1. Tôi có thể mua vé máy bay trước khi thị thực được cấp?
Bạn không nên mua vé máy bay trước khi bạn được cấp thị thực. Tuy nhiên nếu bạn muốn có sự sắp xếp trước cho chuyến đi của mình thì tôi khuyên rằng bạn nên đặt chỗ trứơc với hãng máy bay mà thôi. Bạn không nên sắp xếp bất kỳ kế hoạch cố định hay thanh toán nào cho chuyến đi trước khi tin chắc rằng mình sẽ nhận được thị thực. Lưu ý, cho dù bạn có vé máy bay để xuất trình cho viên chức Lãnh Sự thì điều này cũng không bảo đảm bạn sẽ được cấp thị thực.
2. Nếu được cấp thị thực công tác hoặc du lịch (B1/B2), tôi có thể ở Hoa Kỳ được bao lâu?
Thị thực có nghĩa là được phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Nên phân biệt sự khác nhau giữa thời gian hiệu lực của thị thực (có thể trong vòng một năm) và thời gian được phép lưu lại tại Hoa Kỳ (có thể trong một vài ngày). Ngày hết hạn của thị thực là ngày cuối cùng mà bạn được phép vào Hoa Kỳ. Khi nhập cảnh, các viên chức Sở Di Trú Hoa Kỳ (DHS), không phải là viên chức Lãnh sự, sẽ quyết định thời gian bạn được phép lưu lại tại Hoa Kỳ để bạn hoàn thành mục đích của chuyến đi.
Nếu bạn muốn lưu trú thêm ở Hoa Kỳ vì một lý do gì đó thì bạn phải gửi đơn yêu cầu xin gia hạn đến văn phòng Sở Di Trú Hoa Kỳ (USCIS). Các hình phạt sẽ được áp dụng đối với bạn nào lưu lại Hoa Kỳ quá thời hạn cho phép. Ngay cả việc “ở quá hạn” một ngày cũng có thể ảnh hưởng rất xấu đến cơ hội được cấp thị thực trong những lần sau.
3. Với thị thực công tác hoặc du lịch tôi có thể làm gì ở Hoa Kỳ?
Thị thực được cấp cho các bạn lưu trú tạm thời ở Hoa Kỳ với mục đích công tác hoặc du lịch. “Công tác” nói chung không bao gồm các công việc sinh lợi nhuận, nhưng nó bao gồm hầu hết các hoạt động thương mại hợp pháp khác. Bạn được cấp thị thực công tác có thể đến Hoa Kỳ để tiếp xúc với các hội viên thương mại, thương lượng ký kết các hợp đồng, mua hàng hóa, giải quyết về tài sản, làm nhân chứng trong một phiên tòa, tham dự các hội nghị chuyên ngành hoặc thương mại, hay tiến hành các cuộc nghiên cứu độc lập.
“Du lịch" bao gồm các dạng tham quan, thăm bạn bè, thân nhân, chữa bịnh, tham dự các hội nghị, các buổi tọa đàm, các hiệp hội doanh thương hoặc các tổ chức xã hội, tham gia biểu diễn của các nghiệp dư không thù lao về âm nhạc, thể thao, và các sự kiện tương tự khác.
Tại cuộc phỏng vấn, bạn phải có khả năng giải thích thật rõ ràng lý do muốn đến Hoa Kỳ. Viên chức phỏng vấn sẽ dựa vào đó quyết định loại thị thực thích hợp cho mỗi bạn.
4. Nếu tôi có đầy đủ các loại giấy tờ theo yêu cầu, tôi có được cấp thị thực không?
Không nhất thiết là như vậy. Viên chức lãnh sự sẽ phải áp dụng điều khoản 214(b) của Bộ Luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (INA) để quyết định xem bạn có đủ điều kiện được cấp thị thực không. Một phần điều khoản này nêu rằng:
Mỗi ngoại kiều (người xin thị thực) sẽ được coi như có ý định định cư cho đến khi người đó, vào thời điểm xin cấp thị thực, thuyết phục được viên chức lãnh sự rằng bạn hội đủ điều kiện được cấp thị thực. . .
Điều này có nghĩa là viên chức lãnh sự, theo tinh thần của điều luật, luôn xem bạn như đang có ý định định cư tại Hoa Kỳ cho đến khi bạn chứng minh được điều ngược lại. Bạn có thể đưa ra những chứng minh dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng khi tổng hợp lại thì chúng phải đủ thuyết phục viên chức lãnh sự tin rằng những mối ràng buộc về xã hội, gia đình, kinh tế và các sự ràng buộc khác ở Việt Nam của bạn là lý do buộc bạn phải rời khỏi Hoa Kỳ khi kết thúc thời gian lưu trú tạm thời. Bạn nên chuẩn bị để trình bày trường hợp của mình thật rõ ràng và chính xác. Bạn có thể yêu cầu buổi phỏng vấn được thực hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
5. Như thế nào là bạn được xem có sự ràng buộc với Việt
Những ràng buộc ở đây là những khía cạnh cuộc sống của bạn mà chúng ràng buộc bạn với nơi mình cư trú, bao gồm các mối quan hệ gia đình, công việc và sở hữu tài sản. Trong trường hợp bạn còn nhỏ tuổi viên chức phỏng vấn sẽ xem xét về trình độ học vấn, bảng điểm, tình trạng cha mẹ của bạn và những kế hoạch trong tương lai cũng như triển vọng tiềm năng của bạn ở Việt
6.Tôi đã trình ra tất cả các giấy tờ cần thiết như hướng dẫn trên nhưng tôi vẫn bị từ chối không được cấp thị thực. Vậy tôi phải chuẩn bị thêm những giấy tờ gì?
Khi phỏng vấn, các viên chức sẽ phỏng vấn bạn, không phải là hoàn toàn dựa trên giấy tờ, và những giấy tờ sẽ được xem đến khi chúng có thể chứng minh thêm về tình trạng của bạn. Nếu cần thiết, viên chức sẽ đòi hỏi bạn trình thêm giấy tờ ngay tại cuộc phỏng vấn.
7. Nếu như tôi có một lá thư từ một người có chức quyền bảo đảm việc quay trở về Việt Nam của tôi, thì tôi có được cấp thị thực không?
Một lá thư từ người có chức quyền cũng không thể chứng minh mối ràng buộc của bạn với nước mà bạn đang cư trú. Theo luật của Hoa Kỳ, mỗi bạn phải tự mình thuyết phục viên chức bằng chính khả năng của mình.
8. tốt hơn nếu tôi không khai rằng tôi có bà con thân thuôc đang sinh sống tại Hoa Kỳ, hoặc tôi có hồ sơ bảo lãnh theo diện định cư hoặc tôi đã bị từ chối thị thực trước đây? Liệu điều này sẽ mang nhiều thuận lợi cho tôi nếu tôi giấu diếm, không khai báo hoặc nộp giấy tờ giả mạo.
Sự khai báo thành thật, rõ ràng là tốt nhất. Chúng tôi cũng biết và hiểu rằng rất nhiều bạn có gia đình, bà con sống tại Hoa Kỳ, nhưng bạn chỉ muốn thăm viếng họ trong thời gian ngắn cũng như bạn đang có hồ sơ bảo lãnh nhưng cũng không có ý định ở lại Hoa Kỳ. Do đó, điều thuận lợi nhất là bạn nên khai báo thành thật tình trạng của mình. Điều hiển nhiên, thị thực sẽ bị từ chối nếu viên chức phỏng vấn phát hiện bạn cố tình giấu giếm hoặc cung cấp thông tin sai lệch thì chắc chắn đơn xin cấp thị thực sẽ bị từ chối và trong một số trường hợp, bạn đó sẽ vĩnh viễn bị cấm không được nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
9. Tại sao cuộc phỏng của tôi thật ngắn, Viên Chức chỉ hỏi tôi một vài câu hỏi và ít xem đến những giấy tờ của tôi?
Trong mỗi một ngày làm việc, một viên chức có thể phải phỏng vấn 80 bạn hoặc hơn nữa, do đó mỗi bạn chỉ có thể được phỏng vấn trong một vài phút. Tuy nhiên, trong đơn xin thị thực của bạn nếu được hoàn tất đầy đủ đã bao gồm hầu hết các thông tin cần thiết cho việc cấp thị thực. Viên chức chỉ xem đến những giấy tờ của bạn khi viên chức cần làm sáng tỏ hơn nữa tình trạng của bạn.
10. Với thị thực du học, tôi được ở bao lâu tại Hoa Kỳ?
Khi du học sinh vào Hoa Kỳ bằng thị thực du học, du học sinh được phép ở lại Hoa Kỳ trong suốt khoảng thời gian dự định học. Điều này có nghĩa là du học sinh có thể ở lại Hoa Kỳ ngay cả khi thị thực du học (F1) đính kèm trong hộ chiếu đã hêt hạn.
Ví dụ như nếu thị thực của du học sinh có giá trị 3 tháng và sẽ hết hạn vào ngày 1 tháng 3 năm 2003, và du học sinh được phép ở Hoa Kỳ để theo học (thường được viết tắt là D/S trên hộ chiếu hoặc thẻ I-94), thì du học sinh có thể ở lại Hoa Kỳ cho đến khi nào hoàn tất việc học.
Mặc dù thị thực đã hết hạn và đã qua ngày 1 tháng 3 năm 2003, du học sinh vẫn được xem là hợp pháp tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nếu du học sinh rời khỏi Hoa Kỳ sau khi thị thực đã hết hạn thì phải xin thị thực du học mới ở Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Tp. Hồ Chí Minh để được phép trở lại Hoa Kỳ. Xin lưu ý rằng, thị thực du học sẽ không được cấp mới hoặc gia hạn tại Hoa Kỳ, mà phải được cấp tại Đại Sứ Quán hay Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ ở nước ngoài.
11. Tôi là một doanh nhân người nước ngoài đang làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt
Công dân của tất cả các nước đều có thể xin cấp thị thực không di dân vào Hoa Kỳ tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ thành phố Hồ Chí Minh.
(Nguồn: Trích dẫn từ website của Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ)
0 nhận xét
Đăng nhận xét