Một bức tường chi chít bã kẹo cao su ở Seatle đang là địa điểm du lịch vô cùng thú vị ở Mỹ.

Bức tường nằm ở thung lũng Post, Seattle. Người ta thường gọi là Bức tường kẹo cao su. Cái tên này xuất phát từ những năm 1990 khi khán giả trong lúc chờ đợi mua vé đã dán bã kẹo cao su lên tường để dính đồng xu. Qua thời gian những đồng xu biến mất, chỉ còn lại trên tường là bã kẹo cao su mà thôi. Hiện giờ, bức tường vẫn còn rất nhiều bã kẹo cao su với các màu sắc khác nhau.

Bức tường kẹo cao su ở Mỹ

Bức tường chi chít bã kẹo cao su này giờ trở thành địa điểm du lịch rất đông khách.

Bức tường kẹo cao su ở Mỹ

Có đủ các màu.

Bức tường kẹo cao su ở Mỹ

Dày đặc bã kẹo cao su

Bức tường kẹo cao su ở Mỹ
Bức tường kẹo cao su ở Mỹ
Bức tường kẹo cao su ở Mỹ
Bức tường kẹo cao su ở Mỹ
Bức tường kẹo cao su ở Mỹ
Bức tường kẹo cao su ở Mỹ

Theo CV

1. Cửa hàng ABC Carpet & Home

Địa chỉ: 881 and 888 Broadway, New York, United States
Điện thoại: 212/473-3000
Loại hình: Cửa hàng
Mặt hàng bày bán: Nội thất

Mua sắm ở ABC giống như là đi du lịch trong một khung cảnh trang trí lộng lẫy. Cửa hàng mua sắm có hai toà nhà được cho là một huyền thoại Đây là cửa hàng bách hóa nội thất trang trí nhà cửa nổi tiếng ở New York. Ở phía tây của con đường là toà nhà chính 10 tầng nguy nga. Hàng hoá vô cùng đa dạng từ những chiếc bàn khảm đá Ma rốc, đồ gốm làm bằng tay của vùng Tuscan hay những chiếc đèn kiểu Tiffany hay những tấm vải lanh Ý. Mỗi tầng trưng bày một mặt hàng riêng như là vải vóc, rèm cửa, tranh trang trí, bàn ghế, đồ gốm, quà tặng. Đây đều là các hàng cao cấp nhưng du khách vẫn có thể trả giá. Bên kia đường là cửa hàng cao tầng chuyên bán các loại thảm, là toà nhà thứ hai của ABC.

2. Cửa hàng Academy Records & CDs
Địa chỉ: 12 W. 18th St, New York, United States
Điện thoại: 212/242-3000
Loại hình: Cửa hàng
Mặt hàng bày bán: Khác

Cửa hàng nằm ở giữa đại lộ số 5 và số 6 trong khu Flatiron. Mặc dù cửa hàng chủ yếu bán các bản ghi âm đã dùng nhưng cửa hàng trang trí như là một cửa hàng bán sách cũ hơn là bán các bản ghi âm. Trong cửa hàng luôn có đầy các loại đĩa cd đã qua sử dụng của các thể loại nhạc cổ điển, nhạc jazz, opera, hay bất cứ thể loại nhạc thịnh hành nào khác. Thậm chí du khách cũng có thể tìm thấy ở đây những bản nhạc pop rất hiếm từ thập niên 60 hay cả những đoạn lời nói được thu âm.

3. Depression Modern
Địa chỉ: 702 Greenwich St., New York, United States
Loại hình: Cửa hàng
Mặt hàng bày bán: Nội thất

Cửa hàng được chất đầy bởi các đồ nội thất hiện đại nhất, các đồ trang trí nhà từ những thập niên 30, 40, và đồ đạc sử dụng trong các bữa tiệc cốc tai. Trong phòng chính, chắc chắn những người yêu thiết kế sẽ thích ngay những thanh đỡ quầy bar làm bằng gỗ hồng, những chiếc ghế sofa tuyệt đẹp hay những chiếc bình trộn cốc tai bằng thép không rỉ hoặc những chiếc ghế đẩu cao thường thấy trong những câu lạc bộ đêm. Phòng phía sau nhỏ hơn một chút được sắp xếp trông như một phòng ăn với những chiếc bàn làm bằng gỗ sơn mài, những chiếc tủ Trung Quốc, những chiếc đèn làm bằng kim loại. Vào thứ bảy hàng tuần, cửa hàng nhập thêm các loại đồ đạc mới do đó nếu bạn muốn xem những đồ đạc mới nhất thì hãy đến cửa hàng vào những ngày cuối tuần.

4. Cửa hàng d.b.a. brooklyn
Địa chỉ: 454 Dean St., Brooklyn, New York, United States
Loại hình: Cửa hàng
Mặt hàng bày bán: Quần áo • Giày dép • Khác

Giày đế mềm là lựa chọn kinh doanh trong cửa hàng nhỏ, lát đá xanh ở khu Brooklyn này. Những đôi giày neon, có số lượng bán ra giới hạn trong cửa hàng trông giống như là những tác phẩm nghệ thuật hơn là những đôi giày bình thường. Du khách đến phòng trưng bày cũng sẽ thấy những ngăn nhỏ có để những đôi giày đế mềm quí giá như là đôi giày có chữ kí của De La Soul. Ngoài ra cửa hàng còn có những đồ phụ kiện như là mũ bóng chày S&D, quần jean Nhật hay các loại quần áo cho nam và nữ.

5. Cửa hàng Cozbi
Địa chỉ: 530 Court St., Brooklyn, New York, United States
Loại hình: Cửa hàng
Mặt hàng bày bán: Quần áo • Khác

Vào năm 1997, người minh họa truyện tranh cho sách thiếu nhi Cozbi A. Cabrera đã bắt đầu làm búp bê bằng vải với khuôn mặt được sơn tinh tế và những bộ váy được nhuộm bằng tay. Bộ sưu tập thời trang “munecas”, được khơi nguồn cảm hứng từ những con búp bê của Cabrera đã trở thành mốt và xuất hiện trong chương trình nổi tiếng của Oprah. Vào năm 2004, Cabrera đã mở cửa hàng này, sử dụng khiếu thẩm mĩ độc đáo và chi tiết của mình vào những bộ quần áo cho phụ nữ và trẻ em. Những sản phẩm trong cửa hàng thường được làm từ các chất liệu tự nhiên như là vải len flanen, lông lạc đà, voan, sa, len mỏng rất nữ tính. Cửa hàng còn có bộ sưu tập đá quí được thiết kế bởi các nhà thiết kế địa phương như là Fort Greene và một vài con búp bê nổi tiếng của Cabrera.

6. Cửa hàng Colony Music
Địa chỉ: 1619 Broadway, New York, United States
Loại hình: Cửa hàng
Mặt hàng bày bán: Băng đĩa nhạc, poster....

Là cửa hàng còn sót lại từ thời âm nhạc thịnh hành của Tim Pan Alley, Colony có hàng trăm đĩa Cd, poster của những nghệ sĩ, buổi hòa nhạc nổi tiếng. Chủ yếu trong cửa hàng là những tờ in bản nhạc rời, nhạc cho phim, hay các cuốn sách nhái bao gồm tất cả các thể loại từ các show diễn ở Broadway đến những bài nhạc chỉ sử dụng hai nốt. Ở đây cũng có hàng giá các CD nhạc phim, các giai điệu trong những show diễn, rock hiện đại, các ca sĩ cổ điển như Bing Crosby, Sinatra hay thậm chí những bài nhạc rác. Nếu bạn không tìm thấy những tác phẩm ưa thích giữa hàng loạt sản phẩm thì bạn chỉ cần gõ theo nhịp điệu của bài hát là nhân viên trong cửa hàng sẽ giúp bạn tìm ra tiêu đề.

7. Cửa hàng Claudine
Địa chỉ: 19 Christopher St., New York, United States
Loại hình: Cửa hàng
Mặt hàng bày bán: Quần áo • Giày dép • Khác

Khi Kyung Lee mở cửa hàng quần áo đầu tiên dành cho nữ Albertine vào năm 2003, cô nhận ra một điều mà cửa hàng này thiếu đó là không gian. Vì thế vào tháng 12 năm 2004, cô đã mở cửa hàng Claudine chỉ cách cửa hàng cũ vài ngôi nhà về phía bắc. Được đặt theo tên của hai nhân vật trong bộ phim Bonjour Tristesse của Otto Preminger, cửa hàng có một không gian rất lôi cuốn cùng với nhạc nền nhẹ nhàng, và những bức tranh treo tường dễ thu hút ánh mắt của du khách. Cửa hàng có các loại quần áo mặc bình thường hay cho những dịp quan trọng cho nữ giới với các nhãn hiệu của New York và Los Angeles. Một vài nhà thiết kế trong cửa hàng thường khâu các sản phẩm trong nhà bếp, nên du khách sẽ cảm thấy rất thú vị. Phần lớn các sản phẩm trong cửa hàng đều được làm bằng tay nên chỉ có một mẫu duy nhất.

8. Cửa hàng City Foundry
Địa chỉ: 365 Atlantic Ave., Brooklyn, New York, United States
Loại hình: Cửa hàng
Mặt hàng bày bán: Nội thất • Dụng cụ

Khi Sohrab Bakhshi mở cửa hàng City Foundry vào năm 2000 thì đây là một trong những cửa hàng bán đồ đạc và đèn đầu tiên trong khu cực này. Mặc dù đồ nội thất chất đầy trong các lối đi có vẻ lộn xộn, nhưng các sản phẩm trong cửa hàng đều được thiết kế hoàn hảo theo những ý tưởng của Bakhshi. Cửa hàng được chia làm bốn khu vực khác nhau. Khu vực ở phía trước bày bán những máy móc, đồ cổ công nghiệp và những đồ vật kì lạ. Phòng đằng sau có những đồ đạc hiện đại của những năm 50, phòng ở giữa là những sản phẩm nhỏ hơn và sân sau có những đồ kim loại và đồ làm vườn. City Foundry đã cung cấp các đồ đạc cho những cửa hàng Ralph Lauren ở Nhật, Israel, New York.

9. Cửa hàng Christian Lacroix
Địa chỉ: 36 East 57th St., New York, United States
Loại hình: Cửa hàng
Mặt hàng bày bán: Quần áo • Giày dép • Khác

Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy vô cùng ấn tượng khi bước vào cửa hàng mang khiếu thẩm mĩ sang trọng nhưng cũng rất ngọt ngào của Christian Lacroix. Trong cửa hàng có rất nhiều các loại quần áo cho cả nam và nữ, cà vạt, mũ, túi xách, đồ trang sức. Tầng một trải thảm đỏ trên nền đá đen là thiên đường thời trang của đấng mày râu với những bộ lễ phục, những bộ vét, mũ, cà vạt, giày dép, còn tầng trên sẽ thoả mãn mọi nhu cầu về thời trang của chị em phụ nữ với các loại váy ngắn, váy liền, mũ, được thiết kế táo bạo, phá cách. Du khách khi đến cửa hàng chắc chắn không thể quên những ma nơ canh được làm toàn bằng than mang phong cách của vùng miền nam nước Pháp trong cửa hàng.

10. Cửa hàng Buccellati
Địa chỉ: 46 E. 57th St., New York, United States
Loại hình: Cửa hàng

Thật khó có thể tin được cửa hàng ở đại lộ Madison này lại là nơi tập nập nhất trong số 14 cửa hàng trên khắp thế giới của Buccellati, thậm chí cả trụ sở chính ở Milan. Những chiếc nhẫn Eternelle có giá từ 7,000$-40,000$, những đồ phụ kiện bằng vàng và bạc hay những đồ trang trí lấy cảm hứng từ tự nhiên đều thể hiện sự khéo léo mà nhà sáng lập Mario Buccellati đã từng thể hiện cách đây ba thế hệ. Bên cạn ngọc lục bảo, ngọc sa phia, hồng ngọc, cửa hàng còn có bán các loại đồng hồ Thụy Sĩ, những thiết kế làm từ bạc bao gồm những chiếc đĩa có hình lá, hình vỏ hến, lọ có hình hoa quả và các khung ảnh chạm trổ.

11. Cửa hàng Canyon Beachwear
Địa chỉ: 1136 Third Ave., New York, United States
Loại hình: Cửa hàng
Mặt hàng bày bán: Quần áo • Giày dép • Khác

Cửa hàng được trang trí bằng những bức tường sơn trắng, những chiếc giá hai tầng bằng kim loại và những tấm thảm màu xám tạo cho du khách một cảm giác rất thư thái. Trong cửa hàng chất đầy các loại đồ bơi với những thiết kế nhẹ nhàng của Calvin Klein, Anne Cole, hay những thiết kế sặc sỡ, táo bạo của Lisa Curran cùng với những thiết kế in hình thanh nhã của DKNY. Bạn cũng tìm thấy trong cửa hàng rất nhiều các loại áo lót, mũ, dép phát ra tiếng kêu, mũ bơi, kem chống nắng, son dưỡng môi, túi xách.

Nhà Bảo Tàng Hàng Không và Không Gian ở Washington DC.

Nhà Bảo Tàng Hàng Không và Không Gian (National Air and Space Museum) thuộc Viện Smithsonian ở Washington DC có hai cơ sở: một ở National Mall ngay Washington DC và một cơ sở mới rộng lớn gần phi trường quốc tế Washington Dules là nơi tàng trữ các kiểu máy bay dân dụng cũng như quân sự và các thiết bị về thám hiểm không gian lớn nhất thế giới. Ðây là một trong những địa điểm thu hút đông du khách nhất mỗi khi viếng thủ đô nước Mỹ. Cũng như các nhà bảo tàng thuộc Viện Smithsonian vào xem hoàn toàn miễn phí và mở cửa một năm suốt 364 ngày chỉ trừ Lễ Giáng Sinh.

Phi cơ DC-3 (chiếc lớn nhất) được triển lãm trong nhà Bảo Tàng.

Chiếc phi cơ của anh em Wright bay lần đầu thành công năm 1903.

Nhà bảo tàng này nằm ở phía Nam dãy công viên National Mall rộng lớn nhất về diện tích và đông người xem nhất trong các bảo tàng của Viện Smithsonian. Nơi đây tàng trữ các loại máy bay ở những năm đầu trong lịch sử hàng không, nó cũng là trung tâm nghiên cứu về lịch sử ngành hàng không , phi hành trong vũ trụ là ngành kỹ nghệ mà Hoa Kỳ tiền phong dẫn đầu trên thế giới, nhất định không cho ai qua mặt mình. Nước nào cạnh tranh kinh tế với Hoa Kỳ, chống và lên án đế quốc Mỹ xâm lược, bá quyền nhưng cũng phải mua máy bay của Mỹ qua hãng Boeing có chi nhánh ráp máy bay ở Long Beach gần Little Saigon với nhiều người Việt Nam làm trong đó.

Lịch sử Viện Bảo Tàng Hàng Không

Nguyên thủy viện bảo tàng có tên là National Air Museum được thành lập vào ngày 12 tháng 8, 1946 bởi sắc lệnh của Quốc Hội. Viện bảo tàng đầu tiên này có một số món đồ đã trưng bày trong Hội Chợ 1876 Kỷ Niệm 100 Năm Thành Lập Nước Mỹ ở Philadelphia. Sau đó vào năm 1889 động cơ hơi nước của John Stringfellow sáng chế dự định dùng cho máy bay được Viện Smithsonian bổ sung trong bộ sưu tập và hiện nay động cơ hơi nước này vẫn còn trưng bày trong Viện Bảo Tàng Hàng Không. Sau khi thành lập, không có một nơi nào đủ lớn để chứa hết các món sưu tập. Vài món phải để trong tòa nhà Arts and Industries Building phía sau Viện Smithsonian tức tòa nhà Castle hiện nay, nhiều món phải phủ lại bằng những tấm bạt để ở sân sau Viện Smithsonian và những thứ lớn như hỏa tiễn để ngoài trời mưa nắng. Sau Thế Chiến Thứ Hai vô số phi cơ chiến đấu được Bộ Quốc Phòng trao tặng cho Viện Smithsonian khiến tổ chức này phải nghĩ đến việc cần phải xây Viện Bảo Tàng Hàng Không như một khu “hangar” để chứa các phi cơ này và Quốc Hội chấp thuận cho sử dụng khu đất trên National Mall hiện nay để xây nhà bảo tàng.

Phi cơ “Spirit of St. Louis” Charles Lindbergh một mình vượt qua Ðại Tây Dương 1927.

Vì viện bảo tàng nằm gần điện Capitol tòa nhà Quốc Hội nên Viện Smithsonian dẫu cho muốn rằng tòa nhà bảo tàng phải là một kiến trúc hoành tráng, gây ấn tượng cho người xem nhưng không lớn hơn, lấn áp tòa nhà Quốc Hội là cơ quan quyền lực nhất của đất nước. Công tác xây cất giao cho tổ hợp kiến trúc sư ở St. Louis là Gyo Obata of Hellmuth, công ty tuân thủ ý tưởng này và xây viện bảo tàng theo kiểu “hangar” chứa phi cơ nhưng mỹ thuật đề huề là 4 hình khối hộp vuông tường bằng đá hoa cương nối với 3 tòa nhà kính sườn thép để có thể chứa được những món triển lãm lớn như những phi thuyền, hỏa tiễn, phản lục cơ hành khách. Tòa nhà Bảo Tàng Hàng Không có 2 tầng hoàn tất năm 1976 và mở cửa ngày 1 tháng 7, 1976 nhân dịp Lễ Kỷ Niệm 200 Năm Thành Lập Nước Mỹ.

Tầng trưng bày dưới nhà

Bước vào đại sảnh đầu tiên của viện bảo tàng ở cửa chính phía National Mall gặp ngay khu “Milestones of Flight” trưng bày những chiếc máy bay, phi thuyền tạo nên lịch sử cho ngành hàng không và không gian. Trong đó quan trọng nhất là chiếc phi cơ của anh em nhà họ Wright chế tạo năm 1903. Ðây là chiếc phi cơ đầu tiên trên thế giới bay thành công mặc dù chỉ bay được 852 feet trong vòng 59 giây vào ngày 17 tháng 12, 1903 ở Kitty Hawk, North Carolina. Chiếc phi cơ có cánh 2 tầng, bay lên được nhờ 1 chong chóng quay bằng động cơ nổ và người phi công điều khiển lên xuống, quẹo trái phải nhờ hệ thống điều khiển 2 cánh và bánh lái dựng đứng sau đuôi máy bay. Trước khi thành công hai anh em Wright đã mò mẫm thực hiện 3 chiếc “phi cơ” khác vào các năm 1899, 1900 và 1902. Những chiếc này không được gọi là “máy bay” (Flyer) mà gọi là “chiếc diều” (Glider) vì đơn giản không có động cơ được viện bảo tàng tái tạo và được trưng bày nơi đây.

Kể từ sau chiếc phi cơ đầu tiên của Wright bay lên được, ngành hàng không cũng đã cất cánh theo với những bước tiến vượt bực do những người khác góp phần, từ phi cơ 1 chong chóng cánh 2 tầng chuyển sang phi cơ nhiều chong chóng, rồi phản lực cơ bay lên nhờ sức đẩy. Không đầy một thế kỷ từ ngày chiếc máy bay của anh em họ Wright, vài chục năm sau người ta đã sử dụng ngành hàng không như phương tiện di chuyển chính để đi từ nước này sang nước khác bất kể ngày đêm, rát nhanh chóng và an toàn tiện lợi. Dấu mốc của lịch sử hàng không còn có những phi cơ khác như chiếc máy bay một động cơ tên “Spirit of St. Louis” mà Charles Lindbergh đã đơn thân trên chim sắt vượt qua Ðại Tây Dương năm 1927. Khu triển lãm “Milestones of Flight” còn có chiếc “Bell XP-59A Airacomet” là chiếc phản lực đầu tiên của Mỹ, chiếc “Bell X-1” “Chuck” Yeager đầu tiên vượt qua tốc độ âm thanh năm 1947 (sinh năm 1923, có tham dự chiến tranh Việt Nam, hiện là Trung Tướng Không Quân (2 sao) hồi hưu đang sống ở California) và chiếc phản lực bay nhanh nhất “North American X-15”. Gian phòng này còn trình bày những thành tựu về thám hiểm không gian như chiếc “capsule” Friendship 7 của phi thuyền Mercury đưa phi hành gia John Glenn trở về trái đất là người Mỹ đầu tiên bay vòng quanh trái đất (20 tháng 2, 1962), phi thuyền Columbia, các vệ tinh nhân tạo Mariner, Pioneer, Viking thám hiểm không gian. Nơi này còn có tảng đá lấy từ mặt trăng để mọi người có thể sờ mó xem cứng mềm như thế nào.

Một đoạn trạm không gian do Nga thiết lập và Mỹ sử dụng chung.

Cũng ở tầng dưới nhà nơi Gallery 102 là gian triển lãm tên “America by Air” nói về lịch sử Hàng Không Dân Dụng Hoa Kỳ, trình bày việc chính quyền liên bang vạch đường lối cho kỹ nghệ hàng không như thế nào, những tiến bộ khoa học nhằm cách mạng hóa ngành hàng không dân sự cũng như những thay đổi nhanh chóng trong ngành này. Nơi đây rất thích thú khi thấy những chiếc máy bay lớn nhỏ được treo lên từ trần nhà từ những chiếc nhỏ như Curtiss Jenny một động cơ dùng huấn luyện phi công Ðệ Nhất Thế Chiến. Hết chiến tranh dùng để chở thư. Chiếc Ford 5-AT Tri-Motor ra đời 1926 là chiếc chở hành khách đầu tiên, máy nổ lớn nhưng rất bền. Những chiếc lớn chở hành khách thời xưa như Boeing 247 có hai chong chóng, là kiểu dáng đầu tiên của những phi cơ hành khách bây giờ với cánh máy bay nằm phía dưới gần lườn chứ không còn nằm trên thân máy bay nữa. Chiếc này chở được 10 hành khách bay từ bờ biển này sang bờ biển bên kia nước Mỹ rút xuống còn 8 tiếng đồng hồ.

Vì quá lớn nên viện bảo tàng chỉ trưng bày phần đầu mũi của Boeing 747 với cầu thang dẫn lên để du khách có thể vào thăm phòng lái chiếc phản lực “jumbo jet” này xem bên trong có bao nhiêu đồng hồ dùng điều khiển chiếc phi cơ chở đến hơn 400 hành khách. Chiếc Boeing 747 chế tạo riêng cho hãng Pan American để thay thế chiếc 707, đây là kiểu máy bay làm cách mạng hàng không đường dài được đưa vào sử dụng năm 1970. Chiếc 707 chỉ có 189 ghế trong khi 747 đến 400 ghế ngồi, bay đường xa không cần đổ xăng làm giảm chi phí chuyển vận.

Tầng dưới đất của Viện Bảo Tàng Hàng Không ở Gallery 107 là “Early Flight” trưng bày những “dụng cụ bay” trước thời gian anh em họ Wright thử nghiệm thành công chiếc máy bay của họ năm 1903. Trong số đó có chiếc diều bằng vải có người điều khiển nằm dưới lườn của Otto Lilienthal 1894 có lần bay được lên cao 1,150 ft (345m) nhưng sau đó ông ta chết vì chiếc diều này rơi xuống đất. Gallery 105 là “Golden Age of Flight” với những chiếc máy bay đua trong khoảng thời gian giữa 2 trận thế chiến khoảng 1920-1930. Ở tầng dưới đất còn có rạp chiếu phim Lockheed Martin Imax Theater chiếu nhiều phim ngắn 3D khoảng 45 phút về Trạm Không Gian, Viễn Vọng Kính Hubble có bán vé chứ không miễn phí như viện bảo tàng. Phía cuối hướng Ðông Viện Bảo Tàng là nhà hàng ăn uống rộng lớn như Restaurant.

Tầng trên lầu

Trên tầng trên hiện nay đang tu sửa có gian triển lãm “Apollo to the Moon” trình bày về sứ mạng Apollo lên thám hiểm mặt trăng vào thập niên 1960 sau khi Tổng Thống Kennedy phát động trên toàn quốc việc đưa người lên mặt trăng trong bước đầu để thám hiểm không gian. Nơi gian này có động cơ F-1 để phóng hỏa tiễn Saturn 5 lên quỹ đạo. Nơi này cũng triển lãm phòng thi nghiệm Skylab 4 như một phi thuyền không gian với 4 phi hành gia làm việc trong đó trong những sứ mạng khoa học từ tháng 1, 1973 đến tháng 2, 1974. Ngoài ra còn có xe dùng để di chuyển trên mặt trăng, những bộ áo các phi hành gia mặc trên mặt trăng trong sứ mạng Apollo. Trên tầng lầu còn trưng bày các chiến đấu cơ, pháo đài bay B 17 của không quân Mỹ, chiến đấu cơ Supermarine Spitfire của Anh, về phía địch của Ðồng Minh là Trục 3 nước Nhật Ðức Ý có Messerschmitt Bf 109 của Ðức, Macchi C 202 Folgore của Ý và máy bay A6M Zero của cảm tử quân Nhật.

Viện Bảo Tàng Hàng Không ngoài cơ sở chính ở Washington DC như chúng tôi vừa viếng qua còn có một chi nhánh khác rộng lớn hơn là Steven F. Udvar-Hazy Center ở gần phi trường quốc tế Washington Dules thuộc thành phố Chantilly, Virginia về phía Tây cách Washington DC 35 miles. Cơ sở này mở cửa vào tháng 12, 2003 nơi đây rộng chỗ để có thể chứa hàng ngàn món từ phi cơ cho tới các dụng cụ không gian khác. Hai cơ sở này hợp lại là nơi sưu tầm và tàng trữ trang thiết bị hàng không và không gian lớn nhất thế giới.

Trịnh Hảo Tâm

Đối với người Mỹ, đi du lịch hàng năm là một trong những sinh hoạt được nhiều gia đình chú trọng. Vào dịp hè và cuối năm, do số lượng người đi du lịch nhiều nên chi phí di chuyển và khách sạn có thể lên khá cao. Chính vì vậy trong những năm gần đây, nhiều gia đình đã quyết định đi nghỉ mát "trái mùa", tức là vào các tháng như tháng Tư, tháng Năm, hay tháng Chín và tháng Mười.

Trong các loại du lịch giải trí tại Hoa Kỳ, du thuyền càng ngày càng trở nên thịnh hành hơn. Số lượng người đi du thuyền đến nhiều thắng cảnh nổi tiếng gia tăng mỗi năm. Do đó, nhiều hãng chuyên tổ chức du ngoạn trên biển đã ra sức chế tạo những chiếc du thuyền khổng lồ có sức chứa vài ngàn du khách cũng như cải thiện các tiện nghi trên thuyền nhằm tạo cho khách những kinh nghiệm du lịch tuyệt vời. Ngoài ra, các công ty du lịch lúc nào cũng có sẵn những chương trình giảm giá đặc biệt, nhất là vào những lúc trái mùa, để tạo mọi điều kiện hấp dẫn du khách.

Khi nói đến du thuyền, hay cruise, nhiều người thường nghĩ rằng chi phí sẽ rất tốn kém. Trên thực tế, du thuyền ngày nay gần như thỏa mãn nhu cầu của mọi giới. Mua một vé đi du thuyền có nghĩa là vừa bao gồm phòng ngủ lẫn mọi bữa ăn uống trong suốt khoảng thời gian trên thuyền. Đặc biệt, trong những mùa ít người du lịch thì vé đi du thuyền có khi chỉ bằng một nửa giá của những mùa cao điểm. Khách đi du thuyền cũng không cần phải tốn tiền mướn xe hoặc cho những phương tiện di chuyển khác trong lúc đi chơi, và đối với những người ở gần bến cảng mà du thuyền sẽ nhổ neo, thì chỉ cần nhờ người nhà chở ra bến cảng là sẽ tiết kiệm được ngay một khoản chi phí nữa. Du thuyền cũng đi đến nhiều nơi trên thế giới như Âu Châu, Á Châu, Úc Châu, Nam Mỹ, Địa Trung Hải, hay gần hơn với lãnh thổ của Hoa Kỳ gồm có Alaska, Hawaii, Bahamas, Caribbean, Mexico, và Canada. Có những chuyến du lịch ngắn 3 đêm và cũng có những chuyến dài đến 15 đêm tùy theo nhu cầu của mỗi người. Chính vì tính tiện lợi và nét đa dạng của các chuyến du thuyền mà có nhiều người lại thích đi du lịch trên thuyền hơn cả đường bộ.

Bước vào một chiếc du thuyền có sức chứa khoảng 1,500 đến 3,500 du khách, không ai có thể nghĩ là mình đang ở trên một chiếc tàu lớn. Những người thường bị say sóng cũng không cần phải lo ngại vì họ sẽ có cảm giác như đang ở trong một thành phố thu nhỏ với nhiều sinh hoạt giải trí liên tục suốt ngày. Ngoài các cửa hàng mua sắm quần áo, mỹ phẩm, nữ trang, tranh ảnh còn có phòng tắm hơi, spa, mát-xa, hay tập thể dục với đầy đủ dụng cụ và nhân viên phục vụ cho khách du lịch. Khách còn có thể tham gia vào nhiều sinh hoạt giải trí khác như xem phim, xem ca nhạc tại các rạp hát không thua kém các rạp hát trên đất liền. Quán bar hay casino cũng luôn sẵn sàng tiếp đón du khách trên 21 tuổi, nhưng rượu và tiền đỏ đen thì không miễn phí trên các du thuyền. Trên boong tàu thường có hồ tắm lớn, sàn nhảy disco, và đường chạy bộ vòng quanh tàu. Một số du thuyền lớn còn có cả sân chơi bóng rổ, sân tennis, hay sân gôn. Ngoài các sinh hoạt cho người trưởng thành, các sinh hoạt dành cho trẻ em cũng đa dạng không kém gồm các trò chơi rèn thể lực, phòng vi tính và trò chơi điện tử, cũng như phòng chơi cho các em bé dưới 1 tuổi.

Một điểm đáng nói khác trên du thuyền là các bữa ăn miễn phí. Những bữa ăn thuộc dạng buffet, gọi nôm na là "ăn thả dàn", được phục vụ hai lần một ngày với rất nhiều món ăn, từ hải sản cao cấp, các loại thịt, rau cho đến các loại bánh ngọt và trái cây. Nếu khách không thích buffet thì tùy theo sức chứa khác nhau của mỗi du thuyền đã có sẵn ít nhất hai nhà hàng sang trọng cho khách chọn lựa. Riêng với bữa tối, các du thuyền thường tổ chức những buổi tiệc linh đình cho khách tham dự với thực đơn đặc sắc theo chủ đề cho mỗi năm, như Pháp, Ý, miền Địa Trung Hải, v.v... Khách được yêu cầu phục sức trang trọng để có dịp chụp hình theo kiểu studio làm kỷ niệm.

Hiện nay có khoảng mười hãng du thuyền lớn nhỏ hoạt động khắp thế giới, mỗi hãng nổi tiếng về những tiện nghi khác nhau và đều có những điểm đặc trưng. Tuy nhiên, ba hãng du thuyền lớn nhất tại Hoa Kỳ và cũng được nhiều người biết đến nhất gồm có: Royal Caribbean, Carnival, và Princess.

Hãng Royal Caribbean Cruises có khoảng 20 chiếc du thuyền đủ loại. Hãng này thường đi đến 125 nơi có nhiều thắng cảnh đẹp của nhiều quốc gia. Trong số du thuyền của hãng Royal Caribbean, chiếc Voyager of the Seas được xây vào năm 1999 với sức chứa trên 3 ngàn hành khách được xem là bước cải tiến cho kỹ nghệ du thuyền và là chiếc du thuyền lớn nhất tính đến năm 1999. Voyager of the Seas có sân trượt băng, sân bóng rổ, sân gôn, và khoảng ba phòng ăn sang trọng. Một chiếc du thuyền khác mang tên Freedom of the Seas bắt đầu chở khách đi Caribbean vào tháng 6 năm nay sẽ trở thành chiếc du thuyền lớn nhất thế giới với sức chứa là 3634 du khách. Chiều dài du thuyền là 1112 feet, trên boong thuyền có tảng đá nhân tạo khổng lồ cao hơn 200 feet dành cho các du khách thích leo núi. Ngoài ra còn có một sân trượt băng có sức chứa vài ngàn chỗ ngồi.

Hãng du thuyền Carnival cũng không thua kém, có hơn 20 chiếc du thuyền đủ cỡ và hàng trăm thủy đạo du lịch khác nhau, nội địa và ngoại quốc. Có lẽ do vấn đề cạnh tranh, hãng Carnival cũng sẽ cho khai trương một chiếc du thuyền mới vào năm 2007 mang tên Carnival Freedom dài 952 feet có sức chứa 2974 hành khách với nhiều nhà hàng, phòng trà, hồ bơi và cả một thư viện được xây dựng trên tàu. Rạp hát của chiếc du thuyền này có sức chứa 1400 chỗ ngồi. Carnival dự định sẽ khai trương chiếc du thuyền mới này bằng một chuyến du ngoạn Âu Châu.

Xếp hàng thứ ba về số lượng du thuyền là hãng Princess Cruises với khoảng 15 chiếc du thuyền. Từ một chiếc du thuyền đến địa điểm gần nhất Hoa Kỳ là Mexico vào năm 1965, hãng Princess đã không ngừng cải thiện để kịp với các hãng du thuyền khác, gồm hai chiếc du thuyền lớn và hiện đại được hạ thủy cùng trong năm 2004 và thêm hai chiếc nữa sẽ được giới thiệu vào năm 200.

Với sự đa dạng về các hãng du thuyền, địa điểm du lịch, và các sinh hoạt trên tàu, du thuyền là một kinh nghiệm du lịch đầy lý thú mà rất nhiều người sống tại Hoa Kỳ thường muốn tận hưởng mỗi năm

Nguồn: saga

Trong lịch sử, tại Mỹ từng lưu hành những đồng tiền có mệnh giá 100.000 USD và 10.000 USD, chuyên dùng trong các giao dịch có giá trị lớn. Nhưng từ khi hình thức chuyển khoản ra đời, vai trò của những đồng tiền mệnh giá lớn kết thúc.

Các đồng tiền mệnh giá 100.000, 10.000, 5.000, 1.000 và 500 USD được ngân hàng và chính phủ liên bang Mỹ sử dụng trong các giao dịch tài chính có giá trị lớn. Cục Dự trữ liên bang Mỹ thiết kế các hình trang trí có vòng cuộn trên các đồng tiền có mệnh giá lớn. Tất cả các đồng tiền này có màu xanh, trừ tờ 100.000 USD có một mặt màu vàng.

Thực tế, tờ 100.000 USD không phải là tiền, mà là giấy chứng nhận sở hữu vàng, nhưng được in dưới dạng một tờ tiền. Theo quy định, các tờ chứng nhận này chỉ dành cho Chính phủ trong các giao dịch vàng, và được lưu hành từ năm 1861 đến cuối những năm 1930. Nếu người dân sở hữu các đồng tiền này, họ sẽ bị coi là phạm pháp.

Tuy nhiên, khi hệ thống giao dịch điện tử được đưa vào sử dụng, các đồng tiền có mệnh giá lớn không còn vai trò như trước. Mặt khác, việc sử dụng tiền mệnh giá lớn cũng khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ tiền giả và tội phạm có tổ chức dễ dàng sử dụng các đồng tiền này trong giao dịch phi pháp.

Đến năm 1940, Mỹ cho đình chỉ việc lưu hành các giấy chứng nhận này và ngày nay người ta chỉ còn thấy chúng trong bảo tàng. Các tờ tiền mệnh giá lớn khác cũng bị ngừng in ấn từ năm 1946, và rút khỏi lưu thông vào năm 1969, nhằm chống hoạt động của tội phạm có tổ chức. Sau đó, ông chủ của sòng bạc Binion's Horseshoe tại bang Nevada sưu tầm được một số tờ và dùng để trưng bày trong sòng bạc. Nhưng hiện nay, các tờ tiền này cũng đã được bán cho các nhà sưu tầm.

Ngày nay, các tờ tiền tại Mỹ chỉ có mệnh giá 1, 2, 5, 10, 20, 50 và 100 USD. Hầu như chắc chắn các đồng tiền có mệnh giá lớn sẽ không xuất hiện trở lại trong lưu thông, bởi thanh toán qua ngân hàng đã thay thế hoàn toàn vai trò của chúng.

Dưới đây là một số đồng tiền có mệnh giá lớn của Mỹ, mà ngày nay người ta chỉ có thể nhìn thấy trong bảo tàng và các bộ sưu tập cá nhân.

Mặt trước và sau của tờ 100.000 USD. Đồng tiền này có chân dung Woodrow Wilson, tổng thống thứ 28 của Mỹ, được lưu hành từ năm 1861, năm bắt đầu cuộc nội chiến Mỹ, đến cuối những năm 1930.
Tờ 10.000 USD có hình Salmon P. Chase, Bộ trưởng Tài chính dưới thời Tổng thống Abraham Lincoln.
Tờ 5.000 USD với chân dung James Madison, tổng thống thứ tư, và là người chắp bút cho Hiến pháp Mỹ.
Tờ 1.000 USD có hình Grover Cleveland, tổng thống thứ 22, và sau nhiệm kỳ của một vị tổng thống khác trong 4 năm, lại đắc cử và trở thành tổng thống thứ 24 của Mỹ.
Tờ 500 USD có hình William McKinley, tổng thống thứ 25 của Mỹ, và từng là một người tham gia cuộc nội chiến 1861-1865.