Người phụ nữ đã 124 tuổi, cả thế giới biết đến bà như một biểu tượng của Mỹ và đánh dấu tình bằng hữu giữa hai cường quốc. Bà đã ra đời như thế nào?

nha ngoai giao nu bang dong,  du lich hoan my, du lịch hoàn mỹ, du lịch hoa kỳ, du lich hoa ky,  dulichhoaky, du lịch mỹ, dulichmy, du lich my, dulichhoanmy

Mang quốc tịch Pháp nhưng Nữ thần Tự do từ lâu đã trờ thành một biểu tượng không thể không nhắc đến của nước Mỹ. Nước Pháp trao tặng bức tượng Nữ thần Tự do cho Mỹ năm 1886 để đánh dấu sự giao tiếp giữa hai cường quốc, cũng như để chúc mứng lễ kỷ niệm tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ.

Nhà ngoại giao nữ bằng đồng

Để nhấn mạnh hơn tình bằng bằng hữu và sự hợp tác giữa hai nước, Mỹ và Pháp đã quyết định chung tay tạo nên bức tượng Nữ thần Tự do (Statue of Liberty hoặc có tên là Lady Liberty). Để bức tượng có thể sừng sững đứng ở cảng New York, Mỹ đã xây dựng phần đế nền. Còn những bàn tay tài hoa của các kiến trúc sư Pháp tạo ra bức tượng sau nhiều đợt quyên góp, gây quỹ, kêu gọi ủng hpộ...để đủ tiền xây.

tuongnuthantudo3, dulichhoaky, du  lịch hoa kỳ, du lich hoàn mỹ, du lich hoan my, dulichhoanmy, dulichmy,  du lịch mỹKiến trúc sư đầu tiên góp phần tạo hình cho món quà tặng đắt giá và lừng danh này là Frederic Auguste Bartholdi. Ông bắt tay thiết kế vào năm 1867. Đến năm 1870, kỹ sư và kiến trúc sư Eugene Emmanuel Violett-le-Duc bắt đầu vẽ phác thảo cho khung sườn của thiết kế. Viollet-le-Duc muốn dùng cát ở phần chân đế để giữ thăng bằng cho toàn bộ bức tượng.

Bức tượng Nữ thần Tự do khởi công xây dựng vào mùa đông năm 1875. Cả hai cường quốc Pháp và Mỹ đều hy vọng công trình này sẽ được hoàn thành trong vòng một năm để kịp cho Pháp trao tặng đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm sinh nhật nước Mỹ (1776 - 1876)

Thế nhưng, ngân sách hạn hẹp cùng việc khởi công muộn đã làm mong muốn này mãi mãi chỉ là mong muốn.

Quá trình dựng tượng

Dù chậm so với kế hoạch nhưng công trình vẫn được tiến hành. Cánh tay phải cùng ngọn đuốc là hai bộ phận duy nhất được hoàn thành đúng tiến độ.

Năm 1876, cánh tay cùng ngọn đuốc làm từ 21 miếng đồng được chờ đến Mỹ trước và trưng bày tại buổi triễn lãm Philadelphia Centanial Exhibition. Những ai muốn "diện kiến" bộ phận này của bức tượng ở khoảng cách gần sẽ phải trả 50 cent.

Nguyên bản của phần đuốc này là khung đồng với lớp kính và tám ngọn đèn thắp sáng ngọn đuốc từ phía trong. Suốt từ năm 1886 cho tới 1949, các kỹ sư phụ trách công trình này đã liên tục thay đổi cách chiếu sáng cho ngọn lửa này bằng nhiều loại bóng đèn khác nhau.

Về phần ngọn đuốc, sau đó, năm 1984, ngọn đuốc nguyên bản đã bị tàn phá đến mức không cách nào sửa được nên chính phủ Mỹ đã quyết định thay mới bộ phận này của bức tượng. Sau khoàng một năm nghiên cứu hình dáng của phiên bản gốc, ngọn lửa thay thế đã hoàn thành. Lần này, ngọn đuốc được làm hoàn toàn bằng đồng và mạ vàng. Những bóng đèn cao áp đã chiếu sáng ngọn đuốc từ phía dưới.

nha ngoai giao nu bang dong, du  lich hoan my, dulichhoanmy, du lịch hoàn mỹ, du lich hoa ky,  dulichhoaky, du lịch hoa kỳ, du lich my, dulichmy, du lịch mỹ


Ngân quỹ ngày càng cạn kiệt, chính phủ Pháp và Mỹ dùng nhiều cách để xoay xở thêm cho việc hoàn tất bức tượng. Năm 1878, kiến trúc sư trưởng Barthodi cùng những công nhân dưới quyền đã hoàn tất phần đầu và vai của công trình. Hai bộ phận này ngay lập tức được trưng bày cho công chúng chiêm ngưỡng tại paris World's Fair vào tháng 6 - 1878.

Trước sự đón nhận nồng nhiệt của công chúng tại buổi triển lãm ở Paris World's Fair, chính phủ Pháp đã đồng ý phát hành xổ số gây quỹ để hoàn thành công trình xây dựng tượng.

Năm 1870, kiến trúc sư cho phần khung sườn là Violet -le- Duc qua đời, để lại công trình dang dở cho Alexandre Gustave eifflel hoàn tất. Ông cũng chính là vị kiến trúc sư lừng danh cho công trình tháp Eiffel.

Năm 1880, khung sắt của bức tượng được dựng lên và kết quả làm việc suốt 3 năm trời đã được ghép từng phần một vào khung sườn dày để tạo ra bức tượng Nữ thần Tự do hoàn hảo với chiều cao hơn 46m trên chiếc bục cao gần 93m. Công trình nổi tiếng này cuối cùng cũng hoàn thành vào tháng 6 - 1884 tại Paris và trao tặng cho Mỹ tại đây vào ngày 4-7-1884 (quốc khánh Mỹ). Sau đó, người ta tháo rời bức tượng ra thành 350 mảnh chứa trong 214 thùng nước khi chuyển đến Mỹ.

Có nhiều người thắc mắc tại sao Nữ thần Tự do lại mang đôi sandals. Nhiều quan sát và nghiên cứu đã giải đáp phần nào câu hỏi này. Với đôi giảy sandals lộ ngón. Nữ thần Tự do được xác định là có nguồn gốc từ Hy Lạp hoặc La Mã.

Chính những ngón chân của "quý bà" này đã được thiết kế một cách tỉ mỉ để nói lên điều đó. Ngón cái của bà ngắn hơn ngón bên cạnh cùng với ngón út nhỏ xíu, đây là bằng chứng rõ nhất về nguồn gốc xuất thân của Nữ thần.

Vài điều thú vị

Tổng trọng lượng của tượng Nữ thần Tự do là 225 tấn với 81.300kg đồng và 113.400kg sắt.
Sau sự kiện 11-9-2001, bức tượng này ngừng mở cửa cho khách tham quan mãi đến ngày 4/7/2009.

Vào giữa năm 1980, chính phủ Mỹ đã bỏ ra nhiều triệu đô la Mỹ để sữa chữa bức tượng này. Đây cũng chính là thời điểm ngọn đuốc đã được thay thế.

Toàn bộ tượng được làm từ đồng dựng trên khung sắt, trừ ngọn lửa trên chiếc đuốc mà "quý bà" cầm là được thay bằng chất liệu đồng mạ vàng.

nha ngoai giao nu bang dong, du  lich hoan my, du lịch hoàn mỹ, dulichhoanmy, du lịch hoa kỳ, du lich  hoa ky, dulichhoaky, du lịch mỹ, dulichmy, du lich my

Chiếc đuốc nguyên bản của bức tượng này sau khi thay thế hiện đang được trưng bày ở chân bức tượng.

Theo thống kê của những nhà nhân chủng học, khoảng 70% nhân loại có "bàn chân Ai Cập" với ngón cái dài hơn ngón bên cạnh. 20% còn lại (trong đó có Nữ thần Tự do) có "bàn chân Hy Lạp".

Khách tham quan phải đi qua 354 bậc cầu thang để đến được vương miện của bức tượng, trong đó độ cao của phần nền đặt tượng đã chiếm 192 bậc.

25 ổ cửa sổ trên chiếc vương miện của Nữ thần tượng trưng cho những loại đá quý trên trái đất cũng như những tia sáng từ thiên đàng chiếu xuống hạ giới

Bảy tia sáng trên vương miện tượng trưng cho bảy vùng biển và lục địa thế giới.

Chiếc phiến tuyên ngôn mà Nữ thần Tự do ôm trong tay trái được ghi ngày quốc khánh Mỹ 4-7-1776 bằng chữ số La Mã.

Trọng lượng của chân tượng bằng xi măng là 27.000 tấn.

Từ năm 1886 - 1902, tượng Nữ thần Tự do còn làm nhiệm vụ của một ngọn hải đăng. Nhà thủy điện cung cấp năng lượng cho lửa của ngọn đuốc nằm cách tượng gần 40km.

Theo Thế giới văn hóa

Biểu tượng của ngành công nghiệp giải trí thế giới đến từ đâu? Tại sao lại là những chữ cái đó? Chúng thuộc quyền sở hữu của ai?

hollywood, dulichhoaky, du lịch  hoa kỳ, du lich hoa ky, du lich hoan my, du lịch hoàn mỹ, dulichhoanmy,  dulichmy, du lịch mỹ, du lich my

Ít người biết rằng 9 chữ cái của từ HOLLYWOOD màu trắng nằm tên ngọn đồi Hollywood thuộc dãy núi Lee, Los Angeles, California, Mỹ, một biểu tượng cho trung tâm điện ảnh của toàn thế giới đã ra đời để phục vụ một mục đích không hề liên quan.

Nguồn gốc và ý nghĩa

Ban đầu, năm 1923, dòng chữ không phải là Hollywood mà là Hollywoodland do Harry Chandler, chủ bút của tờ Los Angeles Times làm ra với mục đích quảng cáo chuyện kinh doanh địa ốc. Mỗi chữ cái khi đó cao 15m, bể ngang là 9,1m và đều quay về hướng Nam. Người ta dùng khoảng 4.000 bóng đèn để thắp sáng vào ban đêm.

hollywoodland, du lich hoa ky,  du lịch hoa kỳ, du lich hoan my, du lịch hoàn mỹ, dulichhoanmy, du lịch  mỹ, du lich my, dulichmy

Sau khi chiến dịch quảng cáo kết thúc, dòng chữ vẫn được để lại trên ngọn đồi. Ngày càng có nhiều người muốn gây hư hại cho biểu tượng đó nên tổ chức phi lợi nhuận Hollywood Sign Trust đã nhận trách nhiệm bảo quản và nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người với biểu tượng này.

Đầu thập niện 1940, Công ty Hollywoodland, chủ sở hữu tập đoàn phát biểu tượng Hollywood, phá sản do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Biểu tượng Hollywoodland khi ấy đã xuống cấp trầm trọng, nghiễm nhiên trở thành tài sản của thành phố vào năm 1944. Năm 1949, Phòng thương mại Hollywood ra tay cứu biểu tượng này. Họ tháo bỏ chữ LAND, sửa lại chữ H bị nghiêng do một chiếc xe tông vào cũng như tân trang các chữ khác.

Có nhiều giả thuyết về ý tưởng của biểu tượng này nhưng tựu trung có thông điệp rằng vùng đất này là nơi phép lạ có thật, nơi những giấc mơ trở thành hiện thực. Ngày nay, Hollywood không chỉ là tên của một thành phố mà còn là tên của một nền công nghiệp, một lối sống và một khát vọng.

Thăng trầm của Hollywood


Thế nhưng, Hollywood không chỉ là một giấc mơ hồng. Vào cuối thập niên 1920, khủng hoảng kinh tế gây ảnh hưởng nặng đến nền công nghiệp điện ảnh. Những ngôi sao trẻ mới lên không tìm được vai diễn và trở nên tuyệt vọng.

Năm 1932, nữ diễn viên Peg Entwistle đã trở thành một ví dụ điển hình cho mặt tối của giấc mơ Hollywood. Cô là một diễn viên đầy triển vọng của sân khấu kịch Broadway nhưng lại bị màn bạc Hollywood từ chối.

Trong một buổi chiều định mệnh, cô lên ngọn đồi nơi biểu tượng Hollywood ngự trị, trèo lên lên đỉnh chữ H và kết thúc cuộc đời khi mới 24 tuổi. Định mệnh thật trớ trêu, ngay sau ngày Peg tự sát, một lá thư gửi đến mời cô hợp tác. Thư mời Peg vào vai chính trong một vở kịch về vụ tự tử của một phụ nữ.

Năm 1941, cùng với cuộc tấn công vào Trân Châu cảng của Nhật, cuộc chiến bắt đầu và Hollywood cũng đã vào cuộc. Những chiếc xe chuyên dụng cho phim trường đã được sử dụng để chuyên chở binh lính. Những ngôi sao như Clark Gable, Jimmy Stewart...lập tức gia nhập quân đội

chucaihollywood, du lich my, du  lịch mỹ, dulichmy, du lich hoan my, du lịch hoàn mỹ, dulichhoanmy, du  lịch hoa kỳ, du lich hoa ky, dulichhoaky

Các bộ phim ca ngợi lòng yêu nước thống trị màn bạc. Biểu tượng Hollywood mang một ý nghĩa mới trong thời chiến. Thành phố Hollywood nhanh chóng trở thành một doanh trại an toàn cho binh lính Mỹ dừng chân.

Vào năm 1978, một cuộc bán đấu giá 9 chữ cái của biểu tượng này đã được diễn ra tu bổ hoàn toàn cho dòng chữ Hollywood. Một chữ cái trong biểu tượng này đã được bán với giá 27.700 đô -la Mỹ (khoảng hơn 512 triệu đồng).

9 chữ cái đã được làm mới hoàn toàn trong vòng ba tháng và đó cũng là ba tháng duy nhất thành phố Hollywood không có biểu tượng. 194 tấn bê tông, gạch men và thép đã được sử dụng để hồi sinh cho biểu tượng này. Đây cũng chính là tin mừng cho sự trở lại rạng rỡ của nền công nghiệp điện ảnh Hollywood.

Tuy nhiên, sau khi làm lại, các chữ cái trong biểu tượng này ngày nay thấp hơn chữ gốc 1m. Mỗi chữ cái chỉ còn cao khoảng 14m nhưng vẫn mang màu trắng đặc trưng có từ lâu.

Năm 1992, thành phố Los Angeles được cấp quyền sờ hữu phần đất có biểu tượng này, Phòng thương mại Hollywood chính thức sở hữu biểu tượng Hollywood và Hollywood Sign Trust sẽ là tổ chức chính thức bảo quản cho biểu tượng .Hệ thống báo động và giám sát bằng camera của hãng Panasonic đã được cài đặt tại khu vực đặt biểu tượng Hollywood để đảm bảo nó khỏi sự phá hoại từ con người cũng như tai nạn hoặc thiên tai.

Xuất hiện trong phim

Bộ phim đầu tiên có cảnh quay xuất hiện biểu tượng Hollywood là Down Three Dark Streets (1954) mang phong cách phim tài liệu.Tiếp theo sau,hàng chục bộ phim điện ảnh có bối cảnh mang dòng chữ biểu tượng này trong phim như Pretty Woman, Chaplin, Superman, Independence Day, Mulholland Drive, The Italian Job, The Day After Tomorrow, Terminator Salvation ....Đó là chưa kể nhiều phim truyền hình ,các video clip ca nhạc hoặc video games.

Trải qua nhiều sóng gió, các biểu tượng này đã chính thức trở thành một trong những cảnh quan được công nhận trên toàn thế giới để chào mừng sự kiện thiên niên kỷ mới,vào khoảnh khắc giao thừa bước sang năm 2000, biểu tượng này đã sánh vai cùng tháp Eiffel tại Paris, kim tự tháp Ai Cập và quãng trường Times ở NewYork được truyền hình trực tiếp trong chương trình đếm ngược trên toàn thế giới.

Những nhà hoạt động và bảo toàn môi trường cũng quan tâm đến việc giữ gìn và phát triển khu đất xung quanh chữ cái.

Vì vậy, ngày 11 -2-2010, tổ chức phi lợi nhuận Trust for Public Land đã dùng các banner trùm các chữ cái của biểu tượng.

Đây là một hoạt động nằm trong chiến dịch kêu gọi đóng góp cho đủ số tiền 5,5 triệu đô-la Mỹ để thành phố được mua trọn vùng đất xung quanh.Đồng thời còn ngăn tình trạng các tư nhân mua"chia năm, xẻ bảy"và hủy hoại ngọn đồi này.Trên banner mang dòng chữ màu đỏ "Save The Peak"(Cứu lấy ngọn đồi).
Theo Thế giới văn hóa

Manhattan Hạ (Lower Manhattan), phần cực nam của bán đảo Manhattan, là trung tâm của nhiều doanh nghiệp và chính quyền thành phố New York. Manhattan Hạ (Lower Manhattan), phần cực nam của bán đảo Manhattan, là trung tâm của nhiều doanh nghiệp và chính quyền thành phố New York. Khi có dịp đến New York City (NYC), hãy dành thời gian đi dạo trên những con đường rợp bóng cây từ Sở Giao dịch Chứng khoán (New York Stock Exchange) đến công viên Battery, bạn sẽ thấy đây là một việc rất nên làm.


mahattan

Sẽ thú vị hơn nếu bạn bắt đầu chuyến đi bằng cách ghé qua khu thương mại bán hàng giảm giá. Đón chuyến xe điện ngầm mang mã số N hay R đến đường Cortlandt, bạn có thể tìm thấy khu thương mại "Century 21", một trung tâm đầu mối bán các loại hàng giảm giá. Hấp dẫn nhất là quần áo: áo jacket da hiệu Samsonite chỉ có 300USD thay vì 2.000 USD, áo thun ngắn tay có cỗ Dolce và Gabbana giá 80 USD thay vì 340 USD...CŨng có nhiều loại giày với đủ các nhãn hiệu có thể làm ta rối trí, hay chăn, gối, nệm... thuộc nhiều nhãn hiệu cao cấp nhưng bán với giá "cực sốc". Ngoài ra, còn có thêm bộ sưu tập túi xách, vali các loại, các mặt hàng cho trẻ em, quà tặng và hàng điện tử nữa.

Century 21 ở số 22 Cortlandt St, ĐT: + 12122279092 (www.c21stores.com).

Từ Century 21, theo đường Cortlandt đi về hướng đông đến đường Broadway, rẽ phải và đi tiếp đến phố Wall. Từ đầu khu phố, bạn sẽ nhận thấy một cảnh tượng đổi khác: con đường trở nên chật hẹp với dòng người tấp nập hướng về khu trung tâm tài chính quốc gia và tòa nhà tuyệt đẹp của Sở Giao dịch và Chứng khoán New York có lối kiến trúc từ năm 1865...Dạo ngang qua đây, bạn có thể nghe thấy tiếng hô các con số vang ở mọi góc phố.

New York Stock Exchange, 20 Broad St (at wall), ĐT: + 12126563000(www.nyse.com)


Tiếp tục theo Phố Wall đi về hướng tây, rẽ trái vào đường Broadway và thẳng về hướng công viên Battery. Trên đường đi, bạn cần đến số nhà 39 để tham quan Skyscraper Museum, nơi lưu giữ thông tin về các tòa nhà chọc trời tại New York. Tòa nhà đầy ấn tượng này được các kiến trúc sư lừng danh Skidmore, Owings & Merrill thiết kế. Ngoài mục đích tôn vinh lịch sử và tương lai các cao ốc nổi tiếng như Empire State Building (102 tầng, khánh thành năm 1931, cao 381m) còn có khu trưng bày tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới đang được xây dựng lại (110 tầng, cao 442m, khánh thành năm 1973, bị phá hủy năm 2001). Giá vé vào cửa bảo tàng tòa nhà chọc trời này là 50 USD.

Đến lúc bạn thư giãn trong một không gian xanh mát và trong lành của công viên Battery, gần viện bảo tàng, phía cực nam của thành phố và nhìn xuống khu vực bến cảng. Từ đây, bạn có thể ngồi dưới tàng cây ngắm thuyền qua lại, cùng với tượng Nữ thần Tự Do đứng sừng sững xa xa trong ảnh hoàng hôn. Sở dĩ công viên mang tên Battery (khẩu đội pháo), vì tại đây đã có một đơn vị pháo bình Anh bảo vệ khu cảng trong cuộc chiến với Hà Lan năm 1660. Ở đây còn có nhiều công trình điêu khắc và tượng đài, nhưng gây nhiều xúc cảm nhất là tượng "The SPhere" (Quả cầu) biểu tượng cho hòa bình thế giới, được lấy ra từ đồng hồ nát từ quảng trường giữa hai tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới bị khủng bố đánh sập sáng ngày 1/9/2001. Biểu tượng này nay đặt ngay lối vào công viên cùng với ngọn lửa bất diệt, để tưởng nhớ các nạn nhân.

Sau cùng, cách viện bảo tàng và công viên không xa là khách sạn 5 sao Ritz-Carlton. Đây không chỉ là một khách sạn sang trọng tại Manhattan, mà còn là một trong những khách sạn tốt nhất New York. Ritz Carlton có thể tự hào khi sở hữu một cảnh quan sông nước tuyệt vời, nhờ đó khách được chiêm ngưỡng bức tượng Nữ thần Tự Do qua viễn vọng kính đã đặt sẵn nơi cửa sổ. Đáng chú ý là bộ sưu tập nghệ thuật với hơn 600 tác phẩm từ các nghệ sĩ hàng đầu của New York trong suốt khu vực sảnh và phòng khách. Sẽ là một kết thúc có hậu cho buổi đi dạo, nếu bạn chọn cách nhâm nhi một ly cốc tai trên tầng 14, trong khi ngắm ánh chiều tà trên mặt sông.

Ritz Carlton: 2 West restaurant/Rise bar, ĐT: + 2123440800 (www,ritzcarlton.com)

Loạt bài Bưu thiếp từ Mỹ do báo DNSG và Công ty Du lịch Hoàn Mỹ phối hợp thực hiện.

Trong khi Sài Gòn đang “gồng” mình hứng từng đợt nắng hè nóng như thiêu đốt thì tại New York, Washington DC… đất trời chỉ vừa mới sang xuân, nhiệt độ không khi nào vượt quá con số 25 độ C.


Đây là thời điểm thích hợp để du khách làm một tour khám phá bờ Đông nước Mỹ, tận hưởng bầu không khí trong lành và chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của các công trình kiến trúc vĩ đại nhất nước Mỹ trong nắng vàng rực rỡ. Này là tượng Nữ thần Tự do tay cầm bó đuốc vươn thẳng trên trời xanh, sừng sững án ngữ ngay cửa sông Hudson, nhìn ra cảng New York. Này là khu phố tài chính (Wall Street) với những tòa nhà cao chọc trời đến nỗi ngay giữa trưa cũng chỉ thấy le lói chút ánh sáng phản chiếu qua các ô cửa kính. Rồi đến National Mall, một không gian phẳng, rộng lớn, dài 2 dặm tuyền một màu xanh ngọc được xem như "phố chính" của thủ đô Washington DC. Dọc hai bên bãi cỏ dài tít tắp và hồ Phản Chiếu là các đài tưởng niệm, dinh thự và bảo tàng nguy nga nhất như: tượng đài Washington, điện Capitol, nhà lưu niệm Abraham Lincoln, bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia…

tour-he-4
Hồ Phản chiếu với đài tưởng niệm Washington - công trình kiến trúc cao nhất ở thủ đô nước Mỹ

Với những du khách có ý định làm một tour tham quan bờ Tây nước Mỹ trước khi tách đoàn ở lại thăm thân thì San Francisco là lựa chọn lý tưởng nhất. Không chỉ được biết đến với cây cầu Cổng Vàng khổng lồ bắt ngang vịnh San Francisco, bến tàu Ngư phủ, Pier 39…. thành phố này còn nổi tiếng bởi đặc trưng khí hậu “có một không hai”: mùa hè lạnh với sương mù và nhiệt độ có đôi lúc xuống đến 9 độ C. Cá biệt đến nỗi nhà văn Mark Twain đã phải thốt lên: “Mùa Đông lạnh nhất tôi đã từng trải qua là một mùa Hè ở San Francisco". Nếu vừa tham quan Las Vegas “nóng bỏng”, du khách sẽ thấy cực kỳ lạnh lẽo khi đến đây.

tour-he-3
Đỉnh Twin Peaks (San Francisco) ngập trong sương mù

Có hai nơi rất tuyệt vời để du khách cảm nhận lợi thế khí hậu mà thiên nhiên ưu đãi cho San Francisco. Đó là đường hoa Lombard, con đường dốc nghiêng được xem là ngoằn ngoèo nhất hành tinh với tám đoạn cua uốn quanh khúc khuỷu. Hai bên đường là những luống hoa ôn đới nhiều màu sắc gần như nở rực rỡ quanh năm, khiến giá nhà ở khu vực này được xếp vào loại đắt đỏ nhất San Francisco. Còn nếu đứng từ trên đỉnh Twin Peaks nhìn xuống, du khách sẽ thấy cả thành phố ngập trong sương mù trắng xóa, nhấp nhô giữa vùng cây xanh là những cao ốc chọc trời và tháp đồng hồ Ferry Building.

Với ý tưởng “giải nhiệt mùa hè”, Cty DL Hoàn Mỹ còn giới thiệu cùng du khách một điểm đến hấp dẫn khác, đó chính là quần đảo Hawaii – thiên đường du lịch giữa biển khơi. Bạn có thể đến với Hawaii bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên mùa hè mới là mùa du lịch sôi động nhất của Hawaii. Đâu đâu cũng thấy lễ hội với tiếng trống, tiếng đàn trong những giai điệu Tây Ban Nha sôi động. Từng đôi uyên ương trong những bộ quần áo Hawaii sặc sỡ đi dạo bên bờ biển ngắm sao, đùa giỡn với sóng, hòa cùng với các vũ nữ và ban nhạc trong điệu nhảy Hula bên ánh lửa trại. Thời điểm này, các hoạt động hè như lướt sóng, tắm nắng, xem cá voi, ngắm bình minh, bơi lặn sẽ đem đến cho bạn sự thích thú và thư giãn tuyệt vời.

tour-he-2
Bãi biển Waiikiki - thiên đường nghỉ dưỡng

Nếu có thêm thời gian, đừng bỏ qua cơ hội tham gia một tour sinh thái khám phá khu bảo tồn thiên nhiên và hệ động thực vật đa đang trên đảo Maui, thăm lại di tích Trân Châu Cảng và khu văn hóa của thổ dân Polynesy trên đảo Oahu hay tham quan vườn quốc gia núi lửa Hawaii…. Giờ đây khi Barack Obama trở thành vị Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ, Hawaii – nơi Obama đã sống phần lớn quãng đời niên thiếu - càng trở nên hấp dẫn du khách hơn bao giờ hết.

Tham khảo tour:

Dọc theo công viên cỏ xanh National Mall ở thủ đô Washington DC có nhiều nhà bảo tàng trưng bày nhiều cổ vật giá trị đủ mọi lãnh vực như thiên nhiên, nghệ thuật, khoa học không gian mở cửa 7 ngày một tuần và vào cửa hoàn toàn miễn phí. Các nhà bảo tàng này trực thuộc Viện Smithsonian là một tổ chức nghiên cứu văn hóa, lịch sử và khoa học, người sáng lập cũng như cống hiến tài sản của mình cho viện nghiên cứu trên lại không phải là một người Mỹ, ông là một khoa học gia người Anh tên James Smithson, ông cũng chưa từng đặt chân đến nước Mỹ bao giờ!

Viện Smithsonian

Tòa nhà Castle cơ sở Viện Smithsonian đầu tiên ở Washington DC.

Trước khi thăm viếng các nhà bảo tàng của viện Smithsonian người ta khuyên nên bắt đầu ở tòa nhà Smithsonian Information Center trước. Ðây là tòa nhà tiên khởi của viện Smithsonian khi mới thành lập, là một kiến trúc cổ bằng đá đỏ kiểu như lâu đài có những tháp canh người ta thường gọi ngôi nhà này là Castle tức “lâu đài”. Castle hay trung tâm thông tin của viện nghiên cứu nằm trên National Mall giữa tháp bút chì Washington Monument và điện Capitol, địa chỉ 1000 Jefferson Drive SW, Washington, DC. Cửa vào có thể vào bằng cổng trước hướng Bắc trên đường Jefferson hay vào cổng sau đi qua vườn hoa Enid A. Haupt rất đẹp ở phía Nam. Trung tâm thông tin chỉ dẫn của viện Smithsonian này mở cửa từ 8 giờ 30 sáng đến 5 giờ 30 chiều, 7 ngày một tuần và chỉ đóng cửa vào ngày Giáng Sinh, 25 tháng 12. Số điện thoại liên lạc là 202-633-1000 hay 202-633-5285. Nơi đây trình bày lịch sử thành lập viện nghiên cứu Smithsonian và mục tiêu cũng như cách tổ chức, làm việc của hội văn hóa vô vụ lợi lớn nhất Hoa Kỳ này. Nhờ vào tòa nhà Castle này được biết về nguồn gốc viện Smithsonian như sau:

Ông James Smithson là một nhà khoa học người Anh sống và làm việc ở London, năm 1826 trong di chúc ông để lại gia tài cho người cháu trai với điều khoản là khi cháu chết nếu không có con cái thì gia sản được trao cho “nước Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ ở Washington dưới tên Viện Smithsonian là nơi thu thập và truyền bá kiến thức đến mọi người.” Ðến giờ người ta vẫn không hiểu động cơ nào khiến ông James Smithson để lại di chúc như vậy, ông chưa bao giờ đặt chân tới nước Mỹ, cũng như không có liên hệ với bất cứ một người nào ở Mỹ? Có thể ông bất mãn với nước Anh hay ông yêu thích tư tưởng dân chủ và nền giáo dục cởi mở của Hoa Kỳ?

Viện Bảo Tàng Lịch Sử Thiên Nhiên ở Washington DC.

Ông James Smithson qua đời năm 1829 và 6 năm sau Tổng Thống Andrew Jackson đề nghị chuyển tài sản của Smithson sang Quốc Hội và Quốc Hội chấp thuận với mục đích dùng vào việc từ thiện. Tài sản hơn 100,000 đồng tiền vàng của Anh trị giá tính theo tiền Mỹ thời ấy là $500,000. Ngày 10 tháng 8, 1846, Tổng Thống James K. Polk ký đạo luật thành lập Viện Smithsonian đặt dưới quyền quản trị của một hội đồng và Viện Smithsonian hoạt động ngày càng khuếch trương mở rộng cho đến nay đã có tất cả 17 nhà bảo tàng và một sở thú đó là Vườn Bách Thú Quốc Gia ở thủ đô Washington DC và 2 viện bảo tàng ở New York.

Bên trong đại sảnh Viện Bảo Tàng Lịch Sử Thiên Nhiên.

Vào trong tòa nhà tuy gọi là lâu đài cổ này nhưng bên trong bày trí sáng sủa, trưng bày những hình ảnh xưa cũ nhưng rất nghệ thuật. Có những quày chỉ dẫn giải đáp những thắc mắc cho những ai muốn tìm hiểu về các nhà bảo tàng do viện Smithsonian điều hành. Nhân viên ở đây là những ông bà lớn tuổi có lẽ là những tình nguyện viên, làm không lĩnh lương chỉ vì muốn phục vụ công chúng. Có một phòng chiếu phim hoạt động suốt ngày, chiếu những video giới thiệu các viện bảo tàng cũng như những sự kiện mà viện sắp sửa tổ chức. Nơi đây có quán ăn nhẹ gọi là Castle Café, giá cũng rất nhẹ nhàng bán các loại cà phê Espresso, Cappuccino, Argentine, các loại sandwiches, súp, xà lách và bánh ngọt. Sau khi dừng chân nghỉ mệt uống ly cà phê cho tỉnh người chúng tôi ra phía khu vườn hoa phía sau có tên là vườn Enid A. Haupt xem qua cũng như chụp vài tấm hình. Phía Nam này có nhà bảo tàng nhỏ Nghệ Thuật Phi Châu (African Art), một ngôi nhà lớn là Arts & Industries Building cũng như Freer Gallery, chúng tôi đành “thông qua” không có vào xem coi bên trong có gì mà đi vòng ra phía trước, băng ngang dãy cỏ xanh rộng lớn National Mall để sang viện bảo tàng Lịch Sử Thiên Nhiên, nghe tiếng từ lâu nay mới có dịp đến xem.

Viện Bảo Tàng Lịch Sử Thiên Nhiên

Tên chính thức là National Museum of Natural History là một trong những nhà bảo tàng lớn của viện nghiên cứu Smithsonian. Tòa nhà phải gọi là bề thế, hoành tráng mở cửa cho công chúng vào ngày 17 tháng 3, 1910, thay thế tòa nhà cũ Castle quá hẹp. Nó có 3, 4 tầng lầu gì đó với vòm mái (dome) bán cầu ở giữa xây theo kiểu bán cổ điển Neoclassical do hai kiến trúc sư Hornblower và Marshall vẽ kiểu. Vào năm 2000 ông Kenneth E. Behring tặng cho viện 80 triệu USD, vài năm trước đó 1997 cũng ông này tặng 20 triệu để canh tân, trùng tu nhà bảo tàng. Nhà bảo tàng Lịch Sử Thiên Nhiên hiện sở hữu hơn 126 triệu món như mẫu cây cối, động vật, xương hóa thạch, đá, quặng mỏ và vẫn thạch từ hành tinh khác rơi xuống địa cầu (meteorites) cũng như dụng cụ ngày xưa loài người sử dụng trong công việc hàng ngày. Hiện viện bảo tàng là nơi làm việc của khoảng 185 nhà chuyên môn khiến nơi đây là tổ chức quy tụ đông đảo nhất thế giới các khoa học gia về khoa học thiên nhiên. Nhà bảo tàng mở cửa 364 ngày một năm (chỉ đóng cửa ngày 25 tháng 12) và không thu lệ phí vào xem.

Những con thú nhồi bông sống động như thật.

Viện Bảo Tàng Lịch Sử Thiên Nhiên có rất nhiều khu vực chia theo từng bộ môn, không thể nào tả hết nên chỉ đơn cử những nơi trưng bày vừa có giá trị vừa đặc biệt sắc sảo như các khu:

- Khu Ðịa Chất Học, Ðá Quý và Khoáng Sản (Hall of Geology, Gems, and Minerals) là nơi có bộ sưu tầm các loại đá, các mẫu khoáng sản với số lượng lớn lao nhất thế giới trong thể loại này. Trong đó có những viên đá quý nổi tiếng mới được đem ra trưng bày là viên “Kim Cương Hy Vọng” (Hope Diamond) và viên lam ngọc (ngọc xanh, Sapphire) “Ngôi Sao Châu Á” (Star of Asia) là một trong những viên lam ngọc lớn nhất thế giới. Riêng viên “Kim Cương Hy Vọng” nặng đến 45.52 carats (9.10g) nếu nhìn bằng mắt thường có màu xanh nước biển (màu lục) vì có chất Boron trong cấu trúc. “Kim Cương Hy Vọng” này xuất xứ từ Ấn Ðộ huyền bí, tìm thấy năm 1812, chủ nhân trước kia là ông Philip Hope nay Viện Bảo Tàng Smithsonian mua lại. Trị giá của viên “Kim Cương Hy Vọng” hiện nay được ước tính từ $300 đến $350 triệu USD, giá cao quá khiến nhiều nhà tỷ phú hết... hy vọng gì sở hữu được nó! Viên ngọc này được nhận giữa vòng những viên kim cương nhỏ hơn trong một sợi dây chuyền. Ngoài ra khu Ðá Quý hiện nay có hơn 15,000 ngọc thạch trong bộ sưu tập cũng như 350,000 mẫu khoáng sản và 300,000 mẫu đá và quặng. Về vẫn thạch tức đá không gian có 35,000 mẫu số tích lũy lớn nhất trên thế giới không một cơ quan nào bằng.

Viên “Kim Cương Hy Vọng” 45 carats trị giá 350 triệu USD.

Khu trưng bày Ðịa Chất Học, Ðá Quý và Khoáng Sản có tên Janet Annenberg Hooker Hall là một trong những phòng triển lãm của nhà bảo tàng tàng trữ những món của ông Washington A. Roebling tức người đã xây cầu Brooklyn ở New York, ông đã tặng 16,000 món và Tiến Sĩ Ðịa Chất Isaac Lea đóng góp 1,312 mẫu đá quý và khoáng sản.

- Khu Nguồn Gốc Loài Người (David H. Koch Hall of Human Origins) mở cửa nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập viện bảo tàng (2010) mang tên ông David H. Koch người đã hiến tặng $20.7 triệu USD cho khu triển lãm. Khu Nguồn Gốc Loài Người nhằm “vinh danh công trình khám phá về những sự hiểu biết đối với nguồn gốc nhân loại” chiếm diện tích 15,000 feet vuông của nhà bảo tàng. Các mẫu ở đây có 75 chiếc sọ người sao tác từ “người vượn” cho đến “người văn minh”, “cây nhân loại” trình bày sự tiến triển qua 6,000 năm tiến hóa của loài người (gần như theo thuyết của Darwin). Riêng gian triển lãm “Changing the World” chú trọng đến hiện tượng hâm nóng toàn cầu làm thay đổi thời tiết và ảnh hưởng đến đời sống nhân loại trên thế giới.

-Khu Khủng Long sưu tầm gồm 570,000 loại bò sát khắp nơi trên thế giới tăng 300% số lượng trong vòng 40 năm. Khu Khủng Long có những bộ xương khủng long thật cũng như sao chế của 46 loại khủng long khác nhau với đầy đủ chi tiết từng loại một. Khu này bao giờ cũng tấp nập trẻ con vốn rất thích loại thú tiền sử nay đã tuyệt chủng.

Ngoài ra còn các khu Ðộng Vật Có Vú (Hall of Mammals), khu Côn Trùng (Insect Zoo) và khu Hải Sinh Vật (Ocean Hall) trưng bày nhiều mẫu giống thú và côn trùng lạ và hiếm rất lôi cuốn những người ham thích nghiên cứu về động vật. Những con thú ở đây bằng da thật của chúng được nhồi bên trong bằng chất liệu nào đó trông rất sống động như thật. Công việc nhồi thú này được các chuyên viên thực hiện một cách tỉ mỉ từng chi tiết ngay tại nhà bảo tàng.

Vì còn muốn xem nhiều thứ nữa nên chúng tôi ăn trưa trong Cafeteria của nhà bảo tàng nơi quán Atrium Café ở tầng trệt dưới đất (ground floor, trên lầu 1 còn một quán cà phê nữa ở khu Khủng Long). Quán tương đối lớn bán thức ăn “thiên nhiên” (organic food) thấy có nhiều rau cải tươi, súp nóng, sandwiches, gà rô-ti (rotisserie chicken), pizza, burgers, hot dogs v.v... Giá hơi cao, ăn một hamburger không lớn, khoai chiên và ly nước ngọt trả $15, vợ tôi mua hot dog và 2 thứ như vậy trả $12 nhưng được xem viên “Kim Cương Hy Vọng” to hơn cái trứng cút thì cũng đáng đồng tiền bát gạo lắm rồi!

Du khách vào Viện Bảo Tàng Lịch Sử Thiên Nhiên tự do chụp hình, quay phim nhưng không được dùng chân 3 càng. Muốn biết thêm về Viện Bảo Tàng Lịch Sử Thiên Nhiên ở Washington DC có thể gọi số 202-633-1000 hay 202-357-1729. Trang mạng của viện bảo tàng là www.mnh.si.edu để quý độc giả hỏi thêm chi tiết hay hiến tặng tiền bạc hoặc các cổ vật quý giá mình đang cất giữ có thể liên lạc nơi đây. Về trường hợp các món tặng vật phải liên lạc trước, kê khai mô tả chi tiết rất cặn kẽ kèm hình chụp để viện bảo tàng thẩm định trước khi gởi để tránh trường hợp mình cho là của quý nhưng thực ra là đồ giả.

Trịnh Hảo Tâm

Bước ra khỏi thế giới văn minh để đắm mình vào khu Vườn Ðịa Ðàng xanh mướt nơi đó khí hậu được điều hòa khiến cây cối đâm chồi nảy lộc như trong cõi thiên nhiên mà chúng đã sống. Ðó là Vườn Bách Thảo Quốc Gia Hoa Kỳ (United States Botanic Garden) nằm trên dãy đất xanh National Mall ở Washington DC. Từ giữa những năm 1800 hàng vạn mẫu cây cối đa dạng nhiều chủng loại đã được đưa về đây để nghiên cứu và bảo tồn cũng như triển lãm cho mọi người thưởng ngoạn từ những hoa lan rực rỡ cho đến những cây nhiệt đới lạ lùng hiếm có đã khiến Vườn Bách Thảo Quốc Gia trở thành một trong những địa điểm hấp dẫn du khách nhiều nhất mỗi khi ghé thăm thủ đô Washington DC.

Nhà kính bảo tồn cây cối “United States Botanic Garden” ở Washington DC

Vườn Bách Thảo (hay Thực Vật) nằm cạnh tòa nhà Capitol trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ nên sau khi rời Thư viện Quốc Hội chúng tôi đi bộ về phía Tây để sang Vườn Bách Thảo là nơi sưu tầm, bảo tồn nhiều loại cây cối, hoa thơm cỏ lạ mọc khắp mọi nơi trên thế giới. Vườn Thực Vật trực thuộc Quốc Hội Hoa Kỳ nên nằm trong phần đất điện Capitol là vườn cây xưa nhất ở Hoa Kỳ được liên tục điều hành từ khi thành lập năm 1816 cho đến nay. Tòa nhà chính của vườn bách thảo là những nhà kiếng (kính) với sườn nhà bằng sắt to lớn có mái vòm cong lợp bằng kính để bảo vệ cây trồng bên trong khỏi chết trong những tháng mùa Ðông băng giá. Bên ngoài còn có những vườn hoa, ao hồ, nhà mát để du khách đến viếng thăm sinh hoạt trong những tháng Hè ấm áp.

Cũng như các nhà bảo tàng ở thủ đô Washington DC, vào cửa vườn bách thảo hoàn toàn miễn phí và nơi đây mở cửa quanh năm kể cả cuối tuần và những ngày lễ, giờ mở cửa từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Bãi đậu xe rất giới hạn và phải trả tiền trong những đồng hồ nên du khách được khuyên nên dùng những phương tiện giao thông công cộng để đến đây. Nếu mang theo điện thoại cầm tay du khách nhấn số 202-730-9303 vừa thăm thú trong vườn vừa nghe thuyết minh rất hữu ích nhưng coi chừng phải trả chi phí điện thoại cao nếu điện thoại được mở từ nơi khác mang về đây sử dụng, điều đó người viết không chịu trách nhiệm đâu nhé! Muốn biết thêm chi tiết độc giả có thể vào trang mạng www.usbg.gov hoặc gọi số 202-225-8333 có thể hỏi thăm về những cuộc triển lãm đặc biệt, giữ chỗ cho Tour đông người hay là lỡ bỏ quên quần áo, bóp ví sau khi thăm viếng vì mải mê ngắm hoa thơm cỏ lạ, ong bướm lả lơi chập chờn.

Lối vào Vườn Bách Thảo Quốc Gia.

Vườn Bách Thảo Quốc Gia chia ra làm 3 khu vực: khu nhà kính là khu trưng bày và bảo tồn các giống cây (Conservatory), phía sau bên ngoài nhà kính là công viên Bartholdi với vườn hoa, ao súng, bồn phun nước, các món trang trí vườn cảnh và khu ươm cây, tái tạo giống với những dãy nhà thấp mái lợp nhựa trong (green house). Chắc độc giả còn nhớ ông Frédéric Bartholdi người Pháp là tác giả của bức tượng Nữ Thần Tự Do ở New York. Trong công viên Bartholdi đối diện với Vườn Bách Thảo có tượng đồng của ông.

Nơi du khách thăm viếng nhiều nhất là khu nhà kính dùng triển lãm cũng như bảo tồn gọi là khu Conservatory. Mới bước vào gặp ngay phòng triển lãm đặc biệt thay đổi từng mùa như hoa cỏ mùa Xuân, phong lan từ Thái Lan đem sang, hoa cúc mùa Thu Nhật Bản v.v... Hôm chúng tôi đến là loại cây Bromeliads (thuộc họ Dứa, Pineapple) và những loại chùm gởi sống bám trên thân những cây già, chúng mọc không cần đất chỉ cần ít lá mục đọng lại trong hốc cây, vậy mà cũng cho hoa rất sặc sỡ và lâu dài. Cho nên nhiều khi hoa đẹp không cần phải bón phân đắt tiền mà chỉ cần môi trường và không khí thích hợp.

Một loại cây họ Dứa Bromeliads màu sắc tươi đẹp.

Gian nhà kính kế cận là những loại hoa lan, đang vào cuối Ðông, sang Xuân nên lan nơi đây đua nhau phô trương sắc thắm. Phong lan là loại sống nhờ gió treo trên cao cũng rất nhiều mà địa lan tức lan đất cũng không thiếu. Lan đất có nhiều loại mới như lan rũ, tuy là lan đất nhưng phải treo cao cho hoa rũ xuống. Lan đất cũng có loại xuất xứ từ Nhật Bản giò lan xinh xắn không lớn và hoa cũng nhỏ chi chít thành từng chùm. Lan đất có loại nhánh hoa mọc cao thẳng lên và hoa không khít nhau mà lưa thưa tơ liễu buông mành theo nhánh nghiêng dần xuống, dáng ẻo lả như những cánh bướm trông quý phái vô cùng. Lan đất cũng có loại mới từ Úc Châu với khí hậu khô khan của vùng sa mạc, lan mọc thành từng bụi hàng chục cây, thân lùn lá xanh đậm trông rất mạnh mẽ, hoa nho nhỏ có 2 màu trắng và tím hồng, chi chít như những đàn bướm nhỏ.

Sang khu mưa rừng nhiệt đới (Tropical Rain Forest) du khách có cảm tưởng như lạc vào khu vực sông Amazon của xứ Ba Tây (Brazil) âm u hoang dại nhiều cây cổ thụ cao ngất trời xanh với những dây leo chằng chịt như những chiếc võng đong đưa. Kế cận là khu thực vật vùng Hawaii cũng nhiệt đới nhiều dừa, nhiều hoa sứ, hoa dăm bục và cây đu đủ sai trái. Khu California với cây cối của vùng bán sa mạc như Mexican Palm, chà là và hoa giấy. Rồi đến khu thực vật vùng sa mạc với những loại xương rồng gai nhọn, những loại cây succulences thân chứa nhiều nước nhưng không cần mưa nhiều lại cho hoa vào mùa Xuân rất đẹp. Qua khu vực dược thảo là những cây cỏ hoa lá từ ngàn xưa thổ dân dùng làm thuốc, thấy có các loại rau húng, lá tía tô, gừng, sả, aloe vera (lô hội) v.v... Kế đến là bước sang khu vực những loại cây, hoa cỏ hiếm quý sắp có nguy cơ tuyệt chủng, nhờ xem nơi đây mới nhớ là sau nhà mình, cũng có vài loại cây này, bấy lâu không biết bỏ lăn lóc, không màng bón phân, tưới nước!

Lịch sử Vườn Thực Vật Quốc Gia

Ngay từ năm 1816, Viện Columbian cơ quan chuyên lo về việc phát huy nghệ thuật và khoa học ở Washington DC đã đề nghị thành lập Vườn Thực Vật Quốc Gia để nghiên cứu về các loại cây lương thực và dùng trong kỹ nghệ, dược phẩm v.v... Năm 1820 Quốc Hội Hoa Kỳ dành cho một miếng đất cạnh tòa nhà Quốc Hội ở về phía Tây kéo dài từ đường First Street cho đến đường Third Street giữa Pennsylvania và Maryland Avenue. Tuy nhiên việc xây dựng vườn bị đình trệ từ năm 1837 vì Viện Columbian ngưng các phiên họp. Ðến năm 1842 Vườn Thực Vật hoạt động trở lại khi công tác thám hiểm của ông Charles Wilkes ở những vùng biển Nam Bán Cầu mang về hàng ngàn mẫu thực vật, động vật, khoáng sản mà Viện Thực Vật cần phải nghiên cứu tìm hiểu.

Chuyến đi đo đạc, thám hiểm, lấy mẫu cây cối, đất đá của Charles Wilkes quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của đất nước Hoa Kỳ mới thành lập? Công tác thám sát vùng biển Thái Bình Dương từ Nam Mỹ xuống Nam Cực rồi trở lên Bắc Mỹ và Canada được dân chúng thời ấy gọi là vùng biển phía Nam do lực lượng Hải Quân Hoa Kỳ đảm trách từ năm 1838 đến 1842 được các nhà sử học gọi là Cuộc Viễn Chinh Khám Phá Hoa Kỳ (United States Exploring Expedition). Chuyến hành trình được Quốc Hội phê chuẩn chấp thuận vào năm 1836, đầu tiên giao trọng trách cho Thomas Catesby Jones cấp bậc Commodore (tương đương với trung tá bộ binh) nhưng sau đó người thay thế, đóng góp công sức nhiều nhất cho cuộc khám phá là Lieutenant Charles Wilkes (1798-1877) nên công tác được gọi bằng tên ông là “Chuyến Thám Hiểm của Wilkes” (the Wilkes Expedition).

Khu vườn nhiệt đới giữa vùng Bắc Mỹ giá băng.

Charles Wilkes sinh tại New York năm 1798 là cháu trai của Thị Trưởng Thành Phố London (Anh quốc) John Wilkes. Mẹ của ông mất vào năm 1802, lúc đó Charles mới lên 3 nên phải về ở với dì ruột là bà Elizabeth Ann Seton, một người cải đạo từ Anh Giáo sang Công Giáo La Mã, và được Vatican phong làm thánh nữ người Hoa Kỳ đầu tiên (ngôi nhà của bà còn trong khu Manhattan New York). Chồng bà là một thương gia giàu có ở New York nhưng bịnh mất sớm, bà phải ở góa nuôi nấng 5 người con. Charles được gởi đi học nội trú và sau đó theo học trường Ðại Học Columbia. Ông ta gia nhập Hải Quân năm 1818 với cấp bậc Midshipman là cấp bậc thấp nhất trong ngạch sĩ quan hải quân tương đương với chuẩn úy ngày nay và thăng lên Lieutenant năm 1826. Từ Midshipman lên Lieutenant phải qua 2 cấp bậc là Ensign (Thiếu Úy) và Sub-Lieutenant (Trung Úy) nên Lieutenant tương đương với Ðại Úy mặc dù chữ Lieutenant thường được dịch là Trung Úy.

Năm 1833, Charles Wilkes khi thực hiện đo đạc lập bản đồ ở Vịnh Narragansett ông được bổ nhiệm làm Giám Ðốc Nha Dụng Cụ và Ðồ Bản của Hải Quân (Navy's Department of Charts and Instruments) sau này trở thành Naval Observatory và Hydrographic Office là một trong những cơ quan khoa học xưa nhất của Hoa Kỳ có nhiệm vụ đo đạc xác định vị trí, lập bản đồ thủy đạo trong ngành hàng hải.

Chuyến thám hiểm các vùng biển phía Nam

Khởi hành ngày 18 tháng 8, 1838 (trùng hợp là ngày tốt theo tin tưởng của người Hoa như ngày khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh là 8 giờ sáng ngày 8 tháng 8, năm 2008) với sự tham dự của các chiến thuyền gỗ chạy bằng buồm USS Vincennes (780 tấn) và Peacock (650 tấn) và các tàu phụ thuộc. Ðoàn thám hiểm dừng lại ở đảo Madeira và thành phố Rio de Janeiro sau đó đến Chile và Peru rồi Samoa và New South Wales. Từ Sydney dong buồm xuống vùng biển Antartic (Nam Cực) vào tháng 12, 1839 nơi đây đoàn thám hiểm báo cáo tìm thấy lục địa băng đảo Nam Cực. Ghé thăm viếng Fiji và Hawaii năm 1840, rồi lên hướng Bắc khám phá vùng bờ biển miền Tây Hoa Kỳ như eo biển Juan de Fuca, Puget Sound, chạy sâu vào sông Columbia, vịnh San Francisco, sông Sacramento vào năm 1841. Trở về miền Ðông Hoa Kỳ bằng ngã qua Phi Luật Tân, Borneo, Singapore, Polynesia, vòng xuống Mũi Hảo Vọng (Cape of Good Hope) của Phi Châu và về tới New York vào ngày 10 Tháng 6, 1842. Chuyến thám hiểm đã đi vòng quanh thế giới bằng cách qua những vùng biển ở phía Nam bán cầu với hải trình dài 87,000 miles và đoàn thám hiểm thiệt mất 2 tàu cũng như 28 thủy thủ. Thành quả chuyến đi của Charles Wilkes là bộ ký sự gồm 5 quyển và bộ bản đồ được ấn hành vào năm 1844, ông đã hiệu đính lại 20 quyển báo cáo khoa học và 11 bộ bản đồ từ 1844 đến 1874. Bộ ký sự biên chép của ông là tài liệu hữu ích nói về phong tục, lối sống và những điều kiện về kinh tế, chính trị của những vùng đất mà Hoa Kỳ thời đó biết rất mù mờ. Ông cũng vẽ lại vùng Tây Bắc Hoa Kỳ mà trước đây các nhà thám hiểm như John Charles Fremont và Kit Carson đã vẽ.

Bên ngoài khu nhà kính với điện Capitol gần đó.

Ông cũng đã thu thập đem về 60,000 mẫu cây cối, hạt giống, đất đá và những xác thú nhồi bông, tất cả được giao cho Viện Smithsonian để nghiên cứu triển lãm trong các nhà bảo tàng tại Washington DC. Ngoài ra còn 254 cây sống được trồng lại trong nhà kính mới xây vào năm 1850 trong khu vườn Bách Thảo. Tên tuổi của ông Charles Wilkes gắn liền với lịch sử Vườn Bách Thảo Thực Vật Quốc Gia, các chuyến mạo hiểm của ông đã đóng góp rất nhiều cho vốn liếng hiểu biết về địa dư thời đó mà ngày nay tổ chức Ðịa Dư Quốc Gia (National Geography) tiếp tục theo đuổi việc làm của ông.

Thời phong kiến các vua chúa thành lập vườn thượng uyển cạnh hoàng cung để vui thú cùng các cung tần mỹ nữ bằng âm nhạc réo rắt, vũ khúc nghê thường. Ngày nay Vườn Bách Thảo Hoa Kỳ ở Washington DC là nơi mở cửa quanh năm miễn phí để dân chúng vào ra thưởng ngoạn, tìm hiểu về bông hoa cây cảnh cũng là nơi nghiên cứu bảo tồn những loài hoa hiếm quý, những dược thảo thiên nhiên. Bằng những nhà kính với hệ thống điều hòa không khí kiểm soát bằng vi tính, Vườn Bách Thảo đã nuôi dưỡng tạo dựng nhiều giống cây khó trồng ở vùng khí hậu ôn đới Bắc Mỹ, cống hiến cho du khách và trẻ con một nơi vui chơi thích thú và hữu ích.

Trịnh Hảo Tâm