Tại sao mỗi năm, cứ vào đầu mùa xuân và đầu mùa thu, thành phố High Point ở bang North Carolina lại trở thành địa điểm thu hút gần 100.000 khách thuộc lĩnh vực đồ nội thất? Câu trả lời thật đơn giản: Vì đây là thời điểm diễn ra International Home Furnishings Market đã được công nhận là sự kiện nội thất lớn hàng đầu thế giới với hơn 10% là khách ngoại quốc đến từ hơn 110 quốc gia trên thế giới.


Người quen dự hội chợ này thường kháo với nhau rằng: “Nếu không tìm được mặt hàng nội thất nào đó ở High Point Market thì có nghĩa là mặt hàng đó chưa được sản xuất bao giờ”. Những con số luôn là bằng chứng hùng hồn nhất: 188 kiến trúc với tổng diện tích trưng bày sản phẩm lên đến gần 12 triệu feet vuông (khoảng 196,8 hecta); 100.000 khách tham quan và mua hàng; 2.000 nhà trưng bày hàng hóa, trong đó có rất nhiều sản phẩm là thiết kế mới lần đầu trình làng.

Mà High Point Market trở thành sự kiện lớn nhận được sự quan tâm và săn sóc đặc biệt của cơ quan kinh tế tiểu bang Bắc Carolina là hoàn toàn xứng đáng. Vì cơ sở sản xuất hàng gỗ nội thất đầu tiên - The High Point Furniture Manufacturing Company, đã được thành lập tại đây từ năm 1889. Đến năm 1955, gần 50% tổng số giường ngủ làm bằng gỗ trên toàn lãnh thổ Mỹ đều xuất phát từ High Point.

Gần đây hơn, theo kết quả một cuộc nghiên cứu của Đại học North Carolina, vào năm 2007, các cơ sở nội thất ở địa danh này đã góp được 8,94 tỷ USD cho nền kinh tế North Carolina. Riêng hai sự kiện hội chợ nội thất thường niên tạo ra gần 13.000 việc làm cố định. Rất nhiều khách sạn, nhà hàng, khu giải trí, sân bay, hệ thống xe buýt, xe du lịch đã thi nhau phát triển để phục vụ khách đến với hội chợ. Ngoài ra, High Point Market còn nhận được bằng khen của Bộ Thương mại liên bang Mỹ.

High Point Market mùa Xuân 2010 sẽ diễn ra từ 17 - 22/4/2010. Để biết thêm thông tin, truy cập website: www.highpointmarket.org

Loạt bài Bưu thiếp từ Mỹ do báo DNSG cùng Công ty Du lịch Hoàn Mỹ phối hợp thực hiện

Mùa lễ hội tưng bừng nhất ở Mỹ luôn bắt đầu từ Lễ Tạ ơn (Thanksgiving Day) diễn ra vào ngày thứ Năm của tuần thứ tư tháng 11 và kết thúc sau ngày đầu năm mới. Nói đến lễ hội là nói đến mua sắm, và mùa mua sắm náo nhiệt ở Mỹ luôn "khai hỏa" vào bình minh ngày thứ Sáu ngay sau lễ Tạ ơn. Đêm ấy, người Mỹ không ngủ mà xếp hàng dài trước các trung tâm bách hóa, đại siêu thị để nhanh chóng ào vào mua hàng giảm giá đặc biệt khi Mặt trời còn chưa xuất hiện. Đó là thời khắc của Black Friday (thứ sáu đen).

http://www.newyearsidea.com/images/newyork.jpg

Nhưng cột mốc chính thức đánh dấu khai mạc mùa Giáng sinh phải kể đến sự kiện một cây thông cao ngất được chăng đèn kết hoa thật lộng lẫy rồi được thắp sáng phía trước tòa nhà chọc trời Rockfeller Center ở thành phố New York. Hầu như cư dân New York và du khách nước ngoài không thể cưỡng lại sức hút tỏa ra từ vô vàn ánh đèn nhấp nháy nơi cây thông khổng lồ này. Nó cũng đã là bối cảnh của khá nhiều phim truyện với phần kết có hậu (happy-end) đúng kiểu phim ảnh Hollywood.

Một tuần sau đêm Giáng sinh, New York lại rộn ràng chào đón mừng năm mới. Không chỉ có cư dân của "Trái táo lớn" mà rất nhiều du khách Mỹ và quốc tế tập trung về quảng trường Thời đại (Times Square) để theo dõi cảnh tượng tuyệt mỹ: một quả cầu pha lê có tên gọi là Waterford với đường kính 3,7m, cân nặng 5,368kg được thả cho rơi từ trên cao vào lúc 23 giờ 59 phút và 00 giây để đụng mặt đất vào đúng thời khắc năm cũ kết thúc, năm mới đến. Pháo bông nổ ran trên trời cao, tiếng sâm banh góp phần âm thanh vui tai trong rừng người đông vui, ca khúc Auld lang syne (đã tồn tại 221 năm) và Happy New Year (của ban nhạc lừng danh ABBA) được đám đông hát vang, mọi người ôm nhau chúc nhau một năm mới tốt đẹp.

Sự kiện thả quả cầu này đã diễn ra trong hơn 100 đêm giao thừa nhưng không hiểu sao vận có sức hút rất mạnh. Chắc chắn quả cầu pha lê sẽ còn tiếp diễn màn rơi tự do trong nhiều, nhiều đêm giao thừa sau này.

"Năm 2009 sắp kết thúc, cũng là lúc tạm ngưng lại những tấm "Bưu thiếp từ Mỹ" đã gửi tới tay bạn đọc suốt 40 tuần qua, đưa bạn đọc tới những thắng cảnh, lễ hội đặc sắc, những hội chợ nhộn nhịp ...diễn ra trên nước Mỹ.

Loạt bài Bưu thiếp từ Mỹ do báo DNSG cùng Công ty Du lịch Hoàn Mỹ phối hợp thực hiện.

Boston, thủ thủ bang Massachusetts (một địa danh đã được khắc trong tâm trí nhiều người qua ca khúc Massachusetts bất hủ của nhóm nhạc Bee Gees rất nổi tiếng trong thập niện 60 và 70 của thế kỷ trước), là một địa điểm phải đến thăm nếu có lần du lịch miền Bờ Đông nước Mỹ, bởi vì Boston là một trong những thành phố xưa nhất của Mỹ, do những người Anh Thanh giáo di dân hình thành từ tháng 9 năm 1630 và đây là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử hình thành Hiệp chủng Quốc Hoa Kỳ, nổi nhất là những sự kiện trong cuộc Cách mạng Mỹ.

http://www.boston-website.com/images/BOSTON-(Back-Bay-area).jpg

Ngoài những tên hiệu Cái nôi của nước Mỹ hiện đại, Cái nôi tự do, Athens của Mỹ thì Boston được gọi là Trục vũ trụ (Hub of the Universe), là Thành phố tri thức vì tại đây có rất nhiều trường đại học lừng danh thế giới, những trường y khoa lỗi lạc. Thậm chí bảo tàng độc lập đầu tên của Mỹ là Boston Athenaeum cũng được xây dựng tại đây. Ngày nay, nhiều người từng nghe danh của các trường đại học nổi tiếng như Harvard, Cambrige, Tufts, Suffolk và M.I.T (Viện Công nghệ Massachusetts). Nhưng ít ai biết rằng trường công lập đầu tiên của nước Mỹ cũng ở Boston, đó là trường Boston Latin, ra đời năm 1635. Tính ra có hơn 100 trường đại học và cao đẳng ở quanh khu vực Boston.

Nhưng Boston còn có biệt danh Thành phố đi bộ (Walking City) nên khi đi du lịch thành phố này, bạn cũng nên bách bộ thăm thú cảnh đẹp. Hành trình đi bộ nổi tiếng nhất của Boston mang tên Con đường Tự do (The Freedom Trail). Khởi hành từ công viên Boston Common, men theo hàng dài gạch đó, du khách lần lượt đi qua những ngôi giáo đường , nghĩa trang , tượng đài, tòa nhà chính quyền địa phương.... Và rồi thấy hiện ra trước mắt một "di tích" cổ xưa. Đó là U.S.S. Constitution (còn có tên gọi Old Ironsides), một chiến hạm đầu tiên của hải quân Mỹ, hạ thủy năm 1797, chưa một lần bại trận và nay vẫn còn nổi bồng bềnh. Sau đó, du khách đến Faneuil Hall, trước đây là khu chợ chính của thành phố Boston. Ngoài ra, dọc theo hành trình còn có Freedom Trail - tòa nhà công cộng lâu đời nhất của Boston, xây dựng vào năm 1713, được dùng làm tổng hành dinh của chính quyền Anh trông nom mọi việc ở các thuộc địa bên Tân Thế giới.

Rất có thể bạn sẽ là một trong số hơn 16 triệu du khách Mỹ và quốc tế mỗi năm đến thăm Boston và đi bộ theo những viên gạch đỏ dẫn lối này.

Loạt bài Bưu thiếp từ Mỹ do báo DNSG cùng Công ty Du lịch Hoàn Mỹ phối hợp thực hiện

Mỗi năm, cứ vào tháng Ba, thành phố Boston, thủ phủ bang Massachusetts ở bờ Đông nước Mỹ, lại trở thành điểm nhóm chợ thủy sản khổng lồ. Năm nào cũng vậy, có đến 18.000 công ty khách hàng đến từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng với gần 900 công ty trưng bày, nên The International Boston Seafood Show and Seafood Processing America được giới chuyên ngành đánh giá là hội chợ thủy sản và chế biến thủy sản lớn nhất Bắc Mỹ.

Những công nghệ và công cụ chế biến, bảo quản,đông lạnh, đóng hộp, bao bì đủ mọi loại hải sản tân tiến nhất đều được trình làng tại sự kiện thường kéo dài bốn ngày này. Những sản phẩm thủy sản cơ chế, chế biến sẵn dễ dàng cho tiêu dùng cũng được các nhà sản xuất giới thiệu. Và không thiếu những loại gia vị dùng cho từng món ăn hải sản.

Sự kiện này còn là cơ hội cho các chuyên gia dinh dưỡng của các DN chế biến hải sản giới thiệu những phát hiện mới; là cơ hội cho các nhà sản xuất nắm bắt những xu thế mới trong tiêu thụ hải sản và thực phẩm chế biến từ hải sản của hơn sáu tỷ cư dân địa cầu.

Ngoài ra, ở hội chợ, khách tham quan còn có dịp nếm thử những dòng sản phẩm mới được chế biến từ hải sản, còn các nhà sản xuất có cơ hội tham gia cuộc thi bình chọn sản phẩm hải sản chế biến sáng tạo nhất, độc đáo nhất. Có nhiều hạng mục giải thưởng, từ Sản phẩm hải sản chế biến bán lẻ xuất sắc nhất qua Bao bì mới xuất sắc nhất đến Sản phẩm hải sản dinh dưỡng mới xuất sắc nhất.

Hạn chót đăng ký tham gia bình chọn Sản phẩm hải sản chế biến xuất sắc nhất (New product showcase & Awards competition) là ngày 5/2/2010. Lễ công bố các giải thưởng sẽ diễn ra vào ngày bế mạc Hội chợ quốc tế thủy sản Boston 14/3/2010.

Loạt bài Bưu thiếp từ Mỹ do báo DNSG cùng Công ty Du lịch Hoàn Mỹ phối hợp thực hiện.


Chỉ còn non một tháng nữa, các đường phố, nhà hàng, khách sạn, trung tâm bách hóa, trung tâm hội nghị và đại siêu thị ở Las Vegas sẽ rực sáng chào đón du khách quốc tế đổ về đây mua sắm quà Giáng sinh 2009 và năm mới 2010. Bạn chẳng cần phải là người thật sự giàu có để thuê phòng trọ đắt tiền trong các khách sạn sang trọng như Bellagio, Caesars Palace, Mandala Bay, MGM Grand, Palm Place Hotel and Spa, Wynn Las Vegas...Nhưng vẫn còn có những ngày giải trí và mua sắm ở "kinh đô giải trí" này.

http://vzone.vn/Resources/StyleOld/2009_02_04/1634/khu-trung-tam-mua-sam.jpg

Thích mua quà thời trang hàng hiệu ư? Hãy đến Town Square Las Vegas hoặc Las Vegas Premium Outlets thì bạn sẽ thỏa thích chọn hàng Chanel, Giorgio Armani, Prada... được bán với giá có thể chấp nhận dược. Nhưng chỉ cần rảo bộ trên chiều dài 6,1km của đại lộ Las Vegas Boulevard South nổi tiếng thế giới với tên gọi The Strip thì du khách cũng đã có đến năm không gian khổng lồ để mua sắm. Đó là Bonanza Gift Store (số 2440), được giới thiệu là cửa hàng bán quà tặng và quà lưu niệm lớn nhất thế giới với diện tích hơn 3.700m2. Đó là Fashion Show Mall (số 3200), đối diện khách sạn wynn Las Vegas, một kho tàng quần áo thời trang với hơn 250 cửa hàng trên diện tích hơn 175.000m2. Đây là một trong những trung tâm thương mại rộng lớn nhất thế giới, hội tụ những thương hiệu cửa hàng thời trang nổi tiếng nhất ở Mỹ gồm Saks Fifth Avenue, Macy's, Neiman Marcus, Nordstrom, Dilliard's, Bloomingdate's Home....

Miracle Mile (số 3667) cũng là một trung tâm mua sắm nổi tiếng. Trung tâm này, một bộ phận kinh doanh của khách sạn Planet Hollywood, trải dài hơn 2,4km với diện tích hơn 44.000m2; hay có thể quá bộ tới trung tâm Grand Canai Shoppes (số 3355), rộng 16.000m2 đã thu hút 20 triệu lượt khách hàng trong năm 2008.

Trừ khi bạn nghiện thử vận may trong các Casino ra thì câu nói nổi tiếng "chuyện gì xảy ra ở Las Vegas thì ở lại Las Vegas" không chính xác đâu. Những món quà bạn tự thưởng cho mình và mua tặng cho người thân khi du lịch Las Vegas sẽ được mang về nhà đầy đủ.

Loạt bài Bưu thiếp từ Mỹ do báo DNSG và Công ty Du lịch Hoàn Mỹ cùng phối hợp thực hiện.

Các kỳ hội chợ WSA (Hiệp hội Giày và Phụ kiện Thế giới - World Shoes and Accessories) diễn ra ở thành phố giải trí nổi tiếng nhất Las Vegas luôn là những sự kiện phải có mặt của thiết kế, sản xuất và kinh doanh các mặt hàng giày dép, túi xách thời trang và phụ kiện liên quan. Bởi vì, quy mô cũng như mức độ tập trung của các nhãn hiệu nổi tiếng trong ngành hàng này tại WSA luôn lớn nhất thế giới.

Mặc dù kinh tế Mỹ và thế giới đang trải qua một thời kỳ khó khăn, nhưng những con số liệt kê sau đây sẽ cho thấy mức độ quy mô và sự thành công của hội chợ quốc tế này: Riêng WSA mùa hè 2009 diễn ra từ 31/7 đến 2/8 đã thu hút 20.234 DN đến từ khắp nước Mỹ và hơn 90 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vì vậy, khi kinh tế thế giới đã hồi phục có thể tin rằng, hai hội chợ sắp tới (tại Trung tâm hội nghị Mandalay Bay ở Las Vegas từ 2 - 4/2/2010, và Sands Expo & Convention Center and The Venetian tứ 3-5/8/2010) hứa hẹn sẽ quy mô và hoành tráng hơn.

http://www.expo-port.com/cmsfiles/root/fairimages/Photo%20courtesy%20of%20The%20WSA%20Show%20-%20Welcome%20to%20WSA.jpg

Các thương hiệu giày, túi xách thời trang hàng đầu thế giới sẽ lại chiếm lĩnh những không gian triển lãm lớn trong khuôn viên hội chợ. Đó là các thương hiệu nổi tiếng, từ Adidas, Aletrex, Apepazza, BCBGeneration, Brown Shoe, qua Chrles Davis, Clarks, Earth, East Lion, Havainas, Guess by Marciano, Geox, Lacoste đến Nine West, Reebok và Sketchers....

Những mặt hàng thời trang mới của các thương hiệu sẽ thu hút đại diện mua hàng của các chuỗi phân phối bán lẻ đến từ nhiều thị trường trên thế giới. Và WSA còn là cơ hội để những tài năng trẻ giới thiệu về các mẫu thiết kế đầu tay với hy vọng một ngày không xa sẽ trở thành những nghệ nhân thiết kế và kinh doanh giày lừng danh thế giới, chẳng hạn như bậc thầy Manolo Blahnik, Jimmy Choo.... Và cả đến nữ ca sĩ Mỹ Jessica Simpson.

Nếu là nhà bán lẻ, bạn có thể tham gia sự kiện này bằng cách truy cập và đăng ký ở địa chỉ trực tuyến www.wsashow.com hoặc www.thecolectionsatwas.com (mục Register Now). Hoặc liên hệ Công ty Du lịch Hoàn Mỹ. www.dulichhoanmy.com

Loạt bài Bưu thiếp từ Mỹ do báo DNSG và Công ty Du lịch Hoàn Mỹ phối hợp thực hiện

Là một "rừng" tòa nhà chọc trời, nơi cư trú của hơn 1,6 triệu người, cách nay 300 năm, nơi đây là quê hương mới của chỉ khoảng 6.000 di dân đến từ châu Âu.

Ở vùng đất diện tích vỏn vẹn 60km­2, trông như một ngón tay bị kẹp giữa ba dòng nước (sông Hudson - năm nay kỷ niệm 400 năm ngày được phát hiện bởi thuyền trưởng kiêm nhà thám hiểm người Anh Henry Hudson, sông Đông và sông Harlem) này, người ta kiếm sống khá lắm.

Ngay từ năm 2005, thu nhập bình quân đầu người ở Manhattan - một trong số năm "borough" (một địa giới lớn hơn quận) - đã là 100.000 USD/năm.

http://www.destination360.com/north-america/us/new-york/images/s/manhattan.jpg

Nếu như thành phố New York có biệt danh là "Trái táo lớn", thì Manhattan hẳn là miếng táo ngon nhất. Vì rất nhiều ngân hàng, công ty đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, công ty bảo hiểm, công ty thương mại lớn nhât thế giới đều có trụ sở chính ở đây. Bảy trong số 8 tập đoàn quảng cáo lớn nhất thế giới đã chọn Manhattan làm địa chỉ chính, tạo nên con phố quảng cáo nổi tiếng Madison Avenue.

Đây cũng là không gian tỏa sáng của lĩnh vực bảo tàng như lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc. Vì thế Manhattan còn là thỏi nam châm thu hút du khách quốc tế. Thị trưởng thành phố New York, nhà tỷ phú truyền thông tài chính ngân hàng Michael Bloomberg từng thích thú khoe rằng , dù đang trải qua thời kỳ suy thoái nhưng trong năm 2008. New York nói chung và Manhattan nói riêng đã là điểm đến của gần 47 triệu du khách, tăng gần 5% so với con số 44 triệu khách ghi nhận được năm 2006. Số du khách này tiêu xài 30 tỷ USD, nhiều hơn năm trước 1,1 tỷ USD. Cứ trong 9 việc làm thì có một việc làm trực tiếp trong lĩnh vực du lịch. Manhattan không chỉ thu hút khách ngoại quốc (9,8 triệu người trong năm 2008) mà còn cả người Mỹ đến từ các tiểu bang.

Từ Manhattan, du khách có thể ngắm cây cầu Brooklyn, đi phà ra đảo Liberty để thăm tượng Nữ thần Tự Do, đi dạo, chạy bộ và ngắm cảnh trong công viên trung tâm (Central Park rộng 3,4km, mua sắm hàng hiệu cao cấp trên đại lộ số 5 (Fifth Avenue), khán giả khu phố Tàu (Chinatown), ngỡ ngàng quan sát các tòa nhà cao ngất như Empire State Building, Chrysler Building, Rockefeller, Hearst Tower..., và tham quan các bảo tàng đầy ắp vật phẩm giá trị từ cổ chí kim.

Gần đây, khu phố Meatpacking District - trước đây là khu vực lò sát sinh cung cấp thịt cho toàn thành phố New York đã được chỉnh trang thành khu phố thời thượng, thu hút nhiều nghệ sĩ, giới quản trị viên trẻ sớm thành đạt, sinh viên và du khách viếng thăm.

Loạt bài Bưu thiếp từ Mỹ do báo DNSG cùng Công ty Du lịch Hoàn Mỹ phối hợp thực hiện.

Mỹ là một thị trường tiêu dùng trị giá hơn 10.000 tỷ USD nên có thể nói không sai rằng New York International Gift Fair (NYIGF) chính là hội chợ quà tặng lớn nhất thế giới. Mỗi năm, thành phố lớn và đông dân nổi tiếng là "cỗ máy tài chính" bậc nhất nước Mỹ này tổ chức hai cuộc hội chợ quà tặng: vào cuối tháng 1, đầu tháng 2 và vào trung tuần tháng 8. Sự kiện mùa đông 2010 sẽ diễn ra từ ngày 30/1 - 4/2/2010.

Khái niệm "quà tặng" kiểu Mỹ có thể sẽ khiến bạn ngỡ ngàng. Không chỉ những sản phẩm được dùng làm quà tặng quen thuộc như bánh kẹo, đồ chơi dành cho trẻ em, mỹ phẩm dành cho người yêu/vợ, đồ nội thất dành cho cặp vợ chồng mới cưới...., mà còn là các sản phẩm dệt may bằng công nghệ tiên tiến nhất, những dụng cụ chuyên dùng cho nghiên cứu bảo tàng, những cuốn sách in đặc biệt là bao bì rất sang, đắt tiền, hay những loại "đồ chơi" cho thể thao cá nhân, cộng đồng, dã ngoại, leo núi, lặn biển, chơi Golt, nhà xe di động....

http://www.core77.com/gallery/images/2009giftfair_001.jpg

Nếu bạn là người thích sưu tập hoặc là nhà phân phối những loại thiếp chúc mừng, những món đồ chơi mới nhất, "độc đáo" nhất, những loại kim hoàn, đồ trang sức, mỹ phẩm, dầu thơm dành cho phái đẹp bắt mắt nhất..... thì không gian rộng lớn của Trung tâm hội nghị Jacob K.Javits trong những ngày nhóm hội NYIGF, chính là một " kho tàng Ali Baba" mặc sức khám phá, đặt mua.

Bạn chuộng hàng chuẩn xác của Đức và Thụy Sĩ hay hàng có thiết kế độc đáo và sáng tạo nghệ thuật của Ý hay hàng tiện dụng đầy tính cách đột phá của Nhật Bản, Hàn Quốc? NYIGF có tất cả.

Với sự tham gia của khoảng 2.800 nhà sản xuất đến từ 85 nước trên thế giới, nên NYIGF phải diễn ra cùng lúc ở hai địa điểm: Trung tâm hội nghị Jacob K.Javits ở số 665W Đường 34 tây (ĐT: 212 - 2162000); và tại Pier 94, số 711, đại lộ 12 (ĐT: 212-2465450). Để biết thêm chi tiết hoặc lập chương trình du lịch Mỹ kết hợp tham dự NYIGF 2010, liện hệ Công ty Du lịch Hoàn Mỹ.

Loạt bài Bưu thiếp từ Mỹ do báo DNSG và Công ty Du lịch Hoàn Mỹ phối hợp thực hiện.

Chu du California, du khách thường thắc mắc tại sao vùng đất rộng lớn nhất bờ tây nước Mỹ này có nhiều địa danh bắt đầu với từ "San" và "Santa" đến thế? Ngoài San Francisco mà rất nhiều du khách Việt đã đến tham quan, còn có San Diego, San Bernardino, San Jose, San Luis Obispo, San Mateo, San Marco,Santa Barbara, Santa Cruz, Santa Fe, Santa Maria và Santa Rosa. Chưa kể còn có các thung lũng San Fernando Valley, San Gabriel Valley, San Joaquin Valley, Santa Clara Valley, Santa clara River Valley hay Santa Clarita Valley.

http://www.aboutalltravel.com/wp-content/uploads/san_diego_city-450x337.jpg

Theo tiếng Tây Ban Nha, "San" và " Santa" có nghĩa là "thánh nam", "thánh nữ". Trước đây, California từng là miền đất phía Tây Bắc của Mexico, kéo dài xuống đến bang Baja California (California hạ), thuộc địa của đế chế Tây Ban Nha. California đã nhượng lại cho Mỹ sau cuộc chiến Mỹ - Mễ và chính thức trở thành một tiểu bang nước Mỹ ngày 9/9/1950, nhưng các địa danh bắt đầu với hai từ " San" và "Santa" vẫn tồn tại đến ngày nay. Ở San Diego, San Jose, Santa Barbara, cộng đồng người Việt khá đông.

San Diego, biệt danh "Thành phố mỹ miều nhất Mỹ quốc", đã hình thành từ ngày 16/7/1796 và hiện là thành phố lớn thứ hai của bang California. Đây cũng là thành phố lớn thứ 9 và là thành phố giàu thứ 5 của liên bang Mỹ. Thành phố đặt theo tên vị thánh Saint Didacus (tiếng Tây Ban Nha là Diego de Alcala). Hiện nay, du lịch là một trong ba lĩnh vực trụ cột của nền kinh tế San Diego bên cạnh giáo dục đại học.

Ở gần Silicon Valley, cái nôi của nền công nghiệp công nghệ thông tin Mỹ, nên San Jose (phiên âm Việt là "San Hôzê, người Việt theo đạo Công giáo quen gọi là Thánh cả Yuse) được gọi là "Thủ đô của Silicon Valley". San Jose hình thành vào năm 29/11/1777, phát triển mạnh trong những thập niên 1960 và 1990 và nay là thành phố lớn thứ 10 của Liên Bang Mỹ.

Du khách không thể nào tin rằng San Jose cách đây hai thế kỷ chỉ là một ngôi làng nhỏ nhoi của một số ít nhà nông Mễ kiếm sống với nghề chăn nuôi phục vụ các đoàn quân xâm lược Tây Ban Nha đồn trú tại San Francisco và Monterey. Nhưng đến năm 1850, khi California trở thành một bang nước Mỹ thì San Jose đã có vinh dự là thủ phủ.

Nếu xét về diện tích và dân số thì San Bernardino rất khiêm tốn, chỉ là thành phố lớn thứ 18 của California và là thành phố lớn thứ 101 của Mỹ. Thế nhưng, thành phố đặt theo tên vị thánh Barnadino thành Siena này lại là một trong những cộng đồng địa phương lâu đời nhất của toàn bang Cali. Ở đây có những núi đá, rừng thông dày đặc, suối nước nóng nên đã sớm trở thành một trục giao thương của vùng Nam Cali. Ngày nay, San Bernadino là một địa danh du lịch nổi tiếng, đặc biệt là Arrowhead Springs Hotel and Spa...

Loạt bài Bưu thiếp từ Mỹ do Báo DNSG và Công ty Du lịch Hoàn Mỹ phối hợp thực hiện.

Đối với người Mỹ, Philadelphia, thành phố lớn nhất của tiểu bang Pennsylvania ở miền Bờ Đông có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, nghệ thuật rất quan trọng. Đó là vì cách đây 223 năm, cha ông lập quốc của họ đã họp đoàn chống triều đình Anh trong các tửu quán ở Boston, nhưng soạn Tuyên ngôn Độc lập trong tửu quán City tavern ở Philadelphia.

http://www.philadelphiacitywebsite.com/images/PhiladelphiaHorseDrawnCarri.jpg

Thành phố này được người Mỹ gọi bằng nhiều tên: Philly (cách gọi ngắn, thân mật), City of Brotherly love (Thành phố tình huynh đệ), Cradle of liberty (Nôi tự do), The Quaker City (Thành phố của người Quaker) và The Birth place of America (Nơi sinh của nước Mỹ. Ngay trong thời gian Mỹ còn là một thuộc địa của Anh, Philadelphia đã là thành phố lớn thứ hai của đế chế Anh, chỉ sau London. Sau cuộc Cách mạng Mỹ, nó trở thành thủ đô của Mỹ trong thời gian từ 1790 - 1800, vì khi ấy, thủ đô mới ở Washington D.C ngày nay chưa được xây dựng xong. Sở thú và bệnh viện đầu tiên của nước Mỹ cũng hình thành tại thành phố này.

Khi đi du lịch Philadelphia, du khách không thể không tham quan Dinh độc lập (Independence Hall) được xây dựng bằng những viên gạch đỏ vào năm 1732. Vì đó là nơi bản Tuyên ngôn độc lập được ký kết và loan báo vào ngày 4/7/1776 và Hiến chương Mỹ được thông qua vào năm 1787, cũng là nơi trưng bày chuông tự do dùng báo tin vui này.

Đây cũng chính là nơi thành lập các binh chủng lục quân, hải quân, kỵ binh và lính thủy đánh bộ của quân đội Mỹ. Ngày nay, cách thành phố chỉ năm giờ đi xe là các căn cứ quân sự ở các bang Virginia, North Carolina, Maryland, New York, New Jersey, Washington D.C, Ohio, Connecticut, Delaware và Pennsylvania.

Mỗi năm, vào tuần thứ nhất của tháng Ba, thành phố tràn ngập hoa với chương trình Philadelphia Flower Show, lệ hội mừng hoa lâu đời và lớn nhất ở Mỹ - tổ chức lần thứ nhất năm 1829. Đây là một sự kiện đặc biệt diễn ra trong Trung tâm hội nghị với sự tham gia của hơn 2.500 nghệ nhân trồng hoa dự thi ở 580 hạng mục chấm điểm. Số tiền thu được từ việc bán vé, không dưới một triệu USD/năm, được dùng làm quỹ xây dựng và duy trì những vườn hoa khắp thành phố.

Philadelphia cũng là cái nôi văn hóa, nghệ thuật của nước Mỹ vì có nhiều bảo tàng giá trị. Đáng kể nhất là Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia với hơn 300.000 nghệ phẩm, được xếp hạng ba trong danh sách những bảo tàng lớn và xuất sắc nhất nước Mỹ. Ngoài ra, còn là Hàn lâm viện Mỹ thuật Phialadelphia, Bảo tàng Rodin - nơi trưng bày nhiều tác phẩm của điêu khắc gia Pháp Auguste Rodin nhất ở ngoài lãnh thổ Pháp, barnes Foundation. Đây là kho tàng sưu tập tư nhãn hàng đầu thế giới với hơn 2.500 nghệ phẩm có tổng trị giá gần 10 tỷ USD, được trưng bày ở 23 gian, gồm: 181 tác phẩm của Renoir, 69 của Ce'zanne, 60 của Marisse, 44 của Picasso. Ngoài ra, còn có tranh của Van Gogh, Degas, Corot, Monet, Seurat, Manet, Rembrandt, Tintorette...

Loạt bài Bưu thiếp từ Mỹ do báo DNSG và Công ty Du lịch Hoàn Mỹ phối hợp thực hiện

Cuối tháng 8 thời tiết miền Nam Califiornia, dù cuối Hạ nhưng vẫn còn nóng bức và ngày tựu trường bắt đầu một niên học mới của thằng con trai út đã gần kề. Chúng tôi quyết định một chuyến du lịch đến một nơi mà mình chưa từng đặt chân tới. Một miền phong cảnh, khí hậu nhiệt đới của Á Châu nhưng nằm trong nước Mỹ. Một nơi muốn tới phải vượt biển Thái Bình Dương, ra khỏi lục địa Mỹ Châu nhưng lại khỏi phải mang theo sổ thông hành lỉnh kỉnh. Đó là quần đảo Hawaii mà tiếng Việt gọi là Hạ Uy Di. Hawaii thường được biết đến như là một trung tâm du lịch, một thiên đàng hạ giới, qua những bức hình với biển xanh, cát trắng, những hàng dừa lã ngọn, những cô gái nước da ngâm, đeo vòng hoa lei, nhoẻn miệng cười hé lộ hàm trắng nuột, một mái tóc óng ánh đen dài cài bông Bụp. Tôi nhất định phải đến đó một lần cho biết. Qua trang quảng cáo của một tờ báo Việt ngữ tôi đã mua tại một văn phòng du lịch ở Rosemead. Package gồm vé máy bay khứ hồi Los Angeles - Honolulu 5 đêm khách sạn và 2 chuyến ngoạn cảnh, một là Trân Châu Cảng cùng thành phố Honolulu và chuyến kia là vòng đảo Oahu. Tôi thử vào internet dọ giá của Hawaiian Airlines thấy giá vé máy bay không thôi đã gần bằng giá nguyên một package rồi. Giá thấp vì văn phòng du lịch họ mua được vé máy bay giá rẻ và khách sạn hợp đồng dài hạn cũng được hưởng giá rẻ, có lẽ chỉ bằng nửa giá bán lẻ.
Sáng Thứ năm 23-8-2001. ba người chúng tôi gồm vợ chồng tôi và thằng con trai út 18 tuổi dậy thật sớm. Năm giờ rưởi rời khỏi nhà ở Fontana, trời hãy còn tối nhưng trên xa lộ xe cộ đã đông rồi vì thiên hạ nhiều người ở xa đi làm sớm. Lấy xa lộ 105 West chạy được một giờ, gần tới exit Sepulveda vào phi trường bỗng thấy bảng đèn báo “2 lanes Sepulveda North Closed”. Tôi lo ngại sợ kẹt trên đường Sepulveda thì trễ mất chuyến bay nên kêu thằng con chuyển hướng qua 405 North. Trên 405 North không có exit vào phi trường nên không thấy bảng hiệu gì cả. Chạy qua hai exit thì tôi biết đã đi quá phi trường rồi nên kêu thằng con exit ra rồi vào lại 405 South thì thấy bảng exit LAX. Theo bảng chỉ dẫn “Long Term Parking Lot C” gần mười phút sau chúng tôi cũng tìm được chỗ đậu xe dài hạn với giá $7 một ngày, gần góc Sepulveda và đường 96. Nếu đậu xe ở Central Parking Building gần các terminals thì giá đến $22 một ngày. Bãi đậu xe đã gần đầy nhưng lại rất vắng người. Đợi vài phút, xe buýt shuttle mang bảng C chạy đến đưa chúng tôi vào các terminals. Chúng tôi xuống ở terminal 2 nơi có hãng Hawaiian Airlines vào lúc bảy giờ sáng, trong lúc quày gởi hành lý và lấy vé lên tàu chỉ mới có vài người. Thà sớm còn hơn trễ. Mỗi ngày từ Los Angeles có ba chuyến bay Hawaiian Airlines đi Honolulu và chuyến của tôi là chuyến đầu tiên cất cánh lúc 8 giờ 55 sáng.
Gởi hành lý và lấy vé lên tàu xong là cảm thấy thoải mái vì hết sợ trễ chuyến bay. Chúng tôi đi tìm cà-phê uống và ngắm nghía những món đồ kỷ niệm bày trong các cửa hàng nơi gate chờ máy bay. Mùi thơm cà-phê thoang thoảng dịu dàng và khung cảnh của phi trường gây cho tôi có cảm tưởng đã thực sự bắt đầu một chuyến nghỉ hè.
Tám giờ ba mươi hành khách đã bắt đầu lên tàu. Các cô tiếp đãi viên gốc Hawaiian màu da bánh mật, mặc y phục nhẹ nhàng với áo sơ-mi vừa quá rốn, chào đón với tiếng “Aloha”. Nam tiếp viên trẻ trung, lực lưỡng, mặc áo sơ-mi bông hoa bỏ ra ngoài trông rất thoải mái. Cách phục sức đơn giản, cung cách vui vẻ với nụ cười luôn trên môi của phi hành đoàn cũng mang cảm giác thoải mái đến hành khách. Công việc căng thẳng, nhàm chán hằng ngày được bỏ qua một bên để chúng ta cùng nhau vui hưởng một chuyến nghỉ hè. Sau chuyến đi xa trở về, bình điện “tâm sinh” như đã được xạt trở lại, chúng ta sẽ cảm thấy nhiều sinh lực để bắt tay trở lại công việc hàng ngày hay một năm học mới. Do đó du lịch là một nhu cầu tối ưu cần thiết không phải là một thứ xa xí, “du hí trên nỗi khổ đau của đồng bào” như một vài người nghĩ. Nhiều người mang bệnh kinh niên như đau nhức, mệt mỏi, khó thở, đầy hơi, sình bụng, mất ngủ, uống thuốc gì cũng không khỏi nhưng sau một chuyến du lịch đầy hứng thú; các chứng bệnh kinh niên trên bỗng tiêu tan đi lúc nào không biết? Có người quan niệm cho rằng: “Khi nào về hưu, mọi thứ ổn định rồi mới nghĩ tới chuyện du lịch.” Ngày mà “mọi thứ ổn định” có lẽ là một ngày vô định. Biết tới lúc đó có còn sức để đi hay không? Ngày nào còn cất bước nổi là ta cứ lãng du đi đó đi đây.

VÀI HÀNG ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ HAWAII
Sau năm tiếng đồng hồ bay, chiếc DC 10 của hãng Hawaiian Airlines hạ dần cao độ trên vùng biển xanh lấp lánh bạc vì phản chiếu ánh mặt trời. Xa xa phía chân trời lờ mò những dãy núi màu xanh của những hòn đảo lân cận. Quần đảo Hawaii có tất cả 8 đảo, kể theo thứ tự Bắc xuống Nam là các đảo Nihau, Kauai, Oahu, Molokai, Lanai, Maui, Kahoolawe (không có dân cư) và Hawaii là đảo lớn nhất. Hawaii nằm trên vĩ tuyến 29 độ Bắc tức phìa dưới của Los Angeles và cách Los Angeles 2,553 dặm và nằm trên Saigon và cách Saigon khoản 6,000 dặm. Diện tích toàn quần đảo là 6,423 dặm vuông. Thủ đô và cùng là thành phố lớn nhất là Honolulu nằm trên đảo Oahu. Dân số đảo Oahu theo thống kê năm 1995 là 877 ngàn người, chiếm 73% dân số toàn quần đảo (1.2 triệu).
Dân Hawaii chính gốc là người Polynesians mà người ta không rõ từ các đảo ở phía Nam Thái Bình Dương như Tahiti, Samoa đến đây vào thời gian nào? Họ đến Hawaii một cách tình cờ như bị trôi dạt khi đi đánh cá hoặc bị kẻ thù rượt đuổi. Họ dùng những thuyền độc mộc chạy bằng buồm đan bằng lá dừa mà một bên thuyền phải cặp thêm một thân cây để giữ thuyền được thăng bằng trong sóng gió. Theo những nhà nhân chủng học, đợt di dân lớn nhất của người Polynesians có lẽ diễn ra khoảng từ năm 500 đến 800 dương lịch qua những vật dụng tìm thấy trên quần đảo.
Thế giới Tây Phương chỉ biết đến Hawaii vào cuối thế kỷ 18 sau chuyến hải hành của thuyền trưởng người Anh tên là James Cook. Chuyến tàu khám phá ra Hawaii là chuyến tàu cuối cùng của nhà mạo hiểm người Anh này. Sau hai chuyến đi thất bại trong mục đích tìm đường vượt qua Bắc Mỹ, năm 1776, thuyền trưởng James Cook đưa con tàu Resolution dài 100 feet đi cùng với con tàu Discovery dài 90 feet từ Anh quốc xuôi Nam dọc theo lục địa Phi Châu, vòng qua mũi Ảo Vọng (Cape of Hope). Hai con thuyền vượt Ấn Độ Dương qua Tân Tây Lan. Ngày 18 tháng Giêng năm 1778, họ đã nhìn thấy đảo Oahu và hai ngày sau son tàu đã bỏ neo gần bờ của làng Waimea. James Cook và thủy thủ đoàn lên bờ làm quen với thổ dân và đã đổi những vật dụng bằng kim loại để lấy lương thực. Dân trên đảo lấy làm thích thú với những dụng cụ bằng kim loại, đối với họ tấm gương xem mặt cũng là một vật dụng lạ lùng, hấp dẫn. Thủy thủ của hai con tàu đã được phụ nữ trên đảo chào đón nồng nhiệt, họ đáp trả lại những mối tình ấy chỉ bằng vài cây đinh sắt! Thuyền trưởng Cook cùng là một bác sĩ, ông đã cấm túc 66 thủy thủ (trong tổng số 112 thuyền viên) mắc bịnh phong tình không cho lên bờ vì sợ lây lan cho các phụ nữ trên đảo. Nhưng cuối cùng trong chuyến trở lại vào tháng 11 năm đó sau khi tàu lên miền Alaska tìm đường trở về Anh không được, ông đã thấy những dấu hiệu bệnh trên mặt một số phụ nữ!
Thuyền trưởng James Cook gọi Hawaii là là Đảo Thân Thiện vì dân trên đảo quá tử tế nhưng sau đó vì bất đồng ngôn ngữ, họ không còn thân thiện nữa, ông và thủy thủ đoàn bị họ tấn công. Thuyền trưởng Cook bị dân đảo Thân Thiện chém chết vì không... biết bơi ra thuyền khi bị rượt đuổi! Những trang nhật ký hàng hải của ông, những bức họa của John Webber, một họa sĩ trên tàu và nhất là những ghi chép của George Vancouver (cũng là người tìm ra được thành phố Vancouver) đã giúp cho người Anh trở lại Hawaii những lần kế tiếp. Chính George Vancouver người đầu tiên đưa một thuyền người Anh trở lại Hawaii sau cái chết của thuyền trưởng James Cook để giới thiệu với họ thiên đàng của hạ giới với những rau trái nhiệt đới hương vị ngọt ngào như dừa, khóm, xoài, nhãn, mít, những thịt thà như gà, vịt, heo, bò, v.v...
Sau chuyến đi của thuyền trưởng James Cook, Tây Phương bắt đầu biết đến Hawaii, gọi đó là quần Sandwich vì nằm giữa Á và Mỹ Châu. Họ đổ xô tới để mua bán, trao đổi, khai thác khoáng sản như kim cương và tìm một nơi cho tàu dừng bến, tiếp tế lương thực sau những chuyến hải hành dài. Năm 1786, người Pháp đầu tiên là thuyền trưởng La-Perouse tới đảo. Cùng một năm hai người Mỹ là Portlock và Dixon cũng đổ bộ vào Hawaii khi trên đường từ vùng Tây Bắc Hoa Kỳ sang Trung Hoa.
Khi thuyền trưởng James Cook khám phá ra Hawaii thì vùng đảo này đã có tranh chấp giữa ba lãnh chúa và những trận chiến ác liệt cũng đã thường xảy ra để giành quyền cai trị các bộ lạc trên các đảo. Nhưng nổi bật hơn hết là lãnh chúa Kamehameha vì sau đó ông ta đã thống nhất giang sơn về một mối và trở thành vua của quần đảo Hawaii. Triều đại Kamehamela truyền ngôi được gần 100 năm, kết thúc năm 1872 sau khi vua Kamehamela V băng hà không con nối ngôi, dân phải mở cuộc phổ thông đầu phiếu và chọn Willaim Lunanilo lên làm vua. Ông này chỉ ở ngôi vị được một năm cũng lại chết và người nối ngôi là David Kalakaua. Ông vua này thích nền văn minh của Tây Phương nhất là Hoa Kỳ. Ông ta làm một chuyến du lịch vòng quanh thế giới và trở về xây lâu đài Ionali Palace ở Honolulu như ta thấy ngày nay. Năm 1891, ông ta qua đời ở San Francisco và người em gái là Liliuokalani lên nối ngôi. Bà này lại thân người Anh nên thấy Hiệp Ước 1887 do người cố hoàng đế ký có nhiều điều lợi cho Mỹ và tạo cơ hội cho Mỹ ảnh huởng trên đất nước Hawaii nên bà muốn sửa đổi lại hiệp ước. Những thương gia Mỹ ở Honolulu thấy bất lợi cho công cuộc làm ăn của mình nên lên tiếng chống đối Nữ hoàng Liliuokalani và đòi bà phải thoái vị. Lúc đó dân số chính gốc Hawaiians chỉ còn 40 ngàn người, trở thành thiểu số so với người ngoại quốc nên không đủ sức hậu thuẩn cho bà. Ngày 17-1-1893 dưới thời Tổng thống Benjamin Harrison, thủy quân lục chiến Hoa Kỳ từ tàu Boston đổ bộ lên Honolulu với sứ mạng “bảo vệ người Mỹ”, chiếm quần đảo và chấm dứt chế độ vương triều của đất nước Hawaii. Thống đốc người Mỹ đầu tiên được bổ nhiệm cai trị Hawaii là Stanford Dole. Sau đó, Hawaii trở thành thuộc địa của Hoa Kỳ. Tháng Giêng 1895, Queen Liliuokalani tổ chức một cuộc cách mạng để giành lại chủ quyền nhưng thất bại và bị an trí trong lâu đài Ionlani Palace cho đến khi bà qua đời năm 1917.
Thế chiến thứ hai bùng nổ năm 1939, Nhật chủ trương “Châu Á của người Á Châu”, nên sự hiện diện của người Mỹ trong Thái Bình Dương làm Nhật cảm thấy khó chịu. Lúc ấy Mỹ chưa tham chiến nhưng khi Nhật đổ bộ lên Triều Tiên và Trung Hoa khiến Mỹ tập trung một lực lượng tàu chiến đông đảo tại Trân Châu Cảng (Pearl Harbor). Sáng ngày 7-12-1941 hàng trăm phi cơ cảm tử Nhật xuất phát từ hàng không mẫu hạm đậu cách đó vài trăm dặm, tấn công Trân Châu Cảng. Mặc dù đã thấy đốm sáng trên ra-đa nhưng Mỹ ngỡ rằng đó là tàu Mỹ từ đất liền chạy ra.
Lửa khói ngụt trời và vì bị tấn công bất ngờ nên Mỹ đã thiệt mất 2,325 quân nhân, 188 chiến đấu cơ và 18 chiếc tàu chiến hạng nặng vừa chìm, vừa hư hại. Trận tấn công khiến Mỹ tuyên chiến với Nhật và nhập cuộc vào thế chiến thứ hai, kết thúc bằng hai quả bom nguyên tử khiến Nhật phải đầu hàng.
Ngày 21-8-1959, Tổng thống Eisenhower tuyên bố Hawaii trở thành tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ. Hawaii có một vị trí chiến lược để khống chế vùng Đông Nam Á nên Mỹ ngày nay vẫn duy trì những căn cứ cũng là nơi dưỡng quân của Hoa Kỳ và Honolulu đã từng là nơi họp thượng đỉnh giữa tổng thống Mỹ và VNCH, ảnh hưởng tới số phận của đất nước chúng ta.
Trịnh Hảo Tâm

medium_DSC1006.jpg

Tòa nhà lập pháp tiểu bang New York ở Albany.

medium_DSC1007.jpg

Dòng sông Hudson cặp theo xa lộ 87 gần Glens Falls.

medium_DSC1008.jpg

Thính đường hòa nhạc The Egg hình quả trứng ở Albany.

medium_DSC1101.jpg

Công viên New Haven Green ở trung tâm thành phố New Haven.

medium_DSC1102.jpg

Trường Ðại Học Yale cổ kính thành lập từ năm 1718 ở New Haven.


Buổi sáng tinh sương trời còn thật lạnh, cậu cháu chúng tôi giã từ Montréal vào xa lộ 15, vượt cầu bắc ngang sông Saint Lawrence, rồi xuôi Nam đi về hướng thành phố New York. Theo bản đồ từ Montréal đi New York là 385 miles (619 km) đi mất khoảng 7 tiếng đồng hồ. Nhưng chúng tôi chưa thăm New York mà theo hai đứa cháu gọi tôi bằng cậu về nhà chúng ở New Haven thuộc tiểu bang Connecticut cách New York 73 miles về hướng Ðông. New Haven cũng là nơi gia đình chúng tôi và hai cháu định cư đầu tiên khi tới nước Mỹ. Ði làm ở đây được 3 tháng với lương lao động, thời tiết lại rất lạnh, nghe lời bạn bè đang ở Cali réo gọi nên gia đình chúng tôi bay về Cali nhưng hai đứa cháu ở lại sinh sống và bén rễ ở đó cho đến ngày nay.

Sau khi giã từ vùng ngoại ô Montréal, con đường xuôi Nam toàn là đồng ruộng, trời bây giờ cuối Thu tuyết sắp rơi nên ruộng đồng được nghỉ ngơi, phơi một màu đất đỏ. Nửa giờ sau chúng tôi tới biên giới nước Mỹ, thủ tục cũng bình thường: xem thông hành (passport) và hỏi có mang gì vào Mỹ không? Qua khỏi trạm biên giới chúng tôi vào tiểu bang New York, xa lộ 15 Canada đổi thành xa lộ 87 Hoa Kỳ nhiều làn lưu thông và rộng rãi an toàn hơn nhất là không còn những bảng hiệu tiếng Pháp. Hết đồng bằng chúng tôi bắt đầu vào vùng núi non rất ít làng mạc nhà dân, nhiều đoạn đường quang cảnh thông xanh núi đồi hai bên rất đẹp.

Albany thủ đô tiểu bang New York

Bốn tiếng đồng hồ sau chúng tôi đến thành phố Albany, thủ đô của tiểu bang New York. Trong tiểu bang 18 triệu dân này có thành phố New York nổi tiếng là một trong những thành phố lớn nhất thế giới nhưng New York là đô thị lớn chứ không phải là thủ đô của tiểu bang. Thủ đô Albany có khoảng 94,000 dân nằm bên bờ sông Hudson, đây là thủy trình quan trọng nối từ New York ở hướng Nam lên đến Glens Falls vào kinh Champlain Canal để lên Montréal ở hướng Bắc và đổ vào sông St. Lawrence. Với con sông Hudson tàu thuyền có thể lưu thông từ New York lên các thành phố lớn Canada và theo sông St. Lawrence có thể ra biển Ðại Tây Dương. Thành phố Albany nằm bên bờ sông thật êm đềm, có tòa nhà Lập Pháp Tiểu Bang (State Capitol) New York to lớn cổ xưa như một lâu đài, bắt đầu xây năm 1872 và hoàn thành năm 1899 với kinh phí 25 triệu, là tòa công thự xây đắt nhất thời đó. Albany được người Hòa Lan khám phá vào đầu những năm 1600 và họ thành lập hai địa điểm trao đổi mua bán hàng hóa là thành Nassau (lập năm 1614) và thành Orange (1623). Năm 1664 quân Anh chiếm thành phố New Amsterdam (tức New York ngày nay) và cả vùng đất New Netherlands từ tay người Hòa Lan và sau khi chiến thắng người Anh đặt tên Albany để vinh danh hoàng đế nước Anh thời đó là James II có tước hiệu là Duke of Albany.

Ðường còn xa, tuy vội vàng nhưng chúng tôi cũng ra xa lộ xuống khu trung tâm thành phố chụp vài tấm hình tòa nhà lập pháp, thính đường hòa nhạc The Egg có mái nhà như cái trứng gà. Chạy xe lòng vòng trong khu trung tâm thành phố tìm khu chợ Việt nhưng không thấy chỉ thấy trên đường Lark St. nhiều nhà hàng, quán cà phê ngoại quốc và vài nhà hàng Tàu nhưng không thấy tiệm phở nào? Tôi có vài độc giả thân thương thường gởi mua sách du lịch tôi viết, các cô làm nghề trang điểm móng tay ở thành phố Albany này cũng như hai nơi cạnh đó là thành phố Troy và Schenectady. Hôm nay ngang qua đây vội vàng nên không có dịp gọi điện thoại mời đi ăn phở hay uống tách cà phê gọi là “tha hương ngộ cố tri” mặc dù thường nhắn là “chú có dịp ngang qua Albany nhớ gọi cho cháu”! Không gặp đồng hương tri kỷ nên cậu cháu chúng tôi ghé quán Mc Donald's uống tách cà phê và ăn một chút gì cho buổi trưa. Ở Mc Donald's thích nhất là cà phê, ngon lại rẻ, bắt đầu là Senior Coffee (cà phê đen nóng) chỉ có 69 xu, uống hết lại châm thêm, sau đó là các loại cà phê “cao cấp” thơm ngon béo bổ hơn nhưng giá lại cũng rất nhẹ nhàng không quá 3 đồng. Nhiều lúc du lịch nơi xứ lạ quê người, món ăn thức uống xa lạ, vào nhà hàng không biết gọi món nào hợp khẩu vị, thấy quán Mc Donald's như tìm được hình ảnh thân quen và không còn sợ đói khát.

Thủ đô Hartford của Connecticut

Rời Albany chúng tôi lên xa lộ 90 chạy tiếp về hướng Ðông ngang tiểu bang Massachusetts tới Springfield đổi sang 91 đi về hướng Nam để vào tiểu bang Connecticut. Chúng tôi đi qua thành phố Hartford thủ đô của Connecticut, năm xưa nơi đây lúc 9 giờ tối ngày 30 Tháng Ba, 1979, gia đình tôi có ghé qua trong đêm đầu tiên tới định cư Mỹ quốc. Trước đó một ngày từ trại tỵ nạn Songkhla Thái Lan ngồi máy bay Air France sang Paris, từ Paris cũng Air France bay qua New York và từ New York bằng máy bay nhỏ 20 ghế tới Hartford. Ðêm đó mặc dù đã sang Xuân nhưng thời tiết rất lạnh, em bà con chú bác tôi là Trịnh Hữu Châu (Eugène Trinh, sau đó năm 1991 trở thành phi hành gia của NASA) ra đón ở sân bay Hartford và đưa gia đình chúng tôi về New Haven. Thời gian này Châu sau khi tốt nghiệp từ Ðại Học Yale với bằng tiến sĩ Vật Lý đang làm giáo sư phụ giảng tại đây. Hôm nay hơn 30 năm sau trở lại cũng đi trên xa lộ 91 từ Hartford về New Haven, tôi còn nhớ đêm năm xưa đó Châu chở chúng tôi trên chiếc xe van Volkswagen số tay, máy ở phía sau và hệ thống sưởi trên xe rất yếu khiến cả bọn chúng tôi lạnh run.

New Haven khung trời Ðại Học Yale

New Haven ở về phía Nam cạnh biển và cách Hartford 40 miles, đi khoảng 40 phút là tới. Trên đường về New Haven ngang qua North Haven có hãng kem Knudsen là nơi tôi làm chỉ sau một tuần tới nước Mỹ. Hãng kem ở bên trong nên trên xa lộ không nhìn thấy, hồi đó từ New Haven lên đây làm tôi phải đi hai chuyến xe buýt: chuyến đầu tiên từ nhà ra downtown và chuyến thứ nhì từ downtown lên North Haven. Trên xe buýt mỗi ngày đều là những bộ mặt quen thuộc, hôm đầu tiên thấy tôi dáo dác lên xe, cả xe buýt mười mấy người nhao nhao cất tiếng hỏi. Ða số là các bà Mỹ đen vui tánh đi làm trong các hãng xưởng ở North Haven, Hamden là vùng ngoại ô khu kỹ nghệ và nông nghiệp. Tôi nói hôm nay là ngày đầu tiên đi làm, tôi muốn xuống xe ở hãng kem Knudsen. Ông tài xế người Mỹ trắng trấn an rằng, “Ðừng lo, tới nơi tao sẽ cho mày hay.” Một bà lên tiếng, “Tôi cũng xuống đó, cứ theo tôi, tôi sẽ chỉ hãng Knudsen cho, hãng lớn lắm, rất dễ thấy không lạc đi đâu được!” Ba tháng đi làm ở North Haven, mỗi ngày ngồi xe buýt vừa đi vừa về gần 2 tiếng đồng hồ nghe các bà Mỹ đen nói chuyện với đủ mọi tin tức, đề tài là dịp tôi học tiếng Mỹ “đời thường” một cách thực tế với những tiếng lóng mà trong bộ sách “English For Today” ở Việt Nam không có ghi. Ngang qua chốn xưa nhìn lại cảnh cũ tuy đã đổi thay, hãng xưởng nhiều hơn nhưng tiệm rượu (liquor) kế bên là quán “hamburger, breakfast” trên đường Hartford Turnpike gần hãng cà rem vẫn không thay đổi. Tiệm liquor này, tôi còn nhớ mỗi chiều Thứ Sáu những anh chàng người Puerto Rico làm trong hãng tôi lái xe đến đây để đổi ngân phiếu lãnh lương ra tiền mặt và mua ngay những thùng bia chất lên xe mà miệng nói cười inh ỏi.

Mười lăm phút sau xe cậu cháu chúng tôi đi vào thành phố New Haven. Thành phố không lớn mấy chỉ độ 120 ngàn dân, nhà cửa xưa cũ vừa tường gạch đỏ chen lẫn với vách gỗ sơn trắng. Những con đường đồng quy về trung tâm thành phố nơi có bãi cỏ xanh New Haven Green bên hướng Tây là khu trường Ðại Học Yale nhiều cây cối, văn phòng, giảng đường cổ xưa như những tu viện, giáo đường. Cạnh phía Nam là khu thương xá có lầu, có những hình nộm (mannequin) quảng cáo quần áo, những tiệm TV, radio, máy cassette, những tiệm bán đồ chơi mà những cuối tuần nghỉ làm tôi hay dẫn vợ, ba đứa con 2, 4, 6 tuổi và hai đứa cháu đi lòng vòng, nhìn qua tấm kiếng tủ hàng ao ước thèm thuồng, định ngày nào đó làm lương khá hơn sẽ mua sắm. Ði chán trước khi về căn nhà mướn dẫn cả bọn vào quán Mc Donald's mua cho mỗi đứa một cái hamburger nhỏ nhất 50 xu chỉ một lát thịt bò mỏng với vài miếng dưa chua, chúng sung sướng ngồi ăn một cách ngon lành! Rồi hôm nay 30 năm sau tôi trở lại thành phố cũ, những kỷ niệm ngày mới định cư như vẫn còn lảng vảng đâu đây?

Lịch sử New Haven trước khi độc lập

New Haven ngày xưa là vùng của bộ lạc da đỏ Quinnipiac, họ sinh sống trong những làng dọc theo bờ biển với nghề bắt cá và trồng ngô bắp. Năm 1614 nhà thám hiểm Hòa Lan tên Adriaen Block có ghé qua và người Hòa Lan lập một trạm mua bán da con rái cá (beaver) trong một thời gian chứ không có cất nhà định cư tại đây. Tháng Tư 1638 một nhóm người Anh gồm 500 người theo đạo Puritans (một đạo chủ trương “nguyên thủy”, bất đồng với Anh giáo) đến đây từ Boston (thời đó là vùng Massachusetts Bay Colony) theo sự hướng dẫn của Mục Sư John Davenport và thương gia từ Luân Ðôn tên Theophilus Eaton đi thuyền vào hải cảng, họ muốn thành lập một cộng đồng cải cách theo triết lý tôn giáo của họ. Nhóm Puritans nàymuốn khai thác tiềm năng từ bến cảng mới vừa sâu vừa rộng hơn hải cảng ở Boston nên ngày 25 Tháng Tư năm 1638 họ đổi tên làng Quinnipiac thành New Haven có nghĩa là “tân hải cảng.” Người da đỏ Quinnipiac thường xuyên có tranh chấp và chiến tranh với bộ lạc láng giềng là Pequots nên bán đất, sang bờ biển cho nhóm Puritans vừa có tiền vừa được người da trắng bảo vệ.

Hai năm sau ở trung tâm thành phố được thiết kế thành 8 con đường trong một ô vuông diện tích là 9 mẫu (square miles) với một khu đất trống ở giữa như một công trường thành phố và ngày nay là công viên New Haven Green. Trung tâm New Haven là một trong những mẫu thiết kế đô thị điển hình đầu tiên của một thành phố trên nước Mỹ. New Haven trở thành thủ đô của thuộc địa New Haven Colony tách biệt với Connecticut Colony đặt ở Hartford. Sự ly khai với chủ trương khác biệt là New Haven Colony chỉ thuần một tôn giáo duy nhất trong khi Connecticut Colony chấp nhận cho các nhà thờ khác cùng sinh hoạt trong thuộc địa. Một biến cố quan trọng là vào năm 1646 New Haven gởi một thương thuyền đầy ấp hàng hóa thổ sản địa phương sang Anh quốc, chiếc thuyền ra đi nhưng không bao giờ tới bến. Biến cố này làm thất vọng nhà cầm quyền New Haven trong cuộc cạnh tranh thương mại với BostonNew Amsterdam. Năm 1661có 3 ông thẩm phán từ Anh trốn sang New Haven vì bị vua Anh là Charles II truy đuổi, nguyên nhân là trước đây 3 ông quan tòa này thuộc nhóm nghị viện đã kết án tử hình vua Charles I vì cho rằng ông này độc tài chuyên quyền, chống lại viện lập pháp Parliament nước Anh và Anh giáo, tự coi mình là đại diện Thiên Chúa, cưới vợ Pháp theo Thiên Chúa giáo La Mã và vua bị xử tử chém đầu năm 1649. Ðến năm 1660, thời cuộc thay đổi, con của vua Charles I là Charles II lên ngôi, trả thù cha nên 3 ông tòa phải vượt biển trốn sang đất Mỹ và tới New Haven được Mục Sư John Davenport che giấu ở đồi West Rock. Năm 1664 người Anh chiếm New Amsterdam từ người Hòa Lan và đổi tên thành New York và họ gây áp lực để New Haven sáp nhập vào Connecticut Colony. Có dư luận cho rằng để trừng phạt chính quyền New Haven đã che giấu 3 thẩm phán tội nhân trước đó nhưng thực ra là chính quyền Anh không mấy tin tưởng vào người Puritans ở New Haven.

Từ 1701Connecticut Colony duy trì hai thủ đô cho đến năm 1873. Vào năm 1716 trường Collegiate School là trường đại học chuyên đào tạo những trí thức ra làm quan dời về New Haven, đến năm 1718 đổi tên thành trường Yale College để ghi ơn thương gia người Boston là Elihu Yale cũng là thống đốc thuộc địa Ấn Ðộ đã tài trợ kinh phí thành lập trường. Trường Ðại Học Yale trở thành đại học đã đào tạo 5 tổng thống Hoa Kỳ và nhiều nhà chính trị nổi tiếng khác nữa.

Năm 1776 những thuộc địa miền Ðông Hoa Kỳ tuyên bố độc lập khỏi nước Anh và cuộc chiến tranh giành độc lập bắt đầu. New Haven bị người Anh tiến chiếm vào năm 1779 nhưng thành phố không bị thiệt hại nhiều. Năm 1781 tướng Anh là Cornwallis đầu hàng quân Cách Mạng Hoa Kỳ ở Yorktown, Virginia chấm dứt cuộc chiến tranh giành độc lập. New Haven được thành lập thành phố vào năm 1784 và thị trưởng đầu tiên là Roger Sherman là một trong những người đã ký 4 văn kiện lịch sử thành lập nước Mỹ là: the Artiles of Association, the Declaration of Independence, the Artiles of Confederation và the Constitution of the United States.

Trịnh Hảo Tâm

medium_DSC1001.jpg

Nhà thờ Notre Dame de Bonsecours (Ðức Bà Hằng Cứu Giúp)

medium_DSC1002.jpg

Bonsecours Market bên cạnh nhà thờ

medium_DSC1003.jpg

Cổng vào Chợ Tàu Montréal

medium_DSC1004.jpg

Một quán cà phê màu sắc trong Gay Village

medium_DSC1005.jpg

Những căn nhà yên tĩnh ở Montréal



Chúng tôi lang thang trong phố cổ Montréal nơi đây vẫn còn nhiều dinh thự, nhà thờ, phố xá, bến sông, cầu tàu... theo kiến trúc Pháp một thời nguy nga, người qua nhộn nhịp nay chỉ là di tích lịch sử, tường xám mái ngói rong rêu bên những con đường lát đá quanh co nhỏ hẹp. Montréal có phong cách Âu Châu trên từng góc phố, quán cà phê, những cỗ xe ngựa lọc cọc trên đường và những cô thiếu nữ nhỏ nhắn, vui tươi, phảng phất nét đằm thắm dịu hiền của người Á Ðông.

Nhà Thờ Notre Dame de Bonsecours

Phía Bắc của bến cảng có nhà thờ Notre Dame de Bonsecours, nhà thờ không lớn nhưng rất cổ xưa được xây từ năm 1771 trên nền một nhà nguyện bị thiêu rụi. Ðây là một trong những nhà thờ được xây đầu tiên ở Montréal khi người Pháp sang truyền đạo, đem nền văn minh Âu Châu khai phá các bộ lạc sơ khai ở miền Tân Thế Giới. Nhà nguyện bằng đá đầu tiên do bà Marguerite Bourgeoys là một bà giáo người Pháp vận động với chính quyền Pháp xây dựng vào năm 1655. Năm 1673 nhân chuyến trở về Pháp bà Bourgeoys mang sang một tượng Ðức Mẹ bằng gỗ tên là “Our Lady of Good Help” để đặt trong nhà nguyện. “Our Lady of Good Help” (tiếng Pháp “Notre Dame de Bon Secours”). Người Trung Hoa khi sang đất mới thường xây chùa để thờ Bà Thiên Hậu thì người Pháp cũng vậy, xây nhà nguyện thờ Ðức Bà Hằng Cứu Giúp là bà thánh giúp họ trong những lúc gian nan hiểm nghèo như những chuyến vượt biển. Nhà nguyện bị hỏa hoạn thiêu rụi vào năm 1754 nhưng rất may bức tượng gỗ Ðức Bà Hằng Cứu Giúp được mang ra kịp.

Sau khi người Anh chiếm Montréal từ tay người Pháp trong cuộc chiến giành thuộc địa giữa Anh và Pháp (1754-1763), trên nền nhà nguyện bị cháy hoang tàn là nơi những người lính Iris và Scottland theo Công Giáo đến dự lễ những ngày Chủ Nhật. Trong thời gian này họ vận động ngân quỹ để xây nhà thờ mới Saint Patrick là giáo xứ đầu tiên ở Montréal và năm 1771 nhà thờ Notre Dame de Bon Secours được xây lại. Vào thế kỷ 19 nhà thờ trở nên đông đảo khách hành hương cầu nguyện trước tượng Ðức Bà Hằng Cứu Giúp nhất là những thủy thủ sau khi đến bến Montréal cầu xin được trở về bình an. Năm 1849 Tòa Giám Mục Montréal trao tặng nhà thờ tượng Ðức Mẹ Ðồng Trinh Như Ngôi Sao Biển để đặt trên tháp chuông nhìn ra hải cảng từ đó nhà thờ được dân chúng gọi là “Nhà thờ của dân đi biển.” Hiện nay nhà thờ cũng là nhà bảo tàng của nữ thánh Marguerite Bourgeoys vì dưới hầm mộ nhà thờ là nơi an táng bà giáo người Pháp cũng như những di tích về nhà nguyện đổ nát trước đó. Ðịa chỉ nhà thờ là 400 Saint Paul Street East nơi góc Bonsecours St. và không xa nhà ga Métro Champ de Mars.

Bonsecours Market

Ngay cạnh phía Nam nhà thờ Bonsecours là một tòa dinh thự hai tầng to lớn với mái vòm hình bán cầu như điện Capitol tòa nhà lập pháp bên Mỹ. Bên ngoài hoành tráng bề thế như vậy nhưng tòa nhà lại là một... ngôi chợ. Ðó là Bonsecours Market bên trong rất nhiều cửa hàng buôn bán đồ cổ, quà kỷ niệm, vật dụng trang trí, tranh nghệ thuật, quán cà phê, nhà hàng v.v... Thật ra tòa nhà chợ được khánh thành vào năm 1847 đầu tiên là tòa nhà Lập Pháp của Canada vì lúc đó Montréal là thủ đô, sau đó trở thành Tòa Thị Chính thành phố Montréal (1852 đến 1878). Những năm đầu 1900 tòa nhà đã trở thành chợ với những gian hàng buôn bán bên trong và tràn cả ra phía ngoài như công trường Champ de Mars. Chợ đã bị hỏa hoạn nhiều lần như các năm 1891, 1948 và 1954. Trong trận cháy 1948 mái vòm không còn nữa nhưng vẫn hoạt động thương mại cho đến năm 1963 thì đóng cửa hẳn vì ngôi chợ mới khác được xây ở về phía Bắc thành phố. Năm 1964 nhằm trùng tu lại khu phố cổ, chợ Bonsecours được tô điểm lại mặt tiền, xây lại vòm mái bên trên bằng kim loại theo đúng kiểu ngày xưa và tăng cường vững chắc bên trong bằng bê tông cốt sắt. Tòa nhà được ngăn ra thành nhiều văn phòng công sở. Năm 1976 mái vòm lại bị cháy thêm một lần nữa và được xây lại năm 1978. Năm 1990 các công sở nhà nước rời khỏi tòa nhà trả lại ngôi chợ để dùng vào tiện ích công cộng và từ 1996 việc buôn bán được tái lập, tầng dưới là các gian hàng bán tranh, sản phẩm nghệ thuật và các món đồ thủ công, tầng trên là những gian phòng đa dụng rộng lớn. Năm 2001 đến 2004 ngôi chợ được chỉnh trang toàn bộ, một lần nữa trở thành một thương xá lớn. Chợ Bonsecours là một trong những địa điểm được du khách viếng thăm, ăn uống nhiều nhất ở Montréal.

Chợ Tàu đường Saint Laurent

Từ chợ Bonsecours chúng tôi đi về hướng Nam và rẽ phải vào đường Boulevard Saint Laurent, qua khỏi xa lộ 720 thì đụng phải cổng chào theo kiểu Trung Hoa là lối vô khu chợ Tàu. Phố xá hai bên đường Saint Laurent là những dãy phố lầu cất sát nhau, có những căn đến 4, 5 tầng nhưng trông có vẻ cũ kỹ với tường gạch đỏ. Vì thời tiết thường lạnh nên các cửa hàng trong khu phố Tàu này đều đóng kín cửa, người mua cứ tự nhiên đẩy cửa bước vào trong để mua sắm hay ăn uống. Ðầu tiên về phía thương mại của người Việt thấy có tiệm thuốc Tây của nữ dược sĩ Tu Quan Tu bên phải và Phở Việt Nam bên trái, kế đến là Phở Cali, Phở Bằng New York, Phở Bắc, tiệm thuốc Bắc Quốc Tế, tạp hóa Kiên Vinh, Thuận Phát, Tân Nam. Gần cổng chào phía Bắc là Phở Saigon, Hoàng Oanh Sandwich và tiệm băng nhạc Hải Âu. Xen kẽ là những nhà hàng, tiệm thuốc Bắc, tạp hóa của người Hoa cũng là những căn phố 1, 2 căn như các tiệm người Việt, không thấy những chợ thực phẩm lớn như ở Toronto hoặc California. Giữa khu chợ Tàu có con đường nhỏ xuyên ngang Rue de la Gauchetière không cho xe cộ lưu thông mà chỉ dành cho người đi bộ, thấy du khách mua sắm, dạo chơi rất đông cũng như có nhiều nhà hàng Tàu trên con phố nhỏ đó.

Chúng tôi ăn trưa trong tiệm Phở Bắc vì thấy tiệm này rộng rãi hơn các tiệm phở khác. Bảng hiệu bên ngoài tiệm đề bằng tiếng Pháp “Specialite Soupe Tonkinoise” (Súp đặc biệt Bắc Phần). Phở ở đây nấu theo khẩu vị của người Hoa không có gia vị trái hồi, giá mỗi tô 7.50 đô la Canada, cũng có dĩa giá sống và rau húng quế kèm theo. Ăn phở xong theo đại lộ Boulevard Saint Laurent chúng tôi đi về hướng Bắc, qua khỏi cổng chào ở ngã tư Blvd. St. Laurent và Blvd. René Lévesque là hết khu Phố Tàu và bắt đầu vào phố Tây. Theo cháu tôi ở Montréal cho biết con đường St. Laurent ngày xưa là con đường huyết mạch và người dân Montréal gọi là Main Street như trong các thành phố bên Mỹ. Trên đường này rất nhiều nhà hàng, hộp đêm và những tiệm tạp hóa bán thức ăn các nước Ðông Âu như các loại phó mát, xúc xích, gia vị ớt cay của Hungary và nhiều nước khác nữa. Ðường St. Laurent nằm hơi xiên nhưng tạm gọi là nằm theo hướng Bắc Nam, chia thành phố ra làm hai vùng: vùng phía Tây nói tiếng Anh và vùng bên Ðông nói tiếng Pháp. Càng đi về hướng Bắc phố xá có vẻ khang trang, mới mẻ hơn cũng là nơi quy tụ dân tứ xứ về đây lập nghiệp hơn 100 năm về trước như cộng đồng người Do Thái, Trung Hoa và Ý, sau đó là người Bồ Ðào Nha, Hy Lạp, Á Rập, Haiti v.v... Trên đường có những khu như Little Italy (giữa St. Zotique và Jean Talon Street), Little Portugal quy tụ gần Duluth và Rachel Street, khu quán ba và hộp đêm (giữa Sherbrooke và Duluth St.). Ngoài ra còn có khu “đèn đỏ” xưa nay các cô gái kinh doanh bằng vốn... tự có ở góc đường St. Laurent và St. Catherine và trong những năm qua (2007-2008) thành phố đã chi ra ngân khoản 167 triệu đồng để thay đổi bộ mặt khu này với tên mới là “Quartier des Spectacles” có nghĩa là “khu cảnh quan đẹp mắt”! Không biết có đẹp thật hay không?

Ðường Saint Catherine

Nhân đi ngang đường St. Catherine, cần nói thêm đây cũng là con đường thương mại chính của thành phố, kéo dài từ Tây sang Ðông, bắt đầu từ thành phố Westmount nơi góc đường Claremont và De Maisonnauve, con đường đi xuyên ngang quận Ville Marie và chấm dứt ở đường Notre Dame East. Ðường Saint Catherine chạy song song với khu phố lớn nhất của Underground City nơi phía dưới của những cao ốc văn phòng ăn thông với khu phố buôn bán xây trong lòng đất, rất tiện lợi cho dân chúng mua sắm trong mùa Ðông nhất là dịp Noel. Nên nhớ mùa Ðông Montréal còn lạnh hơn Moscow và St. Peterburg nên mỗi khi viếng Montréal vào mùa Ðông, du khách nên trang bị đồ ấm giống như đi... trượt tuyết. Ðường Saint Catherine cũng là thiên đường của quý phụ nữ thích mua sắm hay chỉ mua sắm bằng mắt qua tủ kính vì hai bên đường là những thương xá lộng lẫy như Eaton's, Hudson's Bay, Simpson's, Dupuis Freres v.v...

Saint Catherine còn là con đường văn hóa nghệ thuật với nhiều rạp hát, thính đường hòa nhạc và rạp chiếu phim quy tụ gần khu phố Quartier des Spectacles xưa kia là khu giải trí về đêm hay còn được gọi là “khu đèn đỏ.” Ngày nay các hoạt động chợ tình đã giảm, chỉ còn những hộp đêm thoát y (strip clubs) như Supersexe, Le Vieux Four, La Calèche du Sexe. Ðặc biệt hơn là con đường đi ngang qua làng... Gay (Gay Village) ở về cuối phía Ðông của khu downtown, đoạn giữa Saint Hubert và Panineau. Với nhà ga xe điện ngầm Beaudry có mặt tiền trang trí bằng cầu vòng (rainbow) ngũ sắc, du khách tới khu này rất thuận tiện bằng đường xe điện màu xanh “Green Line.” Mùa Hè từ giữa Tháng Năm cho tới giữa Tháng Chín, con đường Saint Catherine ở khu Làng Gay này đóng lại không cho lưu thông mà chỉ dành cho khách bộ hành để các cửa hàng bày ra buôn bán trên vỉa hè và các quán ăn kê bàn ra tận ngoài đường. Mùa Hè nơi đây cũng có nhiều lễ hội, diễn hành của cộng đồng đồng tính. Ngoài các khu thương mại, giải trí, đường Saint Catherine còn là con đường đại học với nhiều trường nổi tiếng như Concordia University, McGill University, Université du Québec à Montréal, Dawson College và La Salle College.

Sau một ngày rong ruổi thăm viếng khu Phố Cổ, Phố Tàu, Phố Trong Lòng Ðất (Underground City) toàn là cuốc bộ và đi Métro, chúng tôi cũng đã mệt đừ nhưng rất vui vì khám phá một thành phố Pháp trên lục địa Bắc Mỹ với nhiều di tích lịch sử, thời người Âu sang truyền đạo trên những vùng đất mới xa xôi, nhận thấy có những điểm tương đồng với lịch sử Việt Nam chúng ta. Chúng tôi trở về khách sạn Quality Inn trên đường Crésent. Chiều xuống khu phố đường Crésent rất đông vui, tấp nập du khách thường từ bên Mỹ sang vì Montréal chỉ cách New York khoảng 385 miles (619 km) không mấy xa xôi, lái xe 7 tiếng là tới. Ðầu con đường hướng Bắc nơi giao nhau với đại lộ Sherbrooke là ngôi nhà thờ Erskine bằng đá cổ kính bên cạnh phía trái là nhà Bảo Tàng Nghệ Thuật (Musée des Beaux Arts). Xuống hướng Nam rất nhiều nhà hàng ăn uống, các quán rượu, hộp đêm đông nghẹt du khách như Troika Restaurant & Bar, Restaurant L'Autre Saison. Café Testarossa, Light Ultra Club, nhà hàng Lebanese Boustan, Hard Rock Café, Café Via Crésent, Restaurant Casa Pino, ngang khách sạn Quality Inn có Hurley Irish Pub. Restaurant Shehrazad, Bistro Le Thé Au Logis v.v...

Buổi tối chúng tôi la cà dạo phố trên con đường đông vui du khách Crésent này và ăn chiều chia tay với mấy đứa cháu ở Montréal trong nhà hàng Havana với các món ăn Cuba. Sau đó trở về khách sạn lấy xe đưa hai đứa cháu về nhà ở gần ga Métro Jean Talon phía Bắc Mount Royal. Con đường không xa khoảng 7 km nhưng qua các khu phố nhiều đèn xanh đèn đỏ, lưu thông không được mau nhưng là dịp quan sát phố xá, khu dân cư Montréal. Downtown không có nhà riêng biệt thự với sân trước vườn sau như ở Cali mà là những căn phố chung cư cất liền nhau chung vách, mặt tiền nhà quay ra đường. Không có ga ra đậu xe ở mặt tiền như bên Mỹ (nếu có xe thì đậu dọc theo hai bên đường, đường nhỏ nên thường một chiều). Ở đây nhà nào cũng có lầu và cầu thang lên lầu xây phía trước nhà (vì là một apartment riêng) nên trông rất lạ. Nhiều nơi phía dưới là một căn phố buôn bán đóng kín cửa, phía trên có cầu thang lên là nhà ở.

Ở ngã tư Jean Talon và Saint Denis là nhà ga Métro Jean Talon, một điều thật ngạc nhiên là trên đường Saint Denis rất nhiều cửa hàng thương mại của người Việt Nam, có tiệm bách hóa như chợ nhỏ, nhà hàng ăn uống, tiệm phở, quán cà phê, phòng mạch bác sĩ. Khu thương mại Việt Nam ở đây không tập trung một chỗ mà nằm rải rác xen lẫn với các tiệm của các cộng đồng thiểu số khác. Theo cháu tôi cho biết có khoảng 100 cơ sở thương mại Việt Nam rải rác trong vùng Jean Talon và St. Denis này, gia đình cháu tôi cũng thường mua thực phẩm Việt Nam ở đây chứ không xuống chợ Tàu St. Laurent ở phố cổ Ville Marie.

Sáng mai chúng tôi giã từ Montréal, thành phố Pháp trên lục địa Mỹ Châu để đi New Haven (thuộc Connecticut) gần New York là nơi hai đứa cháu tôi định cư. Tháng Ba năm 1979 từ trại tỵ nạn Songkhla gia đình tôi cùng hai đứa cháu này tất cả là 7 người sang định cư ở New Haven do phi hành gia Trịnh Hữu Châu bảo lãnh. Sau 3 tháng đi làm ở đây vì thời tiết lạnh, tôi dọn về Cali và hai cháu này ở lại cho đến ngày nay. Vì vậy chuyến trở lại New Haven có trường đại học Yale nổi tiếng lần này như trở về chốn cũ 30 năm trước, tôi sẽ thăm lại căn nhà năm xưa nơi ghi lại nhiều kỷ niệm những ngày tháng đầu tiên trôi nổi trên xứ người:

“Em có nhớ căn nhà xưa bên khu vườn cải

Nơi những sớm mai nằm nghe nắng giòn trên mái

Ở đó có những lũ sên bò quanh

Những vết nứt rêu tường xanh

Có giếng nước soi trời trong

Ở đó có lá cuốn rơi ngoài sông

Có gió mát đêm bình yên

Có những tiếng chuông gần lắm

Pha hòa tiếng cầu kinh...”

(Căn Nhà Xưa - Nguyễn Ðình Toàn)

Trịnh Hảo Tâm

medium_DSC0901.jpg

Nhà thờ Notre Dame Montréal hoàn tất 1830 trên nền nhà thờ cũ.

medium_DSC0902.jpg

Cung thánh chính bên trong nhà thờ Notre Dame.

medium_DSC0903.jpg

Công trường Place d'Armes với tượng ông Maisonneuve người sáng lập Montréal.

medium_DSC0904.jpg

Xe ngựa trong phố cổ Montréal.

medium_DSC0905.jpg

Công viên dọc theo bến tàu Montréal

medium_DSC0906.jpg

Bến cảng Montréal trên sông St. Lawrence.


Ðến thành phố Montréal của xứ Canada, tuy nằm trên lục địa Mỹ Châu nhưng du khách có cảm giác như lạc vào một thành phố nào đó trên đất Pháp. Những con đường lát đá tảng vuông quanh co, nhỏ hẹp, những ngôi giáo đường tường vàng, ngói đỏ phủ rêu xanh và những góc phố nhà cửa liền nhau, bảng hiệu viết bằng tiếng Pháp và nhất là những quán cà phê vỉa hè có những phụ nữ, điếu thuốc lá hờ hững trên tay ngồi nhìn dòng đời trôi lặng lẽ...

Phố cổ Ville Marie

Cậu cháu chúng tôi từ trên đồi Mont Royal thả bộ xuống bằng con đường Avenue Du Parc đi về hướng Ðông để vào khu phố Montréal ngày xưa thời kỳ còn thuộc Pháp được gọi là Ville Marie. Ville Marie là khu phố cổ ngày nay còn lưu lại rất nhiều kiến trúc Pháp thuộc thế kỷ 18, 19 như nhà thờ, ngân hàng, chợ búa, khách sạn... Càng đi về hướng bờ sông các kiến trúc càng mang đậm nét cổ xưa và chen lẫn trong đó có những tòa nhà cao tầng mới xây trong những năm sau này. Khi một tòa nhà cũ hư hại vì thời gian, hội đồng thành phố bao giờ cũng muốn sửa chữa giữ lại hình dáng nguyên thủy và nếu bắt buộc phải xây lại cũng chọn kiểu dáng cổ hợp với các kiến trúc xung quanh. Nhưng khó khăn là vấn đề “mặt bằng” làm sao có nhiều diện tích cho các văn phòng, cho các bãi đậu xe vì ngày xưa di chuyển bằng xe ngựa chưa thấy được nhu cầu bãi đậu. Vì vậy khi phá đi một kiến trúc cổ hư hại, trước đây người ta thường xây cao ốc và bãi hoặc nhà đậu xe.

Ville Marie hay dân địa phương gọi là “Vieux Montréal” (Montréal cổ) ngày xưa chỉ nằm dọc theo bờ sông St. Lawrence, ngày nay là một quận nằm giữa Mont Royal và giang cảng cũ của sông St. Lawrence được tuyên dương công nhận là khu di tích lịch sử vào năm 1964 bởi Bộ Văn Hóa Tỉnh Bang Québec. Ngược dòng thời gian vào năm 1605 nơi đây thương gia người Pháp Samuel de Champlain lập kho hàng chứa da thú đổi với thổ dân để đem về Pháp làm áo lông. Ðến năm 1641 sĩ quan Pháp Paul Chomedey de Maisonneuve theo phái bộ truyền giáo dòng Jesuit đến Montréal sau một chuyến vượt biển gian nan vất vả. Năm 1643 ông ta xây đồn lũy và được bình an sau trận lụt lớn, để tạ ơn ông là người dựng cây thánh giá đầu tiên trên núi Mont Royal. Ðến vùng đất mới, các nhà truyền giáo ngoài việc truyền đạo còn giúp thổ dân biết cách chăn nuôi, trồng trọt để có đời sống khá hơn và có thể chung sống hòa bình với họ. Nhưng giấc mộng kia bất thành, năm 1644 ông Maisonneuve bị thổ dân bộ lạc Iroquois tấn công suýt mất mạng trong một lần nhóm ông 30 người bị hơn 200 thổ dân vây khốn, nhờ kinh nghiệm quân sự ông ta rút lui an toàn vào đồn lũy. Sau đó ông Maisonneuve củng cố đồn lũy vững chắc hơn, xây nhà nguyện, bịnh viện và làng người da trắng đầu tiên tại Montréal. Lúc này làng có tên là Ville Marie nằm trong vùng New France (Tân Pháp) tức vùng đất Bắc Mỹ Châu do người Pháp khám phá và tuyên bố chủ quyền. Ðến năm 1651 làng Ville Marie bị người Iroquois liên tục tấn công, ông Maisonnauve cùng những người da trắng phải ở miết trong thành, có lúc tưởng rằng làng Ville Marie tới thời kỳ chấm dứt. Năm 1652 ông buộc phải trở về Pháp để huy động chừng 100 quân tình nguyện sang bảo vệ Ville Marie. Nếu kế hoạch huy động quân tình nguyện này thất bại, không ai chịu sang thì Ville Marie phải bỏ trống và những người sống sót di tản về Québec City ở hạ lưu sông về phía Bắc. Khi ông Maisonnauve trở lại cùng 100 tình nguyện quân lúc này làng chỉ còn 50 người da trắng. May thay sau khi được tăng cường quân viện, số người trở về Ville Marie tăng dần đủ để chống lại các cuộc tấn công của người Iroquois. Năm 1663 triều đình Pháp nhận trách nhiệm bảo vệ Ville Marie từ dòng truyền giáo và cử ông Maisonnauve lên làm thống đốc New France tức các lãnh thổ của Pháp ở Bắc Mỹ nhưng ông từ chối và trở về Pháp năm 1665 sau 24 năm gắn bó với thành phố Montréal và ông mất vào năm 1676. Paul Chomedey de Maisonneuve được xem là người khai sáng, thành lập thành phố Montréal đầu tiên, ngày nay tượng đài của ông được dựng ở quảng trường Place d'Armes và nhiều nơi trong thành phố.

Ðầu thế kỷ 18 tên Montréal dần dần thay thế Ville Marie và dãy tường thành dọc theo phía Tây Montréal được dựng nên năm 1717 lần này không phải để chống thổ dân da đỏ Iroquois mà là sợ quân Anh xâm lăng. Từ khi Montréal có tường thành kiên cố bảo vệ khỏi lo giặc giã tấn công, thành phố lại gặp một vấn nạn lớn khác là hỏa hoạn. Một thành phố với nhiều nhà bằng gỗ xây khít vách nhau và nhà nào cũng có lò sưởi đã xảy ra nhiều trận cháy kinh hồn trong thời gian này. Năm 1721 Montréal nhận lịnh từ triều đình Pháp cấm xây nhà bằng gỗ, các kiến trúc chỉ được dùng đá và gạch nhưng lịnh cấm này không bao giờ được chấp hành.

Năm 1763 Pháp thua trận với Anh Quốc trong cuộc chiến giành thuộc địa và toàn thể thuộc địa Pháp ở Bắc Mỹ như Louisiana, Caribbean trở thành thuộc địa Anh Quốc và Tây Ban Nha cũng mất Florida vào tay người Anh. Montréal thất thủ trước quân Anh sớm hơn từ năm 1760, mặc dù Anh Quốc cai trị nhưng bộ mặt thành phố không thay đổi mấy, kiểu nhà vẫn xây theo lối Pháp. Thành phố thay đổi nhiều không phải vì đổi chủ quyền mà là vì hỏa hoạn, những trận cháy lớn vào các năm 1765, 1768, 1803, 1821 thiêu rụi hơn phân nửa nhà cửa ở khu phố cổ Montréal kể cả các nhà thờ, khách sạn, bịnh viện. Từ đầu thế kỷ 20 thành phố phát triển việc xây dựng, những kiến trúc tân thời trám vào những bãi đất trống và từ đó thành phố có nhiều cao ốc chọc trời, kiến trúc tân thời nằm cạnh những tòa nhà cổ kiểu Pháp, kiểu Victorian của Anh. Bộ mặt sống động, đa dạng, giao thoa giữa nét cũ và mới, phố xá thay đổi kiểu cách khiến du khách không nhàm chán, đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, phải chăng đó là nét hấp dẫn của phố cổ Montréal khiến nơi đây không bao giờ vắng bóng du khách.

Từ trên đồi xuống con đường một chiều Avenue Du Parc sau khi gặp Rue Shebrooke đổi thành Rue De Bleury. Sau khi đi phía dưới xa lộ 720 Autoroute Ville Marie, chúng tôi rẽ trái vào đường Rue Notre Dame là tới vương cung thánh đường Notre Dame Basilica tức nhà thờ Ðức Bà tọa lạc trong một khu phố rất gần bến cảng Montréal.

Notre Dame Basilica

Tiếng Pháp gọi vương cung thánh đường Ðức Bà là “La Bisilique Notre Dame”, nhà thờ kiểu Gothic có hai tháp chuông đối xứng nhau tọa lạc tại số 110 Notre Dame Street West phía trước là công trường Place d'Armes có tượng đài của người khai sáng thành phố là Maisonnauve. Là một trong những nhà thờ nổi tiếng vì tính cách lịch sử cũng như kiến trúc đồ sộ nhưng cân xứng hài hòa. Bên trong nhà thờ rộng lớn, trần cao có màu xanh lục đậm với những ngôi sao mạ vàng lấp lánh, phần còn lại trong nhà thờ với nhiều màu sắc khác nhau so với những nhà thờ cổ khác toàn màu xám hay trắng của đá. Nhà thờ còn có hàng trăm bức tượng, phù điêu bằng gỗ điêu khắc công phu cũng như các kính màu (stained glass) thông thường vẽ những cảnh trong thánh kinh, ở đây ghi lại những biến cố tôn giáo gắn liền với lịch sử của thành phố Montréal. Một vật quý báu khác là dàn phong cầm của các sư huynh dòng Casavant rất đồ sộ gồm 4 bàn phím (keyboards) với 9,000 ống kim khí (pipes) thanh âm. Âm thanh của dàn phong cầm không dùng máy khuếch âm vẫn dìu dặt thánh thoát vang rền, khắp nhà thờ đều nghe rõ.

Lịch sử của vương cung thánh đường Ðức Bà gắn liền với lịch sử Montréal: năm 1657 phái bộ truyền giáo Thánh Sulpice đến Ville Marie và ở lại đến năm 1840. Phái bộ truyền đạo cho thổ dân, đem ánh sáng văn minh để cải tiến đời sống của họ và thành lập họ đạo. Một nhà thờ lấy tên thánh là Mary và được xây trên mảnh đất này vào năm 1672, nhà thờ là nơi đặt văn phòng chánh tòa của Giáo Phận Montréal từ năm 1821. Năm 1824 giáo xứ quá đông phải xây nhà thờ mới rộng lớn mới có đủ chỗ cho việc hành đạo nên giao cho ông James O'Donnell người theo giáo phái Protestant đến từ New York. Ông ta trước khi chết cải đạo sang Công Giáo La Mã để được chôn dưới hầm nhà thờ và là người duy nhất xác được chôn ngay trong nhà thờ. Tòa nhà chính nhà thờ hoàn tất năm 1830 nhưng hai tháp chuông mãi đến 1843 mới xong và là nhà thờ lớn nhất trên lục địa Bắc Mỹ. Trang trí bên trong nhà thờ là một công trình chi tiết mất nhiều thời gian do Victor Bourgeau đảm trách từ 1872 đến 1879 và toàn thể nhà thờ hoàn tất năm 1888. Nhà thờ được nâng lên hàng Vương Cung Thánh Ðường (Basilica) bởi Ðức Giáo Hoàng John Paul II vào ngày 21 Tháng Tư 1982 nhân dịp Ðức Giáo Hoàng viếng thăm Canada. Nhà thờ hàng năm vào dịp Lễ Giáng Sinh có truyền thống tổ chức một buổi thánh ca hát với dàn phong cầm vĩ đại. Vào viếng nhà thờ phải chịu lệ phí là 5 đồng Canada chỉ trừ khi tham dự thánh lễ.

Trên con đường Rue Notre Dame trước nhà thờ thỉnh thoảng trông thấy một chiếc xe ngựa chở du khách chạy ngang khua những tiếng lọc cọc trên đường phố. Thường là ngựa bạch rất to lớn vạm vỡ và người nài ngựa là một thanh niên áo sơ mi trắng, quần đen lịch sự. Bến xe ngựa ở trước tòa án thành phố (Palais de la Justice), từ nhà thờ Notre Dame đi về hướng Ðông Bắc đến góc đường Saint Laurent sẽ gặp bến xe ngựa. Du khách có thể lên xe ngựa dạo quanh khu phố cổ, chuyến dạo chơi cũng rất thích thú nhưng giá không rẻ chút nào: 40 tiền Canada cho nửa giờ, còn một giờ là 65 đô la. Ðường Saint Laurent nếu đi ngược trở lên về hướng Tây Bắc sau khi qua khỏi xa lộ 720 sẽ gặp khu phố Tàu nhưng chúng tôi sẽ đến đó sau để ăn phở, bây giờ đi bộ về hướng Ðông thăm bến cảng Montréal, một bến sông nhưng ngày xưa tàu thuyền tấp nập không thua gì một hải cảng.

Bến cảng Montréal

Cảng Montréal nằm trên bờ sông St. Lawrence (tiếng Pháp là St. Laurent) là thủy trình quan trọng nhất của xứ Canada nối Ðại Ngũ Hồ trên đất Mỹ với 3 thành phố lớn Canada và biển Ðại Tây Dương. Vào thế kỷ 18, 19 bến cảng tấp nập những thuyền buồm chuyên chở hàng hóa giữa Canada và Âu Châu. Ngày nay những bãi chứa, kho hàng, quán rượu, những căn nhà của gia đình thủy thủ dọc theo bờ sông không còn thấy thay vào đó là những công viên cây cối, bãi cỏ xanh và những con đường dạo mát quanh co uốn khúc, là nơi thư giãn vui chơi của người dân đô thị Montréal. Những cầu tàu lớn đúc bằng bê tông vẫn còn nhưng vắng đi những thương thuyền mà thay vào đó là những du thuyền tư nhân kiểu nhỏ và thỉnh thoảng một du thuyền (cruise) vĩ đại ghé vào đưa hàng ngàn du khách lên bến ngao du tham quan thành phố. Sở dĩ bến tàu không còn nhộn nhịp nữa là vì ngày xưa thế kỷ 18, 19 Montréal là vùng đất mới chưa có nhà máy sản xuất nên phải nhập hàng hóa từ Âu Châu và xuất bến da và lông thú, thời kỳ đó người Âu rất ưa chuộng dùng làm y phục (ngày nay da và lông thú bị cấm). Trông bến tàu có vẻ vắng vẻ nhưng theo thống kê hàng năm xuất nhập 26 triệu tấn hàng phần lớn là ngũ cốc, đường, sản phẩm dầu lửa, máy móc và hàng tiêu dùng.

Ði dọc theo những công viên cạnh bờ sông, nhìn những bến tàu vắng vẻ đìu hiu một thời rất hưng thịnh, người hoài cổ mơ hồ đâu đây cảnh nhộn nhịp của bến nước năm xưa mà ngậm ngùi cho thời cuộc đổi thay:

“Bến xưa xe ngựa hồn thu thảo,

Ngõ cũ lâu đài bóng tịch dương”

(Thăng Long Hoài Cổ - Bà Huyện Thanh Quan)

Trịnh Hảo Tâm