10. Môi giới nhà đất

nghe cang thang nhat nuoc my_01

"Nhân viên môi giới nhà đất phải làm việc nhiều giờ mỗi ngày, liên tục dẫn khách hàng đi hết nơi nọ đến chỗ kia và thuyết phục khách mua ít nhất một căn trong số đó. Nghề này căng thẳng vì tính cạnh tranh rất khốc liệt, họ phải hoàn thành định mức nhà bán được và đối mặt với áp lực hạn chót. "Những nhân viên môi giới thành công phải là một chuyên gia thực sự trong lĩnh vực bán hàng", hãng nghề nghiệp CareerCast nói.

9. Sếp ngành quảng cáo

nghe cang thang nhat nuoc my_02

"Dù không yêu cầu nhiều về thể chất, nghề quảng cáo đòi hỏi rất cao về chất xám và cảm xúc. Tính cạnh tranh và áp lực trong lĩnh vực này khiến các nhà lãnh đạo luôn cảm thấy căng thẳng, làm việc liên tục, không cố định giờ giấc. Nghề quảng cáo còn đòi hỏi phát huy tối đa tính sáng tạo, quan tâm đến từng chi tiết nhỏ. Do đó, nó được xếp hạng 9 trong số những nghề căng thẳng nhất nước Mỹ.

8. Quan hệ công chúng

nghe cang thang nhat nuoc my_03

Chuyên gia quan hệ công chúng (PR) phải diễn thuyết và thuyết trình rất nhiều trước đám đông. Đây cũng là lĩnh vực có tính cạnh tranh cao nên người làm nghề luôn phải đưa ra quyết định nhanh chóng, luôn có rất nhiều hạn chót phải hoàn thành.

7. Nhân viên đổ xăng đường cao tốc

nghe cang thang nhat nuoc my_04

Nhân viên đổ xăng trên đường cao tốc thường phải làm việc ngày lẫn đêm, cả cuối tuần và những ngày nghỉ. Đặc biệt ở Mỹ, người làm nghề còn đối mặt với nhiều rủi ro như đua xe trên đường hay những vụ đấu súng, vốn không hiếm tại quốc gia này.

6. Phi công thương mại

nghe cang thang nhat nuoc my_05

Đối với những người làm phi công cho máy bay thương mại, căng thẳng đến từ áp lực phải duy trì sự thoải mái và an toàn cho hàng khách. Đồng thời họ đối mặt với lịch bay liên tục, kéo dài cả chục giờ đồng hồ mỗi chuyến, đôi khi còn trong điều kiện thời tiết xấu. Giờ giấc không ổn định và tình trạng lệch múi giờ liên tục cũng khiến các phi công cảm thấy mệt mói.

5. Cảnh sát

nghe cang thang nhat nuoc my_06

Hơn ai hết, cảnh sát ở Mỹ đối mặt với các tình huống mang tính đe dọa hàng ngày. Ca làm việc kéo dài nhiều giờ với nhiều hiểm nguy, đặc biệt trong những tình thế khẩn cấp là nguyên nhân khiến các chú cảnh sát cảm thấy stress liên tục. Họ không những phải có trí tuệ, mà thể chất cũng phải khỏe mạnh.

4. Bác sĩ phẫu thuật

nghe cang thang nhat nuoc my_07

Bác sĩ phẫu thuật cũng phải làm việc không theo giờ giấc cố định. Nhiều cuộc phẫu thuật còn kéo dàng hàng tiếng đồng hồ. Nghề này đặc biệt căng thẳng ở chỗ đòi hỏi tính chính xác cao đến từng chi tiết. Một quyết định trong tích tắc cũng có thể ảnh hưởng đến sự sống và cái chết của bệnh nhân.

3. Tài xế taxi

nghe cang thang nhat nuoc my_08

Giờ giấc cũng là yếu tố khiến lái taxi trở thành một trong những nghề căng thẳng nhất nước Mỹ. Tài xế phải làm việc liên tục ngày lẫn đêm. Kể cả ngày nghỉ, lễ tết họ cũng không được nghỉ ngơi vì nhu cầu đi lại của khách hàng luôn thường trực. Nhất là ở các thành phố lớn của Mỹ, nơi có áp lực giao thông lớn, tỷ lệ tai nạn cao càng khiến các bác tài thêm phần căng thẳng. Không những thế, tài xế taxi luôn là đối tượng nằm trong vòng nguy hiểm vì bọn trộm cắp thường nhắm đến túi tiền của họ.

2. Giám đốc doanh nghiệp

nghe cang thang nhat nuoc my_09

Tính cạnh tranh khốc liệt trên thị trường kinh doanh, tài chính Mỹ khiến các giám đốc doanh nghiệp cảm thấy luôn căng thẳng. Một ngày của họ kín lịch từ sáng đến tối, luôn phải đưa ra các quyết định có thể ảnh hưởng đến hàng trăm nhân viên cũng như kết quả kinh doanh của cả công ty.

1. Nhân viên cứu hỏa

nghe cang thang nhat nuoc my_10

Mặc dù đây có rất ít tính cạnh tranh, cứu hỏa được xem là nghề căng thẳng bậc nhất ở Mỹ, vì nhân viên phải làm giờ giấc không cố định. Bất cứ khi nào, kể cả giữa đêm họ vẫn phải lên đường đi dẹp lửa mỗi khi có cuộc gọi. Ngoài ra, nhân viên cứu hỏa luôn phải đối diện với hiểm nguy như bị bỏng, ngạt khói hay những chấn thương nghiêm trọng. Nhiều khi họ làm việc liên tục trong thời tiết giá lạnh để dập lửa trong những trận cháy lớn.

Thanh Bình (Theo CNBC)

Theo Vnexpress (Thế Giới) - Ngày 01/02/2011

Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông báo, kể từ ngày 1-2 năm nay, hai từ mẹ và cha trong các bản mẫu xin cấp hộ chiếu và đăng ký cho trẻ em do người Mỹ sinh ra ở nước ngoài sẽ được thay bằng cụm từ 'thân sinh số 1' và 'thân sinh số 2'.

my tranh cai tu cha va me_01

Elton John và đứa con trai nhờ đẻ thay

Cụ thể, từ mẹ sẽ được thay thế bằng cụm từ thân sinh số 1 và từ cha sẽ được thay thế bằng cụm từ thân sinh số 2. Theo giải thích của Bộ Ngoại giao Mỹ, quy định mới "nhằm mô tả trung hoà giới tính của cha mẹ và thừa nhận quyền bình đẳng giữa các loại gia đình khác nhau".

Nói dễ hiểu hơn, việc mô tả theo giới tính bằng những từ cha và mẹ mâu thuẫn với hiện thực hiện nay ở Mỹ, nơi các gia đình đồng giới đã được chính thức thừa nhận và có quyền ngang bằng với các gia đình khác giới. Vì thế, nếu thực hiện chủ trương của Bộ Ngoại giao Mỹ, cả một thế hệ trẻ em Mỹ trong các gia đình đồng giới sẽ không còn cảm thấy mặc cảm chỉ bởi vì chúng có "hai người cha" hoặc "hai người mẹ".

Trong những năm qua, số lượng các gia đình đồng giới ở Mỹ và tương ứng là số lượng con cái trong các gia đình đó ngày càng nhiều. Theo các con số thống kê chính thức, hiện nay ở Mỹ, một phần ba các cặp đồng giới nữ và một phần tư các cặp đồng giới nam đang nuôi dạy ít nhất một đứa con (đương nhiên là con nuôi hoặc con nhờ đẻ thay).

Ngoại trưởng Hilary Clinton thừa nhận chưa tìm được phương án cuối cùng nhưng khẳng định trong các bản mẫu của Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn sẽ duy trì những từ nhắc đến mẹ và cha song song với các từ thân sinh số 1 và thân sinh số 2.

Phương án cuối cùng rất có thể là không thay thế mà thêm cụm từ này vào như: mẹ hoặc thân sinh số 1 và cha hoặc thân sinh số 2.

Tổng số lượng con cái trong các gia đình đồng giới ở Mỹ hiện nay là 300.000 em. Và theo dự báo, chỉ trong vòng 5 năm nữa, con số đó có thể lên đến 1 triệu em. Trong bối cảnh đó, có thể hiểu được lý do tại sao Bộ Ngoại giao Mỹ lại đưa ra chủ trương nói trên.

Nhưng một số nhà phân tích còn thấy một mặt khác của vấn đề - mặt kinh tế. Ai cũng biết thị trường nhận con nuôi và buôn bán "hàng sống" ở Mỹ đang tăng lên với một tốc độ chóng mặt. Nếu số lượng con cái các gia đình đồng giới nhận nuôi liên tục gia tăng và lên đến 1 triệu em như dự báo thì ngành kinh doanh môi giới con nuôi sẽ phất to và doanh số của ngành này có thể đạt tới hàng tỷ USD.

Một con số không hề nhỏ ngay cả đối với một nước giàu có như nước Mỹ. Vì vậy, theo ý kiến của một số nhà phân tích, chủ trương nói trên của Bộ Ngoại giao Mỹ phải chăng là nhằm hỗ trợ cho khuynh hướng kinh doanh béo bở đó?

Ngay sau khi chủ trương của Bộ Ngoại giao Mỹ được công bố, cả nước Mỹ đã chấn động và xôn xao bàn tán. Phía ủng hộ dĩ nhiên là giới đồng giới - những thành viên tích cực của các phong trào đồng giới hân hoan ăn mừng thắng lợi. Phía phản đối dĩ nhiên là nhà thờ và những người kiên trì khái niệm gia đình truyền thống.

Họ coi sáng kiến của Bộ Ngoại giao Mỹ là sai lầm vì đã bỏ qua hiện thực về mối quan hệ cha - con và mẹ - con vẫn còn thống trị trong xã hội. Họ cho rằng chủ trương đó không phù hợp với hiện thực sinh học và chỉ nhằm phục vụ một nhóm người có lợi ích đặc biệt.

Những cuộc tranh luận gay gắt trong đông đảo dư luận Mỹ xung quanh chủ trương mới này đã buộc Bộ Ngoại giao Mỹ phải suy nghĩ để tìm kiếm giải pháp hợp lý hơn. Theo báo chí Mỹ cho biết, đích thân Ngoại trưởng Hilary Clinton đã chỉ thị cho các nhân viên dưới quyền phải tìm cho được giải pháp không gây tổn hại cho các gia đình truyền thống.

Vũ Việt
Theo Tiền Phong (Người Việt 4 phương) - Ngày 13/02/2011

chuyen toi lam giau o my_01Tôi thì không nghĩ là mình thành công nhưng trong công ty họ lại gắn cho tôi cái nhãn hiệu đó. Riêng tôi biết rõ mình là ai và khả năng của mình đến đâu, thì ôi chao sao mà ngao ngán cái ngày mọi người biết mình chỉ là một anh khờ gặp may!

Ở thời gian này máy vi tính mới còn thô sơ, nhưng mẫu máy căn bản mới thành hình. Tôi tập tành lắp ráp máy tính và bán lẻ, lợi nhuận khá cao. Tôi bắt đầu tìm tòi về điện tử qua sự hướng dẫn của các bạn bè. Kinh nghiệm thực tế tôi có nhưng để tiến xa hơn tôi quyết định đi học, 2 năm ngồi ở college và tiếp tục lên cao hơn rồi tôi cũng có bằng kỹ sư. Nhưng có điều buồn cười là người khác học thì gần như đậu A còn tôi đậu C. Có nghĩa là cái bằng của tôi chẳng có ma nào thuê tôi làm việc mà có được thuê thì cũng chỉ là một anh cán sự chứ khó để làm kỹ sư.

Mặc dù thế nhưng chẳng lẽ học kỹ sư mà lại làm cán sự, coi sao được, nên tôi lại phải lên kế hoạch để làm kỹ sư cho bằng được. Tôi biết rằng có những đoàn của các công ty đến San Jose để tuyển nhân viên, và thông thường họ hay ở tại cái khách sạn Holiday INN góc đường số 1 và cầu vượt xa lộ 101. Biết rằng mình kém cỏi, tôi tự biết mình chẳng có cơ hội để được tuyển chọn.

Khi biết có các đoàn chuyên gia về làm việc, tôi nhờ bạn tôi giữ cho tôi một căn phòng xen kẽ với họ. Mục đích của tôi là phải tìm cách tiếp cận được với bất cứ đoàn nào, khi họ đi ăn sáng. Tôi cũng đi theo và cố tìm bàn ngồi gần họ và cố gắng ngày nào cũng tìm cách chào bất cứ ai mà tôi gặp. Good morning rồi cười duyên một phát và biến. Buổi chiều tối cứ khoảng 9 giờ là tôi lại xuống bar ngồi một mình chờ họ đến ngồi gần, vài ly rượu, hay ly beer tôi cố làm ra vẻ phóng khoáng và bắt chuyện với họ. Sau hai ngày thì tôi đã quen được vài nhóm.

Đến ngày trọng đại, tôi đến trường thật sớm và chờ đợi. Khi thấy họ đến từ xa thì tôi cũng từ từ tiến lại. Dĩ nhiên đã quen nhau thì phải chào nhau. Khi biết tôi đi tìm việc, một chuyên viên của nhóm đã nhìn tôi ái ngại khi nhìn học bạ của tôi rồi sau vài câu phỏng vấn ngoài lề, ông ta nhận hồ sơ của tôi và hẹn sẽ gọi cho tôi. Tôi ra về chẳng chút hy vọng gì.

Buổi trưa tôi cũng gặp lại ông ta, hoàn toàn không đả động đến chuyện nộp đơn sáng nay. Sau cùng thì ông hất đầu ra dấu cho tôi sang ngồi cùng. Ông nhìn tôi mỉm cười bằng cái nhìn tinh quái rồi nói: You are good. I like your game và thân thiện hỏi tôi: anh tốn bao nhiêu tiền khách sạn? Tôi cười tiu nghỉu trả lời : 450 USD vì hiểu là bị ông ta lật tẩy rồi. Ông vẫn hỏi: Tôi chỉ ngạc nhiên khi anh là một sinh viên tại sao anh lại ở chung khách sạn với chúng tôi trong thời gian này? Tôi cũng hóm hỉnh trả lời ông: Thật ra tôi đến ở khách sạn là để tìm một mối quan hệ vì với điểm đậu của tôi thì tôi chẳng có chút hy vọng nào được các ông để mắt tới, chứ đừng nói là được phỏng vấn.

Ông cười và hỏi tiếp: thế anh có tìm được quan hệ nào không? Tôi lại ngổ ngáo trả lời: ít nhất tôi chưa phải thất vọng, vì ông là quan hệ đầu tiên của tôi. Việc ông nhận hồ sơ của tôi sáng nay, đang thắp sáng niềm hy vọng của tôi. Ông cười lớn và nói nhỏ: đừng hy vọng nhiều vào tôi, sao anh không nghĩ là tôi chỉ không muốn anh bị chạm tự ái? Tôi lấy hết can đảm để bắn phát đạn cuối cùng: Tôi tìm đến khách sạn này là vì trực giác, tôi gặp ông cũng do trực giác và tôi biết là sau này cũng chính ông là người dẫn dắt tôi. Tôi xin ông đừng bố thí mà chỉ xin ông nhìn trong mắt tôi đang chứa đầy sự háo hức được làm việc và tôi biết là ông sẽ nhận tôi. Ông làm mặt giận và nói: bull shit và cả hai chúng tôi đều phì cười.

Nhưng cũng chính vì cuộc nói chuyện này mà con đường công danh của tôi lại chuyển sang một nghề khác. Ngày hôm sau ông nói với tôi ở phòng ăn: Tôi không thể nhận anh trong dịp này, nhưng tôi nhận anh theo cách thông thường như anh nộp đơn từ công ty và khi được nhận, tôi sẽ có thư thông báo. Một tháng sau, tôi lên đường đi Ohio làm việc. Tôi được nhận với vị trí kỹ sư cơ xưởng.

Hình như mỗi người đều có số mệnh riêng

Làm việc được 6 tháng thì hãng quyết định đóng cửa phân xưởng mà tôi làm việc. Khi nhận được cái check cuối cùng và vé phi cơ trở về nguyên quán, tôi tìm đến thăm người thày tốt bụng. Trong lúc chưa nói câu giã từ thì tôi thấy trên bảng ghi: Công ty có chương trình tuyển 25 Salemen để làm marketing, không cần kinh nghiệm và sẽ được huấn luyên tại trường huấn luyện của hãng trong 24 tháng.

Nhìn tôi chăm chú đọc thông báo ông Budd đã nghi ngời hỏi dò tôi: Anh không định xin qua làm marketing đó chứ? Tôi chẳng dấu giếm gì hết và nói ngay: marketing là ngành mà tôi yêu thích. Ông có thể cho tôi một chỗ không? Nheo mắt nhìn tôi ông hỏi: Liệu mày có theo được không? Tôi cũng dí dỏm trả lời: Ông còn nhớ lần nói chuyện của tôi và ông. Ông không nghĩ là tôi đã làm công việc tiếp thị và chinh phục ông mướn tôi khi tôi chỉ tốt nghiệp điểm C? Một lần nữa tôi lại thắng.

Hai năm tu nghiệp về marketing đã cho tôi biết bao kinh nghiệm sống và làm việc. Học xong tôi được chuyển về chi nhánh của công ty tại Century City, chỉ cách Bervely Hill chỉ một con đường. Thời điểm này một số các công ty lớn chuyên về retail có ý định thay đổi hệ thống máy tính (point of sale) và tôi khá thành công trong việc tiếp cận với khách hàng. Các hãng sản xuất tranh nhau tiếp thị và dùng đủ mọi cách để giữ khách hàng, mặc dù vậy tôi cũng thành công khi có một số lớn các accounts của chi nhánh và từng được tuyên dương là "Nhân vật của năm". Rồi một chuyện tình cờ làm tôi nổi danh hơn, làm tôi cảm thấy mình giống như nhân vật Vi Tiểu Bảo trong truyện Trung Quốc. Câu chuyện thật khó tin nhưng là chuyện đã xảy ra.

Số là một retail store tại khu vực Los Angeles mua và thay thế toàn bộ hệ thống máy tính tiền. Ba tháng đầu tiên hệ thống chạy rất tốt nhưng sau đó thì trục trặc liên tiếp.

Trở ngại là: Trước khi cửa hàng mở cửa hệ thống toàn bộ không hề có dấu hiệu trở ngại, nhưng khi cao điểm (có khách hàng đông) là máy chủ bị tê liệt. Rất nhiều kỹ sư được gửi đến để sửa chữa, nhưng bất kể họ làm gì máy chủ vẫn chứng nào tật ấy. Tình trạng gây ra làm khách hàng nổi giận và đòi huỷ hợp đồng. Tất cả các mạch chủ đều được thay mới. Hệ thống dây cable được kiểm soát lại và tất cả gần như hoàn thiện. Sau vài tuần trở ngại liên tục xảy ra, tôi đã phải đến để ghi nhận sự việc kỹ thuật trục trặc để làm báo cáo. Viễn cảnh bị mất khách hàng và hậu quả của việc đánh mất khách hàng làm tôi nổi cáu. Trong phòng chứa máy chủ, chỉ có mình tôi, rồi không dằn được bực bội, tôi tức giận đá vào thân máy liên tiếp hàng chục cái và rồi mắt tôi sáng ra khi thấy xác một chú chuột nhắt đã khô rơi xuống đất.

Tôi bắt đầu kiểm tra lại hệ thống dây và sau gần 3 giờ tôi phát hiện ra chỉ duy nhất có một sợi bị chuột gặm nhấm đứt gần quá nửa. Tôi cắt bỏ đoạn bị cắn và nối lại. Ôi sung sướng làm sao toàn bộ hệ thống chạy như chưa bao giờ bị hỏng. Tôi thông báo với engineer deparment bộ phận có trách nhiệm sửa chữa với lý do : một mạch điện bị lỏng. Tôi thì không nghĩ là mình thành công nhưng trong công ty họ lại gắn cho tôi cái nhãn hiệu của người thành công. Riêng tôi khi biết rõ mình là ai và khả năng của mình có những gì, thì ôi chao sao mà ngao ngán cái ngày mà mọi người biết mình chỉ là một anh khờ gặp may!!!

Giải thích: sợi dây điện vì bị chuột cắn mất quá nửa, nên khi hệ thống máy con chưa sử dụng, nó vẫn đủ sức tải, nhưng khi có nhiều máy cùng chạy, dòng điện mạnh hơn, làm dây nóng và cắt mạch. Mặc dù các kỹ sư có đến và đo lại tất cả các dây, nhưng khi đo nguội thì mạch điện vẫn liền, đó là tại sao không tìm ra nguyên do máy không chạy khi cao điểm.

Thăng trầm

Như tôi đã kể ở đoạn trên là tôi sớm có một số tiền, vì may mắn có công việc làm sớm nhưng tôi lại tham lam khi thấy bạn bè tôi thành công vì cổ phiếu. Tôi liều lĩnh muốn ăn mẻ lớn, nên vào một ngày thức dậy tôi mới biết qua đêm thức dậy thấy mình trắng tay. Tôi bị shock khá nặng, và xin nghỉ một tháng để "hưởng thụ".

Sẵn còn vài ngàn vừa lãnh xong, tôi điên lên và cương quyết phải đốt cho bằng hết, cứ thích gì thì làm cái đó. Cái tôi thích nhất là đi ăn sushi bar và ông bạn người Nhật (là một khách hàng địa ốc mà tôi chọn lọc, tôi đến đây cũng chính vì tôi từng theo sát ông trong những ngày chưa xảy ra sự cố thị trường chứng khoán bị sụp đổ) thời gian này trở thành bạn nhậu của tôi.

Thân nhau hơn, và vì biêt tôi vừa bị phá sản về chứng khoán, tôi được ông mời đến nhà chơi và sau cùng thì ông cũng còn biết tôi là một real estate broker. Có thể ông muốn giúp tôi nên ông ngỏ ý muốn bán một plaza với giá 32 triệu USD, và hỏi tôi có thể list lên market cho ông không? (Ông cũng không ngờ rằng;để tiếp cận được với ông tôi đã mất khá nhiều công lao).

Dĩ nhiên là tôi rất vui mừng vì mục đích đã thành công. Bây giờ lúc đi vào hợp đồng. Thoả thuận hoa hồng 10%. Thời hạn hợp đồng một năm. Sau đó vì những xáo trộn liên tiếp xảy ra cho thị trường địa ốc, tôi cũng không có nhiều hy vọng có thể bán được, nên tôi hợp tác với một broker khác cùng ra sức bán với tôi. Tôi cũng phải nói thêm, tôi không là broker thường xuyên của thị trường địa ốc bình thường, mà chỉ chuyên về tài sản địa ốc bị foreclosure, nên cơ hội có khách mua tài sản có giá trị lớn cũng bị giới hạn. Nhưng số may của tôi vẫn còn nên chỉ bảy tháng sau, tôi bán được, nhưng không phải bán cho thị trường nột địa Mỹ, mà thân chủ của tôi lại là một triệu phú người Anh. Vì vậy tôi hưởng trọn tiền hoa hồng mà không phải chia cho ai.

Vài tháng sau bốc đồng tôi nhảy sang làm việc cho một hãng khác, cũng trong ngành sale, công việc mới đòi hỏi tôi phải ra nước ngoài những quốc gia nằm trong lãnh thổ mà tôi có nhiệm vụ phát triển thị trường cho công ty mới. Tôi bận rộn quên đi chuyện bán cái plaza của ông bạn người Nhật. Nhưng 5 tháng sau đó tại London, tôi có dịp cùng tham gia một cuộc họp công nghệ với đối tác tại đây. Sau buổi họp này có một vị hỏi tôi về tình hình địa ốc tại Mỹ, sau đó ngỏ ý muốn tìm mua một bất động sản để kinh doanh. Tôi chợt nhớ đến cái plaza của ông bạn Nhật. Đêm đó tôi gọi về Mỹ và yêu cầu ông bạn người Nhật gửi thư phát nhanh cho tôi toàn bộ thông tin về cái plaza này. Tôi không thể ngờ được là chỉ 15 ngày sau, vị khách có mặt tại sân bay San Francisco, chỉ 1 tuần sau chính thức ký hợp đồng mua bán. Mặc dù không bán được 30 triệu nhưng giá bán củng mang lại cho tôi một khoản hoa hồng khá lớn, 2,7 triệu USD, một con số có nằm mơ cũng không nghĩ đến được.

Nhưng thật sự tôi đang có số tiền đó, không tin cũng chẳng được, con số lợi nhuận quá lớn từ địa ốc làm tôi suy nghĩ lại, và quyết định bỏ nghề chuyên môn và đi chuyên ngành về địa ốc. Thời điểm này lại là thời kỳ hưng phấn của địa ốc, nhà không có để bán, chỉ cần treo bảng có khi buổi sáng đến buổi chiều đã có thể kiếm chục ngàn dollars. Với số tiền sẵn có tôi mua nhà liên tục và bán cũng liên tục. Có lúc tôi mua đến 16 căn nhà Shapell đắt tiền với mục đích thắng lớn.

Nhưng lại nhưng phải không các bạn, đang say sưa với chiến thắng thì vào một buổi chiều đất trời rung chuyển, trận động đất to lớn đã làm cho toàn bộ thị trường địa ốc khựng lại. Ngay ngày hôm đó tôi bị mất 90.000 USD vì Escrow của tôi không đóng được, người mua bỏ hợp đồng trị giá 1,3 triệu USD mà mức lời của tôi là 90.000 USD. Liên tục các tháng sau đó chẳng ai mua và người ta thi nhau bán nhà. Tôi còn chút tiền mặt cầm cự nhưng với 16 căn nhà mà mỗi tháng tôi phải trả mortgages từ 2,5 cho đến 4 nghìn USD cho một căn. Chỉ ba tháng sau đó tất cả tiền tiết kiệm của tôi không cánh mà bay và cuối cùng tôi phải bán rẻ đi 12 căn chỉ còn giữ lại 4 căn làm vốn mà giá trị của cả 4 căn chỉ vào khoảng 1,2 triệu USD.

Tôi quyết định bỏ nghề quay lại làm kỹ sư, rồi vì không trông coi được tôi củng bán hết và mua một trang trại cũ có diện tích gần 1 arce với giá 600.000 USD ở thành phố Milpitas, CA. Thỉnh thoảng tôi vẫn hoạt động rời rạc trong lĩnh vực địa ốc. Rồi một hôm tôi lại nổi máu liều khi biết có một khu đất vùng New Jessey có diện tích 45 arces được rao bán với giá 850.000 USD, tôi quyết định mua ngay và vét đến đồng bạc cuối cùng để mua cho được. Mặc dù chưa hề biết nó nằm ở đâu (khi mua nhà đấu giá, bạn chỉ có 3 ngày để thanh toán). Mua xong tôi mới đi coi.

Mảnh đất này nằm cách trung tâm thành phố 65 dặm, và hiện do người thuê quản lý. Sau khi biết tôi là chủ mới họ đề nghị tiếp tục thuê lại và trả trước 2 năm tiền thuê với giá 7.000 USD/một tháng và hợp đồng là 15 năm. Dĩ nhiên là tôi đồng ý, tôi trở về San Francisco tôi làm thủ tục vay ngân hàng. Số tiền tôi phải trả hàng tháng là 5,200 USD. Như vậy tôi vẫn lời được 1.800 USD một tháng. (Khi vay tiền, ngân hàng có cho định giá tài sản, mặc dù tôi chỉ mua có 850.000 USD, nhưng theo bảng định giá miếng đất có giá trị 1.270.000 USD. Sự sai biệt là equity. Equity này cho phép tôi rút lại toàn số vốn đã bỏ vào và số nợ còn lại được chia ra trong 30 năm, mỗi tháng trả 5.200 USD cho đến hết 30 năm là xong).

Kể từ đó tôi không có nhiều dịp để tham gia vào thị trường địa ốc và an phận với những gì mình đã có. Rồi một ngày mới lại xảy đến cho tôi. Đúng vào ngày 4/7/1998,sau khi đi dự tiệc về, đường lên nhà tôi bị chặn lại. Cảnh sát cho biết là nhà tôi vừa bị cháy. Tôi gọi cho một anh bạn để xin ngủ nhờ, khi đến nơi tôi thấy anh bạn đang xếp ra bàn 2 cái ly và chai rượu vừa cười vừa đùa: Chúc mày vừa trúng số. Tôi đâm cáu vì nhà vừa bị cháy gặp thằng bạn quí lại mỉa mai. Làm tôi phát cáu nhưng nó vẫn cười hề hề và nói nhỏ: mày cứ chửi bố mày đi sáng ngày mai mày trở về nhà thì biết..

Sáng hôm sau tôi trở lại nhà tôi, cảnh tượng thê lương căn nhà to lớn chỉ còn lại 2/3 khói đen bám quanh nhà. Ở một góc sân vẫn có chỗ còn âm ỉ mồi lửa, và trước nhà tôi có hàng trăm người đang bu quanh. Người nào cũng cố bám lấy tôi và đề nghị cho họ làm người đại diện để làm việc với hảng bảo hiểm. Sau cùng tôi cũng chọn được một người. Việc đầu tiên là buổi sang họ mang lại cho tôi một tấm check của công ty bảo hiểm có trị gía 20 ngàn đô để tôi chi phí cấp thời, họ cũng mang đến hơn 10 người đến để liệt kê tài sản của tôi. Toàn bộ quần áo họ thu hết. TV, các loại máy đều bị thu gọn, mà quần áo là nhiều nhất.

Một chuyên viên nói với tôi: Chưa bao giờ tôi thấy ai có nhiều quần áo như ông! Thật ra chẳng phải là tôi có nhiều quần áo, mà chỉ vì tôi có thói quen cứ hàng tháng tôi lại đóng thùng gửi về cho thân nhân ở Việt Nam. Số quần áo này tôi mua ở chợ trời nên nhiều vô kể. Chẳng ngờ rằng trong bảo hiểm có điều khoản nói rõ: đối với vất dụng quần áo thì cứ một đổi một vì vậy kể cả miếng giẻ lau nhà cũng được tính lá 1 unit. Tổng kết Bảo hiểm phải đền cho tôi từ quần áo và các vật dụng khác và tiền sửa nhà lên đến trên 2,3 triệu USD. (Ghi chú: Bảo hiểm hoả hoạn, của tôi có Cover limit up to 3 triệu USD).

Tôi quyết định bán phần đất của khuôn viên được 1,7 triệu USD. Có thêm chút tiền tôi có ý định nghỉ hưu sớm. Nơi đầu tiên tôi nghĩ đến là về Việt nam. Nghĩ là làm, tôi mua vé về Việt Nam ngay sau đó vài ngày. Ôi chao Việt Nam vui quá và tôi ở lỳ đến 6 tháng. Tôi quay lại Mỹ sau 6 tháng, một cảm giác xa lạ chợt đến. 6 tháng tách xa cộng đồng làm như đã có những khác biệt quá lớn lao. Tôi vẫn phân vân không biết nên quyết định về hay ở lại Mỹ thì có anh bạn đang ở Việt Nam kệu réo: Mày ở lại Mỹ làm gì, về đây tao với mày mua chung miếng đất làm cái trang trại gần thành phố an dưỡng hưu trí cho rồi. Đột nhiên tôi thấy anh em họ hàng hiện ra. Có người giàu có, có người quá khổ, một lũ cháu dại, những quyến luyến thân tình.

Thế là tôi ok về Việt Nam.

Có thể bài viết trước tôi lấy cái tựa đề như vậy chưa hẳn là phù hợp. Có lẽ, tôi phải đặt cho câu chuyện một cách gọi nhẹ nhàng hơn, như may mắn đã đến với tôi như thế nào trên đất Mỹ mới là đúng. Gọi như thế nào có thể chẳng quan trọng gì, cái quan trọng là trong hai bài viết này tôi đã có dịp cùng chia sẻ với các bạn một câu chuyện thật đời người. Thành công cũng lắm, mà thất bại cũng nhiều.

12 câu tôi đúc kết dùng làm topic cho từng đoạn trong câu chuyện, chẳng phải ngẫu nhiên mà có. Nó được tôi rút gọn để chia sẻ với các bạn một điều: Sự thành công không căn cứ vào một điều nhất định nào, mà nó cần tất cả các yếu tố để thành công từ may mắn, gian truân, trí tuệ và cả độc ác nữa. Vì vậy mới có khi cứng phải cần mềm, và đừng mang cái tôi ra ca tụng. Đạo lý đòi hỏi con người phải công bằng. Đức tin là của trân bảo, nhưng đôi lúc lại chỉ là cát bụi vì vậy mới có dịu ngọt chớ nghe. Câu chuyện của tôi chấm dứt ở đây, vô cùng cảm kích các Bạn đã có những phản hồi ưu ái dành cho tôi.

Kính chào.

Charles Tran

Theo Vnexpress (Người Việt 5 châu) - Ngày 08/03/2011

Tượng nữ thần tự do, Nhà Trắng, công viên Disney, Hollywood, phố Wall, đó là những hình ảnh gợi nhớ đến nước Mỹ.

Nhưng không chỉ có vậy, còn những điều thú vị gì ở đất nước giàu có này? Dưới đây là top 10 thành phố hấp dẫn khách du lịch nhất nước Mỹ.

New York

thanh pho du lich hap dan nhat my_01

New York không chỉ là thành phố hấp dẫn nhất nước Mỹ mà còn được coi là một trong những thành phố du lịch hấp dẫn nhất hành tinh. New York đặc biệt trước hết là ở nét kiến trúc của nó mà tiêu biểu nhất phải nói đến những toà nhà chọc trời..

Manhattan

thanh pho du lich hap dan nhat my_02

Thứ nữa là nét đa văn hoá của thành phố- New York thực sự là nơi hội tụ của mọi sắc tộc với đầy đủ các nền văn hoá khác nhau. Không ở một nơi nào trên thế giới giống như nơi đây, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những nhà hàng tốt nhất với đủ loại món ăn, khách sạn hảo hạng, trung tâm mua sắm, bảo tàng, rạp chiếu phim...

Boston

thanh pho du lich hap dan nhat my_boston

Trong khi New York nổi bật với những toà nhà chọc trời thì Boston lại được biết đến bởi các khu phố sống động. Dạo quanh thành phố khiến bạn sẽ cảm thấy như mình đang được đọc một cuốn sách giáo khoa về lịch sử nước Mỹ.

Là trung tâm văn hoá và thương mại của New England, Boston là nơi hội tụ những gì tinh tuý nhất của khu vực này với những món đặc sản mà bạn không thể tìm thấy ở đâu khác trên khắp nước Mỹ như tôm hùm Maine, món sô-đơ chai New England...

Washington DC

thanh pho du lich hap dan nhat my_03

Thành phố này dường như càng trở nên đặc biệt vào mùa xuân khi hoa trong những khu vườn và công viên đua nở. Nếu đi thăm quan Nhà Trắng, bạn sẽ được viếng thăm White House Garden, Jacqueline Kennedy Garden, Rose Garden những khu vườn có một không hai trên thế giới.

Một địa danh lịch sử bạn không thể bỏ qua khi ghé thăm thành phố đó là đài tưởng niệm Washington. Ngoài ra còn có rất nhiều những viện bảo tàng, quán bar, nhà hàng lớn, câu lạc bộ đêm và các cửa hàng sang trọng...

Miami

thanh pho du lich hap dan nhat my_04

Với hơn 16 km bờ biển, những bãi cát trắng trải dài, Miami là thành phố mang đậm chất văn hoá Mỹ Latinh. Nếu bạn không có cơ hội đến thăm đất nước Cuba tươi đẹp thì chuyến đi tới Little Havana ở Miami sẽ cho bạn một cái nhìn toàn diện nhất về viên ngọc vùng Caribe với xì gà, cà phê, âm nhạc, những đồ vật lưu niệm thủ công và nhà hàng đầy màu sắc...

Las Vegas

thanh pho du lich hap dan nhat my_las vegas

Được coi là thiên đường giải trí, nơi đây quy tụ các khách sạn 5 sao hàng đầu thế giới, các spa độc quyền và những sân golf tiêu chuẩn quốc tế. Las Vegas còn là kho bảo tàng thiên nhiên độc đáo với Red Rock và Grand Canyon, sông Colorado và Death Valley - điểm đến du lịch hấp dẫn cho những người yêu thiên nhiên.

Orlando

thanh pho du lich hap dan nhat my_orlando

Là nơi có công viên giải trí lớn và hiện đại bậc nhất trên thê giới, Walt Disney World là địa điểm nổi tiếng mà bất kỳ du khách nào khi đến với nước Mỹ cũng đều muốn ghé thăm, công viên này không phải là thế giới riêng cho trẻ nhỏ mà những du khách lớn tuổi cũng có thể tìm cho mình niềm vui trong đó. Bên cạnh Walt Disney World Resort, thành phố còn có các địa danh nổi tiếng khác như Universal Orlando Resort, và SeaWorld...

San Diego

thanh pho du lich hap dan nhat my_san diego

Thành phố có khí hậu đặc trưng của vùng Địa Trung Hải, những đặc sản của Mexico và mang đậm nét văn hoá Tây Ban Nha, công viên thuỷ sinh, vườn thú và được mệnh danh là viên kim cương của vùng Nam California. Nơi đây cũng nổi tiếng với các bãi biển tươi đẹp, là địa điểm lý tưởng cho môn thể thao lướt sóng.

Los Angeles

thanh pho du lich hap dan nhat my_los

Hollywood và Beverly Hills, Malibu và Sunset Boulevard - đó là những địa điểm bạn đã lên kế hoạch phải ghé thăm khi đến nước Mỹ, bạn sẽ được thỏa mãn nếu tới Los Angeles. Thành phố tươi đẹp này là nơi hội tụ của rất nhiều những địa điểm du lịch hấp dẫn đang chờ đón bạn khám phá.

Seattle

thanh pho du lich hap dan nhat my_seattle

Nếu bạn nghĩ Seattle là thành phố luôn luôn ẩm ướt với những cơn mưa thì bạn đã hoàn toàn sai bởi đến đây bạn sẽ bất ngờ với những hàng cây xanh tốt và vẻ đẹp hùng vĩ của dãy núi Cascade ở phía đông và ngọn Olympic ở phía tây. Lái xe qua Seattle vào một ngày trời quang mây tạnh sẽ khiến cho bạn có cảm giác như mình đang trôi bồng bềnh trên những đám mây dưới nền trời xanh ngắt.

San Francisco

thanh pho du lich hap dan nhat my_san

Thành phố nổi tiếng với những đồi dốc và xe điện có rất nhiều những khu vườn xinh đẹp và những món ăn ngon. Khi tới San Francisco, bạn hãy dành chút thời gian tới thăm Napa Valley để thưởng thức cảnh đẹp của vương quốc rượu vang và thử nhâm nhi hương vị tuyệt vời của rượu vang nơi đây. Một địa danh khác của San Francisco đó là hồ Tahoe - "viên ngọc của Sierras", hồ đẹp nhất nước Mỹ.

Hùng Cường - Mai Anh

Theo VDC (Thế Giới) - Ngày 07-02-2011


co duyen tren dat my_01Độc giả Charles Trần - tác giả của bài viết 'Tôi làm giàu ở Mỹ thế nào' - chia sẻ về những ngày đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ.

Kính gửi báo VnExpress,

Sau khi đọc lại một số các góp ý của bạn đọc, tôi vì rảnh rỗi nên viết tiếp phần còn sót lại của bài trước. Hy vọng bài này củng sẽ được quý báo đón nhận.

Trong bài Tôi làm giàu ở Mỹ như thế nào mặc dù muốn trải dài câu chuyện của tôi, nhưng lại cố tóm tắt, nên còn bị thiếu sót những đoạn vui nhộn. Vì vậy tôi cố hoàn thiện thêm phần này để các bạn có cái nhìn vào những khúc, đoạn mà trong bài trước còn sót lại. Tôi cũng dùng bài này để trả lời một số các bạn đã hỏi tôi: Trong sự thành công có may mắn đi kèm không? Câu hỏi của các bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài này. May mắn nếu có thì là một ân sủng, nhưng may mắn cũng chưa hẳn là tốt đâu. Vì may mắn luôn có tai hoạ đi cùng, cũng như làm sao nói được là mình đang gặp may mắn? Tôi sẽ cùng chia sẻ với các bạn về may mắn trong một bài khác.

Có bạn gợi ý kiến là tôi nên viết sách. Bạn đã không chịu nhìn rồi, vì đã là sách thì luôn không đúng sự thật, mà cho có đúng thì vẫn bị dễ dàng đào thải vì sự khác biệt trong môi trường cũng như nhân sinh quan của xã hội và thời gian. Tôi nhận được nhiều cổ vũ, vui thì có vui, nhưng tôi lại thấy rằng thì ra còn quá nhiều người chưa từng trải nghiệm.

Có một bạn khi nhận định về bài viết của tôi: "Đủ ăn đủ mặc là quí rồi". Tôi thấy mừng cho anh bạn này vì anh ta là người sung sướng và không cần được chia sẻ về kinh nghiệm làm giàu. Giấc mộng của anh bạn ấy chỉ có vậy (!!)

Có anh: (BLOC) hỏi tôi về chuyện credit card và nghi ngờ rằng liệu có ai cho lấy tiền ra như vậy không và nếu làm như tôi thì ngân hàng làm sao có lãi. Anh bạn này cũng chẳng chịu nhìn chút nào, vì khi mức tín dụng đã cho anh, thì anh dùng cách nào là quyền của anh. Mỗi lần anh cash tiền ra anh phải trả cash advanced fee như vậy khi dùng thẻ là anh làm lợi cho ngân hàng chứ đêu có phạm luật như anh bạn nói đâu!

Còn anh nói đến dự án 1.000 mobile home park, là tôi đã làm cú lừa khách hàng, còn tôi gọi là chiến lược phát triển kinh doanh đấy anh bạn ạ. Chẳng ai lại đâm đầu đi mua chỗ đậu mobile home park tại một nơi chưa có dự án phát triển. Còn tôi lên dự án, có bài bản, có giấy phép kinh doanh. Mặc dù số tiền tôi bỏ ra ban đầu không lớn, nhưng lợi nhuận tôi bán đi thì gấp vài chục lần vốn tôi bỏ ra. Xin anh nhớ cho là tôi không xây dựng mobile home park, nhưng người mua lại của tôi họ vẫn kiếm lợi bằng dự án mà tôi khai sinh ra.

Ví dụ thứ nhất khi tôi nói về việc được cho 100 USD, tôi không gọi đó là thành công vì tôi chỉ làm có một lần. Tôi viết lên để so sánh cái góc độ liêm sẻ của con người, cũng như lòng tự tin nó được đánh giá cao đến đâu.

Tôi xin đựơc kết luận vắn tắt như sau: Trên diễn đàn này mục đích của người viết và cả người đọc là được chia sẻ, có những điều không áp dụng được cho người này, nhưng vẫn có thể áp dụng cho người khác. Kinh nghiệm của mỗi ngưởi trải nghiệm trên mục này nó như một mâm bánh, bạn hãy ăn miếng nào bạn có thể ăn nhưng đừng vội vã ăn hết và chê là không biết làm bánh.

Câu chuyện của tôi lại phải quay trở lại, với kỷ niệm của những ngày mới đến Mỹ. Câu chuyện này lại là tiền thân của câu chuyện: Tôi làm giàu trên đất Mỹ ra sao? Xin các bạn cho phép tôi vào cuộc nhé!

Một hôm tôi nhặt được tờ báo địa phương cũ trong phần quảng cáo tìm nhân sự có một hãng đóng tàu của thành phố đang cần tuyển công nhân lao động bao gồm: electrician, carpenter, và welder.Với vốn liếng tiếng Anh có hạn, tôi hiểu electrician là thợ điện, hay carpenter là thợ mộc nhưng welder thì tôi chịu, chẳng hiểu nó là cái quỉ quái gì nhưng tôi vẫn tự đến để xin việc.

Khi tôi đến văn phòng của hãng, điều khiến tôi không ngờ rằng hình như mọi người đều quen tôi. Một phụ nữ tiến ra và hỏi: anh có phải là Mr Trần, người Việt Nam, mới đến thành phố này? Tôi vừa gật đầu vừa run vừa rặn mãi mới ra được chữ "yes madam". Thế là những tiếng "welcome to" thật thân thiện của họ dành cho tôi đã làm tôi bớt đi rất nhiều ngỡ ngàng. Sau khi biết tôi đến để tìm việc làm, họ cho tôi điền đơn vào một mẫu đã in sẵn và bảo tôi ngồi chờ. Khoảng 15 phút sau, một người da đen to lớn và chững chạc ra dấu cho tôi vào phòng bên trong, và ông đã rất lịch sự và tỏ ra thật kiên nhẫn khi đặt câu hỏi và nghe tôi trả lời bằng tiếng anh với ông. Sau cùng thì chúng tôi cũng hiểu nhau. Ông biết tôi cần việc làm nhưng không tin tưởng lắm về những điều tôi khai, còn tôi thì gần như quả quyết là tôi có thể làm cả ba công việc mà hãng đang cần. Ông gọi một nhân viên về quản lý nhân sự rồi ái ngại nhìn tôi và nói: Thợ điện đã hết chỗ, thợ mộc cũng vậy, chỉ còn welder vậy anh có muốn làm welder không? Thật tội nghiệp cho tôi đã không hiểu, thế mà khi người ta hỏi tôi lại thản nhịên gật đầu.

Một ngày kinh hoàng bắt đầu. Tôi được giao cho một mảnh giấy để đi xuống khu vực thi hành nghề. Khi đến nơi tôi mới hiểu: Chúa ơi nó là nghề thợ hàn mà cả đời tôi có biết hàn là gì đâu! Nhưng đã lỡ phóng lao thì phải theo lao. Tôi nhận được 6 miếng sắt và theo tiêu chuẩn của khảo sát là tôi phải hàn 6 miếng sắt lại với nhau ở những vị trí khác nhau. Flat weller - hàn trên mặt phẳng, horizental -hàn vị thế nằm ngang và over head - hàn qua khỏi đầu. Tôi mang 6 miếng sắt vào boot thi, miệng tôi trở nên đắng ngắt. Tôi chẳng biết mình phải làm gì, mà bỏ ra về thì không ổn, nên trong đầu tôi cứ suy nghĩ trăm phương ngàn kế chỉ làm sao ra khỏi chỗ này một cách bảo toàn danh dự. Chẳng biết là tôi có ở hiền không nhưng quả thật trời đã không phụ lòng tôi. Sau gần một giờ đồng hồ chôn chân trong cái boot vải và hút gần hết gói thuôc mang theo, thì ngay boot bên cạnh có một người khác vào thi. Ông ta chỉ cần 15 phút là đã xong. Người giám sát đi vào quan sát mối hàn và quyết định trình độ hàn của người thi.

Ngay sau khi người thi bên cạnh này bước ra, tôi đã có kế thoát thân bẳng cách lén lấy những thanh sắt mà người kia đã hàn mang sang bên boot của tôi rồi cũng mời giám thị vào để xét nghiệm. Ông ta coi xong rồi hý hoáy vài hàng chữ vào tờ giấy của tôi bảo tôi mang trả lại phòng nhân viên. Mục đích của tôi chỉ là để có kế thoát thân trong danh dự thế mà khi tôi trao miếng giấy cho ông trưởng phòng nhân viên ông ta đã rú lên: Tuyệt quá, quá tuyệt anh bạn trẻ ơi. Chúc mừng anh, anh được nhận làm thợ hàn loại một (first class welder). Nghe ông ta nói mà tôi bủn rủn cả chân tay. Tôi nào có muốn làm thợ hàn loại một, chẳng qua là tôi chỉ muốn có cớ để cho xong việc làm dại dột của mình. Tuy thế vẫn chưa kinh hoàng nếu so với lúc ông ta bốc phone gọi cho đài truyền hình và thông báo: Người công dân mới của thành phố đã được hãng nhận với vị trí chuyên viên hàn hạng một.

Đến nước này thì thôi đã phóng lao đành phải theo lao, bất quá ngày mai mình lấy cớ không thích nghề hàn và không đi làm thế là ổn (tôi tự an ủi). Nhưng lại kinh hoàng hơn khi về đến nhà thì đã thấy người bảo trợ tươi cười bắt tay và nói: Chúc mừng anh, tôi vừa được phone của hãng đóng tàu và đài truyền hình cho biết là anh đã thành công hoàn tất welding test, và sẽ đi làm ngày mai. Để mừng cho tôi ông bà bảo trợ cho lục tung tủ lạnh và lấy hết thực phẩn ra làm một bữa "cook out" với mấy người hàng xóm tham dự. Tới giờ ngủ, tôi còn nghe ông bảo trợ dặn dò: anh phải dậy lúc 4 giờ sáng, tôi sẽ chở anh đi làm và buổi chiều sẽ đón anh! Cả đêm ngủ không được, tôi chỉ mong 4 giờ sáng đừng bao giờ đến nhưng sao đêm nay nó lại ngắn thế chỉ trở mình vài cái là đã bị ông bảo trợ đánh thức và bị đưa tới nơi kinh hoàng nhất của tôi. Vì là thợ loại 1 nên tôi được phân công trên tầng 7 của chiếc tàu đang đóng, tôi được giao cho những chiếc đũa hàn to bằng ngón chân cái và một blue print ghi rõ những phần việc mà tôi phải hàn.

Sau cả tiếng đồng hồ kéo giây hàn, tôi đã chuẩn bị cho giờ phút mà tôi bị đuổi ra khỏi hãng vì không biết hàn. Thế nhưng ở đời vẫn có những cái bất ngờ. Số là sau hơn 3 giờ đứng rồi ngồi và chỉ để hút thuốc, 10 giờ sáng người trưởng bãi đi kiểm tra công việc, khi thấy tôi chưa hàn mối nào thì lập tức ra dấu cho tôi theo ông ta xuống văn phòng điều hành. Một phép lạ đã xảy ra. Tôi đành thành thật trình bày những sự việc liên tiếp xảy ra từ khi tôi đến xin việc và cũng xin lỗi ông ta vì lỗi lầm mà tôi đã gây ra. Nói xong tôi ngạc nhiên khi thấy ông ta ôm bụng cười rồi bỏ ra ngoài. Tôi chẳng biết làm gì hơn, đang định đứng dậy đi về thì ông ta trở lại với một người khác và bàn giao tôi cho người này. Thế là ngày hôm đó tôi làm thợ vịn với mức lương thợ hàn loại 1, mức lương 14 USD một giờ. Đến 4 giờ chiều tôi bị mang trả lại cho phòng điều hành. Mặc dù chỉ mới là nhân viên có một ngày, nhưng môt ngày thật có giá trị với tôi, và biết rằng mình sẽ bị đuổi, nên tôi tỏ vẻ bịn rịn với anh thợ làm chung vì nghĩ mình chẳng còn cơ hội để làm thợ hàn thêm một ngày nào nữa.

Thế nhưng chuyện thần tiên lại vẫn xảy ra trong thế kỷ 20 này đó các bạn. Sau khi trở lại phòng điều hành, người trưởng bãi cho tôi biết là tôi không bị đuổi và đề nghị tôi theo học một khoá học chuyên ngành hàn do hãng đào tạo. Thời gian học là 6 tháng và tôi vẫn được hưởng lương thợ hàn loại 1 trong suốt quá trình khoá học. Sau này tôi mới biết là người trưởng bãi từng là phi công trực thăng và đã có thời gian tham chiến tại Việt Nam. Cái lý do để ông ta giúp tôi là vì tôi đã thể hiện được cái đàn ông tính. Viết đến đây tôi xin ngừng một phút để nhớ về ông Garry một người đã giúp tôi bước vào đời sống Mỹ. Theo như lời giải thích của ông Garry, thì công ty có nhu cầu sử dụng một số chuyên gia ngành hàn, có trình độ cao, và học viên được tuyển là do đốc công đề bạt. Chương trình được review và học lại từ đầu nên mới có sự may mắn xảy đến cho tôi.

Sau 6 tháng, tôi là một trong ba người có điểm đậu cao nhất (thủ khoa). Tôi bây giờ đã có tay nghề cao, để có thể hàn bất cứ một loại hợp kim nào từ đóng tàu cho đến hàn những ống nối nhỏ như ruột bút bi cho các hệ thống thí nghiệm. Với đồng lương 14 USD một giờ, thời điểm đó được gọi là mức lương khá cao. Một kỹ sư mới ra trường lương chỉ 12.000 đến 15.000 một năm. Những người không có nghiệp vụ lương tối thiểu chỉ có 2.75 USD/giờ. Vì sống trong một thành phố nhỏ, tôi biết để dành và tiết kiệm tối đa, nên chỉ sau vài năm trong tài khoản tôi đã có một số tiền tương đối. Nhưng đó vẫn là chuyện sau vài năm vì thời gian này tôi vẫn còn nhiều điều thú vị để kể cùng các bạn.

Để không bị gián đoạn những điều thú vị trong thời gian tôi đi học nghề hàn thì một tai nạn khác xảy ra cho tôi. Số là tôi ở thuê một căn hộ tại số 1900 Oldshell Rd, Mobile Alabama, căn nhà thật cũ, có 1 phòng ngủ và 1 phòng khách, với giá 70 USD một tháng. Chủ nhà là một thiếu phụ ở tuổi 60, hiền lành và rất đạo đức. Vào một buổi sáng tôi nhảy vượt bậc ở cầu thang, nên cái cầu thang cũ kỹ kêu rắc và gãy luôn. Hoảng quá, buổi chiều tôi về sớm và vội vàng đi mua gỗ, đinh vit để làm lại cầu thang mới, lại còn tìm cho đúng màu sơn để trả lại tình trạng cũ cho chủ nhà. Nhưng dù cố gắng đến đâu thì cũng không che giấu được sự khác biệt giữa cái cũ và cái mới. Nhưng chính cái cầu thang này lại tạo cơ hội cho tôi làm chủ đấy các bạn ạ.

Thật ra ở Mỹ, chủ nhà phải sửa chữa mọi hư hại, nếu vì cái cầu thang mà làm tôi bị thương tật thì bà chủ nhà khó tránh khỏi rắc rối. Vì tôi không hiểu luật, nên tự bỏ tiền và thời gian, tự sửa chữa và không dám than vãn về những hư hại của căn nhà, cứ hư cái nào tôi lại tự sửa cái đó. Và chuyện đến tai bà chủ nhà. Bà ấy đã rất cảm kích và khen tôi là super handyman và đề nghị tôi làm việc cho bà ấy. Một đề nghị quá tuyệt vời vì thời gian là tuỳ tôi, không gò bó. Tôi có nhiệm vụ trông coi 62 căn nhà của bà cho thuê nằm rải rác trong thành phố và tôi đồng ý ngay.

Tôi làm thợ sơn

Căn nhà đầu tiên bà yêu cầu tôi sửa chửa lại chính là căn nhà bà ta đang ở. Công việc chỉ là sơn lại bên ngoài của căn nhà. Bà cho biết là nhà thầu ra giá 550 USD tiền công, và hỏi giá của tôi là bao nhiêu? Tôi liều lĩnh ra giá 325 USD làm bà khựng lại nhìn tôi e ngại nhưng vẫn nói: Labor của anh quá thấp, nhưng anh cứ làm đi nếu lỗ thì cho tôi biết. Tôi không muốn anh bị thua thiệt.

Chiến lược của tôi

Vì đã có con số 62 căn nhà phải làm nên tôi đi mua ngay một máy phun sơn, và một máy phun cát. Tôi cũng không thuê ai phụ mà đích thân làm mọi việc. Với máy phun cát tôi chỉ tốn chưa đầy 2 giờ là bóc sạch lớp sơn cũ và thêm 5 tiếng để sơn toàn diện kể cả trimming. Với 325 USD, bạn chia cho 9 tiếng làm việc tôi có tiền công hơn 30 USD một giờ. Và dĩ nhiên tôi thật vui, thì bà chủ nhà của tôi củng thoải mái.. vì rẻ quá.

Thấy làm thợ sơn part time hơi ngon nên tôi tính đến việc thu tiền càng nhanh càng tốt. Vài hôm sau tôi đi kiểm tra tất cả số nhà còn lại, và tất cả đều phải sửa chữa. không nặng thì nhẹ, tôi lên kế hoạch tuyển nhân viên. Tôi tìm đến sở thất nghiệp và kín đáo gọi một số thanh niên Mỹ đang chờ lãnh tiền thất nghiệp, và thuê họ làm việc và trả tiền mặt 30 USD/một ngày. Vì đã trải nghiệm nên tôi biết rõ thời gian và chi phí cho từng căn nhà. Mỗi ngày nhân viên của tôi đông hơn và chỉ trong 3 tháng tôi thanh toán sạch sẽ 62 căn nhà.

Sau đó cũng do người chủ nhà của tôi đã giới thiệu tôi với hàng xóm và trong mắt họ tôi là người đáng yêu nhất, việc làm kỹ lưỡng mà giá thì quá rẻ, rồi nhà thờ và sau đó là cả một số các công sở, tôi thật sự nổi tiếng cho đến độ sở thuế sờ gáy tôi. Nhưng cái ông sở thuế làm việc với case của tôi lại là một vị khách mà tôi đã sửa nhà cho ông. Vì thấy giá quá rẻ thì chính ông ấy lại là người sau khi trả tiền công đã cho tôi thêm 50 USD vì sợ tôi bị lỗ. Tại bàn làm việc ông ta hỏi tôi: anh có lời nhiều không? Tôi vội lắc đầu: chỉ kiếm đủ tiền chứ chẳng là bao. Ông ta tin tôi thật nhưng khuyên tôi nên mở công ty làm dịch vụ, có kế toán để dễ dàng khai thuế. Thế là công ty Homeless Servive Company ra đời. Nghe cái tên cũng đã thê thảm nên chẳng có ma nào làm phiền tôi nữa, và cũng từ đó rất nhiều cơ quan trở thành thân chủ của công ty Homeless Servive.

Hình ảnh khó quên: Mặc dù gặp nhiều may mắn và có đồng ra đồng vào nhưng tôi có đời sống vô cùng khiêm nhường. Quần áo chỉ có 3 bộ, ba quần jean và mấy chiếc áo pull cũ kỷ, giày chỉ có hai đôi bata. Tôi làm chủ một chiếc xe hiệu Ford Falcon đời 1966, sơn thì loang lỗ, chỉ được cái máy thì bất kể thời tiết nào cứ nhích chìa khoá là máy nổ giòn ngay. Cũng chính vì cái xe này mà tôi đã vi phạm luật giao thông, chút xíu nữa là bị nằm ấp đấy. Số là sau khi mua được chiếc xe với giá vừa bán vừa cho, tôi vội vàng đi mua mấy bình sơn xịt và xịt túi bụi lên thân xe dù không đẹp nhưng vẫn dễ coi hơn lúc chưa sơn Thế là tôi thông báo với anh bạn ở cách tôi hơn 100 dặm là tôi đi thăm anh ta vào chiều thứ sáu sau khi tan sở. Tôi còn có lý do chính đáng hơn: khi anh bạn cho biết là có cô em gái mới về ở chung và "mày thích tao làm mai cho"!!!

Đường xa lộ ở Mỹ thì khỏi chê, ra khỏi exit, tôi vào xa lộ lòng đầy phấn khởi, chiếc xe tăng dần lên vận tốc 87-88 dặm một giờ mà tôi chẳng quan tâm. Tôi nghĩ trên xa lộ làm quái gì có cảnh sát nhưng rồi chỉ 40 phút sau, một chiếc trực thăng của cảnh sát bay rà trên đầu tôi và ra hiệu cho tôi ngừng lại. Thế mà tôi không hiểu lại còn vừa cười, tay lại ra dấu vẫy chào đón, xe vẫn không giảm tốc độ. Sau khi chạy thêm vài dặm tôi thấy trước mặt có 2 xe cảnh sát chận ngang và mấy khẩu súng đang chĩa vào xe tôi. Hoảng hồn, tôi vội vàng thắng lại rồi ngồi yên trên xe và nghĩ mình sắp đi ở tù..

Rồi màn khám xét bắt đầu. Bằng lái xe của tôi chỉ mới được cấp có 10 ngày, trong bóp tôi có đúng 47 USD, trên xe ngoài bình xăng vừa đổ đầy, chiếc bánh dự phòng xì lốp chưa kịp vá. Một sĩ quan cảnh sát hỏi tôi: anh có biết anh phạm lỗi gì không? Tôi lắc đầu. Ông ta hỏi tiếp: khi anh thi lấy bằng lái xe anh có hiểu là vận tôc chỉ được chạy 55 dặm một giờ không? Tôi lại lắc đầu và lắp bắp chẳng ra câu. Ông ấy bực bội hỏi lại: thế theo anh thì anh được chay bao nhiêu dặm một giờ? May quá tôi ngừng xe ngay cái bảng chỉ tên highway 98. Tôi lấy tự tin và trả lời: Xa lộ này tôi được chạy 98 dặm nhưng tôi mới chạy có 87, it was under limit still (vẫn dưới mức cho phép). Vừa nghe tôi trả lời xong, tôi nghe trong máy khuếch đại nhiều tiếng người cười rũ rượi. Viên sĩ quan cảnh sát nét mặt dịu lại, cầm cuốn sổ phạt ghi chép rồi đưa cho tôi: Vì anh không biết và chưa từng phạm lỗi, nên tôi cho anh giấy cảnh cáo, anh không bị phạt nhưng từ nay anh phải hiểu là toàn nước Mỹ này vận tốc di chuyển chỉ có 55 dặm, anh hiểu không? Tôi lý nhí cảm ơn nhưng để chắc ăn vị cảnh sát nhắc lại: anh hiểu 55 không? Rôi xoè bàn tay ra nhấn mạnh hai lần: Five -Five Ok. Và tôi cũng vội vàng Ok.

Thấm thoát thời gian trôi qua gần 3 năm. Có chút tiền tôi cũng nghĩ đến chuyện nâng cấp cho mình: mua một chiếc BMW mới, nghỉ vacation 1 tháng (3 năm không lấy vacation), mua cho mình bộ veston, mấy chiếc áo và vài cái quần mới. Và tôi thành người mới. Tôi lái xe một mạch từ Mobile đến California và không quên mang theo các chứng chỉ ngành hàn. San Jose lúc đó còn rất nghèo, người Việt Nam một phần lớn chọn nghề làm điện. Đàn ông thì học điện tử và làm technician còn phụ nữ làm assembly. Các hàng ăn uống chưa có, cuối tuần một vài người mở bán đồ ăn tại nhà. Thế mà vui đáo để. Gặp lại cộng đồng người Việt, lại có rất nhiều phụ nữ Việt chưa chồng, mầm mống của một cộng đồng đang dần thành hình. Tôi rời San Jose đi xuống miền nam California, người Việt còn đông hơn, nhà cửa thì còn quá rẻ, chỉ cần 15 ngàn là đã có thể mua một một căn nhà. Tôi vòng về Los Angeles, nơi nào cũng có người Việt. Điều đặc biệt là là quan hệ chủng tộc, cứ thấy người Việt là mừng rỡ.

Một tháng rong chơi cũng gần hết, nghĩ lại quãng đường trở lại miền đông sao mà xa quá. Tôi định trở lại San Jose lần cuối và không biết bao giờ trở lại nữa. Một lần đi lạc xuống đường Coleman, con đường này hình như bị hãng FMC chiếm ngụ gần hết. Tò mò tôi ghé vào thử lảm đơn xin việc. ( FMC là công ty sản xuất cơ khí quốc phòng như xe tăng và các loại xe hạng cơ giới khác. Họ cần rất nhiều thợ hàn). Tôi được phỏng vấn ngay và trong buổi phỏng vấn tôi trình những chứng chỉ ngành hàn mà tôi có, lập tức tôi được mướn ngay và không cần phải trắc nghiệm, với mức lương 19 USD một giờ. Họ yêu cầu tôi đi làm ngay. Thời gian đầu tôi tá túc ở nhà một người quen.

Cái tin một người Việt Nam làm nghề hàn có mức lương 19 USD một giờ bùng ra. Vài ngày sau có hàng chục người đền hỏi tôi: làm sao để học nghề hàn (?) Cũng trong tuần lễ cuối cùng ở San Jose trước khi dự tính trở lại Mobile Alabama, trong chuyến đi của tôi xuất hiện một bóng hồng và nàng đề nghị tôi đừng trở lại Mobile nữa. Thật ra 3 năm sống tại Mobile tôi cũng có nhiều níu giữ, nhưng sức mạnh ái tình làm tôi phải chọn một, và tôi liên lạc về hãng, xin nghỉ không lương 3 tháng rồi nhờ người bán lại công ty Homeless Services của tôi được 36.000 USD.

Ở thời điểm 78-80 mà có được trên 300 ngàn USD quả thật đó là tài sản lớn. Cô bạn tôi khuyên tôi trở lại đi học mặc dù với đồng lương thợ hàn khá cao nhưng khói bụi và tiếng ồn của cái công việc hàng ngày cũng làm tôi phải đồng ý bỏ nghề và chuyển hướng sang một nghề khác.

* Còn tiếp

Charles Trần

Theo Vnexpress (Người Việt 5 Châu) - Ngày 05/03/2011

Chỉ còn vài tuần nữa thì lễ hội hoa anh đào thường niên lớn nhất nước Mỹ sẽ diễn ra tại Washington D.C - nơi mà người Mỹ lâu nay quen gọi một cách ngắn gọn và thân thương là "Đi-xi".

washingtondc

Như mọi lần trước, chắc chắn như những lần trước, liên hoan hoa anh đào (Cherry blossom) 2011 kéo dài đến hai tuần lễ sẽ thu hút hàng triệu du khách Mỹ, Anh, Nhật, Pháp, Hàn Quốc..và vài năm trở lại đây là rất nhiều đoàn khách đến từ Trung Quốc, Việt Nam. Nhưng thủ đô này không chỉ mừng mùa Xuân với việc ngắm các gốc hoa anh đào thi nhau khoe sắc ở khu vực National Mall, hồ nước nhân tạo Tidal Basin, hai bên bờ sông Potomac mà còn kết hợp nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, thể thao và ẩm thực.

Du lịch hải ngoại là dịp học biết thêm nhiều điều, thu nhập thêm kiến thức và ngắm những tuyệt tác thiên nhiên, các kỳ quan nhân tạo. Thủ đô Washington có đủ. Chỉ riêng quanh National Mall đã là cụm phức hợp Smithsonian bao gồm đến 19 bảo tàng, hầu hết mở cửa miễn phí mỗi ngày, trừ ngày Giáng sinh 25/12 hàng năm. Đó là Bảo tàng Lịch sử tự nhiên, Bảo tàng Hàng không và không gian, Bảo tàng Lịch sử Mỹ (nơi trưng bày chiếc nón Tổng thống Abraham Lincoln khi bị ám sát vào ngày 14/4/1865).

Khi đi du lịch Washington DC và sau khi đã chụp ảnh kỷ niệm dưới chân tượng đài Washington, một cột đá hoa cương, đá vôi phóng cao vút gần 170 mét lên bầu trời, sừng sững một mình ở đầu phía tây của đại quảng trường National Mall, bạn nghĩ sao khi biết rằng Washington là danh tánh của rất nhiều địa danh, từ tiểu bang Washington ở miền Tây - Bắc, hơn 30 thành phố lớn và thị trấn nhỏ, hàng trăm đường phố? Nó còn là tên của nhiều tòa nhà, núi đồi, trường học, cầu cống, hải cảng, tượng đài, công viên, đội bóng, tàu sân bay... Và từ này còn là họ của 163.036 gia đình với điểm đặc biệt: 90% số người mang trùng họ với vị tổng thống đầu tiên của Mỹ (ông George Washington) là người Mỹ gốc phi.
Trong những người Mỹ gốc Phi mang họ Washington, nổi tiếng nhất hiện nay có tài tử Denzel Washington từng hai lần đoạt giải Oscar (một vai phụ với phim Glory, năm 1989 và một vai chính với phim Tranning day, năm 2001). Rồi còn là nữ danh ca nhạc Jazz quá cố Dinah Washington. Đáng kể hơn nữa là có một nghệ sĩ Mỹ gốc Phi chuyên chơi nhạc Jazz với kèn trombone có họ tên là George Washington rất nổi tiếng.

Do những thăng trầm trong lịch sử Mỹ, thủ đô Washington nay cũng là nơi có cộng đồng người Mỹ gốc Phi chiếm hơn 54% tổng dân cư. Và dĩ nhiên rất nhiều người trong số này có họ Washington. Tại "Đi-xi" vẫn còn lưu giữ hài cốt của ông George Washington, chào đời cách nay 279 năm, vào ngày 22/2. John Washington, ông cố của vị tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ, đã từ Anh đến lập nghiệp ở Virginia năm 1656. Khi qua đời, bố của George để lại cho con trai một khu đất khiêm tốn cùng 10 nô lệ da đen. Nhưng vào năm cuối đời, khi sống ở đồn điền gần Mount Vernon, George Washington đã nhận định rằng: "Để Liên bang Mỹ tồn tại và phát triển, chẵng có gì tốt hơn ngoài việc đánh bật gốc chế độ nô lệ

Loạt bài Bưu thiếp từ Mỹ do báo Doanh nhân Sài gòn cùng Công ty Du lịch Hoàn Mỹ thực hiện

Theo DNSG - Ngày 1/03/2011

Dưới đây là 6 cửa hàng thời trang nam có tiếng nhất tại thành phố nổi tiếng bởi thời trang cổ điển và denim.

The Stronghold

The Stronghold bán các sản phẩm thời trang theo phong cách vintage, denim và đặc biệt, cửa hàng có mặt hàng giày nam phong phú (Redwings là nhãn được ưa chuộng tại đây).

cua hang thoi trang nam noi tieng los angeles_02
Địa chỉ: The Stronghold, 1625 Abbot Kinney Boulevard (Palms Boulevard); 310-399-7221.

South Willard

Cửa hàng này sẽ khiến khách hàng cảm thấy như đang ở trong một phòng triển lãm với những mặt hàng được sắp đặt khéo léo. South Willard bao gồm các sản phẩm của Patrik Ervell và Margaret Howell. Ngoài ra, tại đây có rất nhiều sách, phụ kiện mà người ta không thể tìm thấy ở bất cứ đâu ở L.A.

cua hang thoi trang nam noi tieng los angeles_03

Địa chỉ: South Willard, 8038 West 3rd Street (Crescent Heights Avenue); 323-653-6153.

Douglas Fir

Đến đây, khách hàng sẽ tha hồ lựa chọn những chiếc ví hiệu Commes Des Garcon, sơ mi Seize sur Vingt và tất Falke với những kiểu trang nhã và sành điệu bên cạnh một gian hàng giày dép phong phú.

cua hang thoi trang nam noi tieng los angeles_04
Địa chỉ: Douglas Fir, 8311 West 3rd Street (Sweetzer Avenue); 323-651-5445.

Ralph Lauren

Từ khi cửa hàng nhánh của Ralph Lauren này được khai trương ở L.A., những quý ông sành điệu nhất thành phố đã nhanh chóng tìm được cho mình những sản phẩm yêu thích.

cua hang thoi trang nam noi tieng los angeles_05
Địa chỉ: RRL, 8150 Melrose Avenue (Kilkea Drive); 323-944-0301.

Confederacy

Đây là cửa hàng yêu thích của những ai am hiểu và cập nhật về các khuynh hướng thời trang. Tại đây, bạn sẽ tìm được những bộ sưu tập của Band of Outsiders, Jil Sander và những chiếc áo khoác da vintage hoàn hảo.

cua hang thoi trang nam noi tieng los angeles_06
Địa chỉ: Confederacy, 4661 Hollywood Boulevard (North Cherokee Avenue); 323-913-3040.

Nguồn NDHMoney

Theo DVT (Du Lịch) - Ngày 01/03/2011

Bảo tàng lịch sử y học Mutter còn được biết đến là bảo tàng giải phẫu, bảo tàng này nằm tại Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ. Đây được xem là bảo tàng vô cùng đáng sợ bởi bảo tàng này lưu giữ các hồ sơ bệnh lý, những trang thiết bị y học, thậm chí là các dị vật được lấy từ trong cơ thể của con người. Thậm chí, cả khối u được lấy từ miệng Tổng thống Mỹ Grover Cleveland cũng được trưng bày tại đây.

bao tang ghe ron nhat the gioi_01
Bảo tàng Mutter quả là nơi không dành cho những ai bị bệnh yếu tim.

Mới nghe qua đã thấy sởn cả gai ốc. Thế nhưng bảo tàng này thu hút rất nhiều du khách yêu thích cảm giác mạnh. Ngoài ra, đây cũng được coi là nơi cung cấp những thông tin rất bổ ích về mặt Y học, những bác sĩ tương lai được khuyến cáo là nên đến đây để học hỏi, mở mang tri thức.

Bảo tàng Mutter được 1 giáo sư phẫu thuật đã về hưu của của Đại học y Jefferson thành lập. Nếu nhìn về khía cạnh y học thì bảo tàng này là nơi cung cấp những thông tin rất bổ ích cho những người chuyên hoặc không chuyên về ngành này. Bảo tàng được thành lập vào năm 1863 và hiện đang lưu giữ khoảng 20.000 hiện vật liên quan đến giải phẫu và bệnh học.

bao tang ghe ron nhat the gioi_02
Những chiếc đầu lâu di dạng teo tóp.

1 trong những thứ đặc biệt nhất được trưng bày tại bảo tàng phải kể đến phần hàm bị ung thư của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Grover Cleveland. Ông đã tiến hành 1 cuộc phẫu thuật để tháo bỏ phần lớn hàm trên bên trai và thay bằng hàm nhựa. Bên cạnh đó phải kể đến 1 xác ướp phụ nữ có tên "Soap Lady", người phụ nữ béo phì này khi chết toàn bộ cơ thể đã tự động chuyển hóa thành 1 khối sáp giống như xà phòng và các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về trường hợp này.

Đã có rất nhiều khách tham quan bước ra khỏi viện bảo tàng nôn thốc nôn tháo, mặt tái mét thậm trí có người không đủ can đảm để xem hết những mẫu vật được trưng bầy tại đây. Bảo tàng Mutter quả là nơi không dành cho những ai bị bệnh yếu tim.

bao tang ghe ron nhat the gioi_03
Chiếc đầu lâu ghê rợn được ghép từ 400 bộ não của con người.

bao tang ghe ron nhat the gioi_04

bao tang ghe ron nhat the gioi_06
Các bệnh lí về mắt
Thu Huyền
Theo YeuDuLich (Nhìn ra Thế Giới) - Ngày 21/10/2010