Chẳng ai bay cả quãng đường dài chỉ để vào thư viện. Nhưng đến những nơi lưu giữ một phần lịch sử nước Mỹ thì chẳng điên chút nào.

Nước Mỹ có 12 thư viện của tổng thống (khi thư viện George W Bush khánh thành năm 2013, con số sẽ là 13). Tất cả các ông chủ Nhà Trắng từ thời Franklin D Roosevelt đều xây thư viện sau khi hết nhiệm kỳ. Timothy Naftali, giám đốc bảo tàng Richard Nixon nói: "Với du khách nước ngoài, đến bảo tàng tổng thống là một cách đặc biệt để tham quan nước Mỹ. Mỗi thư viện có một nét riêng khác biệt, mang dấu ấn lựa chọn riêng của từng tổng thống từ địa điểm đến những nội dung trưng bày. Đây là nơi vị tổng thống đó muốn được nhớ tới, và những đồ trưng bày cũng thể hiện cách mà ông ấy muốn được nhớ tới như thế nào".

thu vien tong thong my

Phòng Bầu dục trong thư viện Reagan.

Ở Los Angeles có thư viện của hai vị thổng tống: Reagan và Nixon. Thư viện Ronald Reagan nằm tại Thung lũng Simi, cách Los Angeles một giờ lái xe về phía bắc. Reagan luôn coi mình là người của miền tây nước Mỹ và là người làm sống lại những điều kỳ vĩ của nước Mỹ. Slogan của ông là: "Buổi sáng lại tới với nước Mỹ". Thư viện của ông cũng lộng lẫy và đường bệ, với một thiết kế kiểu Tây Ban Nha với mái lợp gạch đỏ, rộng 40 ha, nằm trên đỉnh đồi, nhìn ra những cánh đồng lê và rặng núi hướng ra Thái Bình Dương.

Một con voi biểu tượng của đảng Cộng hòa giơ vòi trong khu vườn là bản sao của vườn cỏ phía nam Nhà Trắng. Mộ của Reagan được phủ đá nhẵn bóng. Cách đó một đoạn là một tấm bê tông lấy từ Bức tường Berlin. Dưới cầu thang, nơi có tên Quảng trường Hòa bình (Peace Plaza) trưng bày máy bay chiến đấu F14 Tomcat.

Thư viện Reagan đã được trùng tu thời gian gần đây, và du khách có cơ hội thử đóng vai vị tổng thống nà khi đọc lời tuyên thệ trong ngày nhậm chức, đọc và bài phát biển nổi tiếng của Reagan và đóng vai ông trong một bộ phim của hãng Warner Bros.

thu vien tong thong my 1

Chiếc Không lực 1 trong thư viện Reagan. Ảnh: Corbis.

Trong thư viện còn có một chiếc máy bay Boeing 707 - chiếc Không lực 1 mà Reagan từng sử dụng. Nữ du khách có thể trả 11,95 USD để chụp bức hình giống như đệ nhất phu nhân Mỹ vẫy tay trên cầu thang máy bay, trước khi vào chiêm ngưỡng nội thất chiếc Không lực 1. Chiếc áo khoác của Reagan vẫn treo trong cabin riêng của ông. Ghế của các phóng viên ở phía sau, gần chỗ ngồi của nhân viên mang "quả bóng" - chiếc cặp mang nút bấm phóng bom hạt nhân đi theo tổng thống Mỹ khắp nơi. Phía dưới một cánh máy bay là một quán rượu kiểu Ireland mà Reagan từng tới. Quầy rượu này đã được chuyển tới California, và ngày nay chỉ phục vụ bia vào những dịp đặp biệt.

Thư viện của Richard Nixon lại nằm ở Yorba Linda, một khu vực giàu có và được đánh giá là một trong những nơi đáng sống nhất nước Mỹ. Nixon sinh ra ở đây. Ông luôn coi mình là một người bình thường, dù ông không bao giờ có thể quyết định được rằng đời ông là câu chuyện về một người đàn ông nghèo khó vươn lên vị trí quyền lực nhất nước Mỹ, hay là chuyện của môt người nghèo luôn bị những tay nhà giàu dè bỉu, chống đối. Thư viện của ông xây năm 1990, chỉ hết 25 triệu USD (thư viện Reagan xây năm 1991, hết 60 triệu USD). Điều đáng nói là thư viện Nixon bao gồm cả ngôi nhà nơi ông ra đời - một ngôi nhà nhỏ kiểu nông thôn, tường ghép ván mà chính cha ông xây.

thu vien tong thong my 2

Khu vườn trong thư viện Nixon.

Nixon là một trong những tổng thống gây nhiều tranh cãi nhất nước Mỹ, và là người duy nhất phải từ chức đầy bẽ bàng sau scandal Watergate năm 1974. Nếu thư viện Reagan trưng bày chiếc Không lực 1 thì thư viện Nixon có Army One - chiếc trực thăng Tricky Dick đưa ông rời Nhà Trắng lần cuối cùng. Bảo tàng của ông được sắp đặt rất hợp lý. Từ ô tô, quần áo, không khí của thập niên 1960 và 1970 như đang quanh quất nơi đó. Trong thư viện có Phòng Các nhà lãnh đạo thế giới, với tượng Churchill, De Gaulle, Golda Meir và nhiều người khác. Các nhân vật này do chính Nixon lựa chọn đứng ở đây, được mặc quần áo thật rồi được xịt sơn giống như tượng đồng.

thu vien tong thong my 3

Kinh phí của các thư viện tổng thống Mỹ được lấy từ các quỹ tư nhân (do những người bạn và người ủng hộ giàu có của tổng thống lập ra) và chính phủ Mỹ. Tư nhân trả tiền xây thư viện, còn chính phủ điều hành qua cơ quan Lưu trữ Quốc gia. Khi mới khai trương, thư viện Nixon chẳng có tài liệu nào, vì mọi giấy tờ hồ sơ của Nixon đều bị quốc hội Mỹ thu giữ. Đến năm 2006, thư viện được nhận 46 triệu trang tài liệu, nửa triệu mét phim, 300.000 bức ảnh. Số lượng băng lên tới 3.700 giờ vẫn được lưu giữ ở Washington.

Mỹ An
Theo Zing

0 nhận xét