Đi du lịch Bờ Đông nước Mỹ với Công ty Du lịch Hoàn Mỹ trong khoảng thời gian từ 20/03 - 27/04 năm nay, du khách sẽ có cơ hội thưởng ngoạn một "sự kiện" cột mốc trong lịch sử Mỹ nói riêng và lịch sử quan hệ Mỹ - Nhật nói chung. Vì đó là 5 tuần lễ diễn ra chương trình mừng 100 năm Hội Hoa anh đào ngay tại thủ đô Washington D.C của Liên bang Mỹ.


washingtondc-hoa-anh-dao-01

Cách đây 100 năm, vào ngày 27/03/1912, Đệ nhất phu nhân Mỹ Helen Herron Taft cùng vợ Đại Sứ Nhật tại Mỹ, nữ hầu tước Chinda, cùng nhau trồng hai cây anh đào xuống khu đất ở bờ bắc của hồ nước Tidal Basin trong công viên West Potomac. Đây là 2 trong số 3.000 gốc cây anh đào mà Thị trưởng Tokyo, ông Yukio Ozaki, gửi tặng chính quyền và người dân Washington D.C biểu thị niềm tin tình hữu nghị giữa hai nước sẽ phát triển bền lâu, tốt đẹp.

washingtondc-hoa-anh-dao-02

Khi ấy, việc thu gom và vận chuyển 3.000 cây anh đào thuộc 12 loài khác nhau từ Nhật đến Mỹ không thể thực hiện được nếu như không có sự tài trợ của TS.Jockichi Takamine, một nhà hóa học nổi tiếng kiêm sáng lập viên của công ty y dược nay được thế giới biết đến qua thương hiệu Daiichi Sankyo. Cùng tham gia chương trình gửi món quà đặc biệt này còn có TS. David Fairchild thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ và bà Eliza Scidmore, thành viên nữ đầu tiên của Tổ chức Nghiên cứu địa lý National Geographic Society nay đã nổi danh toàn cầu.

Những gốc anh đào này đã lớn lên cùng thời gian, trổ hoa mỗi khi mùa Xuân đến và biến toàn khu Tidal Basin ở thủ đô Liên bang Mỹ thành một không gian toàn màu hồng rất bắt mắt. Lễ hội Hoa anh đào ở Mỹ cũng chính thức hình thành vào năm 1935. Năm 1965, Washington DC lại nhận được thêm 3.800 cây anh đào Nhật và đến năm 1994 thì Hội Hoa anh đào quốc gia Mỹ chính thức trở thành sự kiện thường niên diễn ra trong suốt hai tuần. Theo từng năm, sự kiện này cũng gia tăng mức độ hấp dẫn khách tham quan thưởng ngoạn, không chỉ là cư dân thủ đô Mỹ, mà còn là người Mỹ đến từ các bang khác cũng như rất nhiều du khách quốc tế.

washingtondc-hoa-anh-dao-03

Năm nay, đó là lễ mừng 100 năm sự kiện lần đầu trồng các gốc anh đào, chương trình mừng Hội hoa anh đào Washington DC sẽ chính thức khai mạc lúc 16 giờ ngày 25/02/2012 và kéo dài đến 5 tuần với rất nhiều tiết mục đặc sắc, đảm bảo sẽ để lại dấu ấn khó phai trong ký ức của khách tham quan dự kiến vượt xa con số một triệu vẫn ghi nhận được ở những lần hội trước. Ngày 14/4, lúc 10 giờ sẽ diễn ra cuộc diễu hành mừng 100 năm Hội hoa anh đào trên đại lộ Constitusion, và vào ngày 27/04, kết quả cuộc bầu chọn trực tuyến (www.arborday.org) Cây anh đào ưa thích nhất của nước Mỹ sẽ được công bố. Hiện đã có ba gốc anh đào Yoshino, Kwanzan và Nở hoa mùa thu, thuộc số 3.000 cây trong món quà cách nay 100 năm, được chọn vào vòng chung kết.

Loạt bài Bưu thiếp từ Mỹ do báo DNSG cùng Công ty Du lịch Hoàn Mỹ phối hợp thực hiện

Theo DNSG - Ngày 8/02/2012

Du lịch Mỹ - Để đánh dấu Kỷ niệm 100 Năm Ngày Hoa Anh ĐàoWashington DC, biểu tượng của Tình Hữu Nghị Mỹ-Nhật, ngày 24/3/2012 Bưu điện Mỹ sẽ phát hành hai mẫu tem loại tự dính, khi ghép lại sẽ thành một hình.


du-lich-my-hoa-anh-dao-01

Lễ hội Hoa Anh Đào là một trong những lễ hội mang tính văn hóa quốc tế lớn nhất ở Washington DC được tổ chức hàng năm từ năm 1935 trong khoảng thời gian 2 tuần từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4.

Thật ra để có được lễ hội hoa anh đào ở Washington DC là một quá trình hình thành của hơn 100 năm bằng sự đóng góp của nhiều người, từ nhiều phía.

Đầu tiên người ta phải kể đến Eliza Ruhamah Scidmore. Sau chuyến thăm Nhật vào năm 1905, bà trở về Mỹ và đã đề nghị với chính phủ trồng những cây anh đào dọc theo bờ sông Potomac. Scidmore cũng đã tổ chức một tiệc trà nho nhỏ để nói về ý tưởng của mình, trong số những khách mời có nhà thực vật học David Fairchild, David là hôn phu của Marian, con gái của nhà phát minh Alexander Graham Bell.

du-lich-my-hoa-anh-dao-02

Năm sau, 1906, David Fairchild đã nhập 1000 cây anh đào từ Vườn ươm Yokohama ở Nhật và trồng chúng trong khu đất nhà ở Chevy Chase, Maryland để ủng hộ cho ý tưởng trồng hoa anh đào ở thủ đô DC.

Ngày 26/9/1907, thêm 300 cây anh đào Á châu được David cùng bạn bè đặt mua để tặng cho các trường học ở DC trồng trong khuôn viên trường nhân dịp Arbor Day. Và cũng vào ngày đó Eliza Scidmore đã đến tham dự và nói chuyện.

du-lich-my-hoa-anh-dao-03

Năm 1909, Scidmore vận động quyên góp để mua cây anh đào tặng cho DC. Đồng thời, vào ngày 5/4 cùng năm, bà viết thư cho Đệ Nhất Phu Nhân Helen Herron Taft để nói về ý định của mình. Hai ngày sau, Scidmore nhận được trả lời của Phu nhân Tổng thống Taft với sự góp ý sao cho hữu hiệu.

Khi biết được kế hoạch này, Jokichi Takamine (một nhà hóa học Nhật, người tìm ra adrenaline) và Ông Midzuno, lãnh sự Nhật ở New York đã đề nghị tặng Phu nhân TT 2000 cây anh đào Nhật.

du-lich-my-hoa-anh-dao-04

Ngày 30/8/1909 Sứ Quán Nhật ở DC thông báo cho Bộ Ngoại Giao Mỹ về 2000 cây anh đào sẽ đến Mỹ vào ngày 6/1/1910. Thật đáng tiếc là khi cây được chuyển đến thì đội kiểm nghiệm của Bộ Nông Nghiệp Mỹ đã phát hiện ra số cây này đang bị côn trùng phá hại và nhiễm nematodes, có thể gây hại đến nông nghiệp địa phương.

Tổng thống Taft buộc lòng phải ra lệnh đốt hủy 2000 cây anh đào đó vào ngày 28/1. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đương thời, Philander C Knox, đã gởi thư đến Đại sứ Nhật bày tỏ sự đáng tiếc ngoài ý muốn này.

du-lich-my-hoa-anh-dao-05

Đại sứ Nhật Takamine đã đáp lại bằng món quà tặng mới, 3020 cây anh đào khác, một số được chiết từ hàng anh đào nổi tiếng dọc bờ sông Arakawa ở Tokyo và nhiều giống khác từ Itami, thuộc quận Hyogo, để thay cho số cây đã bị thiêu hủy.

du-lich-my-hoa-anh-dao-06

Ngày 14/2/1912, 3020 cây anh đào rời cảng Awa Maru và đến DC ngày 26/3/1912.

Trong buổi lễ Kỷ niệm tổ chức ngày 27/3/1912, Đệ nhất Phu nhân Taft và vợ của Đại sứ Nhật, Viscountess Chinda, đã tự tay trồng hai cây anh đào đầu tiên ở bờ bắc Tidal Basin trong Công viên West Potomac.

du-lich-my-hoa-anh-dao-07

Tin lượm lặt về anh đào ở DC:

* Trong số 3020 cây anh đào đó gồm có 12 giống khác nhau và được đem trồng xung quanh thủ đô Washington DC, đặc biệt nhiều nhất quanh bờ hồ Tidal Basin.

Theo tài liệu của National Park Service, trong số lượng cây anh đào đầu tiên được chở đến thì gồm có các giống hoa Somei Yoshino, 1800 cây, chiếm nhiều nhất, hoa màu trắng; kế đến là giống Kwan-zan, 350 cây, hoa màu hồng, mọc thành từng cụm.

du-lich-my-hoa-anh-dao-08

Ngoài ra còn những giống khác chiếm một tỷ lệ rất nhỏ như Ariake,100 cây; Fugen-zo, 120 cây; Fuku-roku-ju, 50 cây; Gyo-i-ko, 20 cây; Ichiyo, 160 cây; Jonioi, 80 cây; Mikuruma¬gayeshi , 20 cây; Shira-yuki, 130 cây; Surugadai¬nioi, 50 cây; Taki¬nioi, 140 cây.

* Mỗi gốc cây hoa anh đào đều có lai lịch và đặc tính riêng, được ghi chép đầy đủ trong hồ sơ của sở National Park Service.

* Mùa Festival đầu tiên được tổ chức tại Hoa Kỳ vào năm 1935, và "Cherry Blossom Queen" đầu tiên được chọn lựa vào năm 1948.

* Vẫn theo ghi nhận, năm hoa anh đào nở sớm nhất là ngày 15 tháng 3 năm 1990, và năm nở muộn nhất được ghi nhận là ngày 18 tháng 4 năm 1958.

* Ngày hoa nở nhiều nhất là ngày 4/4

du-lich-my-hoa-anh-dao-09

Năm nay, 2012, Kỷ niệm 100 Năm Hội hoa anh đào ở Washington DC sẽ được tổ chức rất trọng thể và hoành tráng, kéo dài từ ngày 20/3 đến tận ngày 27/4 với rất nhiều tiết mục đặc biệt.

Trước kia vào năm 1960 và 1966, Mỹ cũng đã phát hành 2 mẫu tem nói về những cây anh đào hữu nghị này:

du-lich-my-hoa-anh-dao-10

du-lich-my-hoa-anh-dao-11

Và năm 1969 trong bộ 4 tem mang chủ đề Plant for more Beautiful America có một mẫu nói về con đường với hai hàng hoa anh đào ở DC:

du-lich-my-hoa-anh-dao-12


du-lich-my-hoa-anh-dao-13

du-lich-my-hoa-anh-dao-14

du-lich-my-hoa-anh-dao-15

Theo Tem việt - Ngày 08/02/2012

icon_contentChương trình tour tham khảo: