Florida là một trong số những tiểu bang hiếm hoi ở Mỹ cùng lúc thỏa mãn hai nhu cầu du học hè của trẻ và tham quan giải trí của phụ huynh.


Với những em ở độ tuổi từ 12 đến 17, chương trình du học hè 3 tuần và 4 tuần tại West Palm Beach, Florida là cơ hội tuyệt vời để các em làm quen với môi trường học tập tại nước ngoài, đồng thơi nâng cao khả năng tiếng Anh bản ngữ, kiến thức xã hội và rèn luyện tính tự lập... chuẩn bị cho kế hoạch du học dài hạn sau này. Chương trình do Du lịch Hoàn Mỹ cùng các trường trung học, trung tâm giáo dục hàng đầu tại Florida phối hợp tổ chức. Xen kẽ với các buổi học tiếng Anh là các hoạt động thể thao, giải trí như bơi lội, bóng chuyền nước, trượt băng, xem phim. Đến ngày nghỉ cuối tuần, các em sẽ tham quan bãi biển thơ mộng West Palm, phim trường Universal; thỏa sức vui chơi tại xứ sở thần tiên Disney Magic Kingdom, công viên nước Rapids; mua sắm tại trung tâm Wellington...Tại trại hè West Palm Beach, các em còn được thể hiện tài năng của mình như thi hát, khiêu vũ, trình diễn thời trang, trình diễn tài năng. Cuối khóa học, các em sẽ được dự lễ tốt nghiệp và nhận chứng chỉ hoàn thành khóa học.

nghiheomyky3
Du thuyền cập bến cảng Bahamas

Không chỉ được biết đến như một môi trường giáo dục chất lượng cao dành cho du học sinh quốc tế, Florida còn là địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới, mỗi năm thu hút hàng chục triệu lượt du khách. Các điểm du lịch của Florida trải dài từ dải đất rộng Everglades ở phía Nam đến các thành phố lịch sử Saint Augustine và Pensacola phía Bắc. Hấp dẫn nhất trong số đó phải kể đến các lâm viên chung quanh thành phố Orlando và nhiều điểm giải trí ven bờ biển Miami. Tại TPHCM, Du lịch Hoàn Mỹ hiện là đơn vị lữ hành duy nhất tổ chức tour đến Florida. Ngoài chương trình tham quan thuần túy trên đất liền, du khách còn trải nghiệm cảm giác lênh đênh trên vịnh Caribê bằng du thuyền (cruise), đến thăm quần đảo Bahamas - thiên đường du lịch nằm ở phía Nam Florida, cách Miami 200km - tham gia các hoạt động bơi ngắm cá biển (snorkeling), câu cá, lái thuyền, trượt nước, quần vợt hoặc vui chơi tại các hộp đêm, casino. Kết thúc tour, du khách có thể đến West Palm Beach thăm con đang du học hè, tìm hiểu thêm về môi trường sinh sống, học tập, điều kiện ăn ở tại Mỹ trước khi lên kế hoạch cho con đi du học dài hạn.

Chương trình du học hè West Palm Beach (3 và 4 tuần) và du lịch Orlando - Miami - du thuyền trên vịnh Caribê (12 ngày) do Du lịch Hoàn Mỹ tổ chức. Liên hệ: 273B An Dương Vương, P3, Q5, TPHCM - ĐT: (08) 38 336 336 - www.dulichmy.com
Theo Tuổi Trẻ - Ngày 04/04/2011

Tổng thống Barack Obama hết xoay trái lại xoay phải tay nắm cửa mà không sao mở được cửa vào phòng làm việc của mình. Hình ảnh ấy được camera đặt trong Nhà Trắng ghi lại đầy đủ và phát lại rõ ràng cho mọi người xem. Ai cũng thấy ông Obama vẫn bình tĩnh huýt sáo, sải những bước chắc nịch khoảng hai chục mét để vào phòng làm việc bằng cách qua cửa ngách dành cho nhân viên tạp dịch. Thì ra, ông Obama không mở được cửa vì văn phòng không được thông báo tin Tổng thống đã về sau một tuần công du Nam Mỹ. Đã vậy, trên bàn làm việc của ông là những công văn từ nước khác gửi đến chỉ trích ông và đòi lại giải thưởng Nobel Hòa bình vì ông đã phái không lực tấn công Libya.

obamakhongvaoduocphonglamviec

Đầu năm 2009, mới bước vào Nhà trắng, ông Obama đã quáng quàng bước qua...cửa sổ vào văn phòng vì đang mải mê nghĩ những đại sự! Có lần, sau cuộc họp báo căng thẳng, ông còn dùng chân đạp tung cửa để bước ra. Năm 2005, người tiền nhiệm của ông Obama là ông Bush cũng một lần bị chưng hửng vì không mở được cửa vào phòng, nhưng đó là ở Bắc Kinh chứ không phải ở Mỹ.

Theo Doanh nhân Sài gòn cuối tuần - ngày 01/04/2011

Bất chấp lời kêu gọi của chính quyền và các tổ chức bảo vệ sức khỏe, dân Mỹ vẫn tiếp tục ngốn nhiều thịt và chất béo. Dường như cuộc chiến chống béo phì tại nước này đã thất bại.

Đệ nhất phu nhân Michelle Obama đã lên tiếng nhiều lần trên truyền hình và bà còn lập chương trình "Let's Move" kêu gọi mọi người thường xuyên tập thể dục trong khuôn khổ chiến dịch chống béo phì của nước Mỹ.

nuoc my dang thua giac beo_01

Trong tháng này, cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đề nghị ra luật buộc nhà hàng, các quán bán thức ăn nhanh, thậm chí các máy bán thức ăn tự động, phải đề rõ ràng trên thực đơn hay trên nhãn thực phẩm của họ có bao nhiêu calo.

Không thể nói các biện pháp đó quá ít mà chỉ có thể nói quá trễ. Và chắc chắn một điều là nước Mỹ thua trận chống "giặc béo".

Chỉ cần nêu vài ví dụ:

Một hệ thống thức ăn nhanh quảng cáo chỉ cần bỏ 5 đôla khách sẽ có ổ bánh mì 30 centimet không những chỉ có đầy thịt bò băm mà còn một lớp xúc xích và phô-mai.

Một công ty có các cửa hàng bánh pizza chưa hài lòng sau khi đã tăng gấp đôi số thịt và phô-mai còn tìm cách nhét thêm phô-mai vào phần vỏ bánh.

Một hệ thống cửa hàng hamburger trình làng ổ bánh mì "Enormous Omelet" (Om-lết khủng) gồm có một lớp thịt bò băm, hai trứng om-lết, 3 lát thịt lợn ba chỉ, và một lớp phô-mai. Nhân viên của họ còn hỏi bạn có cần kèm một gói khoai tây chiên hay không.

Một cửa hàng khác còn cam đoan với khách là ổ bánh "Monster Thickburger" (hamburger dày khủng) của họ có 1.420 calo, bao gồm 107 gram chất béo, 229 miligram chất cholesterol, và 2.651 miligram chất sodium. Như vậy là chỉ riêng ổ bánh này đã có quá 651 chất muối mà FDA khuyên mỗi người chỉ nên ăn trong nguyên một ngày.

Nhiều người sau khi gọi xong các món kể trên, gọi thêm một ly nước "diet" to đùng, có ít chất đường, để giảm bớt mặc cảm tội lỗi, hoặc để cho mình cảm giác là cũng đang ăn uống lành mạnh.

Theo Vietnamnet (Quốc tế) - Ngày 09/04/2011

Hoa Kỳ đã vượt qua Pháp và trở thành quốc gia có mức tiêu thụ rượu vang lớn nhất trên thế giới trong năm 2010.
Đây là nhận định có được theo những thống kê công bố gần đây nhất. Tổng giá trị mặt hàng này tại Mỹ, đã tính cả các sản phẩm sản xuất nội địa và các sản phẩm ngoại nhập đạt tới con số 330 triệu thùng 12 chai, tăng 2% so với năm 2009, theo như báo cáo của các nhà tư vấn đến từ Gomberg, Fredrikson & Associates. Tổ chức này cũng cho hay mức giá trị bán lẻ ước tính đạt 30 triệu USD, tăng 4% so với năm ngoái.

Jon Fredrikson chỉ ra rằng chìa khóa thành công cho những sản phẩm rượu mới chính là việc giữ cho khách hàng của mình luôn cảm thấy hứng khởi với những ly vang độc đáo sáng tạo, ví dụ những chai Moscato, Pinot Grigio và Riesling, hay thứ vang off-dry ngọt dịu và Pinot Noir giá mềm đến từ vùng đất nội địa California.

Khi doanh thu của những dòng vang thượng hạng gặp nhiều bất lợi, các nhà kinh doanh cũng rất năng động trong việc giải bài toán khó khăn này bằng việc kết hợp các yếu tố truyền thông xã hội nhằm tiếp cận đối tượng khách hàng sành sỏi "có gu" đang ngày càng tăng lên của thị trường.

cuong quoc yeu ruou vang nhat_02

Những chai rượu đến từ California đóng góp vào 61% tổng lượng sản phẩm lưu hành trên thị trường Hoa Kỳ, lên tới gần 200 triệu thùng 12 chai, tăng 1% so với năm ngoái với giá trị bán lẻ ước đạt 18,5 triệu USD.

"Thị trường rượu Hoa Kỳ hiện đầy tính cạnh tranh, song chúng tôi lạc quan cho rằng xu thế phát triển này vẫn sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Người Mỹ ngày càng dành nhiều mối quan tâm tới vấn đề ẩm thực và rượu ngon, thể hiện qua sự mở rộng của vô số xưởng sản xuất rượu khắp 50 bang và mức tiêu thụ vang tăng liên tục suốt 17 năm liền" ông Bobby Koch, chủ tịch kiêm CEO của hội sở rượu California cho hay.

Theo như bản báo cáo, sâm-banh và vang nổ đã có một mùa vàng bội thu trong năm 2010, với mức doanh thu tăng đột biến 10% cho thấy người tiêu dùng Hoa Kỳ đã mở rộng phạm vi sử dụng của mình với các loại rượu này, không đơn thuần chỉ trong các dịp lễ tết.

Còn đối với các sản phẩm nội địa đến từ California, Chardonnay khẳng định mình như thứ nho làm rượu số một, đem lại những chai vang trắng đẳng cấp với doanh thu tăng 5%, ước tính trên 53 triệu thùng 12 chai.

Doanh thu của vang nho Cabernet Sauvignon cũng tăng tới 6%, ước đạt 33 triệu thùng 12 chai, thể hiện qua mức doanh thu nhảy vọt đối với các dòng rượu như Pinot Noir, Zinfandel, Riesling và Muscat.

Quỳnh Anh
Theo DVT (Ẩm Thực) - Ngày 11/04/2011

Câu chuyện như một chuyến "lỡ bước sang ngang" của thời buổi bây giờ. Không phải chuyện tình duyên nữa mà là chuyện lỡ bước... định cư.

Mỗi người mỗi cảnh, nhưng khi sang sống ở nước ngoài khi đã có tuổi là rất khó khăn. Từ chuyện mưu sinh cho đến chuyện hội nhập lẫn khác biệt về ngôn ngữ là những trở ngại lớn với những ai đã sang tuổi 60 như người phụ nữ viết câu chuyện này. Tuy nhiên, niềm vui được đoàn tụ gần con cháu có thể sẽ là nguồn động viên lớn để tác giả - cũng như bao người đồng cảnh ngộ - sẽ có thể vượt qua. Y.T

***

loi tu tinh mong manh_01
Trong một quán ăn ở thương xá Phước Lộc Thọ, quận Cam, California (Mỹ). Ảnh: Nam Quang

Máy bay chạy từ từ trên phi đạo, tôi vẫn còn huyên thuyên nói chuyện với người ngồi bên cạnh. Tiếng động cơ bắt đầu lớn dần... lớn dần... máy bay tăng tốc... Nhìn ra ngoài cửa sổ bỗng nước mắt vụt tràn, dòng xúc cảm trào dâng khi hình ảnh ngoài cửa sổ mờ dần... mờ dần.

Tôi đã rời VN thật sự, và có lẽ lần này lâu lắm, không biết đến chừng nào tôi mới có thể trở lại VN. Từ trên cao nhìn xuống, đám mây trắng bồng bềnh đã che kín hẳn lối về. Một nỗi buồn man mác len nhẹ vào hồn tôi. Tôi không biết phải nên tiếp tục cho nước mắt trào ra hay phải làm cho nó dừng lại.

Thôi! Cứ để mặc những suy nghĩ bâng quơ làm xoá đi... xoá đi, nhưng cái cay cay trong mắt vẫn còn làm đau đau những người xa xứ.

Nay tôi đã thật sự định cư tại Mỹ, cầm trên tay nào là thẻ xanh, và thẻ an sinh xã hội, tôi vẫn chưa biết trong lòng mình đang cảm nhận điều gì. Chỉ biết rằng mình đang rời Việt Nam và hiện giờ mình đang sống trên đất Mỹ.

Tôi, với tuổi đời trên sáu mươi mà mắt đã mờ, tai đã lãng, trình độ tiếng Anh thì nửa nạc nửa mỡ lắp ba lắp bắp, ấm ớ hội tề. Tôi không biết mình sẽ làm gì và sẽ được hưởng những gì trên đất nước này?

Ở cái cảnh sanh sau đẻ muộn, cái cảnh mà thân phận nhỏ nhoi thấp kém. Tôi chỉ biết rằng niềm vui hiện nay là được gần con nâng cháu, một niềm vui mà không có bút viết nào tả hết. Nhưng cái cám cảnh của cuộc đời mà mình đã gặp đang hiện lần ra trước mắt...

"Chị Kim ơi xếp rau ra dĩa đi!".

"Cô Kim, cắt chanh sao nhỏ vậy?".

"Bà Kim sao bà buồn thế?".

Thôi thôi... đủ cách để gọi, nào chị, nào cô, nào bà, nào thím... Tôi, không còn là tôi nữa.

Tiếng cô Thu thân thương êm ái đã biến mất hẳn sau chuyến đi này. Tôi đã rời xa những đứa học trò nhỏ bé thân thương, tôi đã bỏ đi những lớp học những ngôi trường đầy bụi phấn và hoa phượng đỏ... tôi thật sự không còn là tôi nữa! Tôi đã hoá thân trở thành một người khác.

"Vâng, chị có nhiều kinh nghiệm làm phụ bếp trong các quán ăn nhà hàng ở Việt Nam, mỗi tiệm, mỗi quán có cách sắp xếp thức ăn khác nhau, chị nghĩ rằng chị sẽ làm em vừa lòng...".

Thế là tôi đã hoá trang khoảng năm mươi sáu tuổi và nhập vai thật sự thành một người phụ bếp, trong một nhà hàng bán đủ các loại thức ăn... nào phở, bánh cuốn, cơm tấm, và nào chả giò, nem nướng.

Với quy định ba ngày thử việc, suốt mười hai tiếng đồng hồ tôi không hề rảnh tay một chút để ngồi được xuống ghế, hai đầu ngón tay bị cháy bỏng vì phải bóc rời những lớp bánh cuốn mỏng cho vào dĩa, loay hoay với mấy đầu tôm bị gai đâm sâu vào da đau nhuốt, gắp lên tuột xuống mấy cuốn chả giò trong chảo dầu sôi làm dầu văng lên tung toé...

Ngày đầu tiên học việc, tôi ráng chăm chút để nhớ, cắt chanh xắt ớt, xếp rau, cách để thức ăn vào dĩa, xà lách, dưa leo, cà chua đặt ở đâu và trang trí như thế nào. Cơm ém vào chén rồi úm ngược vào dĩa làm lòng bàn tay cháy phỏng... Chả, bì, nem, thịt để ở vị trí nào? Cơm tấm to go phải để thêm gì? Vậy mà vẫn quên trước nhớ sau, lọng cọng, lạng quạng để thừa bỏ thiếu.

Sang qua ngày thứ hai, cô bếp trưởng vẫn còn kềm kẹp cho tôi thêm nào bún mắm, bánh mì bò kho... vậy mà mỗi lần đưa dĩa thức ăn ra cửa sổ vẫn còn... vẫn còn... "Sao thím quên rắc hành phi hoài vậy?". Tôi lắp ba lắp bắp "xin lỗi sẽ không quên nữa".

Chỉ còn một ngày thử việc tôi không sao ngủ được, trong đầu lúc nào cũng nhớ lại bì thịt để đâu, rau củ xếp như thế nào, tôi phác hoạ dĩa bày trí thức ăn lên trên giấy để không quên.

Sáng ngày thứ ba đã đến, cô bếp trưởng off hai ngày, tôi được đóng vai chính trong việc lên thức ăn, tôi cố gắng tập trung để không bỏ sót một chi tiết nào, suốt gần sáu tiếng đồng hồ không kịp uống một ngụm nước...

Đến giữa trưa, ông chủ nhà hàng vào, một người đàn ông ở độ tuổi trung niên, tay to thịt chắc, mặt đầy rỗ chằng, và miệng sặc đầy rượu thuốc. Anh ta đi ngay đến chỗ tôi dừng lại hỏi: "Chị Kim làm được mấy ngày rồi?". Tôi vội trả lời: "Dạ thưa hôm nay là ngày thứ ba". Chủ tiệm gật đầu rồi bước nhanh, tôi mừng thầm, chắc có lẽ mình được giữ lại làm.

Nhưng không, chỉ mười phút sau anh ta tay cầm một bao thư đến cạnh tôi. "Cảm ơn chị Kim, chị có thể nghỉ ngay bây giờ, chừng nào đắt khách tôi sẽ gọi mời chị đến".

Tôi ngẩn người ra không nói được một lời, khoảng một lúc lâu tôi đưa tay cầm lấy bao thư và lên tiếng: "Cảm ơn chú nhiều, với hai ngày thử việc chú cho tôi học được một nghề mà lại được trả lương". Chủ tiệm trừng mắt ngó vào tôi không nói một tiếng mà quay lưng bước, tôi vội vã vào kho lấy đồ cá nhân và bước nhanh ra khỏi cửa, sau những tiếng chào các em làm trong bếp, các em len lén nhìn tôi với ánh mắt đầy thương hại.

"Má đã bị cho thôi việc, con đi rước má nha". Tôi đi lần đến chỗ hẹn trong bụng không biết vui hay buồn, vậy mà nước mắt cứ lưng tròng. Thế là tôi cũng không bỏ cuộc, mặc dù con cái khuyên can nhiều lần.

Tôi bước vào một tiệm chuyên về phở, đóng tiếp vai bóc thịt vào tô, tái, nạm, gân, gầu... tôi bóc lộn tùng phèo... đã vậy tô xe lửa suýt mấy lần rơi xuống đất. Tôi xin được chuyển sang khâu khác, viện cớ là hôm nay không có đeo kính nên không nhìn rõ trong "tờ order" loại thịt gì?

Chủ tiệm là một sinh viên đã học đại học kinh tế năm thứ hai tại Việt nam, sang Mỹ tiếp tục sự nghiệp kinh doanh của gia đình, nhỏ nhẹ nói với tôi: "Thôi được rồi cô Kim sang công đoạn cho nước phở vào tô". Tôi cảm ơn rối rít, cái giá múc nước phở dài gần nửa thước, với cái môi bằng inox to cỡ tô medium (trung bình, cỡ vừa. BT), tôi phải bấu chặt năm đầu ngón tay để không tuột, khoả đều lớp mỡ nổi ở trên rồi thọc sâu xuống đáy nồi để lấy... thùng nước phở ăn tại chỗ và thùng nước phở to go khác, vậy mà tôi lạng quạng múc lộn hoài.

"Không sao đâu rồi cô sẽ quen".

Lời nói của cậu chủ tiệm rất lễ phép nhưng ánh mắt hình như gay gắt, tôi luống cuống sượng sùng. Phải chi tôi trẻ lại mười tuổi, những công việc này đối với tôi không có gì là khó khăn cả. Vậy mà ở tuổi đời này, tôi phải để lại những dấu ấn mà với quãng đời còn lại không bao giờ quên. Thế là tôi xin qua khâu làm rau nhưng đã có nhiều người, thế là tôi phải rời tiệm phở chỉ sau một ngày vì nhận thấy mình không thể tiếp tục được.

Đứng suốt mười hai tiếng đồng hồ trong phòng đông của những công việc làm rau trong chợ Việt Nam, tôi vẫn còn thèm thuồng, nhưng suy đi nghĩ lại liệu sức mình không kham nổi... hay là xin đi giữ trẻ trong các gia đình mà họ bận bịu đi làm suốt ngày, trách nhiệm, lương tâm, sức khoẻ, phải đặt vai trò chủ yếu khi bước vào làm những công việc này, tính tới tính lui, tôi lại dẹp bỏ đi ý định...

Ngồi nhìn tuyết rơi mà trong lòng buồn rười rượi, nghĩ đến những cám cảnh cuộc đời mà ngao ngán làm sao! Vậy mà đầu óc luôn luôn vơ vẩn, không chịu để yên ngơi nghỉ...

Cuối cùng chỉ còn một công việc mà tôi có thể làm được, một công việc mà tôi vừa đi tập thể dục mà vừa kiếm được tiền, đó là việc đi lượm lon... Sáng đến ngày recycle tôi thức dậy thật sớm tôi lo bữa ăn sáng cho các cháu, rồi bước vội ra đường. Trời quá lạnh xiết cả mười đầu ngón tay ngón chân, mặc dù đã mang vớ mang găng dầy cả tấc. Tôi lại tiếp tục hoá thân đóng tiếp vai mà tôi đã từng thấy ở Việt Nam, ở các vỉa hè, lề đường góc phố, những đứa trẻ lang thang lếch thếch, những người cơ nhỡ nghèo khổ từ các nơi đổ về thành phố, bươi, móc, khều, lượm trong những đống rác tanh hôi dơ bẩn để tìm những vỏ chai bao nhựa, những tấm giấy tờ báo bán ve chai lông vịt, kiếm được một ít tiền đấp đổi qua ngày... Còn tôi, len lén, loay hoay, lỏn cỏn, lộp cộp, hối hả trong các thùng recycle (thùng rác tái chế có thể để dùng lại. BT) để lượm những lon bia, lon nước ngọt...

Thật! tôi không còn là tôi nữa, những giọt nước mắt xót xa vụt tràn nhưng cũng nhanh chóng khô nhanh vì hiện nay mình không ở tại Việt Nam, mình đang ở trên nước Mỹ. Thượng vàng hạ cám ở đâu đi nữa, nhưng ở đây nếu không có trình độ thì mọi người đều như nhau... tôi lại mỉm cười, một nụ cười chua chát! Những việc tôi đã làm để có được cái gì, dù là mục đích gì. Tôi không thể là tôi, một kẻ ăn không ngồi rồi, một người chỉ biết hưởng thụ, một người mẹ trước mắt cũng như sau này là gánh nặng cho con cái.

Tôi không phải là một người phi lao động, tôi thích làm, tôi say mê làm những việc mà tôi có thể làm được dù tôi ở tuổi đời nào, trình độ nào, tình trạng sức khoẻ nào... Nghĩ đến đây tôi mỉm cười sung sướng, vui sướng cho bản thân mình, vui sướng cho cả hạnh phúc gia đình mình...

...Hôm nay tuyết lại rơi nhiều, phủ trắng cả mặt đường, mui xe, nóc nhà và cũng đang lấp kín những suy nghĩ vớ vẫn của tôi nữa. Tôi đã hoá trang và nhập vai thật sự thành một người đang sống trên nước Mỹ, phải đối phó với mọi tình huống, mọi hoàn cảnh để mình thật sự là chính mình... cái mà tôi gọi là cám cảnh cuộc đời không phải chỉ riêng cho tôi mà là cái chung của những người Việt Nam rời quê hương đất tổ, của những người bắt đầu từ con số không mới có được cái hiện tại của ngày hôm nay, phải đánh đổi bằng sự nhẫn nhục, bằng ý chí quyết tâm, bằng sự cần cù chăm chỉ, trong đó chắc chắn phải có những dòng nước mắt.

Tuyết vẫn còn tiếp tục rơi, tôi vẫn còn tiếp tục nghĩ về Việt Nam, quê hương đất nước của mình với nỗi lòng của một người xa xứ.

Nguyễn Kim

Theo Lao Động (Người Việt xa xứ) - Ngày 10.4.2011

Tôi đã ghé thăm nhiều thành phố lớn tại nước Mỹ nhưng có lẽ New York là nơi làm tôi cảm thấy gần với Việt Nam hơn bao giờ hết.
Những dòng người tấp nập đi trên phố, những tiếng còi xe và sự náo nhiệt từ lúc bình minh lên cho đến khi chiều tối.

new york ruc ro sac mau_01

Tượng nữ thần tự do- niềm tự hào của nước Mỹ.

new york ruc ro sac mau_02

Đàn chim bay qua tượng Nữ thần tự do trong ánh hoàng hôn.

new york ruc ro sac mau_03

Sân bay New Jersey lúc xế chiều trong ánh mặt trời đỏ rực.

new york ruc ro sac mau_04

Times Square: Quảng trường Thời đại là một trong những điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nơi hàng triệu người tụ tập về nơi đây để đếm ngược thời gian đón chào năm mới.

new york ruc ro sac mau_05

Union Square green market: chính là nơi người dân New York mua sắm các sản phẩm tươi sống từ ngay chính những người đánh cá và nông dân.

new york ruc ro sac mau_06


Fifth avenue: chính là thiên đường mua sắm cho những ai yêu thích hàng hiệu. Các shop thời trang ở đây được trang hoàng rất đẹp mắt.

new york ruc ro sac mau_07

Đường hầm Lincohn dài gần 2.5 cây số nối liền New Jersey và Manhattan.

new york ruc ro sac mau_08

New York nổi tiếng với các quầy bán hot dog bên lề đường. Giá cả có thể chênh lệch từ 1.5 đô đến 3 đô cho mỗi bánh hot dog.

Thái Nguyễn Hồng Ngọc

Theo Vnexpress (Người Việt 5 châu) - Ngày 09/04/2011

icon_contentChương trình tour tham khảo:

Vào thời điểm này Lễ hội Hoa Anh đàoWashington DC đang lên cao trào khi nắng ấm mấy ngày rồi đang thúc hoa nở rộ để sẽ kết thúc vào ngày Chủ nhật 10/4 với một lễ rước nến để tưởng niệm những nạn nhân do thiên tai ở Nhật Bản.

Đây là lễ hội được tổ chức lần thứ 76 tính từ lần đầu tổ chức vào năm 1935, tức là 23 năm sau khi 3.020 cây hoa anh đào được một bác sĩ Nhật Bản tặng cho Thủ đô nước Mỹ đích thân Đệ nhất phu nhân của Tổng thống Taft và bà Đại sứ Nhật trồng bên bờ Vụng Thuỷ Triều (Tidal Basin) ở Trung tâm Thủ đô Washington.

Thực ra những cây anh đào đầu tiên đã được trồng từ năm 1885 và những người yêu loại hoa du nhập từ bên kia Thái Bình Dương đã nảy sinh ý tưởng trồng dọc con sông Potomac đoạn trung tâm của thành phố nơi một ngọn Tháp Độc lập đang được xây. Để có được một vườn hoa và lễ hội hoa, không chỉ làm sao cho cây hoa hợp với thuỷ thổ mà còn hợp được với lòng người.

Đã có lần vào năm 1910, 2000 gốc hoa anh đào đã được vận chuyển qua Nhật Bản vì dịch bệnh đã bị chụm vào đốt sạch. Rồi năm 1941 khi Nhật ném bom Trân Châu Cảng, một số người Mỹ yêu nước thái quá đã chặt 3 cây để thoả nỗi tực giận.

Sau khi Mỹ đã ném bom nguyên tử vào hai thành phố Hirosima và Nagazaki thì Lễ hội Hoa Anh đào năm 1948 lại là cơ hội để hòa giải. Năm 1952 những người thân của những người Mỹ đã chặt 3 cây anh đào năm 1941 lại lặn lội qua Nhật xin được thỉnh 3 cây đem về trồng vào chỗ cũ như để tạ lỗi. Rồi lại có năm Nhật bị lụt lội làm thiệt hại loài cây hoa này, hàng ngàn cành hoa anh đào lại được triết mang từ Mỹ ngược về quê hương Nhật Bản.

Bây giờ, ngoài hàng ngàn cây trồng ở khu vực trung tâm nơi diễn ra Lễ hội thì khắp nơi trong thành phố Washington đều thấy có màu trắng của Hoa anh đào từ trên đường phố đến trong rừng bảo tồn hay vườn các nhà dân hoặc công sở...

Sang năm vừa tròn một thế kỷ kể từ khi những cây anh đào được chính thức trồng như món quà tặng của Đất nước Mặt trời mọc cho nước Mỹ (1912-2012) chắc hẳn sẽ có môt lễ hội hoành tráng với niềm tin rằng khi đó Nhân dân Nhật Bản đã vươn mình từ đổ nát như hoa anh đào vốn được người dân Nhật gửi gắm một tinh thần "võ sĩ đạo" kiên cường và bền bỉ.

Xin giới thiệu một vài tấm hình mới chụp tại lễ hội năm nay:

hoa anh dao nuoc my_01
Hoa anh đào trồng khắp nơi, trên đồi

hoa anh dao nuoc my_02
... dọc đường phố

hoa anh dao nuoc my_03
Nhưng hoa bên bờ hồ nhân tạo Basin Tidal là nhiều, đẹp hơn, lại có một lịch sử rất đẹp

hoa anh dao nuoc my_04
Hoa anh đào sáng rực trời

hoa anh dao nuoc my_05
Và bên mặt nước

hoa anh dao nuoc my_06
Đẹp từ ngọn tới gốc

hoa anh dao nuoc my_07
Hai chiêc máy bay trực thăng của Tổng thống thuờng xuất hiện trên bàu trời hoa vì bãi đáp của Dinh không xa đó

hoa anh dao nuoc my_08
Quanh "Cây Bút Chì" tháp Đài Độc lập rất nhiều hoa

hoa anh dao nuoc my_09
Đền tưởng niệm người viết Tuyên ngôn Độc lập Thomas Jefferrson luôn thấp thoáng màu trắng hồng hoa anh đào

hoa anh dao nuoc my_10
Cả gia đình đi thưởng ngoạn

hoa anh dao nuoc my_11
Gia đình này đang tìm nơi chụp ảnh để mỗi năm đứa con có một tấm hình kỷ niệm cho đến lúc trưởng thành

hoa anh dao nuoc my_12
Ôtô bị chắn ở rất xa, chỉ có xe đạp là được khuyến khích đưa người đến xem hoa (bãi gửi và cho thuê)

hoa anh dao nuoc my_13
Thêm một ảnh đẹp... Xin đừng khen người chụp những tấm ảnh này, vì ai đã cầm máy ảnh tới đây cứ hướng ống kính đến bất cứ chỗ nào bấm máy đều ra ảnh đẹp như thế. Hoặc còn hơn thế
Dương Trung Quốc
Theo Bee (Đi và gặp) - Ngày 08/04/2011
icon_contentChương trình tour tham khảo: