Một điểm du lịch xa xôi trên đất Mỹ mỗi năm có 3 triệu khách ghé thăm. Người ta bảo cùng với bức tượng thần Tự do, đây cũng là một biểu tượng của nước Mỹ: đỉnh núi Rushmore, nơi 4 tổng thống của Hoa Kỳ được tạc tượng.
Đỉnh núi Rushmore nằm ở “vùng sâu vùng xa” của bang
Có lẽ sức hấp dẫn ấy một phần là ở sự hoành tráng của công trình, một phần là sự khâm phục lòng đam mê và lao động miệt mài suốt 14 năm ròng rã của một nghệ sĩ lớn, mang tên Gutzon Borglum.
Kiệt tác hoành tráng
Đứng cách đỉnh Rushmore vài cây số, du khách đã nhìn thấy bức phù điêu gồm gương mặt sinh động của 4 vị tổng thống: George Washington; Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln. Họ tuy không hẳn là những chính trị gia xuất sắc nhất, nhưng mỗi người là biểu tượng cho một giai đoạn lịch sử của Hoa Kỳ.
Đặt trong khung cảnh hùng vĩ của ngọn núi cao nhất, vượt lên 152 mét so với xung quanh, của những hồ nước trong vắt, rừng thông bạt ngàn… những bức tượng tạo ra một sự hài hoà buộc người ta phải ngưỡng mộ. Mỗi khuôn mặt cao 16 mét, con mắt dài 3 mét, khoé miệng 5,5 mét, sống mũi 6 mét. Chỉ từ lông mày đến cằm đã lớn hơn nhiều so với tượng những con nhân sư nổi tiếng của Ai Cập thời cổ đại.
Hoành tráng đến vậy, song không vì thế mà bức phù điêu thô ráp, trái lại, từng đường nét được “vờn” hết sức tỉ mỉ, mịn màng, bên cạnh những chỗ xù xì đầy dụng ý, khắc hoạ được những điển hình của từng người và trông rất có hồn.
Hướng về phía đông nam, quần thể tượng đón nhận những tia nắng ban mai đầu tiên và suốt ngày được chiếu sáng. Có người tò mò nhẩm tính, nếu lấy đầu tượng làm “chuẩn”, nhân theo tỷ lệ thì toàn thân sẽ vượt con số 215 mét.
Quá trình xây dựng
Nói về kiệt tác kết hợp giữa thiên nhiên hùng vĩ và sự sáng tạo của con người, không thể không nhắc đến “nhân vật thứ 5” ngoài 4 vị tổng thống kia, người đã tạo ra kỳ quan này: nhà điêu khắc Gutzon Borglum.
Gutzon sinh năm 1867, là con trai một người Đan Mạch nhập cư. Năm 1890, ông tìm đến
Khi được nhà sử học Doane Robinson mời đến để nêu ý định biến vách núi Rushmore thành bức phù điêu khổng lồ, dù đã ở tuổi 60, nhà điêu khắc số một của nước Mỹ hào hứng nhận lời.
Ông nhận thấy đây chính là cơ hội có một không hai để mình thực hiện một tác phẩm để đời. Tháng 8.1927, những mũi khoan điện kêu ro ro xuyên vào vách núi đá hoa cương ngủ yên hàng triệu năm. Công trình đã được khởi công với số vốn hạn hẹp, hoàn toàn dựa vào đóng góp cá nhân.
Để tạo ra chân dung bốn vị tổng thống trên những vách núi cao, Gutzon phải ngồi trong một cái giỏ treo trên dây cáp. Việc đầu tiên là khoan các điểm chính, đánh dấu những “mốc” trên khuôn mặt Washington, kế đến là tạo đôi mắt, bộ râu và chiếc mũi…
Ông có 360 người phụ việc, những người thợ đá chưa có nghề, nhưng bù lại họ có lòng nhiệt thành và sự say mê. Họ làm việc trong những điều kiện vô cùng thiếu thốn, nguy hiểm, phải treo mình trên những vách đá cao hàng trăm mét nhờ hệ thống ròng rọc, trục tời.
Chỉ sau một thời gian ngắn, họ trở thành những chuyên gia thành thạo trong việc chế tác đá hoa cương cực kỳ cứng rắn. Khởi đầu, họ dùng chất nổ định hướng, tạo ra những chỗ lồi lõm. Sau đó khoan được dùng để đục bỏ những khối đá nhỏ hơn, tạo ra những đường uốn lượn, dùng máy mài để khắc và sửa.
Từ dưới chân núi, Gutzon dùng ống nhòm quan sát, chỉ huy từng người… Ông quan sát tác dụng của ánh sáng chiếu vào từng khuôn mặt ở những góc độ khác nhau để chỉnh sửa. Dù đã cao tuổi, ông vẫn treo mình lơ lửng trên không, đục đẽo...
14 năm ròng rã trôi qua. Tháng 3 năm 1941, khi công trình sắp hoàn thành thì nhà điêu khắc Gutzon Borglum qua đời ở tuổi 74 vì kiệt sức. Con trai ông là
Không có cuộc bàn giao mà cũng chẳng có lễ khánh thành. Những giàn giáo, những trục tời lặng lẽ được hạ xuống. Những chiếc khoan phủ đầy bụi đá được chia cho thợ mang về nhà. Không kèn không trống, đội ngũ những người làm bức phù điêu lớn nhất thế giới rút khỏi một công trình mà lòng đầy ắp những tâm tư…
Vinh quang quá muộn
Đúng 50 năm sau, người ta mới nhớ đến tượng đài này. Ngày 4-7-1991, nhân ngày Độc lập của Hoa Kỳ, Tổng thống đương nhiệm George Bush (bố) mới cùng các quan chức, đích thân đến Rushmore làm lễ khánh thành và gắn biển đài tưởng niệm. Từ đó, bức phù điêu bỗng nhiên nổi tiếng và trở thành biểu tượng quốc gia.
Điều đáng buồn là tác giả của đài tưởng niệm không có mặt để nhận sự tôn vinh. Ông đã yên nghỉ vĩnh viễn đúng nửa thế kỷ trước.
(Theo SGTT)
0 nhận xét
Đăng nhận xét