Người phụ nữ đã 124 tuổi, cả thế giới biết đến bà như một biểu tượng của Mỹ và đánh dấu tình bằng hữu giữa hai cường quốc. Bà đã ra đời như thế nào?
Mang quốc tịch Pháp nhưng Nữ thần Tự do từ lâu đã trờ thành một biểu tượng không thể không nhắc đến của nước Mỹ. Nước Pháp trao tặng bức tượng Nữ thần Tự do cho Mỹ năm 1886 để đánh dấu sự giao tiếp giữa hai cường quốc, cũng như để chúc mứng lễ kỷ niệm tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ.
Nhà ngoại giao nữ bằng đồng
Để nhấn mạnh hơn tình bằng bằng hữu và sự hợp tác giữa hai nước, Mỹ và Pháp đã quyết định chung tay tạo nên bức tượng Nữ thần Tự do (Statue of Liberty hoặc có tên là Lady Liberty). Để bức tượng có thể sừng sững đứng ở cảng New York, Mỹ đã xây dựng phần đế nền. Còn những bàn tay tài hoa của các kiến trúc sư Pháp tạo ra bức tượng sau nhiều đợt quyên góp, gây quỹ, kêu gọi ủng hpộ...để đủ tiền xây.
Kiến trúc sư đầu tiên góp phần tạo hình cho món quà tặng đắt giá và lừng danh này là Frederic Auguste Bartholdi. Ông bắt tay thiết kế vào năm 1867. Đến năm 1870, kỹ sư và kiến trúc sư Eugene Emmanuel Violett-le-Duc bắt đầu vẽ phác thảo cho khung sườn của thiết kế. Viollet-le-Duc muốn dùng cát ở phần chân đế để giữ thăng bằng cho toàn bộ bức tượng.
Kiến trúc sư đầu tiên góp phần tạo hình cho món quà tặng đắt giá và lừng danh này là Frederic Auguste Bartholdi. Ông bắt tay thiết kế vào năm 1867. Đến năm 1870, kỹ sư và kiến trúc sư Eugene Emmanuel Violett-le-Duc bắt đầu vẽ phác thảo cho khung sườn của thiết kế. Viollet-le-Duc muốn dùng cát ở phần chân đế để giữ thăng bằng cho toàn bộ bức tượng.
Bức tượng Nữ thần Tự do khởi công xây dựng vào mùa đông năm 1875. Cả hai cường quốc Pháp và Mỹ đều hy vọng công trình này sẽ được hoàn thành trong vòng một năm để kịp cho Pháp trao tặng đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm sinh nhật nước Mỹ (1776 - 1876)
Thế nhưng, ngân sách hạn hẹp cùng việc khởi công muộn đã làm mong muốn này mãi mãi chỉ là mong muốn.
Quá trình dựng tượng
Dù chậm so với kế hoạch nhưng công trình vẫn được tiến hành. Cánh tay phải cùng ngọn đuốc là hai bộ phận duy nhất được hoàn thành đúng tiến độ.
Thế nhưng, ngân sách hạn hẹp cùng việc khởi công muộn đã làm mong muốn này mãi mãi chỉ là mong muốn.
Quá trình dựng tượng
Dù chậm so với kế hoạch nhưng công trình vẫn được tiến hành. Cánh tay phải cùng ngọn đuốc là hai bộ phận duy nhất được hoàn thành đúng tiến độ.
Năm 1876, cánh tay cùng ngọn đuốc làm từ 21 miếng đồng được chờ đến Mỹ trước và trưng bày tại buổi triễn lãm Philadelphia Centanial Exhibition. Những ai muốn "diện kiến" bộ phận này của bức tượng ở khoảng cách gần sẽ phải trả 50 cent.
Nguyên bản của phần đuốc này là khung đồng với lớp kính và tám ngọn đèn thắp sáng ngọn đuốc từ phía trong. Suốt từ năm 1886 cho tới 1949, các kỹ sư phụ trách công trình này đã liên tục thay đổi cách chiếu sáng cho ngọn lửa này bằng nhiều loại bóng đèn khác nhau.
Về phần ngọn đuốc, sau đó, năm 1984, ngọn đuốc nguyên bản đã bị tàn phá đến mức không cách nào sửa được nên chính phủ Mỹ đã quyết định thay mới bộ phận này của bức tượng. Sau khoàng một năm nghiên cứu hình dáng của phiên bản gốc, ngọn lửa thay thế đã hoàn thành. Lần này, ngọn đuốc được làm hoàn toàn bằng đồng và mạ vàng. Những bóng đèn cao áp đã chiếu sáng ngọn đuốc từ phía dưới.
Nguyên bản của phần đuốc này là khung đồng với lớp kính và tám ngọn đèn thắp sáng ngọn đuốc từ phía trong. Suốt từ năm 1886 cho tới 1949, các kỹ sư phụ trách công trình này đã liên tục thay đổi cách chiếu sáng cho ngọn lửa này bằng nhiều loại bóng đèn khác nhau.
Về phần ngọn đuốc, sau đó, năm 1984, ngọn đuốc nguyên bản đã bị tàn phá đến mức không cách nào sửa được nên chính phủ Mỹ đã quyết định thay mới bộ phận này của bức tượng. Sau khoàng một năm nghiên cứu hình dáng của phiên bản gốc, ngọn lửa thay thế đã hoàn thành. Lần này, ngọn đuốc được làm hoàn toàn bằng đồng và mạ vàng. Những bóng đèn cao áp đã chiếu sáng ngọn đuốc từ phía dưới.
Ngân quỹ ngày càng cạn kiệt, chính phủ Pháp và Mỹ dùng nhiều cách để xoay xở thêm cho việc hoàn tất bức tượng. Năm 1878, kiến trúc sư trưởng Barthodi cùng những công nhân dưới quyền đã hoàn tất phần đầu và vai của công trình. Hai bộ phận này ngay lập tức được trưng bày cho công chúng chiêm ngưỡng tại paris World's Fair vào tháng 6 - 1878.
Trước sự đón nhận nồng nhiệt của công chúng tại buổi triển lãm ở Paris World's Fair, chính phủ Pháp đã đồng ý phát hành xổ số gây quỹ để hoàn thành công trình xây dựng tượng.
Năm 1870, kiến trúc sư cho phần khung sườn là Violet -le- Duc qua đời, để lại công trình dang dở cho Alexandre Gustave eifflel hoàn tất. Ông cũng chính là vị kiến trúc sư lừng danh cho công trình tháp Eiffel.
Năm 1880, khung sắt của bức tượng được dựng lên và kết quả làm việc suốt 3 năm trời đã được ghép từng phần một vào khung sườn dày để tạo ra bức tượng Nữ thần Tự do hoàn hảo với chiều cao hơn 46m trên chiếc bục cao gần 93m. Công trình nổi tiếng này cuối cùng cũng hoàn thành vào tháng 6 - 1884 tại Paris và trao tặng cho Mỹ tại đây vào ngày 4-7-1884 (quốc khánh Mỹ). Sau đó, người ta tháo rời bức tượng ra thành 350 mảnh chứa trong 214 thùng nước khi chuyển đến Mỹ.
Có nhiều người thắc mắc tại sao Nữ thần Tự do lại mang đôi sandals. Nhiều quan sát và nghiên cứu đã giải đáp phần nào câu hỏi này. Với đôi giảy sandals lộ ngón. Nữ thần Tự do được xác định là có nguồn gốc từ Hy Lạp hoặc La Mã.
Chính những ngón chân của "quý bà" này đã được thiết kế một cách tỉ mỉ để nói lên điều đó. Ngón cái của bà ngắn hơn ngón bên cạnh cùng với ngón út nhỏ xíu, đây là bằng chứng rõ nhất về nguồn gốc xuất thân của Nữ thần.
Có nhiều người thắc mắc tại sao Nữ thần Tự do lại mang đôi sandals. Nhiều quan sát và nghiên cứu đã giải đáp phần nào câu hỏi này. Với đôi giảy sandals lộ ngón. Nữ thần Tự do được xác định là có nguồn gốc từ Hy Lạp hoặc La Mã.
Chính những ngón chân của "quý bà" này đã được thiết kế một cách tỉ mỉ để nói lên điều đó. Ngón cái của bà ngắn hơn ngón bên cạnh cùng với ngón út nhỏ xíu, đây là bằng chứng rõ nhất về nguồn gốc xuất thân của Nữ thần.
Vài điều thú vị Tổng trọng lượng của tượng Nữ thần Tự do là 225 tấn với 81.300kg đồng và 113.400kg sắt. Sau sự kiện 11-9-2001, bức tượng này ngừng mở cửa cho khách tham quan mãi đến ngày 4/7/2009. Vào giữa năm 1980, chính phủ Mỹ đã bỏ ra nhiều triệu đô la Mỹ để sữa chữa bức tượng này. Đây cũng chính là thời điểm ngọn đuốc đã được thay thế. Toàn bộ tượng được làm từ đồng dựng trên khung sắt, trừ ngọn lửa trên chiếc đuốc mà "quý bà" cầm là được thay bằng chất liệu đồng mạ vàng. Chiếc đuốc nguyên bản của bức tượng này sau khi thay thế hiện đang được trưng bày ở chân bức tượng. Theo thống kê của những nhà nhân chủng học, khoảng 70% nhân loại có "bàn chân Ai Cập" với ngón cái dài hơn ngón bên cạnh. 20% còn lại (trong đó có Nữ thần Tự do) có "bàn chân Hy Lạp". Khách tham quan phải đi qua 354 bậc cầu thang để đến được vương miện của bức tượng, trong đó độ cao của phần nền đặt tượng đã chiếm 192 bậc. 25 ổ cửa sổ trên chiếc vương miện của Nữ thần tượng trưng cho những loại đá quý trên trái đất cũng như những tia sáng từ thiên đàng chiếu xuống hạ giới Bảy tia sáng trên vương miện tượng trưng cho bảy vùng biển và lục địa thế giới. Chiếc phiến tuyên ngôn mà Nữ thần Tự do ôm trong tay trái được ghi ngày quốc khánh Mỹ 4-7-1776 bằng chữ số La Mã. Trọng lượng của chân tượng bằng xi măng là 27.000 tấn. Từ năm 1886 - 1902, tượng Nữ thần Tự do còn làm nhiệm vụ của một ngọn hải đăng. Nhà thủy điện cung cấp năng lượng cho lửa của ngọn đuốc nằm cách tượng gần 40km. |
Theo Thế giới văn hóa
0 nhận xét
Đăng nhận xét