Tại thủ đô Washington, đón chúng tôi ở trụ sở Nghiên cứu báo chí, ông giám đốc Gene Matter kể một mẩu chuyện nhỏ, nghe buồn cười nhưng cũng đáng để suy ngẫm. Ông kể: “Sau khi tổ chức cho một đoàn nhà báo Trung Quốc tham quan Thư viện Quốc hội Mỹ, họ gật gù bảo: “Ủa! Nước Mỹ cũng có... văn hóa đấy chứ!”.
Du khách vui chơi tại Walt Disney World
Không chỉ có sách để tạo một diện mạo văn hóa, người Mỹ còn rất ý thức trong việc tạo dựng biểu tượng văn hóa cho đất nước họ. Từ góc độ của một người Việt, tôi nghĩ, trong Bình Ngô đại cáo, nhà chính trị thiên tài Nguyễn Trãi khẳng định “Nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. Ít ra cũng lâu hơn nước Mỹ. Năm 1492, khi Kha Luân Bố mới tìm ra châu Mỹ thì nước Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tôn đã tiến hành những cuộc cải cách quan trọng, tạo những dấu ấn rực rỡ trên nhiều lĩnh vực.
Nói như thế để thấy, xét về truyền thống văn hóa, chúng ta có nhiều thuận lợi hơn người Mỹ trong việc tạo dựng một biểu tượng văn hóa. Biểu tượng văn hóa vật thể và phi vật thể của ta phổ biến trên toàn cầu là gì? Là Văn Miếu, Thánh Gióng, áo dài, nón lá, nước mắm, phở... Người Mỹ dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng cũng đã rất thành công trong việc tạo dựng cho đất nước mình một biểu tượng văn hóa. Có điều, biểu tượng ấy do chính thế hệ của họ tạo dựng, chứ không được thừa hưởng từ di sản văn hóa của cha ông.
Theo tôi, những biểu tượng ấy có thể kể đến hình ảnh chú chuột Mickey của chàng họa sĩ Walt Disney chỉ mới ra đời vào ngày 18/12/1928 trong bộ phim Stemboat Willie (Tàu hơi nước Willie). Tôi đã nhìn thấy “lá cờ” in hình chú chuột láu lỉnh này trong công viên lừng danh Walt Disney World tung bay ngạo nghễ ở
Phải gọi công viên này là một “thành phố” mới đúng. Đó là một địa điểm mà bất cứ một đứa trẻ nào trên thế giới cũng ước mơ được một lần đặt chân đến để chiêm ngưỡng. “Thành phố” này có diện tích chừng 110 km2, toàn bộ các con đường đều được đặt tên riêng. Ngoài hệ thống đường sá trải nhựa dành cho ô tô, trên không còn chằng chịt hệ thống mono rail.
Một ấn tượng mạnh khác với tôi là nơi này không hề có rác và không được hút thuốc lá! Lẫn trong du khách là những người phục vụ mặc quần áo trắng, đội mũ trắng nhẫn nại gắp từng cọng rác. Nhìn hình ảnh tận tụy này,không một ai có thể vứt rác một cách bừa bãi.
Đừng nghĩ người Mỹ “lơ là” trong ý thức chính trị. Họ rất có ý thức kết hợp tuyên truyền chính trị vào việc phổ biến văn hóa. Tại Tháp
Đó là thủ bút bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ ngày 7/4/1776 với đầy đủ chữ ký của những người có trách nhiệm; là bản viết tay của Tổng thống Abraham Lincoln; là hình ảnh 43 Tổng thống Mỹ. Tất cả được in trên một loại giấy cũ, úa vàng, khổ 30 x 40 cm để người mua có thể lồng kính treo trong nhà.
Nhìn các tài liệu này, tôi chợt nghĩ đến bản đánh máy Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bản viết tay kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Di chúc của Người. Sao ta không phổ biến bằng cách này? Phải chăng, trong cách làm văn hóa, người Mỹ luôn chú trọng đến yếu tố phát huy dấu ấn của người nổi tiếng?
Tại khu vui chơi Disney land ở Orlando, tôi đã thấy tấm hình trắng đen của Tổng thống Lincoln cùng con trai mình, chỉ nhỏ bằng bao thuốc lá, nhưng giá bán lên đến... 120.000 USD. Đơn giản chỉ vì trên bức ảnh đó có chữ ký của ông. Tương tự, cây gậy của Thủ tướng Anh Winston Churchill được bán với giá 12.500 USD...
Có thể nói một cách nghiêm túc rằng, người Mỹ luôn có ý thức trong việc thông qua sản phẩm văn hóa để tạo dấu ấn riêng biệt về đất nước họ. Họ còn cho in cả giấy bạc trị giá... 1 triệu USD để du khách mua làm quà lưu niệm, mặt này in hình Nữ thần Tự do, mặt kia in hình bốn vị Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ! Trên những tiểu bang đã đi qua, trên các đường phố lớn, tôi đều thấy tượng các danh nhân của nước Mỹ, dưới chân tượng còn có thêm vài dòng tiểu sử nữa. Ngay trong phòng đợi của sân bay
Từ Mỹ, nhìn về nước nhà, chợt nhớ lâu nay Hội Sử học Việt Nam đã phát động có hiệu quả phong trào “Một giọt đồng đúc tượng danh nhân” - góp phần không nhỏ đưa các thế hệ “về nguồn”. Nghĩ cho cùng, một trong những mục tiêu của công tác văn hóa vẫn là tìm mọi cách đưa văn hóa đến với quần chúng bằng nhiều hình thức khác nhau và sâu rộng đến mọi tầng lớp kể cả du khách năm châu.
Kỳ sau: Nuôi dưỡng "văn hóa"
0 nhận xét
Đăng nhận xét