>> Nhận xét của khách hàng đi tour Mỹ tại Hoàn Mỹ
>> Hình ảnh đoàn khách của DL Hoàn Mỹ tại Mỹ
>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo

 Du lịch Mỹ - Các bảo tàng và điểm du lịch hút khách của Mỹ đã áp dụng chính sách cấm sử dụng gậy selfie do lo ngại về lý do an toàn.
 

Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại ở New York, trung tâm Getty ở Los Angeles, bảo tàng Smithsonian's Hirshhorn và công viên điêu khắc ở Washington DC là những điểm du lịch của Mỹ đã áp dụng lệnh cấm vì lo ngại thiết bị này có thể gây nguy hiểm cho các tác phẩm nghệ thuật cũng như chính bản thân du khách.

Julie Jaskol, Phó phòng Quan hệ công chúng ở trung tâm Getty, cho biết: "Gậy selfie bị cấm do có nguy cơ làm hư hại các tác phẩm, hoặc làm du khách bị thương trong không gian hẹp".

hangloatdiemdulichomycamchupanh_01
Một du khách chụp selfie ở quảng trường Thời Đại. 

Đại diện của bảo tàng Hirshhorn, Kelly Carnes, cũng cho biết: "Các loại chân máy ảnh, gậy selfie bị cấm sử dụng tại Hirshhorn để bảo vệ an toàn cho các tác phẩm và du khách".

Một số các bảo tàng lớn của Mỹ, trong đó có bảo tàng Nghệ thuật Boston, phòng trưng bày nghệ thuật quốc gia, bảo tàng Hàng không và vũ trụ quốc gia, bảo tàng thiết kế Cooper Hewitt ở New York, cũng như bảo tàng Nghệ thuật Dallas và bảo tàng Học viện thiết kế đảo Rhode cũng áp dụng chính sách cấm sử dụng gậy selfie.

hangloatdiemdulichomycamchupanh_02
Biển báo cấm gậy selfie của một bảo tàng.

Trong khi các bảo tàng sợ thiết bị này làm hư hại tác phẩm trưng bày, những địa điểm khác, bao gồm các sân bóng của giải Premier League, cấm gậy selfie để phòng chống bạo lực. Elaine Sigrist của CLB Arsenal cho biết ban quản lý cho rằng gậy selfie có thể được sử dụng như một vũ khí tấn công. Phát ngôn viên của CLB cũng cho biết bất cứ thứ gì "có thể được sử dụng như vũ khí hay có nguy cơ đe dọa an toàn công cộng" sẽ không được đưa vào sân Emirates.

Năm 2014, chính phủ Hàn Quốc đã ra lệnh cấm bán gậy selfie chưa qua kiểm định do tín hiệu từ Bluetooth có thể ảnh hưởng tới các thiết bị sử dụng cùng tần số radio. Những đơn vị kinh doanh vi phạm có thể bị phạt tới 27.000 USD và 3 năm tù.

Theo Internet

>> Du lịch Mỹ - Mua sắm ở Mỹ, giữ kỹ hóa đơn để... trả lại
>> Hình ảnh đoàn khách của DL Hoàn Mỹ tại Mỹ
>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo

Du lịch Mỹ - Khi tới Mỹ lần đầu tiên, bạn sẽ bắt gặp những điều không thể tin nổi...

1. Người Mỹ rất thân thiện

Người Mỹ nổi tiếng với nụ cười luôn nở trên môi. Điều này có thể làm bạn ngạc nhiên, nhưng với họ đó là một cách lịch sự để làm cho mọi người thấy mình được chào đón và thoải mái hơn. Bạn sẽ thấy người Mỹ bắt chuyện với người lạ ở khắp mọi nơi, trong khi chờ đợi xe bus, tàu, bên trong thang máy hay bất cứ nơi nào có thể. Câu cửa miệng của họ luôn là: "Hôm nay bạn cảm thấy ổn chứ?" và đối với họ, đó chỉ là một câu chào hỏi thông thường mà không cần câu trả lời.

nhungdieugaysockhilandau_01

2. Các bữa ăn khổng lồ

Đối với người nước ngoài, một khẩu phần ăn lớn có thể được chia thành nhiều phần cho mọi người. Ở Mỹ lại không như vậy, một khẩu phần ăn cho một người rất nhiều và nếu không ăn hết, họ có quyền đem thức ăn thừa mang về nhà, đó gọi là văn hóa "Doggie Bag". Đây thực sự là một ý tưởng tuyệt vời để tránh lãng phí thực phẩm của người Mỹ.

nhungdieugaysockhilandau_02 

3. Tipping (tiền boa)

Tipping là một thói quen phổ biến của người Mỹ. Từ các bồi bàn, tài xế taxi, nhân viên khách sạn đều muốn được bạn trả tipping. Mức phí tipping trung bình ở Mỹ là 15% tổng hóa đơn. Nhưng nếu bạn không hài lòng với cách phục vụ của nhà hàng, tip 10% và ngược lại, nếu cách phục vụ của nhà hàng thực sự tuyệt hảo, tip 20%.

nhungdieugaysockhilandau_03 

4. Nước Mỹ rất rộng lớn

Nếu bạn muốn đi du lịch nước Mỹ trong vòng một tuần thì bạn khó có thể khám phá hết các thành phố lớn của Mỹ. Ít nhất thì bạn cũng phải tham quan được New York, Miami, núi Rushmore hay Las Vegas, Hollywood. Hãy nhớ rằng đất nước xinh đẹp Italia cũng chỉ bằng diện tích của bang California mà thôi.

nhungdieugaysockhilandau_04 

5. Người Mỹ không dùng hệ đo lường mét

Khi tới Mỹ, du khách sẽ được chào đón bởi những hệ đo lường được phổ biến rộng rãi khắp cả nước như inches, miles hay feet, nhưng không có mét. Điều này sẽ hơi khó hiểu và lạ lẫm với những người sử dụng hệ đo lường mét, trừ người Liberia và Myanmar.

nhungdieugaysockhilandau_05 

6. Chính sách hoàn trả hàng hóa

Bạn có thể trả lại bất cứ món hàng nào từ quần áo tới thực phẩm cho cửa hàng trong vòng 90 ngày sau khi bạn mua nó. Đây là đặc điểm thú vị mà khách du lịch sẽ rất ngạc nhiên và thích thú khi đến Mỹ.

nhungdieugaysockhilandau_06 

7. Ô tô ở khắp mọi nơi

Đối với những người thích đi xe đạp, bạn sẽ cảm thấy lạc lõng và hơi chút thất vọng. Ở Mỹ, ô tô là phương tiện phổ biến với hầu hết mọi người, và họ di chuyển từ địa điểm này tới địa điểm kia, dù xa hay gần, hầu như toàn bằng ô tô.

nhungdieugaysockhilandau_07 

8. Tất cả mọi hàng hóa đều tính thuế

Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi tất cả mọi khoản mua bán đều được tính thêm thuế. Tùy thuộc vào các tiểu bang, hàng hóa sẽ được áp dụng những mức thuế khác nhau.

nhungdieugaysockhilandau_08 

Theo Internet

>> Nhận xét của khách hàng đi tour Mỹ tại Hoàn Mỹ
>> Hình ảnh đoàn khách của DL Hoàn Mỹ tại Mỹ
>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo

Du lịch Mỹ - Trước khi đi Mỹ, tôi nhận được lời khuyên nhớ canh mua hàng sale (giảm giá) rẻ lắm. Vốn không phải tín đồ mua sắm, tôi phớt lờ lời khuyên này. Ấy vậy mà tôi cũng bị "thuốc" bởi đủ cách bán hàng sale.
 

Sale từ shop...

nhatkyvecackieusale_01 

Đến Mỹ đúng vào dịp Summer sale (giảm giá mùa hè), và July-fourth (4.7 - ngày lễ Quốc khánh Mỹ), đi đâu cũng thấy các cửa kính chói loà: "On sale 50 - 70%" hoặc "all sale 50%", từ mall (phố mua sắm lớn) đến outlet (các khu tập trung bán hàng hiệu giảm giá). Mua hai tặng một, mua cái thứ nhất thì được giảm giá 50% cái thứ hai, mua bốn tính tiền ba... rất quen thuộc với người tiêu dùng Mỹ. Thỉnh thoảng lại thấy các anh chàng cầm bảng quảng cáo "50% - 60% off... đủ loại" nhảy múa tưng bừng ngoài các cửa hàng chào mời khách trong cái nắng oi ả.

Mùa hè, 7, 8 giờ tối trời vẫn sáng trưng, nên không chờ đến cuối tuần các mall (phố mua bán lớn) mới đông, mà sau giờ làm việc ngày thường đã thấy chỗ nào cũng hàng dãy người xếp hàng trước các cửa hàng. Mỗi mall rộng khoảng vài chục hecta, với cả trăm cửa hàng đủ mọi thương hiệu nổi tiếng, đi trễ khó mà tìm được chỗ đậu xe, vì vậy mỗi lần đi mall là mất cả ngày mới đã. Bước vào mall thì mát rượi, mùi thơm thoang thoảng, tiếng nhạc du dương trầm bổng làm người ta quên đi nắng nóng, ai cũng náo nức tìm mua.

Tuy vậy, các cửa hàng chính hiệu dù đã sale rồi nhưng một cái quần jean Levis cũng còn 50 - 70 USD là bình thường, túi xách Coach xoàng xoàng cũng phải trên 100 USD. Người quen sống lâu ở Mỹ mách bảo, muốn mua được hàng hiệu vừa túi tiền thì phải vào các shop của T-J -Maxx, Marshall, hay Ross - ba hệ thống cửa hàng chuyên bán đủ loại hàng hiệu tồn kho giá rất rẻ.

Những nơi này, một túi xách Tommy chỉ khoảng 29 USD, đôi giày Puma 25 USD, áo thun Adidas từ 7 - 15 USD. Không chỉ quần áo, giày dép nơi đây còn bán đủ các mặt hàng từ mỹ phẩm, đồ chơi, đồ nhà bếp... rẻ thấy ham, thích nhất là bảo đảm đúng hàng hiệu. Mua xong được đổi, trả thoải mái... Mà bạn cũng đừng tưởng những nơi này kém sang trọng, cũng lộng lẫy, sáng loà, phục vụ chu đáo như bất kỳ tiệm hàng hiệu chính gốc nào. Thích nhất là tha hồ lựa chọn, tha hồ thử quần áo chẳng ai phàn nàn, lúc nào các nhân viên bán hàng cũng tươi cười, tận tình phục vụ.

Khi tôi xách mấy cái túi ra quầy tính tiền cũng là lúc sắp đến giờ đóng cửa. Cô nhân viên thoăn thoắt scan giá hàng và trừ đi 65% giảm giá, tuy vậy hoá đơn cũng lên đến hơn 300 USD, ngoài dự toán của tôi... Tôi nói, "Xin lỗi, tôi không đủ tiền, để tôi bỏ lại vài món".

Dù đã gần giờ về, cô bán hàng vẫn vui vẻ: "Mời bà, cứ tự nhiên". Bỏ ra vài món thì số tiền phải trả tính cả thuế tròm trèm 200USD. Bước ra khỏi tiệm lúc này tôi mới cảm thấy mệt mỏi và hoa mắt suýt chút nữa thì đâm sầm vào cửa kính trong suốt trước mặt. Đây là lần đầu tiên tôi vào Ross ở thành phố Dallas, Texas. Sau này được vài lần đến Marshall tôi đã tự tin và thành thạo hơn, không cần thử, chỉ chọn mang về... không thích thì lại trả, thậm chí nếu thấy lần sau giá sale nhiều hơn mang đến đổi cũng được. Kiểu bán hàng như vậy thì làm sao mà kềm lòng cho đặng!

... Đến garage

Nhà ở Mỹ, đa phần đều có garage thường thì đủ chỗ cho hai chiếc xe hơi, rộng hơn thì được ba bốn chiếc. Và nhiều nhà cứ để xe ngoài đường, tận dụng garage làm kho chứa đồ. Ở lâu mới biết, cái thú đi mua hàng sale không chỉ riêng có ở khách du lịch mà đa phần người Việt nào ở Mỹ cũng thích mua hàng sale. Cuối tuần đi siêu thị hay shopping thấy hàng sale là mua, nhiều khi chưa dùng đến cứ chất chồng, chất đống trong tủ lạnh, garage...

nhatkyvecackieusale_02
Không ai biết được vòng đời của mấy món hàng bán ở đây đã được sale bao nhiêu lần, qua bao nhiêu chủ. Chỉ thấy ưng ý, là lạ là mua. (Ảnh minh họa)

Cô bạn tôi qua Mỹ gần mười năm, cho biết cái thú mua sắm quần áo trong mall của cô chưa bao giờ vơi, quần áo trong tủ không hề trống, treo chật đến nỗi có những món không hề nhớ, đã mua lúc nào. Khi tủ hết chỗ chứa, garage quá bề bộn thì cả nhà xúm vô dọn mở cửa garage bán sale. Cuối tuần đi trên đường thường thấy có bảng đề "Garage Sale", kèm mũi tên chỉ dẫn vào tận từng nhà. Vào đây mua hàng thật thú vị, hàng gì cũng có bán rẻ rề.

Món nhỏ nhỏ 50 cent, 1 USD, nhiều lắm thì vài USD/món. Một cái áo sơmi còn mới nguyên, giá 49 USD, sale còn 16 USD; nhưng bán ở garage sale chỉ có 1 USD có lẻ vì nó đã bị chủ nhà bỏ quên lâu quá, lỗi thời. Bạn tôi kể, thích nhất là mua được những bức tranh đẹp, hay đồ trang trí nhà cửa "made in Italy" hay Japan hẳn hoi, giá chỉ vài USD. Cô bạn chẳng giấu giếm gì khi cho biết lúc mới qua Mỹ, 90% đồ dùng trong nhà của cô là hàng mua từ garage sale. Bây giờ khá giả hơn, sắm đồ mới, cô lại dọn ra garage sale... Bởi vậy không ai biết được vòng đời của mấy món hàng bán ở đây đã được sale bao nhiêu lần, qua bao nhiêu chủ...; chỉ thấy, ưng ý, là lạ là mua.

Hai ngày cuối tuần cả nhà bán được chừng trăm USD là nhiều, dưới cái nóng hầm hập của garage, nên nhà giàu thường không chọn cách sale hàng kiểu này mà dọn ra đường cho không các tổ chức từ thiện. Các cơ quan này, gom hàng về làm vệ sinh rồi lại tập kết hàng vào các cửa hàng "Good Will". Những nơi này bán rẻ như cho, chịu khó sưu tầm cũng được những món hàng thật đã, tôi mua được một bộ nồi Vision ba cái mới nguyên ở một Good Will tại San Diego chỉ 3 USD, một bộ dao 12 món chỉ có 2 USD... Các tổ chức này thường gửi thư đến từng nhà, thông báo rõ lịch hàng tuần, hàng tháng họ sẽ đi gom hàng để chủ nhà chuẩn bị.
Một dạng sale khác cũng rất phổ biến ở Mỹ là "moving sale", bán sale tất cả đồ dùng trong nhà. Thường khi nhà bị nhà băng kéo (ngân hàng thu hồi khi chủ nhà chậm trả tiền góp nhà quá ba tháng), hoặc phải dời nhà đi nơi khác... Dù rất thèm muốn nhiều bộ bàn ghế, tủ giường nơi đây tôi cũng đành chào thua. Ngoài ra estate sale, cũng tương tự moving sale, nhưng chỉ khác là chủ nhân không di chuyển mà lìa xa cõi đời.

Với đủ kiểu sale như trên, thì dù giàu hay nghèo ai cũng có cơ hội mua sắm, ai cũng được khuyến khích mua sắm... Mua sắm càng nhiều thì kinh tế càng phát triển, đó là mong muốn không chỉ của người dân mà Chính phủ Mỹ đang tìm mọi cách cổ vũ để phục hồi nền kinh tế. Cũng vì thế mà kỹ nghệ sale của Mỹ không muốn bỏ sót một khách hàng nào. Tôi bị "thuốc" cũng phải thôi!

Theo Sài Gòn Tiếp Thị

>> Nhận xét của khách hàng đi tour Mỹ tại Hoàn Mỹ
>> Hình ảnh đoàn khách của DL Hoàn Mỹ tại Mỹ
>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo

Du lịch Mỹ - Khi ăn buffet, lấy đồ ăn vừa đủ vào đĩa của mình. Tuyệt đối không chất đầy đĩa đồ mình muốn ăn khi người khác còn chưa đến lượt.
 

Có nhiều chi tiết nhỏ nhặt mà đôi khi chúng ta thường làm theo bản năng và không lưu ý cụ thể. Những lưu ý về ăn uống dưới đây cho những người Việt nói riêng và châu Á nói chung lần đầu đến Mỹ có thể sẽ hữu ích để bạn hòa nhập với môi trường.

nhungluuyveanuong_02

Tác phong

Người Mỹ rất chú ý đến tác phong khi ngồi ở bàn ăn. Khi ăn ngồi thẳng, để tay chứ không để khủy tay lên bàn. Tránh tì người vào bàn ăn hay ngồi dựa dẫm. Dùng thìa dĩa đưa thức ăn vào miệng chứ không đưa bát đĩa lên miệng.

Người phương Tây đa phần ăn uống không phát tiếng động. Họ chú ý không khua chén đĩa lanh canh, không nhai chóp chép. Ngay khi họ ăn các món ăn châu Á, họ cũng dùng đũa hay thìa đưa đồ ăn lên miệng một cách từ tốn cứ không cúi gằm mặt vào bát đồ ăn hay húp soàn soạt những món ăn có nước.

Gần như 100% người châu Á không sinh ra ở Mỹ đều ăn uống mở miệng. Người phương Tây được dạy từ bé là ăn uống phải khép miệng, không để người khác nhìn thấy thức ăn trong miệng mình. Ngoài ra cũng tránh ăn vào rồi nhổ ra, vì thế họ ít ăn những món gặm, mút hay các hoa quả có hạt như người châu Á. Ăn uống mở miệng được người Mỹ coi là tương đối bất lịch sự.

Khi ngồi bàn ăn, nhất là các quán ăn lịch sự, tắt hoặc vặn nhỏ điện thoại. Sẽ khá bất lịch sự nếu giữa quán hàng ăn sang trọng, bỗng dưng có điện thoại kêu ầm ĩ. Nếu việc phải nghe điện thoại, hãy xin lỗi và cầm điện thoại đi ra ngoài. Khi đi ăn với bạn, nếu có điện thoại và muốn trả lời, nhớ xin phép người ngồi cùng bàn. Nếu bạn cứ thản nhiên nghe điện thoại, người đối diện sẽ cho là họ không quan trọng với bạn và bạn không để tâm lắm đến việc tiêu thời gian với họ.

Văn hóa ăn tiệc và nhà hàng

Khác với văn hóa người Việt khi tổ chức tiệc là chủ nhà thường đứng ra lo hết toàn bộ đồ ăn, người Mỹ hay mở tiệc bằng cách chủ nhà đứng ra tổ chức và chuẩn bị một phần thức ăn, khách đến mang theo một món ăn để góp phần, trừ phi chủ nhà nói rõ là không cần mang gì cả. Nếu chủ nhà đãi tiệc hoàn toàn thì bạn nên lịch sự mang theo 1 chai rượu vang, một bó hoa, hay một món quà nho nhỏ để tỏ lòng cảm kích.

nhungluuyveanuong_01
Đi ăn buffet bạn tuyệt đối không nên lấy quá nhiều, và để thừa nhiều. 

Khi ăn đồ buffet hay potluck, hay bất cứ nơi nào theo phong cách tự phục vụ, chú ý xếp hàng chờ đến lượt mình dù có lâu đến mấy. Không cắt ngang hàng, không giục người khác lấy đồ nhanh lên. Đồ ăn lấy vừa đủ vào đĩa của mình. Nếu muốn ăn nữa thì sau khi ăn xong, thấy còn thì ra lấy lần nữa. Tuyệt đối không chất đầy đĩa của mình đồ mình muốn ăn khi người khác còn chưa đến lượt. Khi lấy đồ ăn, bạn có thể lựa những thứ mình thích, nhưng tuyệt đối không chọc hay bới tung, không bỏ lại đồ đã cho vào đĩa của mình, không nếm tại bàn ăn. Nếu không rõ mình có thích không thì lấy một chút thôi.

Sau khi lấy đồ ăn, bạn nên lập tức ra chỗ khác, để khu vực đồ ăn cho những người khác di chuyển và lấy đồ, đừng chắn đường những người đang chờ đợi để đến lượt họ lấy thức ăn. Tệ hơn nữa thì đứng ăn ngay tại chỗ lấy đồ ăn để có gì còn... lấy tiếp.

Nếu là tiệc ngồi, ăn uống phục vụ tại bàn với nhiều người, nên lưu ý người phương Tây tránh không dùng chung bát đĩa hay thìa dĩa với người khác. Mỗi người thường có một bát nước chấm riêng, mỗi món ăn chung sẽ có một dụng cụ riêng để xúc đồ ăn. Khi ăn mỗi người sẽ lần lượt lấy phần của mình cho vào đĩa của họ rồi mới dùng đũa, hay thìa dĩa để ăn. Không dùng đũa hay thìa đã dùng của mình xúc vào đồ ăn chung, cũng như lưu ý không tự động xúc vào đĩa chung khi người khác đang lấy đồ cho họ, hãy chờ đến lượt mình. Không lấy các dụng cụ dùng để lấy đồ ăn chung cho mọi người đưa lên miệng nếm hay chấm mút.

Khi vào quán, mỗi người sẽ được phục vụ một thực đơn để chọn món ăn. Khi chọn xong đồ ăn, bạn gấp thực đơn lại để trên bàn, người phục vụ sẽ hiểu là bạn đã chọn xong đồ. Chú ý nên chọn đồ ăn ngay sau khi ngồi xuống bàn, người phục vụ luôn dành cho bạn khoảng 5 phút để bạn đọc thực đơn và đặt câu hỏi nếu có gì thắc mắc. Đừng ngồi xuống và buôn chuyện trước khi đặt đồ ăn.

Lưu ý dùng khăn ăn trải lên đùi để tránh đồ ăn rơi rớt. Khi cần lau miệng thì kéo nhẹ một đầu khăn ăn lên và chấm vào miệng. Khi cần rời bàn ăn đi đâu đó, để khăn trên ghế của bạn. Nếu bạn để lên bàn, người phục vụ có thể hiểu nhầm là bạn đã dùng xong. Tương tự, nếu bạn đặt dao dĩa xuống, đặt lên bàn bên cạnh đĩa đồ ăn của bạn nếu bạn chưa dùng xong. Khi dùng đồ ăn xong, đặt dao dĩa vào lòng đĩa thức ăn, chúc mũi xuống, người phục vụ sẽ hiểu là bạn đã dùng xong.

Nếu bạn đi cùng con nhỏ, nên chọn những quán ăn tương đối ồn ào, không quá sang trọng, và có chỗ cho trẻ con đi lại. Nếu cẩn thận bạn có thể chọn đi ăn thật sớm hoặc thật muộn khi quán chưa đông khách. Tuyệt đối lưu ý không để con mình làm phiền người khác. Nếu con khóc, đưa con ra khỏi quán ngay và giúp con nín khóc. Không cáu, không quát con trong quán ăn. Không đưa con đến những nhà hàng sang trọng, nơi có nhiều người có thể phải dành dụm khá lâu mới có thể đến đó để hy vọng có một buổi tối thoải mái và yên tĩnh.

Tiền boa

Mỹ là nước có văn hóa cho tiền boa. Mức thông thường nhất là 15% trên tổng hóa đơn. Thường nếu là nhóm đông (6-8 người trở lên), các nhà hàng hay tự động tính luôn mức 18%. Các nhà hàng bình dân nơi không đòi hỏi nhiều sự phục vụ có thể nhận tiền boa ít hơn, ngược lại những nhà hàng đắt tiền nơi người phục vụ chăm sóc bạn chu đáo, thường sẽ nhận được nhiều tiền boa hơn. Đa phần người phục vụ bên này không có lương, hay lương rất thấp, thu nhập của họ trông chờ cả vào tiền boa, nên bạn đừng tiết kiệm với họ dù có thể ban đầu bạn chưa quen với nếp này

nhungluuyveanuong_03
Mỹ là nước có văn hóa tiền boa ở các nhà hàng. 
 
Ở các nhà hàng sang trọng, nếu bạn mang rượu của bạn đến thì bạn sẽ phải trả phí mở rượu. Ngoài ra cũng nên kiểm tra với nhà hàng vì không phải nhà hàng nào cũng cho phép bạn mang rượu vào.

Nếu bạn ăn tại các quán ăn nhanh, hay các khu food court, thường tiền boa rất ít hoặc không có vì sự phục vụ ở những nơi này chỉ ở mức tối thiểu.

Theo ngoisao.net

>> Nhận xét của khách hàng đi tour Mỹ tại Hoàn Mỹ
>> Hình ảnh đoàn khách của DL Hoàn Mỹ tại Mỹ
>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo

Du lịch Mỹ - Lạc vào những "chợ" (super market) hay "mo" (mall : tức trung tâm thương mại) ở bang Massachusetts hay bang New York (Mỹ) mới thấy nơi đây đúng là "thiên đường" cho những tín đồ say mê shopping!
 

muasamomynhogiuhoadon_01
Một góc "chợ" Việt Nam tại Mỹ

Cứ mua, hối hận thì... đem trả !

Điều thú vị nhất khi mua sắm ở Mỹ là thứ gì cũng có thể trả lại được nếu... không thích, kể cả mì gói, bánh kẹo đóng hộp (trừ thực phẩm tươi sống như rau, cá, thịt). Cho dù mua hàng trực tiếp (tại cửa tiệm) hay mua hàng qua mạng cũng đều có thể trả lại, với điều kiện người mua còn giữ hóa đơn.

Vì thế, một thói quen của người dân tại đây là họ luôn giữ lại hóa đơn, phòng khi mang trả lại hàng. Ở bất kỳ "chợ" nào của Mỹ cũng có quầy nhận trả lại hàng hóa được mở ngay từ chỗ bước vào. Thông thường, trả lại hàng hóa ở "chợ" bạn sẽ nhận lại phiếu mua hàng; còn trả lại hàng đã mua sắm trên mạng, bạn sẽ nhận lại tiền (qua thẻ ngân hàng).

Trong các hóa đơn tính tiền của Mỹ luôn có dòng ghi chú: có thể hoàn trả hàng trong vòng bao nhiêu ngày. Tùy quy định của từng nhãn hàng, từng "chợ", thời gian hoàn trả hàng có thể kéo dài trong vòng 30 - 180 ngày. Riêng siêu thị bán sỉ Costco có thời gian hoàn trả hàng "vô hạn" đối với mọi thành viên, trừ khi mua hàng điện tử và công nghệ số thì chỉ được hoàn trả trong vòng 90 ngày.

Tuy nhiên, khách hàng không nên "lạm dụng" chính sách này, bởi một khách hàng hay hoàn trả hàng có thể bị Costco "ghi" vào sổ đen và loại bỏ khỏi danh sách thành viên.

muasamomynhogiuhoadon_02
Khu vực nhận lại hàng đổi trả ở Costco 

Chính sách hoàn trả hàng hay đổi hàng còn áp dụng cả với hàng khuyến mãi. Một lần, tôi mua quần legging giảm giá 50% trong Macy's - một nhãn hiệu chuyên bán hàng thời trang và đồ dùng gia đình - và vì không thử được (do mỗi cái quần đều được bao gói) đã lấy nhầm size. Khi trả tiền xong đem về nhà mở ra mặc thử mới hỡi ôi quá rộng. Ít ngày sau, quay trở lại nơi đó, tôi tìm thấy cái khác có size nhỏ hơn và tự hỏi không biết có đổi được không. Khi tôi đem cả hai cái quần ra quầy và nói với người tính tiền - một cách cầu may - bà ta chỉ hỏi: "Hóa đơn mua cái quần kỳ trước đâu?". Sau khi xem hóa đơn, bà vui vẻ bỏ cái quần mới vào túi khác cho tôi và thu lại cái quần cũ mà không quan tâm đến việc cái bao gói đã bị tôi xé ra.

Đến một cái "mo" khác, tôi mua hai đôi vớ len dài giảm giá và nghĩ là đã rẻ, nhưng khi đem về bị người bạn - là dân địa phương - chê đắt. Chị bảo tôi đem trả đi vì có thể mua loại tương tự với giá rẻ hơn, tôi ngần ngại mãi vì đã mua hàng giảm giá. Nhưng khi thử đem trả, người bán vẫn vui vẻ nhận lại hàng, chỉ bảo tôi đưa lại hóa đơn và ký nhận trên đó là xong.

muasamomynhogiuhoadon_03
Quầy thực phẩm ở Mỹ rất sạch sẽ và không có mùi

Máy kiểm tra giá và máy tự tính tiền

Lần đầu tiên tới Costco - một siêu thị bán sỉ ở Mỹ chỉ dành cho khách có thẻ thành viên mua sắm - tôi rất ấn tượng khi thấy có những quầy tự tính tiền (self check-out). Tôi thấy khách hàng cầm từng món hàng của mình soi qua máy tính tiền và sau đó cầm thẻ tự quẹt vào máy. Máy nhả ra hóa đơn thì họ cầm theo và đưa cho người bảo vệ xem trước khi đẩy hàng ra khỏi cửa.

muasamomynhogiuhoadon_04
Quầy tự tính tiền ở siêu thị

Lần khác đến siêu thị Walmart, chị bạn đi cùng đã đem hàng ra tự tính tiền cho tôi xem. Máy tự tính tiền ở đây không chỉ nhận thẻ ngân hàng mà còn nhận cả tiền mặt: có khe để khách đưa từng tờ tiền vào trả, và có khe để nhả lại tiền thừa cho khách, ngay cả đồng xu.

Không chỉ Costco, Walmart, mà hầu như bất kỳ siêu thị lớn nào của Mỹ cũng có những máy self check-out để khách hàng khỏi mất công xếp hàng chờ đợi.

Máy kiểm tra giá dành cho khách hàng cũng là một khác biệt ở đây. Mỗi "chợ" hoặc "mo" đều có chỗ đặt máy kiểm tra giá. Chỉ cần đưa mã vạch của món hàng soi dưới cái máy và bấm xem giá, khách hàng sẽ thấy giá món hàng hiện lên trên bảng điện tử.

Cái máy kiểm tra giá này rất hữu ích đối với người tính toán chậm, nhất là khi nhìn món nào cũng giảm giá tưng bừng hai ba lượt, họ sẽ không tính nổi giá còn lại của nó là bao nhiêu.

Thói quen kiểm tra giá bằng máy đã trở nên bình thường ở đây và ngay cả trẻ em dưới 10 tuổi cũng biết sử dụng cái máy này!

muasamomynhogiuhoadon_05
Nước mắm tên Việt nhưng sản xuất tại... Thái Lan

muasamomynhogiuhoadon_06
Tự cân và tự tính tiền. Em bé cũng biết tự kiểm tra giá trước khi thanh toán

Theo báo Thanh Niên

>> Du lịch Mỹ - 12 cảnh đẹp công viên quốc gia Yosemite
>> Hình ảnh đoàn khách của DL Hoàn Mỹ tại Mỹ
>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo

Du lịch Mỹ - Abraham Lincoln sẽ không bao giờ có cơ hội đi dạo qua khu rừng Mariphosa với những cây củ tùng lớn, ngắm nhìn ngọn núi đá granite El Capitan và Half Dome .
 

cauchuyencamdongvevuonquocgia
Những tay chơi nhảy dù phóng mình từ một vách đá xuống thung lũng Yosemite bên dưới

Hay cảm nhận những bọt nước li ti mát mẻ bắn ra từ ngọn thác khi tuyết trên đỉnh Sierra Nevada tan dần.Nhưng người ta sẽ mãi nhắc đến ông như người cha đẻ cho một trong những công viên lâu đời nhất ở xứ sở cờ hoa.
Quyết định của Lincoln 150 năm trước đã giúp nước Mỹ giữ lại một báu vật thu hút hàng triệu người mỗi năm đến đây để hít thở khí trời và tìm được cảm hứng trong cuộc sống. Ngày 30 tháng 6 sắp tới sẽ kỷ niệm tròn một thế kỉ rưỡi Lincoln ký Yosemite Grant Act, một văn bản luật bảo vệ và duy trì vĩnh viễn khu công viên hiện nay.
Đây không phải là quyết định thành lập công viên quốc gia đầu tiên, nhưng nó đặt nền móng cho việc hình thành những national park sau này của chính Yosemite và Yellowstone (8 năm sau đó). Những nhà sử gia và người ủng hộ công cuộc bảo vệ môi trường tin rằng điều luật năm 1864 - được thông qua bởi Quốc hội trong giai đoạn đẫm máu nhất của cuộc nội chiến - đã bước đầu tạo nên hệ thống công viên quốc gia rất có hiệu quả tại Mỹ.

cauchuyencamdongvevuonquocgia_01
Một góc nhìn về phía Half Dome bên tay trái trên đường lên Glacier Point tại công viên Yosemite

cauchuyencamdongvevuonquocgia_10
Du khách của Hoàn Mỹ tại Tunnel View, Yosemite, Hoa Kỳ

"Đó là hạt giống đầu tiên" - người đứng đầu công viên Yosemite trước đây Mike Tollefson cho biết: "Đó là một ý tưởng tuyệt vời giúp cho cả khu vực rộng lớn được bảo tồn và kéo dài mãi mãi".
Cũng theo Tollefson, các quốc gia ở Bắc Mỹ như Canada hay Chile đã học tập cách xây dựng và gìn giữ hệ thống công viên quốc gia để áp dụng cho riêng họ. Gần 4 triệu du khách đến với Yosemite đã được những nhân viên của công viên quốc gia và cộng đồng các công ty văn phòng du lịch xung quanh giới thiệu về vai trò của Lincoln trong năm kỉ niệm lớn này.
Vào này 30.6, "người gác rừng" Scott Gediman sẽ đập những nhát búa đầu tiên trong việc dỡ bỏ nhiều con đường tại khu rừng gỗ củ tùng khổng lồ Mariposa Grove trong công viên nhằm tạo nên nhiều khoảng trống hơn cho thế hệ cây gỗ mới sẽ được nhân giống và phát triển. Họ sẽ thay thế những đường tàu điện bằng lối mòn đi bộ nhỏ gọn để hạn chế sự tiếp xúc quá gần của con người.

cauchuyencamdongvevuonquocgia_04
Một trong những cây củ tùng bị ngã và những nhà cầm quyền đang cố gắng đưa khu rừng trở về với nguyên bản

Gediman cho biết: "Đây là một thánh đường của tự nhiên, chúng tôi muốn đưa chúng trở lại thuở ban đầu". Kế hoạch 36 triệu đô la Mỹ với 20 triệu từ ủy ban bảo vệ Yosemite và phần còn lại từ quỹ của bang vẫn đang được huy động thêm. Hàng trăm cây củ tùng và cây thân gỗ tại công viên Yosemite nằm trong số những cây lớn nhất trên hành tinh, tuổi đời của chúng lên đến hàng ngàn năm tuổi. Nhiều thân cây có đường kính lên đến 11m. Đó là một trong những trải nghiệm đầy cảm xúc một khi bạn đứng giữa thế giới của những thân cây cao vút và bầu không khí xung quanh cực kỳ huyền bí.

cauchuyencamdongvevuonquocgia_03
Một trong nhiều ngọn thác đẹp như tranh vẽ trong công viên Yosemite

cauchuyencamdongvevuonquocgia_09
Du khách của Hoàn Mỹ tham quan thác nước tại công viên Yosemite, Hoa Kỳ

Điều luật mà Lincoln ký đã được quốc hội thông qua với rất ít tranh cãi và ban đầu không có quỹ cho việc duy trì, bảo vệ những cây cối hay bất cứ thứ gì. 4 thập kỉ sau khi Lincoln và Quốc hội có những bước đi đầu tiên, một vị tổng thống khác là Theodore Roosevelt cũng rất quan tâm đến Yosemite. Những cây gỗ khổng lồ khi đó đã được biết đến rộng rãi và một vài đã bị con người phá hoại vào năm 1903 khi Roosevelt ghé thăm.

cauchuyencamdongvevuonquocgia_06
Trước khi tổng thống Roosevelt đến thăm, những cây củ tùng bị khoét thân làm cổng đã xuất hiện và hiện họ đang cố gắng bảo vệ chúng

Bức ảnh lịch sử cho thấy Roosevelt và những nhân vật trong đảng của ông đứng trước một cây củ tùng cao với thân bị khoét thành một mái vòm để đi ngang qua. Tấm khác là hình ông đứng trước cây thân gỗ xám có tuổi thọ ước tính khoảng 1800 năm.


cauchuyencamdongvevuonquocgia_07Bức ảnh lịch sử tổng thống Theodore Roosevelt (trái) và nhà bảo vệ môi trường John Muir đứng tại Glacier Point trong công viên quốc gia Yosemite, California năm 1903

Được tưởng nhớ đến là một trong những người yêu thiên nhiên và rất quan tâm đến việc bảo vệ và gìn giữ môi trường, Roosevelt dành 3 đêm để ngủ trong lều giữa công viên cùng nhà tự nhiên học John Muir. Ông đã được thấy những phong cảnh tuyệt mỹ và đến gần nhất với công viên. Điều đó góp phần làm cho các quyết định của ông thêm mạnh mẽ trong việc đưa thêm nhiều đạo luật để bảo vệ các công viên quốc gia. Roosevelt đã phát biểu về trải nghiệm của mình trong rừng: "Cảm giác như tôi đang ở trong một thánh đường linh thiêng, rộng lớn và đẹp hơn bất cứ công trình nào mà con người tạo nên".

cauchuyencamdongvevuonquocgia_02
Half Dome (nửa mái vòm), ngọn núi nổi tiếng bậc nhất trong công viên Yosemite

Roosevelt trở lại Washington và ký pháp lệnh năm 1906 sát nhập phần trung tâm của Yosemite (gồm thung lũng cây xanh và khu rừng củ tùng) với những rặng núi bao quanh trở thành công viên quốc gia đặt dưới sự quản lý của liên bang chứ không chỉ là trách nhiệm của bang. Hành động này cũng góp phần gia tăng sức mạnh của tổng thống trong việc tạo nên những biểu tượng quốc gia.
"Hãy để mọi cây cối và dòng chảy ở Yosemite vui sống" - Muir từng viết.

cauchuyencamdongvevuonquocgia_05
Cây củ tùng ngàn năm tuổi với thân có đường kính gần 10m trong công viên

Theo Internet