Chị quay sang nói chuyện với một nữ nhân viên của Bộ Ngoại giao, trông còn rất trẻ. Lát sau chị nói lại với tôi: “Cô Jessica L.Davies nói, bà Rice làm việc trên lầu 7 tòa nhà này nhưng rất ít khi mọi người nhìn thấy bà ấy”.
Đi shopping trong Bộ Ngoại giao Mỹ
Cô Jessica và anh J.Nathan Bland – cũng là nhân viên của Bộ Ngoại giao dẫn chúng tôi vào phòng tiếp khách của Vụ Châu á - Thái Bình Dương. Trong phòng, tấm khăn thổ cẩm Việt Nam được lồng trong khung kính treo trên tường.
Một số khăn choàng các nước Đông Nam Á như
Cô Jessica luôn miệng tươi cười, cho chúng tôi biết, khách thăm Bộ Ngoại giao luôn phải có người hộ tống. Cô cùng anh J.Nathan Bland là người “hộ tống” chúng tôi. “Đó là quy định, còn vào đây quý vị là bạn của chúng tôi rồi”.
Cô dặn, khách phải luôn đeo phù hiệu và không được đi ra phía lối nhà giữ xe. Trước khi vào thăm phòng thông cáo báo chí, chúng tôi được dẫn xuống nhà ăn ở tầng một để dùng bữa trưa.
Rất nhiều nhân viên Bộ Ngoại giao đang ăn trưa gần đấy thấy chúng tôi bước vào đã nở nụ cười ra hiệu chào. Có lẽ họ đã quá quen với những cuộc viếng thăm thế này...
Cô Jessica và anh J.Nathan Bland đưa chúng tôi tới nơi chọn đồ ăn. Dù mới xa Việt
Nhà thơ Trần Quang Đạo – Báo Nhi đồng sau một hồi lượn qua lượn lại mà chẳng mua được thứ gì, nói với tôi: “Đã thật, anh nhìn thấy những chiếc áo sản xuất tại Việt
Tham quan Lầu Năm Góc
Tới giờ tôi vẫn còn bị ám ảnh bởi những hình ảnh trong chương trình thời sự về vụ khủng bố 11/9 cách đây hơn 4 năm. Khi ấy, tôi không hề nghĩ rằng hôm nay mình lại được đứng tại đây - đúng nơi chiếc máy bay đâm xuống Lầu Năm Góc – trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ khiến 183 người bị tử nạn. Nơi này trở thành nhà tưởng niệm.
Chúng tôi đã đứng rất lâu trong lặng lẽ, quan sát những chứng tích đã từng làm náo động 23.000 con người đang làm việc trong toà nhà này lúc bấy giờ. Cạnh nhà tưởng niệm người ta đã dành một căn phòng lớn làm nơi cầu nguyện, ở đó luôn có rất nhiều hoa tươi.
Người lính đón chúng tôi vào trụ sở Bộ Quốc phòng tự giới thiệu là lính trong đội nghi thức nói: “Người Mỹ đến đây (nhà tưởng niệm trong Lầu Năm Góc) không phải là để nhìn về quá khứ, mà họ đến để hướng tới tương lai, một tương lai không bao giờ lặp lại chuyện tương tự”.
Thăm phòng Thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng, người lính nói: “Nhiều đoàn đến thăm Lầu Năm Góc trước đây thường trễ giờ. Riêng đoàn các vị đến sớm hơn rất nhiều, tôi phải cám ơn quý vị về điều đó’’.
Người lính cho biết, trong Lầu Năm Góc có đặt rất nhiều văn phòng của các hãng thông tấn báo chí như:
Đi dọc theo hành lang, anh ta chỉ cho mọi người thấy những bức tường đang nham nhở, có đôi vết kính vỡ, và nói đó là bức tường ngăn cách để phục vụ việc sửa chữa tòa nhà này, chứ không phải là hậu quả của vụ 11/9.
Đi trong Lầu Năm Góc tôi rất muốn có một bức ảnh để làm kỷ niệm nhưng người lính đã dặn, khách thăm viếng Bộ Quốc phòng Mỹ không được ghi âm, chụp ảnh, hoặc ghi chép…
Thay vì không được chụp ảnh, mỗi nhà báo được Trung tá Brian Maka – người của Văn phòng báo chí Bộ Quốc phòng tặng cho một tấm ảnh Lầu Năm Góc chụp từ trên cao xuống. Tôi quay sang chị Đào Quý: “Em vẫn chưa hình dung mình đang đứng ở góc nào trong tòa nhà này?”. Chị quay sang hỏi người lính, anh ta nói: “Quý vị khó mà đi hết hành lang Lầu Năm Góc, tính ra nó dài cỡ 21 cây số”.
Sau này tới
Tôi gặp nhiều người Mỹ đến hai Toà Tháp đôi từng được coi là biểu tượng nước Mỹ, nhìn ngắm thật lâu nơi mà nay chỉ còn là hố sâu. Người đàn ông đứng cạnh tôi cho biết, tương lai sẽ có những toà nhà chọc trời mọc lên tại khu vực này, nhưng nơi hai Toà tháp đôi bị đổ sẽ là đài tưởng niệm ...
Điều người đàn ông này nói chúng tôi được thấy rõ hơn khi trực tiếp xem mô hình dự kiến quy hoạch nơi này được trưng bày tại Trung tâm Tài chính One World Financial Center, theo đó sẽ có 5 toà tháp bao quanh khu tưởng niệm 11/9...
An ninh vẫn là ưu tiên số 1
Tôi đã thực sự choáng ngợp khi máy bay sắp đáp xuống sân bay Dulles, được nhìn thủ đô Washington D.C từ trên cao. Washington D.C về đêm lung linh sắc màu...
Sớm tinh mơ, đang một mình dạo bộ trong công viên nhỏ nằm trước khách sạn One Washington Circle – nơi đoàn nghỉ, tôi gặp rất nhiều chú sóc từ trên cành cây phong nhảy xuống. Nó cố tình đùa giỡn với tôi. Tôi nhìn lại nơi mình đứng, chạy quanh công viên bé nhỏ này là tám con đường khác nhau, trong đó con đường phía trái chạy thẳng chừng ba cây số là tới Nhà Trắng.
Những làn xe ngược xuôi chạy về các ngả phía dưới, trên trời từng đàn chim bay qua lượn lại, líu ra líu ríu. Dạo quanh hồ
Chúng chúi đầu húc đổ những vạt tuyết trắng xoá rồi đuổi nhau trèo tót lên cành cao. Mặt hồ, dù thời tiết lạnh đóng băng nhưng đàn vịt vẫn thong dong bên những đám lau sậy. Cuộc sống yên bình của chim, sóc hiện hữu giữa thủ đô Washington D.C làm tôi kinh ngạc và thích thú.
Từ thủ đô nước Mỹ về
Tôi quay sang chị Đào Quý: “Bốn ngày ở Mỹ, em chưa gặp vụ đụng xe hay tai nạn giao thông nào...”- Chị nghe vậy liền ngắt ngang: “ý, mình đang ngồi trên xe mà em...”.
Anh Phạm Công –phiên dịch đi cùng góp chuyện: “Em có thấy chỗ nào có người là có thùng rác không? Người Mỹ ra đường, hai điều họ quan tâm nhất là đi đúng đường và vứt rác đúng nơi quy định. Không thấy cảnh sát nhưng lỡ anh vi phạm một trong hai việc đó là tự dưng ổng (cảnh sát) ở đâu lò ra chộp liền hà... ”.
Đến
Đêm 15/12 ở New York, được tin hệ thống tàu điện ngầm N.Y sắp ngừng hoạt động do bị đình công, chị Thu Hà- vốn là biên tập viên tờ Pháp luật của Bộ Tư pháp đang sinh sống cùng chồng tại Mỹ liền đến khách sạn Beacon đón tôi cùng nhà báo Vũ Hoài – báo Pháp luật VN đi chơi để biết thế nào là...đi tàu điện ngầm.
Chị Thu Hà cho biết, lượng người đi tàu điện ngầm đêm nay đông hơn rất nhiều so với mọi hôm. Chỉ còn vài tiếng nữa là đến giờ các chuyến tàu ngừng hoạt động nhưng cảnh chen lấn xô đẩy mà tôi hình dung trước khi xuống ga đã không hề thấy.
Cuộc sống dưới các ga tàu điện ngầm lúc này vẫn diễn ra êm ả, nhiều hành khách còn dừng lại hát cùng những người hát rong. Tàu dừng tích tắc, họ nhường nhau, chờ nhau rảo bước lên tàu...
Còn ở những nơi công cộng như sân bay Ohare – Chicago, Dulles –Washington hay San Francisco hoặc trên đường lên tàu ra thăm Tượng Thần Tự do, vốn là chốn đông người nhưng tôi hiếm gặp không khí nhốn nháo, ngược lại rất trật tự.
Những nơi này an ninh luôn được thắt chặt. Thắt lưng, ví da, giày dép đều được đưa qua máy kiểm tra, đôi khi gây không ít khó chịu cho những ai thiếu kiên nhẫn. Nhưng với người Mỹ, họ coi đó là chuyện bình thường. Một nhà báo nói:“Người Mỹ đã thận trọng hơn sau 11/9...”, liền được ký giả khác đáp lại:“Thận trọng như vậy cũng là an toàn cho họ và cả chúng ta”.
Trước khi rời
Tôi tự hỏi, dường như ai đến đây cũng có ý nghĩ sờ được “kê” của chú bò mộng là gặp may mắn hay sao mà “cái ấy” của chú bóng loáng! May đâu chẳng thấy, chỉ biết chuyến bay từ
Khi tới nhận hành lý, thấy nhà văn Trần Thị Trường nét mặt thất thần, một số anh chị khác cứ thở dài, vẻ mệt mỏi. Tôi liền hỏi chị Trường: “Chị bị mệt à? ...Mà sao hành khách vỗ tay nhiều thế nhỉ?”.
Rồi tôi biết một sự thật, gặp thời tiết xấu máy bay không hạ cánh được, phải quay tới ba vòng, và lẽ ra chuyến bay chưa đầy 5 tiếng đã phải trải qua hơn 6 tiếng rưỡi.
Tổ lái đã liên tục yêu cầu hành khách thắt dây an toàn và giữ bình tĩnh. Có lẽ chỉ có tôi với vốn tiếng Anh ít ỏi nên như người điếc không sợ súng, vẫn bình chân như vại. Nhà thơ Trần Quang Đạo nhìn tôi cười rồi vỗ vai: “Suýt nữa thì chết mà chú không hay biết gì à?”.
10 ngày trên đất Mỹ, thay vì cùng đoàn về nước tôi lại cùng những người tổ chức chương trình tại Mỹ tiễn các anh chị đồng nghiệp ra sân bay. Vì một trục trặc nhỏ, tôi đã không thể mua được vé máy bay về cùng. Một ngày ở lại thật dài, vì mình đã chia tay 9 anh chị đồng nghiệp.
Tôi được chị Đào Quý, anh Phạm Công đón về quận
Cả nhà cứ hỏi chuyện xung quanh cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm khiến tôi luôn lấy làm tiếc vì đã không mang theo cuốn sách này. Chị Ngọc Lan – vợ anh Phạm Công loay hoay ở bếp chuẩn bị cho tôi một ít thức ăn sẵn mang đi đường, dù tôi cố can là trên máy bay đâu thiếu đồ ăn. Chị gọi tôi là con, rồi thúc: “Ngủ đi con, giữ sức mai còn lên đường...”.
0 nhận xét
Đăng nhận xét