






Tuy Can
Tuy Can
Khi những cánh mai vàng đang cựa mình rời khỏi nụ để đón mùa xuân đến, những tiếng xẻng cào sát mặt đất thành tiếng làm tôi giựt mình, cố rời khỏi tấm chăn ấm áp bắt đầu một ngày mới. Sáu giờ sáng, khi nhịp sống chưa bắt đầu, xe cộ chỉ có vài chiếc qua lại nơi con phố vắng vẻ vậy mà những tiếng ồn ấy cứ vang lên. Tôi cố rướn mình nhìn qua cửa sổ, bão tuyết vùng New England những ngày gần đây lên tới hơn 20 inch.
Trời còn mờ sáng, tuyết rơi nhiều hơn, tôi cố gắng nhìn giữa không gian mờ ảo đó. Thì ra tiếng ồn ấy phát ra từ mẹ tôi, tôi thấy mẹ đang lom khom cầm cây xẻng cố gắng xúc tuyết cho tôi kịp giờ làm. Mặc vội cái áo lạnh, đội đại cái nón len, tôi chạy ra ngoài phụ mẹ một tay. Tết bên tôi là những ngày đông lạnh, rét buốt làn da, tha thiết thèm thuồng giọt nắng ấm nơi quê nhà.
Tôi qua Mỹ năm mười tuổi, khi chưa sõi tiếng ta và không biết tiếng người. Khi dần bắt nhịp được với cuộc sống, lạ ở chỗ càng sống lâu ở Mỹ tôi càng rành tiếng Việt hơn. Nơi tôi ở không có trường dạy tiếng Việt, tôi tự học lấy bằng những bài báo qua mạng, tôi dặn mình không quên nguồn cội. Dù ở nơi nào thì tôi cũng là người Việt Nam, tôi tự hào với dòng máu dân tộc đang chảy trong người mình.
Những bông hoa tuyết rơi chạm tay tôi, chạm vào ký ức xa xưa làm tôi mơ đó là cánh mai vàng. Trong ký ức của con bé mười tuổi như tôi vẩn còn in sâu ngày Tết nơi quê nhà. Cái nỗi niềm chờ đợi nồi bánh tét của mẹ đang sôi ùn ục trong nồi vẩn còn thơm mãi đến bây giờ. Tôi nhớ lắm dòng người chen chúc nhau đi chùa đêm giao thừa và không bao giờ quên khi đi chợ hoa cùng mẹ để chọn nhành mai đẹp nhất đem về nhà. Nhà tôi nghèo lắm, nên mỗi lần tới tháng Chạp tôi lại tha thiết chờ mong cái Tết. Được mặc quần áo mới, được khoe nụ cười tươi, được xem múa lân, được tiền lì xì, được, được nhiều thứ mà giờ tôi có chạy khắp xứ người mênh mông cũng không tìm lại cái được tôi đã mất.
Tôi còn nhỏ mà tha thiết vậy nên phần nào tôi hiểu được nổi nhớ diết da của mẹ. Dù vậy, năm nào mẹ cũng chưng dọn nhà cửa tươm tất đón Tết. Nào là mâm ngủ quả, bánh tét, bánh chưng, mứt. Cha tôi còn chặt cành khô sau nhà, vấn hoa giả lên và thích thú với nhành mai tự tạo. Mỗi lần xong xuôi hết mọi thứ, mẹ tôi lại ngồi ngắm nhìn một góc nhỏ quê hương mang theo nơi viễn xứ, một góc nhỏ ấy mà nỗi nhớ thì bao la muôn trùng. Mẹ không nén nổi niềm xúc động, mũi mẹ cay cay hương mứt gừng, nước mắt mẹ trào tuôn mặn môi thấm vị của nồi thịt kho ngày Tết. Mẹ nhớ quê hương, mẹ thèm được sum vầy, và mẹ nhớ nhất là ngoại.
Ngoại đã hơn sáu bảy năm chờ lá thư của đưa con xa gởi về, ngoại mong mẹ quên đi vết hằn của thời gian đã đánh dấu từng đường nhăn dưới đuôi mắt. Rồi cuối cùng mùa Xuân năm 1996 mẹ cũng về nước. Vẫn với không khí xuân ấm áp, vẩn bánh tét, bánh chưng xanh, người người và đất trời nô nức, quê hương rộn rã hơn ôm đứa con xa vào lòng. Ngoại nhìn mẹ, vẫn ánh mắt xa xưa lo lắng, mẹ như muốn ôm ngoại vào lòng oà khóc. "Má ơi con đã về", vậy mà cái ước mơ nhỏ nhoi đó cũng không thể nào thực hiện được. Mộ ngoại đầy bánh mứt ngày Tết, nghi ngút khói hương đón xuân bên kia thế giới. Mẹ lau vội dòng nước mắt, ngăn ngang cảm xúc đang chực trào: "Diễm Thúy, con đi làm về ăn gì chưa?"
Đi làm về, tôi thấy cha hì hục đóng lên cuốn lịch mới. Mẹ lau lại những tấm lá chuối đông đá mua hôm qua, chuẩn bị gói bánh tét. Những tấm lá chuối còn chưa tan hết được cái lạnh chờ đợi ôm trọn những hạt nếp trắng vào lòng. Mẹ tôi như đang gói trọn nỗi niềm thương nhớ, yêu thương về nơi xa xăm bên kia nữa vòng trái đất. Chắc gần kề ngay Tết nên mẹ chạnh lòng, nhớ về quãng thời gian xa đã mất, nhớ ngoại tôi, và chắc là đang nhớ đứa con trai duy nhất sống xa nhà. Ánh mắt mẹ chợt buồn: "chắc thằng Tí nó đang đi chợ Tết, chứ thường bão tuyết nó sẽ nhớ gọi về". Mẹ đang chờ điện thoại của anh tôi từ bên Texas, từ đó qua đây chỉ hơn bốn giờ bay, vậy mà vì cuộc sống nên cái Tết cũng phải xa nhà.
Nước mắt chảy xuôi, ngày nào ngoại chờ mong mẹ, giờ mẹ lại ngồi trông đứa con xa. Tôi nghẹn ngào không nói nên lời ngồi xuống phụ mẹ lau lá chuối mà cõi lòng nghẹn thắt, lạnh hơn cả tuyết rơi bên ngoài. Tôi mong một ngày nào đó sẽ cùng mẹ về quê hương yêu dấu, được hưởng một cái Tết ấm cúng nơi quê nhà. Được sống lại khoảng thời gian mà mẹ đã mất. Dù đi đâu đi chăng nữa thì tôi biết, ở bên kia đại dương, một mảnh đất hiền hòa cong cong hình chữ S luôn đợi tôi về. Quê hương như người Mẹ hiền từ lúc nào cũng mong những đứa con xa, và Mẹ ơi có biết những đứa con ấy lúc nào cũng mong muốn trở về. Vẩn chung thủy với quê hương, vẩn nhớ hoài cái Tết, như cánh mai vàng chỉ chung thủy với mùa xuân.
Nguyễn Diễm Thúy
Tuy nhiên, tòa án Boston phản đối và yêu cầu chủ nhân đem mèo Sal đến hầu tòa để thực hiện nghĩa vụ công dân của nó vào ngày 23-3.
Mèo Sal Esposito - Ảnh: MyFoxBoston
Chuyện là thế này: vợ chồng nhà Esposito liệt kê mèo Sal Esposito vào bảng điều tra dân số chính phủ và ghi rõ là "thú nuôi" nhưng hệ thống quản lý hồ sơ bị trục trặc nên nhầm tưởng Sal Esposito là người!
"Sal được chúng tôi xem là thành viên của gia đình nên tôi liệt kê nó vào bảng điều tra dân số... Nếu tòa hỏi Sal có tội hay không có tội, không biết nó sẽ trả lời như thế nào? Chắc là meo meo" - bà Anna Esposito hài hước cho biết.
DUY PHÚC
Nguồn MyFoxBoston
Dima Gavrysh là phóng viên ảnh từng lăn lộn ở những điểm nóng thời sự thế giới như Uganda, Nigeria, Chernobyl, Afghanistan...
Những ai từng biết nghiệp ảnh báo chí của anh, sẽ rất ngạc nhiên khi xem bộ ảnh về cà phê - những quán cà phê ở góc này hay góc kia trong lòng New York (Mỹ).
Bạn sẽ có cảm giác thời gian như chậm lại khi xem ảnh những vị khách ngồi trên bar, nhấm nháp cà phê và trò chuyện với bạn bè. Hay sự tinh tế sẽ được thể hiện trong bức ảnh một người đàn ông đưa thìa cà phê lên mũi hít thử.
Đó chỉ là những khoảnh khắc, những chất liệu bình thường của cuộc sống thường nhật. Vậy mà phóng viên ảnh Gavrysh, năm nay 32 tuổi, theo đuổi câu chuyện "cà phê trong lòng New York" say mê như thể ông mới lần đầu cầm máy.
"Tôi luôn chú ý chụp mọi tình huống, mọi trạng thái", Gavrysh nói. Chỉ vào những bức ảnh, anh mô tả lại Abraço, một quán cà phê có không gian và thiết kế hẹp như xà lim nhà tù. "Nhưng bầu không khí luôn tràn ngập tình yêu".
Với mỗi quán, Gavrysh dành ra từ 2 đến 3 ngày để quan sát và chụp. Anh đến từ trước khi quán mở cửa và ở lại đó gần như cả ngày, mải mê tìm kiếm từng chi tiết: cà phê đến từ đâu?; chúng được trao tay như thế nào? (thường là trong túi 50 pound); chúng đã được rang sấy ra sao?
Anh quan sát tỉ mỉ một chuyên gia pha chế cẩn thận hoàn thiện đồ uống và nhận được sự tôn trọng của khách hàng.
Gavrysh cho biết dự án ảnh của ông không nhằm mục đích hướng dẫn các địa chỉ thưởng thức cà phê ở New York, mà thể hiện thái độ tôn trọng cà phê tới mức tôn kính.
Gavrysh sinh ra ở Ukraine. Anh không hề yêu thích cà phê nhưng đã thay đổi quan điểm sau một chuyến đi tới Paris 10 năm trước. Với anh, thưởng thức cà phê luôn mang đến một cảm xúc mạnh mẽ khó cắt nghĩa được bằng lời.
Những góc cà phê New York qua ảnh của Gavrysh:
Stumptown Coffee Roasters.
Quán Blue Bottle Coffee ở Williamsbủg, Brooklyn.
Abraço Espresso.
Blue Bottle Coffee.
Blue Bottle Coffee.
Quán Ninth Street Espresso ở Alphabet City.
Ninth Street Espresso.
Abraço Espresso.
Quán Bluebird Coffee Shop in the East Village.
Quý Đoàn
Nguồn NYTimes
Mọi người đều khẳng định, thời điểm lý tưởng nhất để du lịch tham quan thủ đô Washington D.C của Hoa Kỳ là vào mùa Xuân (từ tháng Ba đến tháng Năm), hoặc vào mùa Thu (Tháng Chín - tháng Mười một).
Nhưng tốt nhất, thú vị nhất và để có chuyến du lịch Mỹ đáng nhớ nhất, bạn nên đến đây vào đầu mùa Xuân, được báo hiệu bởi hàng ngàn gốc cây anh đào đua nhau nở hoa. Khi ấy, thời tiết có phần ấm áp hơn, ánh nắng mặt trời sẽ chiếu cố nhiều hơn đến những cư dân thủ đô và những đoàn du khách quốc tế. Có thể nói, lúc ấy, bầu không khí ở Washington DC như tràn đầy hương xuân toát ra từ muôn vàn bông hoa, nhất là vào buổi bình minh.
Năm nào cũng vậy, khi mùa Xuân đến, những "Washingtonian" (cư dân ở Washington) và khách du lịch thường rủ nhau đi xem hoa anh đào nở rợp trời ở National Mall, bên bờ sông Potomac. Và ngay từ những ngày đầu năm, ai ai cũng nóng lòng chờ thông tin chính thức từ các chuyên gia về hoa, các nhà thực vật học làm việc ở quảng trường quốc gia khổng lồ cho biết ngày, giờ hoa anh đào nở bung trên các cành cây. Chỉ vài lời nói ngắn ngủi, nhưng bản tin của các chuyên gia ấy cực kỳ quan trọng. Dự báo sai thì có thể bị chê trách cả đời.
Đây là bảo tàng rất đặc biệt được dùng để trưng bày và giới thiệu những vật dụng cũng như cuộc sống của những người đồng tính nam, đồng tính nữ, lưỡng tính và chuyển đối giới tính (GLBT).
Ông Paul Boneberg, giám đốc bảo tàng cho biết, mặc dù một vài khu vực của bào tàng vẫn chưa thực sự hoàn thành nhưng họ cũng cố gắng thu thập và ra mắt công chúng những hiện vật sống động và đa dạng nhất.
Hiện tại, du khách tham quan có thể ngắm nhìn những đồ vật của Harvey Milk, cư dân đầu tiên của thành phố dám công khai rằng mình bị gay. Dù rằng Milk đã bị ám sát vào năm 1978 nhưng cuộc đời của ông đã được tái hiện rất sinh động qua một bộ phim về chủ đề đồng tính do Sean Penn thủ vai chính.
Ngoài gọng kính màu hồng, còi, quần Jean Levis... của Milk, khách tham quan sẽ còn được chiêm ngưỡng nhiều vật dụng khác trong giới đồng tính như các loại đồ chơi tình dục...
Tuy nhiên, GLBT lại chỉ là bảo tàng thứ hai của thế giới trưng bày và nghiên cứu nền văn hóa đồng tính. Bảo tàng đầu tiên về lĩnh vực này đã được mở cửa tại Berlin (Đức) từ trước đó./.
Phan Thiện
Bạn đã nghe tới Lễ hội ánh sáng mùa đông tại thác Niagara (Ontario, Canada) chưa? Một lễ hội với những màn trình diễn ánh sáng siêu việt trên nền thác đổ chắc chắn sẽ khiến bọn mình phải lác mắt đó! Nếu có cơ hội thì các cậu hãy bay ngay tới thác Niagara vào khoảng 6/11/2010 đến 31/1/2011 để tận mắt ngất ngây nhé!
Lễ hội ánh sáng mùa đông tại thác Niagara thắp sáng cả tuyến đường hơn 5 km với hơn 2 triệu chiếc đèn, hơn 100 màn hình chiếu sáng, xứng đáng trở thành ngày lễ lớn nhất và kì ảo nhất vào thời điểm này.
Khắp nơi lung linh ánh đèn màu với những hình ảnh đáng yêu xen lẫn với những màn phô diễn pháo hoa nghệ thuật. Bọn mình chắc chắn vừa nghển cổ vừa xuýt xoa vì cảnh tượng hoàn hảo này đó!
Bạn biết không, một tour tới Niagara bao gồm khá nhiều hoạt động, dọc tuyến đường thác cho tới khu công viên Niagara Winter Wonderland đều ngập tràn màu sắc.
Những con đường được trang hoàng vô số đèn nhấp nháy, những ngôi nhà giải trí mời mọc, những bữa tiệc âm nhạc đang chờ chúng mình khám phá ngay bây giờ! Và đặc biệt đừng quên một tour du thuyền thưởng thức âm nhạc, hạt dẻ nướng và sô cô la nóng nhé!
À, ngay trong khu du lịch còn có khu nghỉ The Niagara Fallsview Casino Resort với tổ hợp khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí sống, spa, casino... Với nhiều teen chắc đây mới chính là khu nhộn nhịp và háo hức nhất về đêm.
Đừng nghĩ tới đây bọn mình chỉ có hoạt động về đêm thôi nhé, ban ngày tại thác Niagara cũng có rất nhiều hoạt động tham quan với hơn 10 điểm du lịch đặc sắc nữa. Còn gì thích thú hơn khi xả láng vui chơi cả ngày lẫn đêm tại khu vực tuyệt vời này nhỉ!
Nguồn ione.net
Theo GiaDinh (Du lịch) - Ngày 12/1/2011
Theo Ngôi sao - Ngày 14/1/2011
THÔNG TIN LIÊN HỆ: Huỳnh Hồ Phượng Ân (Ms) - 0902.52.57.59 // Công ty Du lịch Hoàn Mỹ // VP: 273 An Dương Vương, P3, Q5, TPHCM // ĐT: 08-38.336.336 ; Fax: 08-38.325.255 // Email: phuongan.design@gmail.com // Website: www.dulichhoanmy.com // Yahoo IM: lamtrieuanhvltk