Ngày 15/5, Tòa án bang này đưa ra tuyên bố, các cặp đồng tính có thể kết hôn với nhau.
Các cặp đồng tính xuống đường nhảy múa. Ảnh: AP. Ngay sau khi tòa đưa ra quyết định, những người thuộc thế giới thứ ba đổ ra đường ăn mừng trong nước mắt và bằng những cái ôm, nụ hôn hạnh phúc. "Chúng tôi yêu nhau và theo luật pháp, cũng có quyền lợi bình đẳng như bao người khác. Chúng tôi sẽ kết hôn với nhau", Robin Tyler, một phụ nữ đồng giới, vui mừng cho biết.
Một nhóm người đã đổ ra quảng trường lớn của thành phố để ăn mừng thắng lợi. Bên ngoài tòa án, mọi người ôm chầm lấy nhau nhảy múa.
Thị trấn Castro ở San Francisco được xem là trung tâm của những người đồng giới. Sau khi biết được tin vui trên tivi, Tim Oviatt bật khóc vì quá vui mừng: "Tôi đã chờ đợi thời điểm này quá lâu rồi. Bây giờ là những giây phút quyết định cuộc đời tôi", anh nói.
Ngay chiều hôm đó, các cặp đồng tính nam và nữ đã bắt đầu đặt chỗ ở City Hall (San Francisco) để là người đầu tiên nhận được giấy phép kết hôn. Ở West Hollywood, những người ủng hộ cho quyết định này đã lên kế hoạch phục vụ bánh cưới cho các cặp đồng tính.
Vui mừng sau quyết định của tòa án. Ảnh: AP
Năm 2004, Massachusetts trở thành bang đầu tiên cho phép những người đồng tính kết hôn. Có hơn 9.500 cặp đã tổ chức hôn lễ hợp pháp nhờ quy định này. Tuy nhiên, bang California vẫn còn xem xét hiệu lực của quy định trong một bang có 38 triệu dân và những thay đổi về xã hội, văn hóa.
Thị trưởng thành phố San Francisco, ông Gavin Newsom, phát biểu trước đám đông tại City Hall: "Đây là vấn đề liên quan tới đạo đức. Khi bang California tiên phong thì các bang khác ở Mỹ cũng sẽ làm theo. Điều đó là tất yếu. Bây giờ, quan niệm về vấn đề này cũng thoáng hơn. Mối quan hệ đồng tính vẫn diễn ra dù bạn có thích hay không". Theo số liệu điều tra dân số năm 2006, tại California, có khoảng 108.734 cặp đồng tính.
Luật sư Jennifer Pizer cho biết, không giống như bang Massachusetts, California không yêu cầu giấy đăng ký kết hôn, tức là những người đồng giới trên khắp nước Mỹ có thể tới bang này để làm lễ cưới.
Tuy nhiên, James Dobson, chủ tịch nhóm đạo cơ đốc bảo thủ lại gọi quyết định này của tòa là một điều xúc phạm: "Điều này hãy để cho người dân California quyết định hơn là việc ban hành hiến pháp sửa đổi. Sau đó, họ có thể tự bảo vệ bản thân mình từ những ví dụ mới nhất của sự chuyên quyền pháp luật này".
Chiếc bánh cưới của các cặp đồng tính có cắm cờ bang California và lá cờ của những người thuộc thế giới thứ ba Ảnh: AP.
Những người phản đối đám cưới đồng giới có thể yêu cầu tòa cấp cao xem xét lại. Nếu tòa án từ chối, các cặp đồng tính có thể tiến hành lễ cưới trong vòng 30 ngày. Khoảng thời gian này là thích hợp để luật pháp đưa ra quyết định cuối cùng.
Quyết định hôm thứ năm có thể làm thay đổi động lực trong cuộc chạy đua chức tổng thống bằng việc tạo ra phản ứng dữ dội giữa những người theo tư tưởng bảo thủ và lôi kéo họ vào cuộc bỏ phiếu với số phiếu lớn.
Phát ngôn của ứng cử viên Đảng Cộng hòa John McCain, người ủng hộ đám cưới đồng tính tiết lộ: "Nghị sĩ Arizona không tin các vị thẩm phán sẽ đưa ra quyết định này". Còn các chiến lược gia của hai ứng cử viên Đảng Dân chủ Barack Obama and Hillary Rodham Clinton lại cho rằng vấn đề kết hôn này nên để cho các bang tự giải quyết.
Trước đây, tòa án ở New York, New Jersey và Washington không cho phép các đám cưới này diễn ra. Nhưng hiện nay, 10 bang đã công nhận đám cưới của các cặp đồng tính hợp pháp.
Theo AP, thư ký bang California hy vọng, quy định sẽ có hiệu lực vào cuối tháng 6. Tuy nhiên, chưa chắc chắn việc những người ủng hộ có thu thập đủ chữ ký để điều luật sửa đổi này được bỏ phiếu kín hay không.
(Theo Minh Phương – Ngoisao.net)
0 nhận xét
Đăng nhận xét