Thành phố không chỉ vang bóng một thời bởi đào được nhiều vàng (vì thế, San francisco mới có tên là “Cựu Kim Sơn”) mà còn nổi tiếng vì cảnh đẹp, vì nhiều trào lưu sống lạ lùng nữa.
Đến San Francisco một ngày nắng đẹp để tham dự ngày hội chạy đua khổng lồ của 6 vạn người, tôi suýt ngã ngửa người vì thấy trong đoàn người thỉnh thoảng lại có một ông hay một bà “tồng ngồng” đang cắm cúi chạy. John, anh bạn người Mỹ cùng đi, vẫy một ông đang khoe thân thể lại để chụp ảnh. Tự nhiên như không có chuyện gì, ông này leo lên hè phố và biểu diễn các thế đứng cho bàn dân thiên hạ tha hồ chụp các góc độ. Hỏi ra mới biết, một năm chỉ có một ngày được tự do khoe thân thể giữa phố đông, mà cũng chỉ trên một quãng phố của đường chạy trong ngày hội mà thôi. Ngày hội này có tên là “Fun race”, có nghĩa là cuộc chạy đua vui vẻ, được dân San Francisco tổ chức từ cách đây gần tròn một thế kỷ. Đã thành lệ, năm nào người dân cũng chọn một ngày chủ nhật trong tháng 5, lúc mà thời tiết đã chớm vào hè để làm một cuộc chạy. Lúc đầu, chắc chỉ có mục đích biểu dương sức khỏe của cộng đồng cư dân ven biển, chạy từ bờ vịnh cũng mang tên San Francisco đến bờ biển Thái Bình Dương qua một con đường vắt ngang thành phố từ đông sang tây với độ dài khoảng chừng 12 km. Năm nay, người dân chọn ngày 18/5 làm ngày hội. Từ 9h 45’ sáng, từng đám đông vui nhộn, say sưa hát hò trong trang phục đồ lót hoặc không mặc gì đã bắt đầu diễu hành trên phố Hayes. Số khác lại nhảy hip-hop. Hòa vào dòng người đang chạy hoặc đi diễu hành trên đường phố là những cuộc biểu diễn di động.
Trên bến Cảng.
Chỗ thì biểu diễn thời trang lạ mắt, chỗ thì đàn ông múa cột, chỗ là dàn nhạc ầm ĩ... Ven đường là dân chúng tụ tập reo hò và cũng sẵn sàng nhập vào dòng người đang chạy. Nhiều chỗ vỉa hè được phục vụ nước giải khát miễn phí của các công ty cũng tranh thủ tiếp thị.
Đây đó, vài cảnh sát khoanh tay đứng nhìn dòng người. Buổi chiều, năng lượng của đám đông đã chùng xuống, ai về nhà nấy và cho đến hôm sau thì có thách cũng chẳng ai dám... tồng ngồng giữa phố nữa vì cảnh sát bắt được sẽ phạt thật nặng.
Cũng xuất phát từ giới trẻ mà nay
Họ cũng đòi làm đám cưới hợp pháp, con số này lên đến gần 4.000 cặp và đòi được nuôi con nuôi. Một số đám cưới đồng tính được công nhận nhưng cũng là chuyện dài vì nhiều tiểu bang của Mỹ phản đối và nhiều nước trên thế giới cũng chẳng ưa chuyện này.
Hàng ngày, chính quyền thành phố tổ chức nhiều chuyến xe bus chở họ đi đến những khu nhà tạm cư cho ăn uống, tắm giặt. Nhưng chỉ như “cóc bỏ đĩa”, được vài hôm là lại thấy lò dò về, vì họ nhớ không khí ồn ào, nhớ sự tụ tập bia rượu và nhớ cả cái sự... tự do làm kẻ hành khất xin tiền người qua đường.
Kể ra, làm kẻ “homeless” không nhà ở đây cũng... dễ sống bởi thu nhập khá cao vì là thành phố đông khách du lịch nổi tiếng. Chính quyền không trị nổi những vị chủ nhân làm xấu mặt thành phố này, bèn mở cuộc vận động du khách không cho tiền người ăn xin, cũng không hiệu quả.
Gần đây nhất thì họ làm ra một hệ thống các loại máy màu sắc sặc sỡ, có khóa, nói nôm na là như một dạng hòm từ thiện ở ta, để du khách bỏ tiền vào đó thay vì cho người đi xin. Nhưng xem ra sáng kiến này cũng chẳng làm số lượng người vô gia cư giảm đi là bao.
Cái sự lạ của
Cái độc đáo của loại phương tiện giống xe điện ở bánh ray hai bên gầm toa, thì còn một móc kéo thòng xuống hệ thống cáp ngầm dưới mặt đất. Xe chạy được là nhờ cáp ngầm kéo đi. Ban đầu, nghe nói, người ta dùng sức người kéo cáp, nay thì có hệ thống máy móc kéo.
Cái loại phương tiện này thế mà thu hút du khách phải biết, ai cũng muốn leo lên một thành tựu máy móc của những năm tháng xa xôi, cũng tiếng chuông reo, cũng dùng sức người để quay đẩy toa xe mỗi khi đi đến đoạn cuối phải quay hướng lại. Xe chạy chậm so với xe bus hay xe điện mà giá vé đắt gấp 4 lần và còn phải xếp hàng mới có cơ hội leo lên.
Nằm giữa vịnh biển lại là một hòn đảo mang tên
Khách du lịch còn tìm thấy trong chuyến đi
San Francisco là thành phố có hơn 700 ngàn dân, không phải là thành phố hiện đại nhất, nhưng lại là thành phố quyến rũ nhất bờ biển miền Tây nước Mỹ. Địa thế trời cho là nằm kẹp giữa hai vùng biển lớn. Phía tây là Thái Bình Dương mênh mông, phía đông là vịnh biển cùng tên.
Thành phố lại sớm xây hai cây cầu nhang nhác giống nhau đó là cầu Golden Gate (Cổng Vàng) nổi tiếng và cầu Bay Bridge (Cầu Vịnh) lại đều xây gần như một lúc, năm 1936-1937. Đẹp hơn và cũng nổi tiếng hơn là cầu Cổng Vàng. Từ một vài sườn núi bao quanh nhìn xuống cầu như thấy những dải lụa mịt mù sương khói vắt ngang thành cầu.
Nhiều bộ phim
Đến
0 nhận xét
Đăng nhận xét