháng Chạp Âm lịch. Các gia đình rủ nhau đi mua sắm, dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa để chào đón một năm mới sắp đến.

giu gin ban sac viet tai hoa ky_03

Người Việt ở Boston đón Tết nguyên đán 2011. Ảnh: VnExpress

Các khu thương xá của người Việt tại Mỹ tưng bừng, rộn rã không khí chuẩn bị Tết. Khắp nơi bày bán các thực phẩm và đồ trang trí ngày Tết như bánh chưng, giò lụa, dưa hành, hoa lay ơn, hoa cúc vàng... Các gia đình thường đưa nhau đến chợ, ăn điểm tâm, đi lòng vòng nhìn ngắm các sạp hàng, mua đòn bánh tét, chiếc bánh chưng, gói mứt, chậu hoa hay cành hoa giấy (sản xuất ở Việt Nam) về trưng trên bàn thờ. Các bà trong những hội đoàn như Hội Cựu học sinh Trưng Vương, Gia Long, Đồng Khánh... thích rủ nhau làm các món ăn đem ra bán, đon đả, ân cần mời khách, giới thiệu món này ngon, món kia khéo. Người mua cũng cầm lên, ngắm nghía, hỏi han rồi mua một ít cho đẹp lòng người bán. Nhân dịp đó, các bà mẹ giải thích cho con gái mình cách nấu nướng, chế biến các món ăn vừa mua, kể lại cho con nghe những kỷ niệm khi cha mẹ còn ở nơi quê nhà, nhất là về những ngày Tết.

Trong gia đình, mỗi người được phân công một việc để chuẩn bị đón Tết. Đàn ông, con trai lau chùi bàn ghế, nhà cửa, đặc biệt là phải đánh bóng lư hương và chân đèn. Các bà, các cô cũng làm mứt, dưa món, củ kiệu... Có gia đình còn làm bánh tét, bánh chưng. Mục đích là để tìm lại không khí bận rộn nhưng ấm cúng của gia đình ngày xưa nơi quê nhà trong những ngày cuối năm. Các loại bánh mứt làm ra, các bà đem tặng nhau để rồi cũng nhận được những món quà Tết tương tự. Tuy vẫn phải đi làm bình thường, nhưng vào ngày 23 Âm lịch, bà con mình cũng cúng tiễn ông Táo về trời, ngày 30 Tết có lễ rước ông bà, lễ đón giao thừa...

giu gin ban sac viet tai hoa ky_04

Chợ hoa Tết ở Phước Lộc Thọ (Little Saigon) dịp Tết Tân Mão. Ảnh: VnExpress

Sáng mồng Một, người lớn tuổi ai cũng dậy thật sớm chuẩn bị mâm cơm cúng tổ tiên, lì xì mừng tuổi cho con cháu, sau đó mọi người vội vã lên xe đi làm hoặc đi học cho kịp giờ, chiều về lại lo nấu nướng cúng buổi tối. Mọi người tranh thủ thời gian để đến nhà người quen chúc Tết. Ai không có thời gian thì gọi điện chúc nhau những điều tốt lành và may mắn trong năm mới.

Đối với người Việt Nam ở nước ngoài nói chung, tại Mỹ nói riêng, truyền thống văn hóa dân tộc luôn là điểm tựa tinh thần mỗi dịp Tết đến xuân về khi mọi người con xa quê đều mong muốn trở về đoàn viên trên đất mẹ. Họ luôn cố gắng lưu giữ và truyền cho các thế hệ đi sau những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt. Đó cũng là một cách thể hiện tấm lòng tri ân đối với mảnh đất nơi họ đã sinh ra và gắn bó một phần đời mình. Họ tự hào rằng truyền thống văn hóa Việt Nam không hề bị hòa tan trong "melting pot", nhiều bản sắc văn hóa Việt vẫn đang hiện diện trên đất Mỹ.

Nguyễn Phú

Theo Quê Hương Online (Đời Sống) - Ngày 09/02/2011

Một phụ nữ gốc Việt, bà Madison Nguyen, vừa được đề cử làm phó thị trưởng thành phố San Jose, thành phố lớn thứ ba ở bang California và lớn thứ 10 ở Mỹ.

Báo San Jose Mercury News cho biết bà Nguyen được Thị trưởng Chuck Reed giới thiệu làm người thay thế Phó thị trưởng Judy Chirco, sẽ mãn nhiệm vào ngày 31-12-2010.

phu nu goc viet duoc de cu lam pho thi truong san jose

Bà Madison Nguyen - Ảnh:orangejuiceblog.com

Bà Madison Nguyen sinh năm 1975, sang Mỹ từ năm bốn tuổi và trước kia hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Năm 2005, bà trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào Hội đồng thành phố San Jose. Bà đã gây ra khá nhiều tranh cãi trong cộng đồng người Việt ở thành phố khi quyết định ủng hộ khu vực kinh doanh của người Việt Nam tại thành phố này.

Báo San Jose Mercury News bình luận với việc chọn bà Madison Nguyen làm phó thị trưởng, ông Reed hy vọng có được một ủy viên hội đồng trung lập được người lao động ủng hộ.

"Tôi tin rằng bà ấy là một người ủng hộ vững chắc cho các vấn đề ngân sách và tài chính, sẽ là một thách thức lớn cho chúng ta trong bốn năm tới" - ông Reed nói.

San Jose, với 31,2% dân số là người gốc Á, đang gặp nhiều khó khăn trong khủng hoảng kinh tế. Thâm hụt ngân sách của chính quyền năm tới dự kiến là từ 41 đến 70 triệu USD do thu nhập từ thuế thấp và chi phí lương hưu tăng cao.

Chức vụ phó thị trưởng dự tính được hội đồng thông qua trong một cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 25-1-2011.

Tờ San Jose Mercury News nhận xét về Madison Nguyen: "Ở tuổi 35 trẻ trung, bà có nhiều tham vọng chính trị hơn là chỉ bốn năm làm ủy viên hội đồng".

Ông Terry Christensen, giáo sư chính trị học Đại học bang California, San Jose, nhận xét việc bà Madison Nguyen nhận chức phó thị trưởng sẽ là một cột mốc quan trọng: "Bà ấy sẽ là một trong nhưng quan chức gốc Việt cấp cao nhất ở cấp bang hay cấp nhà nước".

LOAN PHƯƠNG

Theo Tuổi Trẻ (Tài Trí Việt) - Ngày 29/11/2010

Cơ ngơi đáng giá 32,5 triệu USD này là một trong vài bất động sản còn sót lại trong công viên lớn nhất nước Mỹ. Ngôi nhà dẫn đầu danh sách nhà đẹp trong tuần qua của Tạp chí Luxist là dinh thự nằm ở phía Tây công viên Central Park, New York.
Được xây dựng năm 1887 với thiết kế ngoại thất đậm chất cổ điển kết hợp nội thất hiện đại, ngôi nhà từng thuộc sở hữu của nghị sĩ Hoa Kỳ William Noble và kiến trúc sư Edward J. Angell. Đây là một trong những dinh thự nghỉ dưỡng còn sót lại trong công viên lâu đời Centrak Park, công viên nổi tiếng bởi rất nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp mà vô số bộ phim chọn nó làm bối cảnh.

tham dinh thu co o central park_01

tham dinh thu co o central park_02

Central Park là công viên lớn nhất New York (và nước Mỹ), mỗi năm có khoảng 25,000,000 khách đến thăm viếng. Nếu xét về trị giá của công viên này tính theo thời giá năm 2005, là 528,783,552,000 USD. Người ta từng so sánh nếu đem bán miếng đất này, bạn có thể xây dựng được 10 con đường cao tốc Hà Nội-Sài Gòn tại Việt Nam.

tham dinh thu co o central park_03
Thăm dinh thự cổ ở Central Park - Archi

Dinh thự ở Tây Central Park đã được nâng cấp hoàn toàn với gói nội thất thiên về trang trí và bổ sung các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là việc bố trí những kiệt tác nghệ thuật dọc các bức tường có kích cỡ tương tự một phòng trưng bày tranh có qui mô lớn.

tham dinh thu co o central park_04

Một trong những phòng lớn nhất của cơ ngơi này được thiết kế trần dạng vòm, đi cùng những ô cửa sổ lớn - vào những ngày nắng, người ta có thể thấy ánh nắng lung linh rót từ cửa sổ này xuống cầu thang lửng uốn lượn của dinh thự.

tham dinh thu co o central park_05

tham dinh thu co o central park_06

tham dinh thu co o central park_07

tham dinh thu co o central park_08

Bên cạnh đó, khu vực tầng hầm được bố trí hồ bơi bên cạnh phòng tập thể dục. Người chủ hiện tại của bất động sản này cũng rất yêu chuộng các thiết kế hiện đại với phòng giải trí cách âm, 5 phòng ngủ lớn, một bếp nấu ăn chuyên biệt, đặc biệt là khu vườn mang đậm chất thiền với không gian dành cho những bữa tối ngoài trời lãng mạn.

tham dinh thu co o central park_09

tham dinh thu co o central park_10

tham dinh thu co o central park_11

Riêng khu vực master suite của ngôi nhà được xây dựng thêm khu bể tắm và spa chuyên biệt, có tầm nhìn bao quát được toàn bộ công viên và thang máy nối tất cả các tầng. Hiện tại, cơ ngơi này đáng giá 32,5 triệu USD trên chuyên trang của nhà đấu giá Sotheby's.

Chiêm ngưỡng thêm nội thất ngôi nhà:

tham dinh thu co o central park_12

tham dinh thu co o central park_13

tham dinh thu co o central park_15

tham dinh thu co o central park_16

tham dinh thu co o central park_17

Theo Archi (Du Lịch Kiến Trúc) - Ngày 25/02/2011