>> Du lịch Mỹ - Tiền lẻ quên ở sân bay Mỹ
>> Nhận xét của khách hàng đi tour Mỹ tại Hoàn Mỹ
>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo

Du lịch Mỹ - Tại Mỹ, Tổng thống Obama vừa ký một bộ luật sửa đổi về y tế, Medicare, qua đó trả lương cho bác sĩ dựa vào đánh giá của bệnh nhân. Nhưng những tiêu chí đánh giá và phương thức đánh giá lại chưa rõ ràng và còn nhiều tranh cãi giữa các bên.

Cho đến nay, Chính phủ Mỹ và các công ty bảo hiểm trả lương cho bác sĩ tùy số lượng dịch vụ cung cấp. Các nhà kinh tế học và nhà lập pháp tại Mỹ từ lâu kêu gọi khuyến khích cải cách việc trả lương cho bác sĩ dựa vào chất lượng, chứ không phải số lượng việc chăm sóc bệnh nhân. Mục tiêu ấy có trong đạo luật sức khoẻ Affordable Care Act, trong đó có điều khoản phạt bệnh viện nào chữa trị nhưng bệnh nhân bị mắc bệnh lại. Trả tiền đúng chất lượng là cách mà các công ty bảo hiểm tư nhân, chủ doanh nghiệp và chương trình bảo hiểm y tế Medicare của từng bang đã áp dụng.

benhnhanchamdiembacsi_01
Tổng thống Obama ký luật Medicare sửa đổi vào tháng 4 vừa qua.

Vào tháng 4 vừa qua, Tổng thống Obama ký vào dự luật sửa đổi chương trình y tế Medicare dựa theo hiệu quả chữa trị. Theo điều luật mới này, chương trình Medicare hiện đang áp dụng cho 54 triệu người lớn tuổi và khuyết tật tại Mỹ, sẽ bắt đầu đánh giá bác sĩ theo thang điểm từ 0 đến 100 dựa vào các yếu tố như chất lượng và hiệu quả. Các bác sĩ có điểm cao sẽ được trả lương cao hơn mức phí tiêu chuẩn của Medicare, còn ngược lại sẽ chịu mức phạt tương ứng.

Công thức chi trả mới này của Medicare sẽ bắt đầu áp dụng từ năm 2019. Vấn đề là chưa có tổ chức nào đồng tình với tiêu chuẩn đo lường chất lượng hay hiệu quả của việc chăm sóc bệnh nhân này. Viện Nghiên cứu sức khỏe và chất lượng (Agency for Healthcare Research and Quality) của liên bang Mỹ đưa ra 2.167 chỉ số đo do hơn 100 tổ chức đề ra để đánh giá, bao gồm cả việc có bao nhiêu người vào viện vì bệnh tim uống aspirin trong vòng 24 giờ đồng hồ và bao nhiêu bệnh nhân thừa cân được tư vấn về dinh dưỡng. David Blumenthal, Chủ tịch quỹ Commonwealth, quỹ tài trợ nhiên cứu chính sách y tế, cho rằng đạo luật mới đưa ra các thước đo đánh giá bác sĩ là không đồng bộ, thiếu nhất quán và trùng lắp.

Từ những năm 1970 thế kỷ trước, ngành y tế Mỹ đã nỗ lực để đưa ra cách đo lường hiệu quả chăm sóc y tế khi các nhà nghiên cứu tìm hiểu và biết được vấn đề chi phí y tế tăng nhanh là tùy vào nơi bệnh nhân sống hay bệnh viện nào họ đăng ký khi chữa cùng một căn bệnh. Năm 1998, một báo cáo của Viện Y tế Mỹ cho rằng số vụ tử vong do sai lầm trong điều trị nhiều hơn số tử vong do tai nạn giao thông hay ung thư vú. Trên thực tế, khó có được câu trả lời rõ ràng dựa vào chứng cứ y học.

Theo bà Margaret O'Kane, Chủ tịch Ủy ban quốc gia đảm bảo chất lượng y tế: "Bạn có thể dễ dàng biết được có bao nhiêu phụ nữ nên chụp X-quang tuyến vú và đã được chụp. Nhưng không hề dễ dàng nếu bạn muốn biết có bao nhiêu phụ nữ bị ung thư vú được hưởng chế độ điều trị thích hợp".

Trước đó cũng có vài dự án đưa ra phương pháp đo lường để cải thiện chất lượng y tế nhưng lại bị một số bên phản đối. James Feldman, một bác sĩ khoa Cấp cứu tại Bệnh viện Boston Medical Center, cho biết cho đến khi liên bang Mỹ thay đổi một số hướng dẫn hồi năm 2008, bệnh viện của ông vẫn đánh giá chất lượng chăm sóc y tế dựa vào một bệnh nhân bị viêm phổi uống kháng sinh bao nhiêu lần trong vòng bốn giờ đồng hồ từ lúc vào phòng cấp cứu. Việc đo lường dựa vào thời gian cấp cứu được cho là giảm thiểu ca tử vong do viêm phổi. Nhưng trên thực tế, theo bác sĩ Feldman, các bác sĩ cấp cứu ưu tiên các ca viêm phổi hơn các ca bị các bệnh khác, hoặc cho dùng kháng sinh ngay lập tức mà không cần chờ kết quả xét nghiệm. Ông nói: "Mọi người tuân thủ các hướng dẫn này bởi họ nghĩ sẽ có lợi nhưng thực chất có thể là không".
 
Thậm chí, cũng chưa rõ ràng cần có bao nhiêu chỉ số mà bác sĩ cần phải báo cáo.

Ann Greiner, Phó chủ tịch đối ngoại tại Diễn đàn chất lượng quốc gia  Mỹ, lập ra các tiêu chuẩn đo lường về chăm sóc sức khỏe, cho biết: "Nếu liên kết tiền lương của bác sĩ với các chỉ số đánh giá năng lực này thì cũng cần phải chắc chắn việc đo lường là đáng tin cậy, nhất quán và có thể cải thiện chăm sóc y tế".

Theo báo Sài Gòn tiếp thị

>> Du lịch Mỹ - Tiền lẻ quên ở sân bay Mỹ
>> Nhận xét của khách hàng đi tour Mỹ tại Hoàn Mỹ
>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo

Du lịch Mỹ - Clarence Kendall, chủ nông trại ở Pearce (bang Arizona, Mỹ) bị ngã từ đống cỏ khô xuống, đập đầu vào cạnh thùng xe tải, chấn thương vùng đầu. Ông được bảo hiểm y tế chi trả hầu hết phí điều trị. Nhưng có một hóa đơn mà bảo hiểm không trả, lên đến 47.182 đô la Mỹ.

Đó là hóa đơn từ Air Methods, công ty cứu thương bằng trực thăng đã chuyển Kendall đến bệnh viện sau cú ngã cách đây gần hai năm.

"Nhìn vào con số, tôi suýt trụy tim", Kendall nói. Ông vẫn chưa trả khoản tiền bằng với thu nhập cả năm của ông. Và Air Methods, công ty cứu thương trực thăng lớn nhất Mỹ, với doanh thu hơn 1 tỉ đô la Mỹ năm qua, đang kiện Kendall.

Một khách hàng khác của Air Methods là Marc Dotson ở bang Ohio đã đệ đơn xin phá sản để tránh trả khoản tiền 22.150 đô la Mỹ mà công ty bay này đòi sau khi đưa vợ ông đi cấp cứu. "Họ ám quẻ tôi trong thời gian rất dài", Dotson nói. Đệ đơn phá sản nghĩa là gia đình ông mất quyền tiếp cận các gói tín dụng trong thời gian dài.

Ước tính từ Hiệp hội Dịch vụ y tế hàng không (Mỹ), mỗi năm có 400.000 lượt người sử dụng dịch vụ này. Air Methods là tay chơi lớn nhất trong ngành, chiếm thị phần 30% ở Mỹ. Lợi nhuận của họ hiện tại tăng bảy lần so với cách đây 10 năm. Hóa đơn trung bình mỗi ca bay của Air Methods năm 2014 là 40.766 đô la Mỹ, so với 17.262 đô la Mỹ cách đây năm năm. Sự sinh lợi lớn của ngành khiến nhiều công ty nhảy vào tham gia, họ liên tục mở rộng mạng lưới, mua thêm những máy bay hiện đại để cạnh tranh.

choangvangvoihoadoncuuho_01 

Theo tính toán của Greg Hildenbrand, điều hành hãng trực thăng cứu thương công ích Life Star of Kansas, chi phí mỗi chuyến bay của hãng ông vào khoảng 7.400 đô la Mỹ. Một số hãng khác tiết lộ con số gần với con số của Hildenbrand. Cao lắm thì cũng chỉ vào khoảng 9.000- 10.000 đô la Mỹ. Vậy việc Air Methods đòi phí trung bình 40.000 đô la Mỹ cho mỗi chuyến thì có phải là siêu lợi nhuận không? Nhưng Air Methos lập luận rằng phí cao nhằm bù lại suất đầu tư ban đầu lớn bởi máy bay trực thăng một động cơ có giá 4 triệu đô la Mỹ.

Tại sao lại có những khách hàng "khó chịu" như Kendall hay Dotson kể trên? Thường khi họ gọi cấp cứu, họ không được cho biết rằng người nhà của họ sẽ được vận chuyển thế nào. Còn các công ty trực thăng cứu hộ cứ đến đem bệnh nhân đi, bất chấp người nhà họ có trả nổi tiền hay không.

Một số bệnh nhân không biết tại sao đi quãng đường ngắn mà chi phí lại lớn thế. Và các hóa đơn vận chuyển kiểu này khiến họ căng thẳng hơn trong quá trình hồi phục. Một số bệnh nhân thắc mắc sao không đưa họ đến bệnh viện bằng xe cứu thương bình thường, vừa rẻ lại vừa thích hợp trong việc đối phó với bệnh tình của họ. Một số nói rằng họ đến bệnh viện bằng đường bộ còn nhanh hơn đường bay.

Diana Kidd, luật sư ở bang New York bị tai nạn xe mô tô vào tháng 7-2012. Bà được Air Methods chuyển đến bệnh viện, rồi sau đó họ đưa bà hóa đơn 36.646 đô la Mỹ. Diana Kidd chẳng những không trả tiền mà còn đang kiện lại Air Methods, với tính toán rằng cấp cứu bằng xe cứu thương bình thường mất ít thời gian hơn 1 giờ 55 phút mà Air Methods thực hiện.

Các công ty trực thăng cứu thương thường không lấy được hết tiền từ các bệnh nhân, họ giảm tiền với hy vọng lấy lại được một chút. Bà Diana Kidd nói đại diện của Air Methods đề nghị giảm hóa đơn của bà xuống 10.000 đô la Mỹ nếu bà cung cấp thông tin cá nhân chứng tỏ thiếu tiền để trả, bà đã từ chối.

Ông Kendall nói Air Methods đề nghị giảm hóa đơn của ông xuống 33.000 đô la Mỹ nhưng ông nghĩ con số trên vẫn quá cao và rằng ông sẽ trả không quá 10.000 đô la.

Trước các khoản nợ trên, Air Methods và hãng cấp cứu bằng trực thăng chỉ còn trông chờ vào những bệnh nhân có bảo hiểm y tế, vì lấy tiền từ hãng bảo hiểm dễ hơn từ dân thường. Nhưng các hãng bảo hiểm gần đây đã khôn ngoan hơn trong các gói dịch vụ, họ chỉ chi trả một phần tiền trong dịch vụ cứu thương trực thăng, phần còn lại người mua bảo hiểm trả. Trên thực tế, người dân không phải ai cũng có dư tiền để mua các gói bảo hiểm y tế đảm bảo trả 100% phí cứu thương trực thăng.

Sự dè dặt của các hãng bảo hiểm, sự dè chừng của dân chúng tăng lên cộng với quá nhiều công ty tham gia khiến nguồn cung của ngành này đang tăng mạnh so với nguồn cầu. Năm 2013, trung bình mỗi máy bay trực thăng chỉ bay 469 giờ, giảm 20% so với năm 2006 và là con số thấp nhất kể từ năm 1980.

Theo báo Sài Gòn tiếp thị

>> Nhận xét của khách hàng đi tour Mỹ tại Hoàn Mỹ
>> Hình ảnh đoàn khách của DL Hoàn Mỹ tại Mỹ
>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo

Du lịch Mỹ - Ngày chúng tôi có mặt ở Las Vegas, nhiệt độ xuống thấp khoảng 5 - 6 độ. Điểm nhấn của ngày hôm ấy là tham quan đập thủy điện Hoover Dam bằng trực thăng.
 
baytrenhooverdam_01
Hoover Dam hùng vĩ

Tối hôm trước, cơn mưa rả rích không ngớt, lạnh đến thấu xương khiến ai cũng ngần ngại bước ra đường. Chị Thanh, hướng dẫn viên của chúng tôi, xem dự báo thời tiết trên Google và bảo rằng: "Phải đến 2 giờ sáng hôm sau mưa mới tạnh. Nhưng hy vọng khi đoàn mình khởi hành vào buổi sáng ngày mai, trời không gió to thì chúng ta mới tham quan Hoover Dam bằng trực thăng được". Điều đó cũng có nghĩa là nếu thời tiết tệ như hôm nay coi như là chuyến đi Las Vegas lần này mất đi sự hấp dẫn mà tất cả mọi người háo hức trông chờ từ bao lâu.

Sáng hôm sau, chúng tôi bước ra khỏi khách sạn để đến một nhà hàng phở của người Việt. Las Vegas có rất nhiều quán ăn VN ghi bảng hiệu bằng tiếng Việt hẳn hoi. Ngồi trên xe băng qua những con đường ở Thành phố tội lỗi (Sin City) vào buổi sáng yên ắng lắm, bù lại cho sự náo nhiệt sôi động vào ban đêm. Xa xa những ngọn núi thấp thoáng phủ đầy màu trắng, chúng tôi bảo nhau: "Có tuyết rơi trên đó rồi đấy".

Và dĩ nhiên là chúng tôi, những du khách từ vùng nhiệt đới ấm áp quanh năm, phải tập chịu đựng với thời tiết "khá khắt nghiệt" này là một thử thách lớn. Vừa bước xuống xe, chúng tôi chạy ngay vào bên trong nhà hàng bởi không ai có thể nấn ná ở ngoài để ngắm cảnh trong cái giá lạnh và gió rít như xát muối vào từng thớ thịt.
Một tô phở to lá sách (bao tử) bò nghi ngút khói đủ làm ấm lòng du khách. 

Ở Mỹ, cái gì cũng to, tuy biết sức mình ăn không nổi một tô phở thường nên tôi gọi một to nhỏ. Tô nhỏ được bưng ra nhưng cũng còn to hơn tô phở bán tại VN. Nhưng dĩ nhiên là phở ở Mỹ chẳng thể nào sánh được độ thơm ngon của vị phở quê nhà. Sau khi thưởng thức xong bữa sáng, chúng tôi lại tiếp tục lên đường đến Hoover Dam. Băng qua sa mạc đầy cát, những dãy nhà be bé san sát nhau rồi những công trình điện cao thế đồ sộ trên con đường dẫn vào, chị Thanh kể cho chúng tôi nghe rằng những nghệ sĩ VN sống ở Mỹ cũng khá vất vả để kiếm tiền ra sao. 

Nhiều người trong số họ chẳng được hát ở các sân khấu ca nhạc lớn như mọi người vẫn tưởng mà chỉ hát ở các casino phục vụ khách chơi bài. Tiền kiếm được từ nghề đi hát chẳng thể nuôi sống được, họ phải lao ra làm các nghề khác như cò đất, cò nhà, buôn bán hoa...

baytrenhooverdam_04
Du khách của Hoàn Mỹ tham quan tại Hoover Dam (tháng 02/2015)
Từ khách sạn chúng tôi ở cũng phải ngót một giờ đồng hồ mới đến được khu vực đập Hoover Dam. Là một trong 7 công trình xây dựng vĩ đại nhất nước Mỹ, đập thủy điện Hoover Dam còn được công nhận là kỳ quan lịch sử quốc gia, thu hút hàng chục triệu du khách đến tham quan mỗi năm. Nhưng trước khi vào được bên trong đập, lực lượng an ninh phải kiểm soát từng xe ra vào. Một ông cảnh sát Mỹ to cao bước lên xe thân thiện chào chúng tôi bằng thứ tiếng Việt lơ lớ: "Xin chào VN" khiến đoàn chúng tôi ồ lên ngạc nhiên. Ông đi từ đầu đến cuối xe kiểm tra rồi vui vẻ chào tạm biệt để xe được thông qua khu vực kiểm soát.

Xe tiếp tục hành trình trên những cung đường ngoằn ngèo uốn quanh những hẻm núi quanh co làm chúng tôi nghiêng ngả, nhưng bù lại bên ngoài cửa sổ, chúng tôi tận mắt chứng kiến một cảnh tượng hùng vĩ. Một cái đập thủy điện to lớn như thế nào, gấp vài chục lần những công trình thủy điện của Việt Nam. Tôi nhớ có lần đi thăm đập thủy điện Hòa Bình trên dòng sông Đà được xem là công suất lớn nhất Đông Nam Á nhưng sang đây mới thấy thật chả thấm vào đâu so với sự vĩ đại của Hoover Dam.

baytrenhooverdam_02
Một góc Lake Mead

Hoover là đập cao thứ nhì trên nước Mỹ được khởi công xây dựng vào năm 1931 và được đặt tên theo Tổng thống thứ 31 của đất nước "cờ và hoa" Herbert Hoover bởi ông đóng vai trò chính trong việc hình thành công trình kiên cố này. Hoover Dam nằm giữa hai tiểu bang Arizona và Nevada tại Black Canyon trên con sông Colorado. 

Mục tiêu chính của việc xây dựng đập thủy điện Hoover và hồ nhân tạo lớn nhất thế giới Lake Mead ở phía bắc không những cung cấp nguồn điện và nước cho cả thành phố Las Vegas (vốn là nơi tiêu tốn một lượng điện khổng lồ nhưng chỉ chiếm 15% sản lượng điện của công trình) mà còn cho cả vùng rộng lớn phía nam California bao gồm hai tiểu bang Arizona và Nevada cùng hơn 10 thành phố lân cận khác.

Rồi cột mốc biên giới giữa hai bang Arizona và Nevada hiện ra. Tuy hai bang nằm kế cận nhau nhưng thời gian lại chênh nhau 1 giờ đồng hồ. Xe qua một khúc quanh ngoạn mục trên núi rồi đổ xuống lưng chừng dốc núi tại Hoover Dam Lookout để chúng tôi có thể chụp lại những hình ảnh đẹp nhất của đập thủy điện Hoover Dam và lưu dấu những khoảnh khắc đã từng được đến tham quan một hạng mục công trình xây dựng đồ sộ của nước Mỹ.

Trên đường về lại Las Vegas, chúng tôi ghé vào Scenic View để có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn Lake Mead từ trên cao. Màu xanh mát dịu trong vắt của nước hồ khiến cho du khách, dù có phải chịu gió rét đến đâu, cũng ráng mà mỉm cười tạo dáng trước ống kính với phông nền Lake Mead phía sau.

Sau đó, chúng tôi được đưa đến khu vực tổ chức tour trực thăng tham quan Hoover Dam từ trên cao. Công ty Dam Helicopter là đơn vị chuyên tổ chức các tour tham quan đập thủy điện Hoover Dam và hồ nhân tạo Lake Mead bằng trực thăng. Hôm nay, do thời tiết không được tốt lắm nên chỉ có duy nhất một chiếc trực thăng phục vụ khách. Do đó chúng tôi phải chờ rất lâu để đến lượt mình.

baytrenhooverdam_03
Đoàn khách của DL Hoàn Mỹ tại hồ Mead (tháng 03/2015)

Một tour ngắm cảnh tham quan hồ Lake Mead trong 2 dặm có giá là 39 đô la Mỹ; tour tham quan hồ và đập Hoover trong 5 dặm là 69 USD; còn tour tham quan Lake Mead, Hoover Dam, sông Colorado và đại vực Black Canyon trong 10 dặm là 139 USD. Trước khi lên máy bay, ai cũng phải lần lượt lên cân trước rồi nhân viên ở đó mới sắp xếp cho chúng tôi nên chia nhau thành từng tốp thế nào để bảo đảm rằng trực thăng không chở vượt quá trọng lượng một lần bay và mỗi hành khách tham gia đều được công ty mua bảo hiểm hẳn hoi.

Sau đó, nhân viên của công ty này còn dặn dò du khách phải tuân thủ các quy định trong quá trình tham gia tour ra sao. Nào là chúng tôi không được đội nón, đeo khăn choàng, găng tay, kính mát (ngoại trừ kính cận)... nói chung là những thứ hành khách có thể đánh rơi khi lên máy bay nhưng có thể đem theo máy chụp ảnh, quay phim hay điện thoại di động. Khi lên ngồi rồi, nếu ai ngồi trước cùng phi công thì phải để nhân viên cài khóa an toàn và khi kết thúc chuyến bay, hành khách không được nán lại để chụp hình; trong trường hợp có nhu cầu ghi lại hình ảnh, nhân viên công ty sẽ giúp khách chụp ảnh...

Kết thúc chuyến đi thăm Hoover Dam và Lake Mead, trong lòng chúng tôi ai cũng thật sự ngưỡng mộ những công trình vĩ đại mà người dân Mỹ đã xây dựng nên. Xe đưa chúng tôi về lại Las Vegas và cũng vừa lúc đó, cơn mưa lất phất chợt đến bên ngoài khung cửa sổ. Cũng cần phải cảm ơn ông trời đã cho chúng tôi cơ hội được một lần được bay trên Hoover Dam.

Theo Thanh Niên tuần san

>> Nhận xét của khách hàng đi tour Mỹ tại Hoàn Mỹ
>> Hình ảnh đoàn khách của DL Hoàn Mỹ tại Mỹ
>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo

Du lịch Mỹ - Sau khi rời Los Angeles được mệnh danh là "thành phố thiên thần" (bang California), chúng tôi đến với Las Vegas, vốn được gọi bằng cái tên đáng ngại là "thành phố tội lỗi", thuộc bang Nevada, Mỹ. 
 
Từ Los Angeles, phải đi thêm 5 tiếng đồng hồ nữa mới đến Las Vegas. Trên đường đi, chị Thanh, hướng dẫn viên của chúng tôi đã giải thích về biệt danh "thành phố tội lỗi" với những câu chuyện thú vị.


Video tham khảo: "Las Vegas thành phố bạc"

Las Vegas là thành phố thoải mái về luật lệ trong một quốc gia khuôn khổ và đầy rẫy quy định về luật pháp như nước Mỹ. Nhiều người cho rằng Las Vegas mới là nơi người ta sống cuộc sống thật của chính mình, với bản ngã của mình, tự do, thoải mái. Có lẽ bởi thế mà tỷ lệ tự tử ở Las Vegas thuộc loại cao nhất nhì ở Mỹ. Lý do ư? Bởi vì khi nhắc đến thành phố này người ta sẽ liên tưởng đến các cuộc ăn chơi thâu đêm, những cơn khát đỏ đen máu me cờ bạc. Một khi đã chơi bài thua sạch sẽ, ném tiền vào các máy đánh bạc, con người ta sẽ chán chường và việc tìm đến cái chết để kết thúc mọi thứ là lẽ thường tình. Bên cạnh đó, những cư dân của "thành phố tội lỗi" này khi di chuyển sang một bang khác sống và lập nghiệp, tỷ lệ tự tử cũng cao. Câu trả lời đưa ra là vì họ không quen sống ở những nơi khắt khe về luật lệ và các nguyên tắc!

Chị Thanh nói thêm với chúng tôi rằng ở Las Vegas, việc kết hôn hết sức đơn giản, bạn có thể gặp đối tượng của mình trong một quán rượu hay casino rồi đăng ký kết hôn ngay. Song vì kết hôn quá dễ dàng nên người ta đưa nhau ra tòa ly dị cũng dễ dàng không kém.

Nếu như New York là trung tâm tài chính của nước Mỹ, nơi giúp nước Mỹ kiếm ra tiền thì Las Vegas sẽ giúp người ta tiêu tiền một cách dễ dàng, bởi tiền sẽ tan thành mây khói sau những cuộc ăn chơi, đánh bài và xem các show nghệ thuật tại đây.

Hướng dẫn viên đùa với chúng tôi rằng đến Las Vegas, ai cũng sẽ chiến thắng. Trước sự ngạc nhiên của các thành viên trong đoàn, chị lý giải: "Nếu đến đây chơi bài, ai may mắn sẽ trúng từ vài trăm đến cả ngàn đô la. Nếu thua, bạn vẫn là người chiến thắng vì bạn đã hay hơn những người thua trắng tay. Còn nếu bạn không tham gia vào các trò bài bạc cá cược thì bạn đã chiến thắng bản thân mình".

Chúng tôi đến Las Vegas tầm 4 - 5 giờ chiều, thành phố này như bao thành phố hiện đại khác với những tòa nhà cao tầng, các cụm khách sạn casino bề thế. Từ xa xa, chúng tôi thấy sừng sững những mô hình của Nữ thần Tự do, tháp Eiffel, kim tự tháp, của tòa nhà Empire State... Đây là biểu tượng của mỗi khách sạn, nơi mà buổi tối sẽ đông đúc du khách đến chơi bài, xem nhạc nước hay xem các show trình diễn nghệ thuật.

lasvegastptoiloi_02
Đoàn khách của DL Hoàn Mỹ Casino MGM, Las Vegas, Hoa Kỳ (tháng 02/2015)

lasvegastptoiloi_03
Du khách của DL Hoàn Mỹ Casino Venetian, Las Vegas, Hoa Kỳ (tháng 02/2015)

Có một thực tế là ai đến Las Vegas cũng phải đóng tiền điện cho thành phố này. Điều này sẽ được bạn đồng tình chia sẻ khi chứng kiến lúc màn đêm buông xuống, thành phố yên ắng ban ngày nhanh chóng được thay thế với những hệ thống ánh sáng lung linh, huyền ảo, những màn trình diễn nhạc nước đặc trưng miễn phí hoành tráng trước lối dẫn vào từng khách sạn như mời chào du khách đến nghỉ đêm và chơi bài. Thành phố không ngủ với âm thanh của xe cộ tấp nập, tiếng nói cười râm ran của du khách từ bốn phương trời tụ tập về đây. Chỉ có về đêm, Las Vegas mới sống dậy những huyền thoại từ lâu về thành phố tội lỗi này.

Các khách sạn, resort casino ở Las Vegas không cung cấp dịch vụ internet wifi miễn phí trong phòng cho du khách như những nơi khác. Vì sao ư? Đây là một cách thức kêu gọi "Hãy tiêu tiền ở Las Vegas", để kéo khách xuống sảnh chơi bài hay đi ra ngoài mua sắm. Hiện nay, ở một số các khách sạn casino ở Las Vegas có khu vực phục vụ đánh bài dành riêng cho du khách đến từ VN và Trung Quốc bởi số lượng khách đến chơi từ hai quốc gia này ngày càng một tăng lên. Và dĩ nhiên là các nhà hàng ở trong các khách sạn đó đều có phục vụ ẩm thực Việt và Hoa. Trong khi đó, số lượng nhân viên chia bài (dealer) người Việt cũng được tuyển dụng tại đây nhiều hơn để phục vụ cho đồng hương của mình vì nhiều khách đến đây tuy thiếu trình độ tiếng Anh nhưng lại thừa ham mê cờ bạc.

Cũng may là trong những ngày lưu lại tại "thành phố tội lỗi", tôi và những người trong đoàn đã chiến thắng chính mình khi không để một đồng phung phí tại casino.

Theo báo Thanh Niên tuần san

>> 10 thành phố hấp dẫn khách du lịch nhất nước Mỹ
>> Hình ảnh đoàn khách của DL Hoàn Mỹ tại Mỹ
>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo

Du lịch Mỹ - Cùng Du lịch Hoàn Mỹ bay đến Bờ Tây nước Mỹ tham gia tour mới lần lượt khám phá các thành phố Los Angeles, Las Vegas, Fresno, Công viên Quốc gia Yosemite, San Jose, San Francisco vào hạ tuần tháng 6, bạn sẽ có những giờ phút hưởng nhàn nhớ đời trong khung cảnh thiên nhiên rộng thoáng, sạch xanhvà thật an bình ở Lake Tahoe.

memanhotahoe_01 
 
Nơi đây có hồ nước xanh bao la tạo nên những cái vịnh nhỏ tuyệt đẹp như Emerald Bay và Carnelian Bay, có dãy núi Sierra Nevada phủ tuyết trắng, có những khách sạn và những khu nghỉ mát sang trọng ẩn khuất trong rừng Alp và có những casino dư thừa sức cám dỗ tất cả những ai muốn thử vận đỏ đen. Rất nhiều người Mỹ đến đây để leo núi, trượt tuyết trong mùa cao điểm bắt đầu từ cuối tháng 10 của năm trước đến giữa tháng 5 của năm sau.

Với 116 km vòng bờ, Lake Tahoe rộng lắm, nằm giữa biên giới hai tiểu bang California ở hướng Tây và Nevada ở hướng Đông, nên người Mỹ và du khách quốc tế chuẩn bị đến đây thường được các công ty lữ hành hỏi: "Đi đâu, North Shorehay South Shore?". Xin thưa rằng, Du lịch Hoàn Mỹ sẽ dẫn bạn đi thăm, ngoạn cảnh ở South Lake Tahoe, tức khu vực ở South Shore (Bờ phía Nam) rất nổi tiếng với khách nhàn du. Còn khu Bờ phía Bắc thì có nhiều cảnh quan thiên nhiên tĩnh lặng hơn.

Tên Tahoe xuất phát từ "da ow" trong tiếng của thổ dân da đỏ Washoe, có nghĩa là hồ nước. Hồ chi mà rộng đến 20km, dài 35km, sâu hơn 500m, và đây là một trong những hồ nước ngọt tọa lạc trên cao nguyên gần 2.000m mà có độ sâu nhất thế giới. Hình thành cách nay hơn 2 triệu năm, hồ Tahoe còn đáng kinh ngạc với làn nước thuộc loại sạch và trong nhất thế giới. Nước hồ tự nhiên chuyển từ màu xanh cobalt vào buổi sáng sang màu hồng đỏ vào buổi chiều, tạo ra một vầng hào quang thần bí phủ lên toàn khu vực quanh hồ.

Và đó cũng là một trong những nét độc đáo nhất của Lake Tahoe, khiến triệu triệu du khách phải tìm đến, trong đó có những nhân vật lừng danh đã khắc ghi họ tên mình vào lịch sử nước Mỹ.

Từ nhà văn Mark Twain, khi còn là một nhà báo hoạt động tại Nevada hồi những năm 1860, cho đến nam danh ca Frank Sinatra cùng những người bạn tài hoa của ông là Dean Martin, Sammy Davis Jr., Peter Lawford và Joey Bishop sau đó một thế kỷ.

Theo truyền thuyết, thổ dân Washoe sinh sống nơi đây từ ngàn xưa, những hồ nhỏ rải rác đây đó quanh Lake Tahoe được tạo ra bởi những "em bé nước" sau khi có một con rái cá cướp tóc của một trong số các em.

Theo báo Doanh nhân Sài Gòn

>> Du lịch Mỹ - Mỹ chống "du lịch sinh con"
>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo

Du lịch Mỹ - Hối hả ra sân bay trở về nhà, bạn vô tình quên rằng những đồng tiền lẻ bằng kim loại, được thối lại từ những lần mua sắm khi du lịch Mỹ, còn đang nặng trĩu trong túi áo, túi quần. Và bạn phải lấy chúng ra, bỏ vào cái khay ở cổng kiểm tra an ninh trước khi chuyển vào khu cách ly chờ đến giờ lên máy bay.

tienlebowenosanbay_01

Tiếp tục vội vã vì sợ trễ chuyến hoặc thiếu giờ mua sắm quà cáp phút cuối trước khi bay, nhiều người quên thu hồi những đồng tiền cắc ấy.
 
Theo Cục An ninh Vận tải Mỹ (Transportation Security Administration - TSA), trong năm tài chính 2014, số tiền lẻ hành khách "bỏ quên" ở các sân bay trên lãnh thổ Mỹ cộng chung lên đến... 674.814,06USD.

Không ngạc nhiên lắm khi biết hai sân bay lớn - "cổng" vào/ra chính của nước Mỹ, là sân bay quốc tế John F. Kennedy ở New York (Bờ Đông) và sân bay quốc tế Los Angeles (Bờ Tây), là hai nơi thu nhiều tiền lẻ hành khách bỏ lại nhất.

Tuy không phải là sân bay có lưu lượng hành khách lớn nhưng sân bay quốc tế Dulles ở Washington D.C cũng có nhiều tiền lẻ khách bỏ quên.

Theo số liệu của TSA, kể từ thời điểm suy thoái kinh tế 2008 đến nay, số tiền lẻ hành khách quên thu hồi tại các sân bay đã tăng nhiều hơn sau mỗi năm. Kết quả là trong ba năm qua, két sắt của TSA đã có thêm 3,5 triệu USD.

Tuy giới an ninh ở các sân bay sẵn sàng hoàn trả, nhưng hầu như không có hành khách nào trở lại trạm kiểm tra an ninh để lấy lại những đồng tiền cắc đã bỏ tại đó.

Lần tới bạn đi làm ăn hay đi du lịch Mỹ, hãy nhớ bỏ những đồng tiền cắc 1USD, 50 cent, 25 cent, 10 cent, 5 cent và 1 cent vào một cái túi nhỏ bằng da hoặc bằng nhựa, rồi bỏ nó vào trong túi xách tay của bạn. Làm như thế, khi qua khâu kiểm tra an ninh, bạn vừa không phải rối rắm máy tính xách tay, dây thắt lưng, nón, áo khoác, giày, túi xách..., vừa không lãng phí tiền bạc.

Top 10 sân bay Mỹ thu nhiều tiền lẻ (USD) do khách bỏ lại nhất:

1. John F. Kennedy Intl Airport (New York): 42.550
2. Los Angeles Intl Airport: 41.506,64
3. San Francisco Intl Airport: 34.889,63
4. Miami Intl Airport: 32.590,43
5. Dallas/Fort Worth Intl Airport: 29.684,03
6. McCarran Intl Airport (Las Vegas): 27.676,71
7. George Bush Intercontinental Airport (Houston): 26.839,01
8. Washington Dulles Intl Airport (Washington DC): 22.037,55
9. OHare Intl Airport (Chicago): 21.068,69
10. Orlando Intl Airport: 20.757,81

Theo báo Doanh nhân Sài Gòn

>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo

Du lịch Mỹ - Heal là một ứng dụng điện thoại thông minh tương tự như các ứng dụng Uber - dịch vụ xe theo yêu cầu, nhưng thay vì một chiếc xe taxi, một bác sĩ sẽ xuất hiện ngay tại cửa nhà của bạn.

Người dùng tải ứng dụng Heal từ kho ứng dụng và sau đó gõ vào một vài chi tiết như địa chỉ và lý do cho chuyến viếng thăm của bác sĩ tại nhà. Sau khi thêm thông tin thẻ tín dụng, yêu cầu một bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ nhi khoa, bác sĩ đến trong 20-60 phút cho một khoản phí cố định là 99 đô la Mỹ. Dịch vụ của Heal nhận cuộc gọi từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối, bảy ngày trong tuần.

Ứng dụng Heal đã bắt đầu công việc kinh doanh của mình tại Los Angeles vào tháng 2, gần đây đã mở rộng đến San Francisco và họ đã thiết lập để tung ra tại 15 thành phố lớn trong năm nay.

ungdungdtcotheduabacsidennha_01 

Tiến sĩ Renee Dua, người sáng lập và Giám đốc y tế của Heal, nói rằng, đây là tiện ích y tế công nghệ cao mới nhất, bao gồm các công cụ cần thiết cho phép người bệnh báo tình trạng bệnh qua video độ nét cao và bằng âm thanh. Hiện Heal có một danh sách các bác sĩ uy tín ở các bệnh viện và các chương trình y khoa ở trường Đại học California, Los Angeles, Columbia và Stanford.

Rõ ràng, Heal có thể cung cấp dịch vụ chỉ giới hạn bằng một cuộc gọi. Họ có thể chẩn đoán và điều trị bệnh thông thường như viêm phế quản, cung cấp cho các mũi chích ngừa cúm, xử lý vết thương thông thường và kê toa thuốc.

Ngoài Heal, một ứng dụng tương tự được gọi là Pager đang hoạt động tại thành phố New York. Đối với Pager, chuyến thăm khám tại nhà lần đầu có chi phí là 50 đô la Mỹ, chuyến thăm thường xuyên là 200 đô la Mỹ và không thường xuyên là 100 đô la Mỹ. Tương tự, ứng dụng Go2Nurse cũng mang y tá đến nhà ở Chicago và Milwaukee. Đây là dịch vụ chăm sóc thai nghén, trẻ sơ sinh, chăm sóc người già, chăm sóc đặc biệt cho bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson.

Ngoài ra, các ứng dụng khác như Care services.Curbside cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà ở khu vực Philadelphia bởi các học viên y tá và bác sĩ.

Hiệp hội Y học từ xa Mỹ ước tính rằng gần một triệu người sẽ tham gia vào mạng lưới y tế từ xa trong năm 2015. Mặc dù các ứng dụng này khá tiện lợi nhưng các chuyên gia y tế cho rằng các ứng dụng này không thể thay thế cho các cuộc hẹn với bác sĩ truyền thống, đặc biệt là với một bác sĩ đã biết đến bệnh sử của bệnh nhân trong nhiều năm. Nhưng đối với các bệnh và triệu chứng không phải là đe dọa đến tính mạng thì ứng dụng y tế có thể tiết kiệm thời gian và công sức - đó là một lợi điểm khá lớn khi bạn không thể đến chờ đợi ở phòng khám của bác sĩ.

Theo báo Sài Gòn tiếp thị

>> Nhận xét của khách hàng đi tour Mỹ tại Hoàn Mỹ
>> Hình ảnh đoàn khách của DL Hoàn Mỹ tại Mỹ

>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo

 

Du lịch Mỹ - Chiếc váy trắng gợi cảm được Marilyn Monroe mặc trong cảnh tung váy trên đại lộ trong bộ phim The Seven Year Itch là một trong những món đồ nổi danh nhất trong lịch sử điện ảnh Hollywood. Chiếc váy được bán với giá 4,6 triệu USD (khoảng 94 tỷ đồng).

Nhiều thiết kế váy đình đám trong những bộ phim điện ảnh được đấu giá với những mức giá kỷ lục lên đến hàng trăm hàng triệu đô. Trong bộ phim, "The Seven Year Itch", Marilyn đóng vai một cô gái lẳng lơ đi quyến rũ người đàn ông đã có gia đình.

chiecvaycua_01
Chiếc váy trắng gợi cảm được Marilyn Monroe trong cảnh tung váy trên đại lộ trong bộ phim The Seven Year Itch là một trong những món đồ nổi danh nhất trong lịch sử điện ảnh Hollywood

Hình ảnh mang tính biểu tượng của phim là cảnh cô nàng táo bạo tung váy trên đại lộ trước con mắt bao người đàn ông. Chiếc váy này hiện đang đứng đầu bảng xếp hạng những chiếc váy kinh điển mọi thời đại. Tác phẩm của nhà thiết kế William Travilla đã trở thành phong cách thời trang phổ biến những năm 1950.

Chiếc váy trắng gợi cảm đó trở thành bảo vật được giới điện ảnh, thời trang cũng như truyền thông thế giới bảo quản giữ gìn để vẹn nguyên giá trị đến tận bây giờ. Thậm chí những thiết kế còn được đấu giá với những mức giá kỷ lục lên đến hàng trăm hàng triệu đô.

chiecvaycua_02
Chiếc váy được bán với giá 4,6 triệu USD (khoảng 94 tỷ đồng).

Chiếc váy trắng gắn liền hình ảnh của cô đào nóng bỏng Marilyn Monroe trong bộ phim The Seven Year Itch là một trong những món đồ nổi danh nhất trong lịch sử điện ảnh từ xưa đến nay. Chiếc váy và chính giây phút ngọt ngào ấy đã đưa nàng trở thành biểu tượng sắc đẹp mọi thời đại. Sự quyến rũ đến mê lòng của chiếc váy vẫn còn nguyên giá trị đến tận bây giờ.

chiecvaycua_03 

chiecvaycua_04
Chiếc váy trắng gợi cảm đó trở thành bảo vật được giới điện ảnh, thời trang cũng như truyền thông thế giới bảo quản giữ gìn để vẹn nguyên giá trị đến tận bây giờ

Chiếc váy được nữ diễn viên đồng nghiệp Debbie Reynolds sưu tập và được bán trong cuộc đấu giá kỷ vật Hollywood ở Los Angeles năm 2011 với giá 4,6 triệu USD (tương đương với khoảng 94 tỷ đồng thời điểm đó).

Chiếc váy trắng của nhà thiết kế người Mỹ William Travilla nằm trong bộ sưu tập khủng của Reynolds với hơn 3.500 đồ vật khác được tích lũy trong khoảng thời gian hơn 40 năm. Nữ diễn viên đã mua lại chiếc váy này năm 1971 khi hãng phim 20th Century Fox bán tủ quần áo của Monroe.

Reynolds đã cố gắng tìm bảo tàng để trưng bày bộ sưu tập của mình song không có nơi nào có thể chứa toàn bộ gần 4.000 đồ vật đó nên buộc lòng bà chấp nhận đem đấu giá để những kỷ vật đó được bảo quản nơi tốt nhất.

Theo Internet

>> Nhận xét của khách hàng đi tour Mỹ tại Hoàn Mỹ
>> Hình ảnh đoàn khách của DL Hoàn Mỹ tại Mỹ
>> Chương trình du lịch Mỹ tham khảo

Du lịch Mỹ - Nhiều khu căn hộ sang trọng ở Nam California được gọi là "khách sạn thai sản" cho phụ nữ Trung Quốc muốn sinh con tại Mỹ đã bị khám xét sáng 3-3-2015, đỉnh điểm một chiến dịch liên bang quy mô chưa từng có.


mychongdulichsinhcon_02

NBC News cho biết, các nhân viên Bộ An ninh Nội địa đã tràn vào The Carlyle, một khu căn hộ sang trọng ở Irvine, California, nơi ở của nhiều phụ nữ mang thai và bà mẹ mới sinh. Mỗi người đã chi 40.000-80.000 USD để được đưa đến sinh con tại Mỹ. Một người trong số phụ nữ này nói với NBC News: "Tôi làm điều này vì nền giáo dục cho thế hệ tiếp theo".

Những phụ nữ này được xem là nhân chứng chứ không bị bắt. Thay vào đó, các nhà điều tra nhằm vào những kẻ cầm đầu đường dây, đã bỏ túi hàng trăm ngàn đô la không nộp thuế để giúp công dân Trung Quốc có thị thực vào Mỹ rồi cung cấp dịch vụ cho đến khi họ sinh con trong một bệnh viện Mỹ, với cam kết đứa trẻ sẽ nhận được số an sinh xã hội và hộ chiếu Mỹ khi bà mẹ rời Mỹ.

mychongdulichsinhcon_03 
 
Phụ nữ Trung Quốc đang đổ đến Mỹ sinh con do Mỹ cấp quyền công dân cho bất kỳ trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Mỹ. CNN dẫn nguồn truyền thông Trung Quốc cho biết năm 2012 có khoảng 10.000 phụ nữ Trung Quốc đã sinh con ở Mỹ, gấp đôi con số 4.200 vào năm 2008. Chi phí mỗi người 40.000-60.000 USD, nằm trong khả năng của giới nhà giàu Trung Quốc vốn đang ngày càng đông. Theo báo cáo Hurun năm ngoái, khoảng 2/3 số người Trung Quốc có tài sản trên 10 triệu NDT (1,6 triệu USD) trong ngân hàng đã di cư hoặc có kế hoạch di cư.

"Đến Mỹ để sinh con không hẳn là bất hợp pháp, nhưng nếu nói dối về lý do đến Mỹ thì đó là gian lận thị thực", Claude Arnold, nhân viên chuyên trách điều tra thuộc Bộ An ninh Nội địa ở Los Angeles cho biết.


mychongdulichsinhcon_01
Những hình ảnh từ một trang web mời chào phụ nữ Trung Quốc đến Mỹ sinh con
 
Chiến dịch khám xét hơn 20 địa điểm ở Los Angeles, các quận Orange và San Bernardino, nhằm vào 3 đường dây du lịch sinh con vốn cạnh tranh nhau. Những người đứng đầu đường dây điều hành địa điểm The Carlyle là Chao Chen và Dong Li, đã sử dụng một trang web để quảng cáo hoạt động, mời chào về những lợi ích của một đứa trẻ có quyền công dân Mỹ như 13 năm giáo dục miễn phí, hỗ trợ tài chính đại học chi phí thấp, môi trường sống ít ô nhiễm, một con đường bảo lãnh cho cả gia đình di cư khi đứa trẻ lên 21 tuổi... Khách hàng được tư vấn cách nói dối để xin được thị thực du lịch, cách bay qua các điểm du lịch như Hawaii và Las Vegas, tránh bay thẳng đến sân bay quốc tế Los Angeles để khỏi bị nhân viên di trú nghi ngờ, cách che giấu việc mang thai trong khi quá cảnh...

Những phụ nữ này sau đó được đưa đến ở The Carlyle, nơi thu phí khoảng 3.000 USD/tháng cho một căn hộ 2 phòng ngủ với các tiện nghi như ban công riêng, hồ bơi phong cách resort, các lều có TV màn hình phẳng... Họ được đưa đi khám bác sĩ, đến các nhà hàng và cửa hàng như Target, Babies R Us...

Khi sinh con, họ vào một số bệnh viện ở quận Orange, nhưng không trả đủ phí - khoảng 25.000 USD - cho các dịch vụ y tế, mà được giảm giá cho người nghèo, từ miễn phí đến 4.000 USD. Nhà chức trách cho biết điều này gây thiệt hại lớn cho các bệnh viện. Chỉ trong 2 năm tại một cơ sở y tế, hơn 400 trẻ sơ sinh có liên quan du lịch sinh con đã được sinh ra. Cha mẹ một đứa bé sinh tháng 4-2014 đã trả phí bệnh viện chỉ 4.000 USD nhưng đã xài tiền ở Wynn Las Vegas Hotel, mua hàng hiệu Rolex và Louis Vuitton... là chủ một tài khoản có đến gần 250.000 USD.

Vụ gian lận này đã vượt ra ngoài gian lận thị thực. Li đã không nộp tờ khai thuế Mỹ và Chen đã không khai hàng trăm ngàn đô la thu được. Ngoài ra, Chen và vợ, Jie Zhu còn làm đám cưới giả, giả vờ ly dị để có thể nhận "thẻ xanh" trong các cuộc hôn nhân ở Mỹ.

Hiện tượng người nước ngoài đến Mỹ để sinh con không phải mới nhưng đang phát triển. Một nghiên cứu cho thấy 40.000 trẻ em mỗi năm được sinh ra ở Mỹ với mẹ đến đây bằng thị thực du lịch, theo NBC News.
Vụ khám xét ngày 3-3 đánh dấu chiến dịch lớn quy mô liên bang đầu tiên chống du lịch sinh con tại Mỹ. Ngoài tại The Carlyle, chiến dịch nhắm 2 đường dây khác. Wen Rui Deng, Li Yan Lang và Wen Shan Sun bị cáo buộc thu mỗi phụ nữ 10.000-25.000 USD để đưa họ đến khu căn hộ Pheasant Ridge ở Rowland Heights, nơi cung cấp "dịch vụ hoàng gia" bao gồm y tá giữ trẻ. Một công ty khác tên gọi USA Happy Baby, do Michael Wei Liu Yueh và Jing Dong điều hành, đặt tại khu căn hộ The Reserves ở Rancho Cucamonga.

mychongdulichsinhcon_04
Nhà chức trách Mỹ khám xét khu chung cư ở Irvine, California, nơi một doanh nghiệp du lịch sinh con thu mỗi phụ nữ mang thai 50.000 USD phí ăn ở và đi lại. 
 
Vụ điều tra The Carlyle bắt đầu vào tháng 6-2014 khi Sở Cảnh sát Irvine nhận được một tin báo vô danh đã được chuyển cho Bộ An ninh Nội địa. Hải quan Mỹ và Dịch vụ Di trú cũng nhận được tin báo tương tự. Một nhân viên mật đóng giả khách hàng, muốn sắp xếp cho em họ mình sinh con ở Mỹ, đã được Chen cung cấp các chi tiết của chương trình, từ cách nhân viên ở Trung Quốc của Chen sẽ sắp xếp cho cuộc phỏng vấn xin visa đến tư vấn không nên bay thẳng đến Los Angeles.

Trả lời phỏng vấn của CNN Money hồi tháng 2, một khách hàng là Felicia He, 27 tuổi, cho biết cô đã chi hàng chục ngàn đô la để sinh con ở California: "Tôi bắt đầu chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi khoảng cuối tháng thứ ba của thai kỳ. Tôi đã hỏi bạn bè từng sinh con ở Mỹ để tìm bác sĩ tư vấn, sau đó tìm nơi để ở trong vài tháng, rồi mua vé máy bay". He, đã sinh con ở Mỹ năm ngoái, cho biết một hộ chiếu Mỹ cho con có nghĩa là tiếp cận các cơ hội giáo dục tốt hơn, cũng giúp mở cánh cửa vào các trường quốc tế độc quyền ở Bắc Kinh, nơi cô sống với chồng, và các tùy chọn cho con du học bậc trung học và đại học. Có điều là mang một hộ chiếu Mỹ nghĩa là đứa trẻ phải chịu trách nhiệm nộp thuế ở Mỹ.

Theo báo Sài Gòn giải phóng thứ 7