• Vị trí địa lý: Hoa Kỳ nằm ở Bắc Mỹ, phía đông là Bắc Đại Tây Dương, phía tây là Bắc Thái Bình Dương, phía bắc tiếp giáp với Canada, và phía nam tiếp giáp với Mêhicô.

• Tổng diện tích: 9.629.091 km2 chiếm 6,2 % diện tích toàn cầu, trong đó diện tích đất đai là 9.158.960 km2 và diện tích mặt nước là 470.131 km2. Diện tích Hoa Kỳ bằng nửa Nga; bằng khoảng 3/10 Châu Phi; bằng khoảng nửa Nam Mỹ; rộng hơn Trung Quốc không đáng kể; và lớn hơn Tây Âu khoảng 2,5 lần.

• Tài nguyên: Than đá, đồng, chì, molybdenum, phốt phát, uranium, bô xít, vàng, quặng sắt, thủy ngân, nicken, muối kali, bạc, tungsten, thiếc, dầu lửa, khí tự nhiên, gỗ.

• Dân số: 290.809.777 (năm 2003), trong đó 21 % ở độ tuổi 0 - 14, 66,4 % ở độ tuổi 15 - 64 và 12,6 % ở độ tuổi trên 65. Tốc độ tăng dân số năm 2002 ước tính 0,89 %.

• Lực lượng lao động: 141,8 triệu (kể cả những người thất nghiệp) – số liệu năm 2001, trong đó : Lao động quản lý và chuyên gia 31 %, lao động hành chính và bán hàng 28,9 %, lao động dịch vụ 13,6 %, lao động trong ngành công nghiệp chế tạo, khai khóang, giao thông vận tải và thủ công nghiệp 24,1 %, lao động trong nông, lâm, ngư nghiệp 2,4 %.

• Tuổi thọ: Trung bình 77,4 năm, trong đó đối với nam trung bình là 75,5 năm và với nữ là 80,2 năm.

• Sắc tộc: Người da trắng 77,1 %, người da đen 12,9 %, người Châu á 4,2 %, còn lại là thổ dân và các dân tộc khác. Khoảng 30% dân số Hoa Kỳ là người nhập cư. Hiện nay, hàng năm Hoa Kỳ có khoảng 1 triệu người nhập cư.

• Tỷ lệ biết chữ: 97 % (tính từ 15 tuổi trở lên)

• Số người sử dụng Internet: Khoảng 170 triệu (năm 2003)

• Các cảng chính: Anchorage, Baltimore, Boston, Charleston, Chicago, Duluth, Hampton Roads, Honolulu, Houston, Jacksonville, Los Angeles, New Orleans, New York, Philadelphia, Port Canaveral, Portland (Oregon), Prudhoe Bay, San Francisco, Savannah, Seattle, Tampa, Toledo.

• Sân bay: Ở Hoa Kỳ có tổng cộng 14.695 sân bay (theo thống kê năm 2001), trong đó có 5.127 sân bay có đường băng trải nhựa.

• Lịch sử: Hoa Kỳ tách ra khỏi khối thuộc địa Anh năm 1776 và được công nhận là một quốc gia độc lập sau khi Anh và Hoa Kỳ ký Hiệp ước Paris năm 1783. Khi mới thành lập, Hoa Kỳ chỉ có 13 bang. Hiện nay, Hoa Kỳ có 50 bang và 5 khu hành chính trực thuộc gồm thủ đô Washington D.C., Samoa, Guam, Virgin Islands và Puerto Rico. Chính vì thế quốc kỳ của Hoa Kỳ hiện nay có 50 ngôi sao đại diện cho 50 Bang và 13 vạch trắng và đỏ tượng trưng cho 13 thuộc địa Anh đã tuyên bố độc lập và trở thành 13 Bang đầu tiên của nước này.

Hoa Kỳ là nước có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất thế giới hiện nay. Những sự kiện đáng ghi nhớ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ là cuộc Nội chiến Bắc - Nam ( 1861 - 1865), Đại suy thóai kinh tế trong những năm 30, thất bại trong chiến tranh ở Việt Nam, và vụ khủng bố 11/9 năm 2001.

• Thủ đô: Thủ đô Hoa Kỳ hiện nay là Washington D.C (Washington là họ của Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ là George Washington, và DC là viết tắt của The District of Columbia - tên trước đây của vùng đất này). WashingtonDC có diện tích 176 Km2 và khoảng gần 600 nghìn dân. Ngân sách Thủ đô do Quốc hội Liên bang phê chuẩn, trong đó nguồn cấp từ ngân sách liên bang chiếm phần quan trọng.

(Theo Vietnam - US Trade Online)

Đi du lịch Mỹ, ngại nhất là vòng phỏng vấn xin visa. Chuẩn bị tốt bộ hồ sơ phỏng vấn là một cách để giảm bớt áp lực tâm lý của bạn khi phỏng vấn.

Hồ sơ “đẹp” ở đây được hiểu theo nghĩa: được chuẩn bị đầy đủ, rõ ràng và trung thực. Khi phỏng vấn, nhân viên lãnh sự quán Mỹ luôn muốn tìm hiểu xem bạn có ý định định cư vĩnh viễn tại Mỹ hay không? Vì thế hồ sơ của bạn phải chứng minh được hai điều. Thứ nhất là mục đích chuyến đi đến Mỹ và khả năng tài chính của bạn. Điều thứ hai quan trọng hơn, bạn phải chứng minh được lý do sẽ quay trở về Việt Nam.

Nhưng chứng minh bằng cách nào? Có nhiều cách, theo lệ thường, những lý do để bạn không thể rời bỏ đất nước đều được nhân viên lãnh sự quy về những mối “quan hệ ràng buộc” cụ thể. Bạn có thể chứng minh sự trở về của mình bằng mối ràng buộc về tài chính. Cụ thể là những tài sản cố định, có giá trị lớn như bất động sản, chủ quyền công ty, tài khoản trên 6 tháng ở ngân hàng (vì nhân viên lãnh sự quá quen với chuyện vay tiền nóng đổ vào ngân hàng để chứng minh tài sản)…

Mọi người đều “ngầm hiểu” không ai sẵn sàng bỏ lại số tài sản lớn đang sở hữu để sống vất vưởng ở xứ người. Nếu sự “ràng buộc” về nghề nghiệp, xã hội càng “chặt” thì cơ hội của bạn càng cao. Vì vậy, giấy chứng nhận đang công tác, thư giới thiệu của lãnh đạo cơ quan… là những bằng chứng rất quan trọng.

Mối quan hệ gia đình trong truyền thống nước Á Đông cũng là một yếu tố. Sẽ rất tốt nếu bạn chứng minh được mối quan hệ ruột thịt khắng khít trong gia đình như: có con nhỏ, còn cha mẹ già… Vì thế, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn… nên được chuẩn bị đầy đủ. Những giấy tờ này không cần phải dịch sang tiếng Anh. Tuy nhiên, phải là bản gốc.

Ngoài ra, một số giấy tờ không thể thiếu là: hộ chiếu còn thời hạn ít nhất một năm; lịch trình du lịch Mỹ mà bạn đã mua tour; đơn xin cấp visa (mẫu này bạn có thể lấy tại City Bank khi nộp lệ phí phỏng vấn); ảnh chụp theo đúng yêu cầu của lãnh sự quán. Nếu ảnh chụp không đúng yêu cầu, hồ sơ sẽ bị trả về và bạn sẽ mất luôn lệ phí phỏng vấn. Hồ sơ cần được đóng lại cẩn thận.

Trang đầu tiên nên dành để trình bày mục lục bằng tiếng Anh và cả tiếng Việt. Hồ sơ nên đánh số mỗi trang để người phỏng vấn có thể giở xem một trang cụ thể nào đó một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất không phải là hình thức mà là tính trung thực của những giấy tờ mà bạn trưng ra trong hồ sơ của mình.

(Theo SGGP)

* Đối với người xin Visa đi du lịch, thăm thân: Không chứng minh, chỉ rõ được các ràng buộc về gia đình, xã hội và kinh tế ở Việt Nam để đảm bảo rằng chuyến thăm Hoa Kỳ sẽ chỉ là một thời gian ngắn.

* Đối với sinh viên: Không chứng minh, chỉ rõ được mình có đủ khả năng theo học trọn vẹn 1 khóa họac ở Hoa Kỳ hoặc không chỉ rõ được mình đến nước Mỹ để theo một khóa học tại một học viện được công nhận ở Hoa Kỳ.

* Điều kiện phỏng vấn lại: Sau khi bị từ chối, nếu muốn được phỏng vấn lại, người xin Visa vẫn có thể đề nghị xin một cuộc hẹn phỏng vấn khác và nộp lệ phí xét đơn ở Citibank (131 USD). Tuy nhiên, để đạt hiệu quả phỏng vấn và thuyết phục viên chức lãnh sự đồng ý cấp visa, người xin Visa nên xuất trình thêm những bằng chứng ràng buộc chặt chẽ ở Việt Nam mà chưa trình bày được ở lần phỏng vấn trước.

(Theo dulichhoanmy.com)

* Những đối tượng khách hàng có thể đủ điều kiện phỏng vấn:

1. Độ tuổi trên 40, có thu nhập ổn định.

2. Khách còn trong độ tuổi lao động thì phải:

- Chủ tịch HĐQT, Giám Đốc, Phó Giám Đốc DNNN hoặc DNTN.

- Nếu không phải Chủ tịch HĐQT, Giám Đốc, Phó Giám Đốc DNNN hoặc DNTN thì phải có công việc ổn địnhthu nhập cao.

- Có tài sản ở Việt Nam.

- Từng đi nhiều nước.

- Có gia đình ràng buộc ở Việt Nam.

* Khách cần chuẩn bị kỹ những hồ sơ bản chính sau:

1. Hộ chiếu còn hạn sử dụng từ 06 tháng trở lên.

2. 02 ảnh cỡ 5 x 5 (chụp thẳng, phông trắng).

3. Nếu là chủ DN hoặc kinh doanh cá thể phải có giấy phép thành lập doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh, báo cáo tài chính hàng quý-năm, hóa đơn đóng thuế 03 tháng gần nhất.

4. Nếu là cán bộ công nhân viên : giấy xác nhận của cơ quan công tác có ghi rõ thời gian công tác, chức vụ, mức lương hàng tháng, hợp đồng lao động. Bổ nhiệm chức vụ (nếu có). Giấy cho phép nghỉ đi du lịch của cơ quan.

5. Các lợi tức khác như : giấy tờ nhà, đất, xe cho thuê, giấy xác nhận có cổ phần, cổ phiếu, tài khỏan, sổ tiết kiệm ...

6. Brochure công ty (nếu có).

7. Hợp đồng kinh tế với đối tác, khách hàng (nếu có).

8. Hộ khẩu, giấy hôn thú.

9. Name card.

(Theo dulichhoanmy.com)

Trong trường hợp bạn đến Mỹ bằng loại Visa thương mại hay du lịch thăm thân nhân: nếu hết thời hạn visa cho phép mà bạn vẫn còn ở Mỹ và vì một lý do nào đó bạn bị nhân viên an ninh của Sở Di Trú kiểm tra visa và bắt được thì bạn sẽ bị câu lưu ngay tại chỗ và sẽ bị chuyển về trại tù của cơ quan Sở Di Trú gần nhất.

Đối với những người có Visa đi lại nhiều lần, nếu thời gian bạn ở lại Mỹ chưa quá 180 ngày (kể từ ngày hết hạn visa), bạn có thể bay ra khỏi nước Mỹ và sau đó quay trở lại Mỹ mà không bị rơi vào trường hợp cấm nhập theo như qui định của Luật Di trú.

Đối với những trường hợp chỉ được Đại sứ quán Hoa Kỳ hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cấp Visa thương mại hoặc Visa thăm thân nhân đi lại 1 lần, thì bạn sẽ gặp khó khăn để có thể thuyết phục được nhân viên lãnh sự tin rằng việc bạn ở lại Mỹ sau khi Visa hết hạn là do bất đắc dĩ chứ không phải cố ý, hay có ý định định cư. Nếu như bạn đã lỡ ở lại Mỹ quá khỏi 180 ngày hoặc quá 360 ngày thì bạn có thể bị cấm vào Mỹ từ 3 đến 10 năm tiếp theo.

Khi bạn đã ở lại Mỹ quá thời hạn cho phép thì việc liên lạc tìm kiếm luật sư chuyên về di trú để hướng dẫn thủ tục cho bạn là một việc làm khôn ngoan nhất. Mặc dù có tốn kém lệ phí cho luật sư thật nhưng bạn lại có thể có thêm một cơ hội nữa để trở lại hợp pháp.

(Theo VPDTM)

* Visa Công Tác, Du Lịch

Nếu bạn được cơ quan cử đi công tác thì phải có các quyết định tiếp nhận, đề bạt chứng minh chức năng, nhiệm vụ, thời gian bạn công tác tại công ty và lý do đi công tác ở Hoa Kỳ của bạn, ai sẽ đài thọ các khoản chi phí cho chuyến đi. Nếu bạn được thân nhân hay người quen ở Hoa Kỳ bảo lãnh thì cần có thư của người bảo lãnh trình bày lý do bạn đến Hoa Kỳ, các bằng chứng về tài chính chứng minh người bảo lãnh có đủ tiền để tài trợ toàn bộ chi phí chuyến đi và các khoản chi phí khác của bạn (hóa đơn đóng thuế/xác nhận của ngân hàng).

Bạn phải có lịch trình cho chuyến đi của mình kèm theo các chi tiết như: địa chỉ, số điện thoại, người cần liên lạc tại mỗi thành phố mình sẽ đến.

Thông thường, bạn nào được thông báo chấp thuận sau cuộc phỏng vấn sẽ được cấp visa trong vòng 02 ngày làm việc. Tuy nhiên, các biện pháp an ninh tăng cường đồng nghĩa với việc rất nhiều đơn xin visa phải đợi xét duyệt trong nhiều tuần. Nhằm tránh bất cứ vấn đề nào có thể xảy ra vào giờ chót bạn nên nộp hồ sơ ít nhất sáu tuần trước ngày dự định đi Hoa Kỳ. Bạn không nên sắp xếp bất kỳ kế hoạch cố định nào trước khi nhận được visa.

* Visa Chữa Bệnh

Trong trường hợp cần chữa bệnh khẩn cấp, bạn có thể xin hẹn phỏng vấn thông qua các thủ tục xin phỏng vấn khẩn cấp. Ngoài ra, bạn phải trình bày những giấy tờ sau:
- Chẩn đoán toàn diện (chụp X-quang, xét nghiệm, v.v.) của bác sĩ Việt nam;

- Biên bản chẩn đoán riêng biệt của một bác sĩ Việt Nam khác;

- Thư của một bệnh viện hoặc một bác sĩ Việt Nam nói rõ bệnh không thể chữa trị ở Việt Nam;

- Thư của bác sĩ ở Mỹ mô tả các chữa trị cần thiết, thời gian cần thiết để bệnh nhân hồi phục, bệnh nhân có cần nhập viện và cần các chữa trị tiếp theo không;

- Thư của bệnh viện tiếp nhận ở Mỹ cho biết cách thức chữa trị và các phí tổn bệnh viện liên quan;

- Bằng chứng có đủ bảo hiểm y tế để thanh toán chi phí chữa bệnh, hoăc cam kết tài trợ của người chịu trách nhiệm về tài chính cho chi phí đi lại và chữa bệnh trong thời gian ở Mỹ; Hóa đơn thuế trong ba năm gần nhất của người/những người chịu trách nhiệm về tài chính.

* Visa Quá Cảnh

Visa quá cảnh được cấp để bạn quá cảnh ngay lập tức và liên tục qua lãnh thổ Hoa Kỳ, có nghĩa là bạn phải bố trí phương tiện vận chuyển để đi tiếp ngay qua lãnh thổ Hoa Kỳ. bạn phải cung cấp lịch trình và vé để chứng minh mình sẽ đi tiếp ngay.

* Visa Du Học

Luật di trú và nhập tịch quy định một số loại visa không di dân dành cho những người muốn đi học tập, nghiên cứu ở Hoa Kỳ. Visa “F1” dành cho các đối tượng đi học trong nhà trường, visa J1 dành cho những người đi học, nghiên cứu theo chương trình trao đổi khách; và visa “M1” dành cho học nghề và hướng nghiệp. Để xin được visa du học, bạn phải chứng minh mình được nhận vào học một khoá học đầy đủ tại một trường học được cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ công nhận. Khi đó, bạn cần liên hệ trực tiếp với trường học để xin cấp Mẫu I-20 hoặc DS-2019. Việc tìm kiếm trường và xin Mẫu I-20 hoặc DS-2019 phải do bạn tự thu xếp.

(Sưu tầm)

A-1 Visa ngoại giao

B-1 Visa dành cho thương mại có thời hạn

B-2 Visa du lịch có thời hạn ...

C-1 Những người đi ngang qua Mỹ, tạm ghé thăm

D-1 Phi hành đoàn trên các chuyến bay hay tàu thủy

E-1 Thương gia của các nước có Hiệp định

E-2 Nhà đầu tư thuộc các nước đã có Hiệp định

F-1 Sinh viên du học tự túc

G-1 Ðại diện cho các Tổ chức Quốc tế

H-1A Y tá đã có bằng hành nghề

H-1B Nhân viên trong các ngành nghề khác nhau

H-2A Công nhân Nông nghiệp

H-2B Công nhân thực hiện các công việc tạm thời

H-3 Những người sang học nghề

I Ðại diện truyền thông

J-1 Loại Visa giao lưu, trao đổi

K-1 Hôn thê hoặc hôn phu của công dân Mỹ

L-1A Mở văn phòng, chi nhánh đại diện tại Mỹ

L-1B Người có kiến thức, chuyên môn đặc biệt

M-1 Du học sinh tự túc sang học nghề

NATO Nhân sự của quân đội NATO

O-1 Người có khả năng xuất chúng trong văn học nghệ thuật, giáo dục, kinh doanh, thể thao hay điện ảnh truyền hình.

P1 Các nghệ sĩ, người biểu diễn trong các chương trình trao đổi qua lại.

Q-1 Những nhân viên giao lưu văn hóa quốc tế

R-1 Các tổ chức tôn giáo bảo lãnh sang làm việc

T.N Hiệp ước NAFTA ( Canada / Mexico ) Những người có đủ điều kiện.

W.B Doanh nhân được miễn Visa ( B-1 )

W-T Du khách được miễn Visa ( B-2 )

(Theo VPDTM)

1. Tôi có thể mua vé máy bay trước khi thị thực được cấp?

Bạn không nên mua vé máy bay trước khi bạn được cấp thị thực. Tuy nhiên nếu bạn muốn có sự sắp xếp trước cho chuyến đi của mình thì tôi khuyên rằng bạn nên đặt chỗ trứơc với hãng máy bay mà thôi. Bạn không nên sắp xếp bất kỳ kế hoạch cố định hay thanh toán nào cho chuyến đi trước khi tin chắc rằng mình sẽ nhận được thị thực. Lưu ý, cho dù bạn có vé máy bay để xuất trình cho viên chức Lãnh Sự thì điều này cũng không bảo đảm bạn sẽ được cấp thị thực.

2. Nếu được cấp thị thực công tác hoặc du lịch (B1/B2), tôi có thể ở Hoa Kỳ được bao lâu?

Thị thực có nghĩa là được phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Nên phân biệt sự khác nhau giữa thời gian hiệu lực của thị thực (có thể trong vòng một năm) và thời gian được phép lưu lại tại Hoa Kỳ (có thể trong một vài ngày). Ngày hết hạn của thị thực là ngày cuối cùng mà bạn được phép vào Hoa Kỳ. Khi nhập cảnh, các viên chức Sở Di Trú Hoa Kỳ (DHS), không phải là viên chức Lãnh sự, sẽ quyết định thời gian bạn được phép lưu lại tại Hoa Kỳ để bạn hoàn thành mục đích của chuyến đi.

Nếu bạn muốn lưu trú thêm ở Hoa Kỳ vì một lý do gì đó thì bạn phải gửi đơn yêu cầu xin gia hạn đến văn phòng Sở Di Trú Hoa Kỳ (USCIS). Các hình phạt sẽ được áp dụng đối với bạn nào lưu lại Hoa Kỳ quá thời hạn cho phép. Ngay cả việc “ở quá hạn” một ngày cũng có thể ảnh hưởng rất xấu đến cơ hội được cấp thị thực trong những lần sau.

3. Với thị thực công tác hoặc du lịch tôi có thể làm gì ở Hoa Kỳ?

Thị thực được cấp cho các bạn lưu trú tạm thời ở Hoa Kỳ với mục đích công tác hoặc du lịch. “Công tác” nói chung không bao gồm các công việc sinh lợi nhuận, nhưng nó bao gồm hầu hết các hoạt động thương mại hợp pháp khác. Bạn được cấp thị thực công tác có thể đến Hoa Kỳ để tiếp xúc với các hội viên thương mại, thương lượng ký kết các hợp đồng, mua hàng hóa, giải quyết về tài sản, làm nhân chứng trong một phiên tòa, tham dự các hội nghị chuyên ngành hoặc thương mại, hay tiến hành các cuộc nghiên cứu độc lập.

“Du lịch" bao gồm các dạng tham quan, thăm bạn bè, thân nhân, chữa bịnh, tham dự các hội nghị, các buổi tọa đàm, các hiệp hội doanh thương hoặc các tổ chức xã hội, tham gia biểu diễn của các nghiệp dư không thù lao về âm nhạc, thể thao, và các sự kiện tương tự khác.

Tại cuộc phỏng vấn, bạn phải có khả năng giải thích thật rõ ràng lý do muốn đến Hoa Kỳ. Viên chức phỏng vấn sẽ dựa vào đó quyết định loại thị thực thích hợp cho mỗi bạn.

4. Nếu tôi có đầy đủ các loại giấy tờ theo yêu cầu, tôi có được cấp thị thực không?

Không nhất thiết là như vậy. Viên chức lãnh sự sẽ phải áp dụng điều khoản 214(b) của Bộ Luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (INA) để quyết định xem bạn có đủ điều kiện được cấp thị thực không. Một phần điều khoản này nêu rằng:

Mỗi ngoại kiều (người xin thị thực) sẽ được coi như có ý định định cư cho đến khi người đó, vào thời điểm xin cấp thị thực, thuyết phục được viên chức lãnh sự rằng bạn hội đủ điều kiện được cấp thị thực. . .

Điều này có nghĩa là viên chức lãnh sự, theo tinh thần của điều luật, luôn xem bạn như đang có ý định định cư tại Hoa Kỳ cho đến khi bạn chứng minh được điều ngược lại. Bạn có thể đưa ra những chứng minh dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng khi tổng hợp lại thì chúng phải đủ thuyết phục viên chức lãnh sự tin rằng những mối ràng buộc về xã hội, gia đình, kinh tế và các sự ràng buộc khác ở Việt Nam của bạn là lý do buộc bạn phải rời khỏi Hoa Kỳ khi kết thúc thời gian lưu trú tạm thời. Bạn nên chuẩn bị để trình bày trường hợp của mình thật rõ ràng và chính xác. Bạn có thể yêu cầu buổi phỏng vấn được thực hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

5. Như thế nào là bạn được xem có sự ràng buộc với Việt Nam?

Những ràng buộc ở đây là những khía cạnh cuộc sống của bạn mà chúng ràng buộc bạn với nơi mình cư trú, bao gồm các mối quan hệ gia đình, công việc và sở hữu tài sản. Trong trường hợp bạn còn nhỏ tuổi viên chức phỏng vấn sẽ xem xét về trình độ học vấn, bảng điểm, tình trạng cha mẹ của bạn và những kế hoạch trong tương lai cũng như triển vọng tiềm năng của bạn ở Việt Nam. Mỗi đương đơn có một tình trạng khác nhau, sẽ không có một câu trả lời chung cho bạn để chứng minh mối ràng buộc này.

6.Tôi đã trình ra tất cả các giấy tờ cần thiết như hướng dẫn trên nhưng tôi vẫn bị từ chối không được cấp thị thực. Vậy tôi phải chuẩn bị thêm những giấy tờ gì?

Khi phỏng vấn, các viên chức sẽ phỏng vấn bạn, không phải là hoàn toàn dựa trên giấy tờ, và những giấy tờ sẽ được xem đến khi chúng có thể chứng minh thêm về tình trạng của bạn. Nếu cần thiết, viên chức sẽ đòi hỏi bạn trình thêm giấy tờ ngay tại cuộc phỏng vấn.

7. Nếu như tôi có một lá thư từ một người có chức quyền bảo đảm việc quay trở về Việt Nam của tôi, thì tôi có được cấp thị thực không?

Một lá thư từ người có chức quyền cũng không thể chứng minh mối ràng buộc của bạn với nước mà bạn đang cư trú. Theo luật của Hoa Kỳ, mỗi bạn phải tự mình thuyết phục viên chức bằng chính khả năng của mình.

8. tốt hơn nếu tôi không khai rằng tôi có bà con thân thuôc đang sinh sống tại Hoa Kỳ, hoặc tôi có hồ sơ bảo lãnh theo diện định cư hoặc tôi đã bị từ chối thị thực trước đây? Liệu điều này sẽ mang nhiều thuận lợi cho tôi nếu tôi giấu diếm, không khai báo hoặc nộp giấy tờ giả mạo.

Sự khai báo thành thật, rõ ràng là tốt nhất. Chúng tôi cũng biết và hiểu rằng rất nhiều bạn có gia đình, bà con sống tại Hoa Kỳ, nhưng bạn chỉ muốn thăm viếng họ trong thời gian ngắn cũng như bạn đang có hồ sơ bảo lãnh nhưng cũng không có ý định ở lại Hoa Kỳ. Do đó, điều thuận lợi nhất là bạn nên khai báo thành thật tình trạng của mình. Điều hiển nhiên, thị thực sẽ bị từ chối nếu viên chức phỏng vấn phát hiện bạn cố tình giấu giếm hoặc cung cấp thông tin sai lệch thì chắc chắn đơn xin cấp thị thực sẽ bị từ chối và trong một số trường hợp, bạn đó sẽ vĩnh viễn bị cấm không được nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

9. Tại sao cuộc phỏng của tôi thật ngắn, Viên Chức chỉ hỏi tôi một vài câu hỏi và ít xem đến những giấy tờ của tôi?

Trong mỗi một ngày làm việc, một viên chức có thể phải phỏng vấn 80 bạn hoặc hơn nữa, do đó mỗi bạn chỉ có thể được phỏng vấn trong một vài phút. Tuy nhiên, trong đơn xin thị thực của bạn nếu được hoàn tất đầy đủ đã bao gồm hầu hết các thông tin cần thiết cho việc cấp thị thực. Viên chức chỉ xem đến những giấy tờ của bạn khi viên chức cần làm sáng tỏ hơn nữa tình trạng của bạn.

10. Với thị thực du học, tôi được ở bao lâu tại Hoa Kỳ?

Khi du học sinh vào Hoa Kỳ bằng thị thực du học, du học sinh được phép ở lại Hoa Kỳ trong suốt khoảng thời gian dự định học. Điều này có nghĩa là du học sinh có thể ở lại Hoa Kỳ ngay cả khi thị thực du học (F1) đính kèm trong hộ chiếu đã hêt hạn.
Ví dụ như nếu thị thực của du học sinh có giá trị 3 tháng và sẽ hết hạn vào ngày 1 tháng 3 năm 2003, và du học sinh được phép ở Hoa Kỳ để theo học (thường được viết tắt là D/S trên hộ chiếu hoặc thẻ I-94), thì du học sinh có thể ở lại Hoa Kỳ cho đến khi nào hoàn tất việc học.

Mặc dù thị thực đã hết hạn và đã qua ngày 1 tháng 3 năm 2003, du học sinh vẫn được xem là hợp pháp tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nếu du học sinh rời khỏi Hoa Kỳ sau khi thị thực đã hết hạn thì phải xin thị thực du học mới ở Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Tp. Hồ Chí Minh để được phép trở lại Hoa Kỳ. Xin lưu ý rằng, thị thực du học sẽ không được cấp mới hoặc gia hạn tại Hoa Kỳ, mà phải được cấp tại Đại Sứ Quán hay Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ ở nước ngoài.

11. Tôi là một doanh nhân người nước ngoài đang làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Tôi có thể xin cấp thị thực không di dân vào Hoa Kỳ tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ thành phố Hồ Chí Minh không?

Công dân của tất cả các nước đều có thể xin cấp thị thực không di dân vào Hoa Kỳ tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ thành phố Hồ Chí Minh.

(Nguồn: Trích dẫn từ website của Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ)

Các doanh nhân muốn thâm nhập thị trường Hoa Kỳ thường băn khoăn không biết nên tiếp cận từ góc độ nào. Ngành du lịch đã vào cuộc với loại hình tour du lịch MICE (du lịch kết hợp khảo sát thị trường, tham dự Hội chợ, triểm lãm).

Tổ Tư vấn Công ty Du lịch Hoàn Mỹ xin chia sẻ vài thông tin và kinh nghiệm trong việc chọn tour, thủ tục xin cấp Visa: Nếu chưa có kinh nghiệm tham gia các Hội chợ, Triển lãm Quốc tế, cũng như không có sẵn các mối quan hệ làm ăn hoặc đối tác từ trước đó, tốt nhất bạn nên lựa chọn đi tour theo đoàn. Công ty Du lịch sẽ cung cấp một dịch vụ trọn gói từ việc kết nối thông tin đối thoại giữa các tập đoàn, các Công ty tham dự Triển lãm, Hội chợ tại Hoa Kỳ với các doanh nhân trong nước, đến việc sắp xếp mọi cuộc hẹn trước cho doanh nhân gặp gỡ những đối tác. Ngoài ra, bạn còn tiết kiệm được khoản chi phí đáng kể cho việc thông dịch – hướng dẫn khi tiếp cận với những thông tin về trình diễn công nghệ, tiếp xúc đối tác.

Hiện nay, các Công ty Du lịch thường cung cấp cho du khách 2 lựa chọn. Một là đi tour tham dự Hội chợ, Triển lãm thuần túy với giá 2.000 – 2.300 USD/người (tour dài 5 - 6 ngày). Hai là đi tour dài ngày (9 - 11 ngày, giá khoảng 3.000 USD/người), kết hợp tham quan, thưởng ngoạn, giải trí, mua sắm tại các điểm đến nổi tiếng của Hoa Kỳ. Thông qua những cuộc Triển lãm, Hội chợ, Doanh nhân sẽ được giúp đỡ tiếp thị sản phẩm, tìm kiếm bạn hàng khảo sát nhu cầu, sức cạnh tranh và xu hướng phát triển của thị trường trong tương lai...

Để được cấp Visa du lịch MICE tại Hoa Kỳ, doanh nhân phải có thư mời tham dự của Ban tổ chức hội chợ, triển lãm (thường thủ tục này sẽ do các Công ty Du lịch lo giúp). Đặc biệt, chức năng, ngành nghề của doanh nghiệp phải phù hợp với nội dung của Hội chợ, Triển lãm muốn tham gia.

Hàng năm tại Hoa Kỳ diễn ra hàng trăm Hội chợ Quốc tế lớn nhỏ, thu hút hàng ngàn nhà đầu tư, các tập đoàn, công ty lớn. Trong đó, đáng chú ý là các Hội chợ Quốc tế về hàng may mặc – giày dép (diễn ra tại Las Vegas vào tháng 8 hàng năm), thực phẩm siêu thị (tại Chicago, tháng 5), giày thời trang (tại New York vào tháng 6, 8 và 12), quà tặng (tại San Francisco, tháng 7 - 8) ; Hội chợ Quốc tế về thủy sản gồm thủy sản đông lạnh - chế biến và thiết bị ngành thủy sản (tại Los Angeles vào tháng 11), đồ gia dụng trong nhà (tại High Point, Carolina vào tháng 4 và 10), trang trí nội thất (tại San Francisco vào tháng 7)... Ngoài ra, còn có rất nhiều Hội chợ khác như Hội chợ máy chế biến gỗ, đồ gia dụng tại Atlanta, ngành điện tại Las Vegas ; kiến trúc - xây dựng tại New York ; ô tô tại Hawaii ; nhiếp ảnh – quay phim – thiết kế tại San Diego…

Hiện nay, một số Công ty Du lịch còn liên kết với Phòng Thương Mại Công Nghiệp, các Tổ chức xúc tiến sẽ tư vấn cho Doanh nhân cách chọn Hội chợ tham dự, cách đăng ký tham gia Hội chợ, nhận thư mời và hướng dẫn trả lời phỏng vấn. Visa cấp cho doanh nhân không khó khăn lắm, nếu phỏng vấn thành công, chỉ 1 ngày sau, bạn sẽ được cấp Visa đi Hoa Kỳ.

(Triều Anh - sggp.org.vn)


Theo khảo sát "bỏ túi" của Công ty du lịch Hoàn Mỹ, trên 80% lượng du khách Việt đi tour Mỹ của công ty từ đầu năm đến nay đều có thân nhân sinh sống tại đất nước này.

Khi đời sống ngày một khá lên, nhu cầu du lịch nước ngoài cũng tăng cao. Và những nơi có thân nhân đang sinh sống được coi là điểm du lịch ưu tiên số một. Vì thế, lượng khách mua tour du lịch Hoa Kỳ tăng mạnh theo từng năm. Song nếu bạn "đơn thân độc mã" đến Tổng lãnh sự quán Mỹ để làm thủ tục xuất cảnh thăm thân nhân, cơ hội thành công của bạn rất hiếm hoi. Nếu thông qua "cò" môi giới, văn phòng luật sư, điều trước mắt có thể thấy là bạn phải chi bộn tiền vì mọi thủ tục đều phải qua trung gian... Một con đường thăm thân nhân khá đơn giản, tiết kiệm song ít người biết đến đó là thăm thân nhân kết hợp du lịch.

Nắm bắt được nhu cầu du lịch kết hợp với thăm thân nhân của phần lớn du khách Việt, Công ty du lịch Hoàn Mỹ đã thiết kế một chương trình du lịch Hoa Kỳ đặc biệt nhằm phục vụ đối tượng khách này. Lịch trình tour đều "chạy" suốt các tiểu bang đông người Việt sinh sống như New York với khu China Town, Washington với khu dân cư Eden, Los Angeles với Little Saigon, khu Phước Lộc Thọ nổi tiếng (ảnh)...

Hiện nay, chương trình tour Mỹ của Hoàn Mỹ được "kiện toàn" suốt vòng cung bờ Đông và bờ Tây nước Mỹ. Ngoài ra còn có đường tour liên tuyến nối liền hai bờ Đông - Tây. Sau khi kết thúc chương trình tham quan, du khách có thể tách đoàn, đáp chuyến bay nội địa đến tiểu bang có thân nhân của mình sinh sống và ở lại đó từ 1 - 6 tháng (tùy theo thời hạn visa cho phép). Các điểm tham quan, tên khách sạn, tên nhà hàng được thông báo chi tiết trước khi khởi hành để du khách tiện liên lạc với thân nhân trên đường tour.

Ngoài chương trình tour chính, trong năm nay, Hoàn Mỹ còn "tung" ra sản phẩm mới: tour lựa chọn dành cho đối tượng khách du lịch kết hợp thăm thân nhân. Nếu đến thăm người thân nhưng mọi người đều bận đi làm? Đừng lo, vì Hoàn Mỹ đã "lên lịch" những "chương trình con" với nhiều điểm tham quan "cộng thêm" khi bạn còn đang "lạ nước lạ cái" ở xứ người. Hiện có hai "option" cho bạn lựa chọn: tham quan thắng cảnh thác Niagara - Boston 4 ngày, khởi hành tại Washington hoặc du ngoạn San Jose - San Francisco 3 ngày, khởi hành từ Los Angeles.


(Triều Anh - thanhnien.com.vn)